Cách để Giúp Người đang Tức giận Bình tĩnh lại

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Giúp một người đang tức giận bình tĩnh lại đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn. Khi một người nào đó đang cảm thấy “sôi máu”, nghe được câu nói “hãy bình tĩnh lại” có thể sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trở thành một người biết lắng nghe và tạo nên sự xao nhãng sẽ khá hữu ích. Tuy nhiên, khi cơn giận của đối phương có thể dễ dàng bùng nổ hoặc trở nên khó lường, bạn nên tránh xa người đó thay vì cố gắng sử dụng lý lẽ với họ. Nếu người đang tức giận không chấp nhận lời xin lỗi của bạn, có lẽ tốt nhất là bạn nên cho họ không gian riêng và rời đi.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Duy trì sự bình tĩnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh tranh cãi.
    Khi tâm trạng của một ai đó đang trở nên sôi sục, nếu bạn cũng nổi giận tương tự thì vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tập trung vào việc duy trì sự bình tĩnh của bản thân, nếu không thì bạn có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc tranh cãi. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải hành động một cách hoàn toàn vô cảm, nhưng bạn nên cố gắng tránh để cho cảm xúc của bản thân dâng cao.
    • Một cách để duy trì sự bình thản là loại bỏ cái tôi của bạn và không nên cá nhân hóa mọi việc.[1] Đáp lại người đang giận dữ bằng cách bảo vệ bản thân hoặc bảo vệ danh tiếng của bạn là hành động tự nhiên, nhưng điều quan trọng mà bạn nên nhớ chính là bạn sẽ không thể nói lý lẽ với người đang tức giận khi họ chưa bình tĩnh lại.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cố gắng không đặt bản thân vào thế phòng thủ.
    Khi một người nào đó đang vô cùng giận dữ đến nỗi họ khó có thể nói chuyện với giọng điệu bình thường, sẽ dễ để bạn bị cuốn vào sự tiêu cực và cảm giác phòng thủ. Khi tiếp xúc với người đang tức giận, bạn nên hiểu rằng sự bực tức của họ không phải là do bạn.[3][4] Hãy tách cảm xúc của người đó khỏi cảm xúc của bạn để bạn có thể giúp đỡ người đó mà không cảm thấy rằng cơn giận có họ đang ảnh hưởng đến bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sống trong hiện tại.
    Người giận dữ thường sẽ nhắc đến tình huống hoặc cuộc trò chuyện trong quá khứ, đặc biệt nếu họ đang cố gắng lôi kéo bạn vào cơn giận của họ.[5] Bạn nên cố gắng chống lại điều này bằng cách duy trị sự tập trung của họ vào tình huống trước mắt và giải quyết vấn đề trong hiện tại. Không nên để bản thân cảm thấy giận dữ trước sự kiện trong quá khứ.
    • Nếu cuộc trò chuyện có vẻ đang chuyển hướng nói về sự kiện trong quá khứ, bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như “Chúng ta có thể bàn về nó sau. Tôi nghĩ là bây giờ, chúng ta nên tập trung vào điều đang khiến bạn bực tức và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Hãy giải quyết từng vấn đề một”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giữ bình tĩnh và im lặng.
    Nếu một ai đó đang la hét hoặc muốn trút giận, bạn có thể cho phép họ nói ra để hả giận, nhưng tốt nhất là bạn nên giữ bình tĩnh và im lặng hoặc không nên nói bất kỳ điều gì. Nếu muốn nói, bạn nên sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng. Nếu duy trì sự im lặng, hãy cố gắng giữ vẻ mặt bình thản và ngôn ngữ cơ thể cởi mở. Bạn sẽ cảm thấy dễ dàng kiểm soát hơn nếu không phản ứng trước hành động “nhử mồi” của người đang la hét.[6]
    • Cho phép người khác trút bầu tâm sự và trở thành nạn nhân của hành động mắng chửi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nếu người đó đang mắng nhiếc bạn, gọi bạn bằng những cái tiên không hay, hoặc trút giận lên bạn, bạn nên tuyên bố như sau “Tôi biết rằng bạn đang bức xúc và tôi muốn giúp bạn. Nhưng làm ơn đừng trút giận lên tôi”.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Hạ cơn giận của người đó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xin lỗi nếu bạn sai.
    Nếu bạn đã làm gì đó khiến người kia tức giận, có thể những gì họ cần chính là một lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Xin lỗi không phải dấu hiệu của sự yếu đuối. Nó cho thấy rằng bạn quan tâm đến cảm xúc của đối phương.[7] Nhìn lại tình huống để tìm hiểu xem liệu bạn có làm sai điều gì không, và nếu có, hãy xin lỗi. Đôi khi, đây chính là toàn bộ những gì mà người đó cần để bớt tưc giận về chuyện đã xảy ra.
    • Tuy nhiên, nếu không cảm thấy rằng mình đã sai, bạn không cần phải xin lỗi chỉ để xoa dịu người đó.
    • Một lời xin lỗi hiệu quả có thể là “Em rất xin lỗi vì đã sử dụng khoản tiền dành dụm cho nghỉ hưu vào căn hộ nghỉ dưỡng ở Hawaii. Em không biết mình đã nghĩ gì nữa. Em hiểu vì sao anh lại tức giận. Chúng ta hãy cùng nhau tìm kiếm giải pháp cho vấn đề”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không nên yêu cầu đối phương “bình tĩnh lại”.
    Người đang tức giận sẽ bị chi phối bởi cảm xúc và thường không sử dụng phần não của suy nghĩ hợp lý. Cố gắng giải thích lý lẽ với họ hoặc đề nghị họ “giữ bình tĩnh” hoặc “có lý lẽ hơn” sẽ chỉ là hành động châm thêm dầu vào lửa và khiến người đó cảm thấy như họ không có giá trị.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng kỹ thuật lắng nghe phù hợp.
    Khi một người nào đó đang trong tình trạng “dâng trào cảm xúc”, họ muốn người khác hiểu được điều này. Bạn nên chân thành lắng nghe tâm sự của người đó. Nhìn vào mắt họ, gật đầu vào thời điểm phù hợp và đưa ra câu hỏi để tìm hiểu nhiều hơn. Trò chuyện và cảm thấy như được lắng nghe sẽ giúp người đó bình tĩnh lại.
    • Tất nhiên, đôi khi người đang giận dữ sẽ không muốn bị hỏi han, và họ có thể sẽ cảm thấy tức giận đến nỗi họ không tin rằng người khác thật sự hiểu được nỗi lòng của họ. Tất cả những gì mà bạn có thể làm là cố gắng hết sức mình; nếu người đó không sẵn sàng thổ lộ, bạn đừng nên ép họ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thừa nhận cảm xúc của người đó.
    Bất kỳ người nào cũng đều sẽ cảm thấy tức giận tại một thời điểm nào đó. Thỉnh thoảng, cơn giận thật ra chỉ là một chiếc mặt nạ để họ có thể che giấu cảm xúc khác, chẳng hạn như đau đớn, xấu hổ, hoặc buồn bã. Bất kể nguyên nhân của sự giận dữ là gì, bạn nên lắng nghe họ và đáp lại bằng cách công nhận cảm xúc của họ (mà không nhất thiết cần phải đồng ý với chúng). Bạn cũng không nên phán xét người đó, vì điều này có thể sẽ được nhìn nhận như hành động thiếu sự ủng hộ thông qua từ ngữ hoặc ngôn ngữ cơ thể.
    • Một ví dụ trong việc thừa nhận cảm xúc của người khác là nói những câu như “chắc là khó khăn lắm” hoặc “tôi hiểu vì sao bạn cảm thấy bực tức”.
    • Câu nói không thật sự hữu ích bao gồm “Thôi bỏ qua đi” hoặc “Tôi cũng đã từng gặp phải điều tương tự và tôi đã vượt qua nó”.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bày tỏ sự cảm thông.
    [9] Thông cảm có thể được thể hiện dưới hình thức hiểu rõ quan điểm của đối phương, cảm thấy đau buồn trước hoàn cảnh của người đó, và có thể liên hệ bản thân với cảm xúc của người đó.[10] Bày tỏ sự cảm thông đối với người đang tức giận sẽ cho thấy rằng bạn đang lắng nghe họ và hiểu rõ điều mà họ nói.[11]
    • Để có thể đồng cảm với người đang giận dữ, bạn nên cố gắng đưa ra lời diễn giải về nguồn gốc của cơn giận của họ. Bạn có thể nói rằng “Vậy là, em tức giận vì em nghĩ phải một mình làm hết việc nhà phải không?”
    • Bạn thường có xu hướng nói rằng “Tôi biết rõ bạn đang cảm thấy như thế nào”, nhưng bạn nên hiểu rằng câu nói này đôi khi có thể sẽ tăng thêm sự tức giận cho đối phương. Họ thường tin rằng không người nào có thể thật sự hiểu rõ cảm giác của họ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xoa dịu tình huống bằng sự hài hước.
    Bạn có thể sẽ phải xem xét tình huống hoặc biết khá rõ người đó để xác định xem liệu phương pháp xử lý này có đem lại hiệu quả không. Sự hài hước có thể chống lại cơn giận một cách hiệu quả bởi vì nó làm thay đổi quá trình hóa học trong cơ thể.[12] Kể chuyện cười hoặc nhắc đến một điều vui nhộn nào đó trong tình huống và khiến cả hai cười vang có thể xoa dịu tình hình và có khả năng khiến người đó nguôi giận.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cho người đó có không gian riêng.
    Một vài người thường thích nói, nhiều người khác lại thích được một mình xử lý cảm xúc của bản thân. Nếu trò chuyện về vấn đề chỉ khiến cho người đó tức giận thêm, bạn nên cho phép họ có không gian và thời gian riêng.[13] Hầu hết mọi người thường sẽ cần ít nhất là 20 phút để nguôi giận, nhưng một số người khác lại cần nhiều thời gian hơn.[14]
    • Nếu bạn nghĩ rằng ai đó cần có thời gian riêng tư một mình, bạn có thể nói rằng “Anh biết em đang bực tức, nhưng anh thấy hình như anh không giúp cho em vui hơn. Anh nghĩ em cần chút thời gian ở một mình. Anh luôn ở bên cạnh em nếu em muốn nói chuyện".
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Tìm kiếm giải pháp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu xem liệu bạn có thể khiến mọi việc trở nên tốt đẹp hơn không.
    Nếu nguồn gốc của sự tức giận có liên quan đến vấn đề có thể giải quyết, có lẽ bạn sẽ giúp ích được cho người đó. Nếu họ đủ bình tĩnh để lắng nghe lý lẽ, bạn hãy cung cấp giải pháp và giúp họ lên kế hoạch có thể cải thiện tình hình.[15]
    • Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể nói lý lẽ với người đang tức giận bằng cách này. Bạn nên đánh giá tình huống và xác định xem liệu bạn có nên chờ đợi cho đến khi người đó đủ bình tĩnh để lắng nghe lý luận tích cực.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập trung vào tương lai.
    Chú tâm vào hiện tại khi đang xử lý cơn giận là điều quan trọng, tuy nhiên, bạn cũng nên cố gắng chuyển hướng sự tập trung của người đó và tương lai trong quá trình tìm kiếm giải pháp.[16] Điều này có thể giúp người đó suy nghĩ hợp lý hơn và tập trung vào kết quả đã được cải thiện của tình huống thay vì tiếp tục đắm chìm trong sự giận dữ của quá khứ hoặc hiện tại.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giúp người đó chấp nhận rằng họ có thể sẽ không tìm được giải pháp.
    Không phải lúc nào bạn cũng tìm được giải pháp cho vấn đề gây nên sự tức giận ở một người nào đó. Trong trường hợp này, điều quan trọng là bạn cần phải nhấn mạnh với người đó rằng họ cần phải vượt qua cảm xúc của bản thân và tiến bước.[17]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Biết rõ thời điểm cần phải rút lui

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tách bản thân ra khỏi tình huống nếu bạn không thể duy trì sự bình tĩnh.
    Nếu người đó đang cố gắng khiêu khích hoặc lôi kéo bạn vào sự giận dữ, bạn nên thoát khỏi tình huống nếu có thể. Khi nổi giận, bạn sẽ chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, vì vậy, việc rút lui khi cảm thấy bực tức có thể giúp bạn ngăn ngừa làm tăng thêm cơn giận hoặc gây tranh cãi.[18]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết dấu hiệu bạo hành.
    Tức giận và bạo hành hoàn toàn khác nhau. Giận dữ là cảm xúc thông thường của con người và cần phải được giải quyết. Bạo hành là sự tương tác không lành mạnh và có thể gây nguy hiểm cho người khác. Các dấu hiệu sau đây là biểu hiện của sự bạo hành chứ không phải là sự giận dữ:[19]
    • Đe dọa thể chất (cho dù có thật sự gây nên hành động bạo lực hay không)
    • Khiến bạn cảm thấy có lỗi
    • Chửi rủa hoặc xem thường bạn
    • Kiểm soát hoặc cưỡng bức tình dục[20]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm đến nơi an toàn nếu mọi việc đang dần trở nên bạo lực.
    Nếu bạn đang phải đối phó với người gặp vấn đề trong việc quản lý sự giận dữ và bạn lo lắng cho sự an toàn của bản thân, bạn nên thoát khỏi tình huống ngay lập tức và tìm đến nơi an toàn. Bạo hành gia đình là một chu kỳ diễn ra liên tục, và nếu tình trạng này đã xảy ra một lần, nó sẽ tiếp tục diễn ra lần nữa. Điều quan trọng là bạn cần phải giữ an toàn về thể chất và tinh thần cho bản thân và cho gia đình.[21][22] Tại Việt Nam, đường dây nóng của tình trạng bạo lực gia đình là 18001567. Sau đây là dấu hiệu cho bạn biết rằng tình huống có thể sẽ trở nên bạo lực:
    • Bạn cảm thấy sợ hãi khi khiến người đó tức giận
    • Người đó chế nhạo bạn, chỉ trích bạn hoặc hạ nhục bạn
    • Người đó có thái độ bạo lực và khó lường
    • Người đó đổ lỗi rằng bạn chính là nguyên nhân khiến họ có hành vi bạo lực
    • Người đó đe dọa sẽ làm hại bạn
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chloe Carmichael, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chloe Carmichael, PhD. Tiến sĩ Chloe Carmichael là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép, điều hành một phòng khám tư nhân ở thành phố New York, tập trung vào các vấn đề về mối quan hệ, kiểm soát căng thẳng và huấn luyện nghề nghiệp. Cô nhận bằng Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Long Island và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Amazon, Dr. Chloe’s 10 Commandments of Dating. Bài viết này đã được xem 37.745 lần.
Trang này đã được đọc 37.745 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo