Cách để Chống buồn nôn khi đọc sách trong xe hơi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đôi khi một quyển sách hay làm bạn muốn đọc mãi mà không thể dừng, kể cả khi ngồi trong xe. Vấn đề ở đây là khi bạn đọc, mắt sẽ cho não biết bạn đang ngồi yên. Tuy nhiên, tín hiệu này trái ngược với tín hiệu của tai trong, cơ bắp và khớp vốn đang rung chuyển khi bạn ngồi trong xe.[1] Kết quả là bạn sẽ bị say xe với cảm giác buồn nôn, nôn mửa, choáng váng, đổ mồ hôi, chảy nước bọt, thở gấp, đau đầu và buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục đọc thì có thể áp dụng một số cách sau để tránh bị say xe.[2]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Phương pháp tự chăm sóc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngước nhìn lên sau mỗi vài giây đọc sách.
    Nhìn ra đường chân trời nếu bạn quyết định làm như vậy. Nhìn vào vật tĩnh ở đường chân trời và nhìn ra ngoài cửa sổ sẽ giúp cơ thể không còn bị mâu thuẫn giữa sự di chuyển của cơ thể và tầm nhìn.[3]
    • Đừng tập trung vào cây cối bên đường. Như vậy, bạn sẽ bị choáng váng.
    • Giơ cao quyển sách thay vì đặt nó trên đùi để bạn dễ dàng chuyển đổi tầm mắt giữa sách và tầm nhìn bên ngoài.
    • Nếu bạn bắt đầu say xe, bạn sẽ cần nhìn ra ngoài cửa sổ trong vài phút trước khi quay lại đọc sách.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giảm rung lắc cơ thể trong khi đọc sách.
    Như vậy, bạn sẽ giảm được sự mâu thuẫn tín hiệu mà cơ thể và mắt gửi đến cho não. Bạn có thể làm việc này bằng cách:[4]
    • Ngồi ở vị trí ít rung lắc nhất trên xe. Ghế cuối thường sẽ sốc hơn ghế trước nên tốt nhất bạn nên ngồi ở ghế hành khách phía trước.
    • Nghiêng đầu ra gối hoặc chỗ tựa đầu trên ghế để giữ cố định vị trí của đầu.
    • Đừng đọc sách khi xe bắt đầu rời đường cao tốc và chuyển vào làn đường khác. Vì cơ thể lúc này sẽ chuyển động mạnh khi xe chuyển hướng và việc này sẽ làm cho bạn buồn nôn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mở cửa sổ.
    Làn gió thổi vào mặt khi bạn đang đọc sách sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn và giúp bạn cảm thấy thoáng mát.[5] Không khí thoáng đãng sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn.
    • Mở toàn bộ cửa sổ sẽ làm thổi tung các trang sách nhưng hơi hé cửa cũng rất giúp ích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thư giãn và đừng căng thẳng về việc bạn bắt đầu thấy say xe.
    Càng lo lắng sẽ càng làm tăng cảm giác buồn nôn. Thay vào đó, hãy ngưng đọc và tập trung thư giãn. Bạn có thể dùng một số cách thư giãn như:[6][7]
    • Hít thở sâu
    • Thiền
    • Liên tục căng và giãn mỗi nhóm cơ trong cơ thể
    • Tưởng tượng về một không gian tĩnh
    • Nghe nhạc
    • Nhắm mắt và chợp mắt trong giây lát
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn nhẹ trước và trong khi di chuyển.
    Mặc dù việc đọc sách sẽ thú vị hơn khi ăn nhâm nhi món ăn vặt nào đó nhưng ăn quá no sẽ làm bạn buồn nôn và khiến nôn mửa. Bạn nên tránh một số món sau:[8]
    • Thức ăn béo ngậy, nhiều giàu mỡ
    • Thức ăn cay
    • Rượu bia
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Làm dịu dạ dày khi bạn đọc sách.
    Nhóm thức ăn sau thường nhẹ, dễ tiêu hóa và giúp giảm buồn nôn:[9]
    • Bánh quy lạt giúp hấp thụ một số axit trong dạ dày.
    • Kẹo cứng đặc biệt là kẹo bạc hà. Tuy nhiên bạn nên ngậm kẹo thay vì nhai.
    • Thức uống carbon. Loại thức uống này làm dịu dạ dày và cung cấp thêm chất điện phân.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đeo vòng tay bấm huyệt.
    Loại vòng tay vải này thường co giãn và một nút nhỏ ở trên đó. Bạn nên đeo vòng sao cho cái nút đó ấn vào bên trong cổ tay, giữa hai sợi gân trên cánh tay. Kích thích điểm huyệt này được cho là giúp giảm buồn nôn.[10]
    • Tuy nhiên, bạn không nên đeo quá chặt để gây đau đớn hoặc ngăn chặn tuần hoàn máu ở tay.
    • Hiệu quả khoa học của việc này vẫn chưa được chứng minh nhưng một số người cảm thấy nó giúp ích cho họ.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đừng hút thuốc hoặc ngồi trong xe có mùi thuốc.
    Nếu bạn bắt đầu cảm thấy buồn nôn, bạn sẽ trở nên nhạy cảm với mùi thuốc. Ngửi mùi thuốc lá thường sẽ làm cho bạn nôn.[11]
    • Vật khử mùi với hương thơm nồng nặc cũng gây hiệu ứng tương tự.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Dùng liệu pháp chữa trị tại nhà và dùng thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng gừng.
    Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc về chất nào trong gừng giúp giảm buồn nôn nhưng có lẽ là dầu và phenol. Gừng đã được dùng từ nhiều thế kỉ để làm dịu dạ dày và chống nôn mửa nhưng nó vẫn chưa được chứng minh khoa học về hiệu quả chống say xe. Trước khi dùng, hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bạn có thai, đang cho con bú hoặc dùng thuốc khác để biết bạn có bị ảnh hưởng khi dùng gừng hay không. Nếu bác sĩ nói không có vấn đề, bạn có thể dùng:[12][13]
    • Trà từ gừng tươi. Một cốc trà nóng sẽ làm tăng cảm giác dễ chịu khi đọc sách. Tuy nhiên, trà gừng có thể hơi cay. Hãy thêm mật ong để tăng thêm vị ngọt.
    • Nước có ga vị gừng. Carbon trong nước cũng giúp làm dịu dạ dày.
    • Bánh quy hoặc bánh mì gừng
    • Gừng dạng thuốc bổ
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng thuốc có tác dụng chống chất histamine có bán ở quầy thuốc.
    Thuốc chống chất histamin (chống say) thường được dùng phổ biến nhưng meclizine cũng được bày bán. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nếu bạn có thai, cho con bú hoặc đang dùng thuốc khác.[14]
    • Các loại thuốc này gây buồn ngủ nên bạn sẽ khó mà tỉnh táo để đọc sách.
    • Đừng lái xe hoặc vận hành máy móc khi uống thuốc này.
    • Nên uống thuốc 30 phút hoặc 1 tiếng trước khi lên xe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhờ bác sĩ kê đơn thuốc nếu bạn phải đi xe đường dài.
    Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có thai, đang cho con bú hoặc có tình trạng bệnh khác như suyễn, tăng nhãn áp, bí tiểu, động kinh, bệnh tim, bệnh thận hoặc vấn đề về gan. Nếu bác sĩ thấy phù hợp, họ có thể khuyên bạn dùng miếng dán scopolamine hoặc hyoscine (Transderm Scop).[15][16]
    • Dán miếng dán vào sau tai vài tiếng trước khi lên xe.
    • Bạn có thể chống say xe được đến 3 ngày.
    • Miếng dán này gây buồn ngủ, làm mờ mắt và choáng váng, nên nếu tác dụng phụ mạnh xuất hiện thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc. Khi bạn phải lái xe thì không nên dùng.
    • Ở một số quốc gia, miếng dán chống say xe được bán rộng rãi. Tuy nhiên, không nên dùng cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 4.390 lần.
Trang này đã được đọc 4.390 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo