Tải về bản PDFTải về bản PDF

Giảm nguồn cung cấp máu (tuần hoàn máu kém) có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây "tê chân". Bên cạnh đó, tình trạng chèn ép tạm thời ở dây thần kinh mắt cá chân hoặc gần đầu gối cũng có thể gây ra cảm giác "tê tê như kiến bò" ở chân. [1] Dị cảm tạm thời ở chân (tên khoa học của tình trạng tê chân) không phải vấn đề đáng lo và có thể được điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, chân liên tục bị tê có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tiểu đường, do đó bạn cần đi khám để được đánh giá.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tự chữa tê chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thay đổi tư thế chân.
    Trong hầu hết các trường hợp, cắt giảm tuần hoàn máu đến chân do bắt chéo chân là lý do chân bị tê. Mạch máu quanh đầu gối có thể bị chèn ép khi chân bắt chéo hoặc ở tư thế không ngay ngắn. Hơn nữa, các dây thần kinh phân bố ở cơ chân lại ở mạch máu nên chắc chắn dây thần kinh sẽ bị chèn ép khi bắt chéo chân. Vì vậy, thay đổi tư thế, không bắt chéo chân sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu đến chân và dây thần kinh.[2]
    • Khi bắt chéo, chân nằm ở phía trên thường là chân "bị tê".
    • Khi máu bắt đầu tuần hoàn đúng cách đến chân, chân sẽ có cảm giác hơi ấm hơn và nhói trong vài phút.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đứng dậy.
    Ngoài việc thay đổi tư thế chân (nếu tê chân là do bắt chéo chân), bạn nên đứng dậy để cải thiện tuần hoàn máu. Khi đứng, lực hấp dẫn sẽ giúp kéo máu từ phần đùi xuống bàn chân. Động mạch có các sợi cơ trơn co và đẩy máu xuống, tương quan với nhịp tim và việc đứng dậy sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn.[3]
    • Di chuyển bàn thân theo nhiều hướng (chuyển động tròn) trong vòng 15-20 giây cũng giúp cải thiện tuần hoàn và giảm cảm giác tê nhanh hơn.
    • Khi đứng, bạn có thể giãn chân một chút (ví dụ như gập hông hoặc gập người cho đầu gối chạm mũi) để chữa tê chân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi lại.
    Sau khi đổi tư thế, giải phóng mạch máu và/hoặc dây thần kinh ở cẳng chân, bạn nên đi lại để thúc đẩy tuần hoàn. Có một điều bạn cần lưu ý là phải đảm bảo chân có cảm giác và đủ lực để di chuyển; nếu không, bạn sẽ vấp ngã và chấn thương.[4]
    • Sau khi thay đổi tư thế, cảm giác tê chân sẽ dần biến mất sau vài phút.
    • Chân có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu tuần hoàn máu giảm và dây thần kinh bị chèn ép nhiều giờ.[5]
    • Nếu chân tê dữ dội, lắc nhẹ chân sẽ là cách an toàn hơn thay cho việc đi lại.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mang giày vừa chân.
    Đôi khi, việc mang giày không vừa cũng có thể gây tê chân. Việc nhét chân vào giày chật sẽ không tốt cho tuần hoàn và dây thần kinh, khiến chân bị tê - đặc biệt là nếu bạn đi hoặc đứng nhiều. [6] Do đó, bạn nên chọn giày ôm vừa gót chân, đỡ lòng bàn chân, có đủ khoảng trống để ngọ nguậy ngón chân, và được làm từ chất liệu thoáng khí (ví dụ như giày đế da).
    • Tránh mang giày cao gót ôm chặt ngón chân.
    • Nếu triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở phần trên bàn chân, bạn nên thử nới lỏng dây giày.
    • Mua giày vào buổi chiều vì đó là thời điểm chân đạt kích thước lớn nhất, thường là do sưng và áp lực của lòng bàn chân.[7]
    • Khi ngồi làm việc, bạn có thể cởi giày ra để chân ít bị ép chặt và thở được.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngâm chân trong nước ấm.
    Trong một số trường hợp, tê chân có thể là do cơ cẳng chân (ví dụ như bắp chân) bị thắt chặt hoặc co. Ngâm bàn chân và cẳng chân trong nước muối ấm có thể kích thích tuần hoàn và giảm đau, căng cơ đáng kể. [8] Magie trong muối giúp giãn cơ. Nếu chân bị viêm và sưng, sau khi ngâm chân trong nước ấm, bạn nên ngâm tiếp trong nước đá viên cho đến khi chân thấy tê lại (khoảng 15 phút).
    • Luôn lau khô chân trước khi ngừng ngâm chân và đứng dậy để không bị trượt té.
    • Chế độ ăn thiếu các khoáng chất như canxi và magie hoặc vitamin như vitamin B6 và B12 có thể góp phần gây ra những triệu chứng khó chịu ở bàn chân và cẳng chân.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tiếp nhận liệu pháp điều trị thay thế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mát-xa bàn chân/cẳng chân.
    Bạn nên nhờ chuyên gia hoặc bạn bè mát-xa bàn chân và cẳng chân. Mát-xa giúp giảm căng cơ và kích thích tuần hoàn máu tốt hơn. [9] Bắt đầu xoa bóp từ ngón chân và dần lên cẳng chân để giúp đưa máu từ tĩnh mạch trở về tim. Cho phép chuyên gia (hoặc bạn bè) mát-xa mạnh hơn và trong mức chịu đựng của bạn.
    • Luôn uống nhiều nước ngay sau khi mát-xa để đẩy các phụ phẩm do viêm và axit lactic ra khỏi cơ thể. Không uống đủ nước sau khi mát-xa có thể gây đau đầu hoặc buồn nôn nhẹ. 
    • Cân nhắc việc thoa lotion bạc hà dùng để mát-xa lên bàn chân, vì lotion giúp tăng cảm giác nóng ran để giảm tê nhanh hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham gia lớp học yoga.
    Yoga là một bộ môn của y học cổ truyền Ấn Độ giúp tăng cường sức khỏe nhờ những bài tập thở đúng cách, thiền và đặt cơ thể vào những tư thế thử thách.[10] Ngoài việc kích thích tuần hoàn năng lượng, các tư thế yoga còn giúp giãn và tăng cường sức khỏe cơ bắp, đồng thời cải thiện dáng người. Bài tập tăng độ dẻo dai, đặc biệt là ở chân, sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tê chân khi bạn bắt chéo chân hoặc đặt chân ở tư thế không đúng.
    • Nếu bạn mới bắt đầu tập, tư thế yoga có thể gây đau cơ cẳng chân và nhiều vị trí khác nhưng cơn đau sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
    • Nếu một số tư thế yoga khiến chân tê hơn, bạn nên ngừng tập và hỏi huấn luyện viên để được hướng dẫn chỉnh tư thế.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc liệu pháp châm cứu.
    Châm cứu là phương pháp châm những cây kim mỏng vào các huyệt đạo trong da và/hoặc cơ để giảm đau, giảm viêm và cải thiện tuần hoàn.[11] Mặc dù không thường được các bác sĩ khuyến nghị, nhưng châm cứu có thể mang đến hiệu quả trong trường hợp tuần hoàn máu đến chân kém và các triệu chứng liên quan. Dựa trên các nguyên tắc của y học cổ truyền Trung Hoa, châm cứu giúp giải phóng nhiều chất bao gồm endorphin và serotonin để giảm cảm giác khó chịu.
    • Không phải tất cả các huyệt giúp giảm cảm giác tê chân đều nằm ở gần nơi xuất hiện triệu chứng, mà chúng có thể nằm ở những phần khác xa hơn trên cơ thể.
    • Châm cứu được thực hiện bởi nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bao gồm bác sĩ, chuyên gia thần kinh cột sống, chuyên gia thiên nhiên liệu pháp, chuyên gia vật lý trị liệu và mát-xa trị liệu được cấp giấy phép hành nghề.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Nhận biết khi nào nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bệnh.
    Nếu chân liên tục bị tê và có thêm các triệu chứng khác như đau, yếu, thay đổi nhiệt độ và màu sắc, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. [12] Bác sĩ sẽ kiểm tra chân, hỏi về tiền sử bệnh tật trong gia đình, thói quen ăn uống và lối sống của bạn, thậm chí có thể yêu cầu xét nghiệm máu (để kiểm tra nồng độ glucose trong máu và loại trừ khả năng bị tiểu đường).
    • Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên gia về tuần hoàn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiếp nhận giới thiệu đến gặp chuyên gia.
    Hiện tương chân thỉnh thoảng bị tê không phải là vấn đề nghiêm trọng (chỉ khiến bạn khó chịu) nhưng có một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra triệu chứng tương tự, ví dụ như bệnh thần kinh do tiểu đường, suy tĩnh mạch (van tĩnh mạch cẳng chân bị rò rỉ), hội chứng chèn ép khoang mãn tính (sưng cơ cẳng chân) hoặc bệnh động mạch ngoại biên (PAD). [13] Do đó, bạn cần đi khám chuyên gia, ví dụ như bác sĩ phẫu thuật mạch máu, chuyên gia thần kinh hoặc chuyên gia chỉnh hình (chuyên gia cơ xương), để được chẩn đoán chính xác.
    • Triệu chứng ở chân do bệnh thần kinh tiểu đường gồm có: tê và nóng ran, giảm khả năng cảm nhận cơn đau hoặc thay đổi nhiệt độ, co cơ, bỏng rát, yếu cơ, loét gây đau đớn và không lành, đau khi chạm nhẹ, thay đổi ở móng chân.[14]
    • Yếu tố nguy cơ mắc bệnh thần kinh bao gồm: tiểu đường loại 1 và loại 2, rối loạn lipid trong máu, hút thuốc lá và cao huyết áp. Bệnh tim mạch cũng gây nguy cơ mắc bệnh thần kinh cao gấp đôi.
    • Triệu chứng thường gặp khi suy tĩnh mạch bao gồm: sưng cẳng chân và mắt cá chân, chân đau hoặc mỏi, da bàn chân và cẳng chân trông dày, dai và thay đổi màu sắc, tê và ngứa ran, loét ứ huyết.[15] Siêu âm tĩnh mạch đảo ngược dòng chảy có thể giúp chẩn đoán suy tĩnh mạch.
    • Yếu tố nguy cơ bị suy tĩnh mạch gồm có: tuổi tác, tiền sử gia đình, đứng lâu, tăng chỉ số BMI, hút thuốc lá, lối sống thụ động và chấn thương chân.
    • Siêu âm mạch máu là quy trình không gây đau đớn giúp bác sĩ đánh giá chức năng của động mạch và tĩnh mạch cẳng chân.
    • Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh ở động mạch cẳng chân và có biểu hiển là cơ hông, cơ đùi hoặc bắp chân co rút khi đi bộ, leo cầu thang bộ, tập thể dục,…gây đau; cơn đau thường biến mất khi bạn nghỉ ngơi.[16] Đau là dấu hiệu cho thấy chân và bàn chân không được cung cấp đủ máu. Bệnh động mạch ngoại biên làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ và đau tim.[17]
    • Yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên gồm có: người trên 70 tuổi, có tiền sử hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường, nhịp tim bất thường và xơ vữa động mạch.
    • Chuyên gia thần kinh có thể yêu cầu tiến hành nghiên cứu dẫn truyền thần kinh (NCS) và/hoặc đo điện cơ (EMG) để kiểm tra khả năng truyền tín hiệu điện của các dây thần kinh ở chân và bàn chân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi khám chuyên khoa chân.
    Bác sĩ chuyên khoa chân là chuyên gia khám bệnh về chân có thể đưa ra một ý kiến khác về vấn đề ở chân nếu cảm giác tê dai dẳng và trở thành mãn tính. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem chân có chấn thương nào gây tổn thương dây thần kinh hoặc có khối u lành tính nào gây kích thích và/hoặc dây thần kinh hoặc mạch máu có bị chèn ép hay không. Bác sĩ chân cũng có thể khuyến nghị bạn mang giày chỉnh hình hoặc giày thiết kế riêng cho chân của bạn để tăng cảm giác thoải mái và bảo vệ chân.
    • U dây thần kinh là khối u lành tính ở mô thần kinh, thường xuất hiện ở giữa ngón chân thứ ba và thứ tư, có thể gây đau và tê ở bàn chân. [18]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không bắt chéo chân hoặc mắt cá chân khi ngồi để tránh gây tê chân.
  • Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Tìm cách di chuyển thường xuyên nếu làm công việc bàn giấy.
  • Bỏ hút thuốc lá vì thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và tuần hoàn máu.
  • Không uống quá nhiều rượu bia vì ethanol là độc tố, đặc biệt là đối với các mạch máu nhỏ và dây thần kinh đến chân.
  • Khoảng 2/3 người bị tiểu đường có triệu chứng tổn thương dây thần kinh mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, có thể dẫn đến cảm giác tê ở chân.
  • Nên thử ngọ nguậy từng ngón chân, sau đó là đến các cơ khác nhau ở bàn chân và toàn bộ chân. Cách này có thể gây đau nhưng sẽ giúp chân hết tê nhanh hơn.
  • Cố gắng đi lại nhiều hơn.
  • Mở vòi nước ấm chảy lên chân giúp kích thích và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Ngọ nguậy ngón chân và bàn chân.
  • Nếu đi học hoặc đi làm, bạn nên thử đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau và cố gắng di chuyển bàn chân.

Cảnh báo

  • Đi khám bệnh ngay nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: cảm giác đau và sưng chân tăng nhanh chóng, chân hoặc cẳng chân yếu, sốt cao, chân thay đổi màu sắc nhanh chóng, sụt cân đột ngột không nguyên do.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Catherine Cheung, DPM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chữa bệnh chân
Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Cheung, DPM. Catherine Cheung là bác sĩ chữa bệnh chân sống tại San Francisco, California. Cheung chuyên điều trị tất cả các bệnh về bàn chân và mắt cá chân, bao gồm tạo hình phức tạp. Bác sĩ Cheung liên kết với Brown & Toland Physicians và Sutter Medical Network. Cô có bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Encino Tarzana và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente San Francisco. Cô được chứng nhận bởi Ủy ban Phẫu thuật Chân Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 18.629 lần.
Trang này đã được đọc 18.629 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo