Cách để Chấp nhận sự cô đơn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng 40% dân số Mỹ thừa nhận rằng họ cô đơn.[1] Cô đơn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc và sức khỏe thể chất của chúng ta bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch, gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu và bóp méo nhận thức.[2] Có thể bạn cảm thấy cô đơn khi sống trong một thị trấn nhỏ và không thể tìm thấy bạn cùng trang lứa. Đôi khi cô đơn là kết quả của những thay đổi trong cuộc sống: vừa chuyển tới thành phố mới, xin việc mới, hay chuyển trường mới. Khi ở giữa những thay đổi lớn thì bạn sẽ cảm thấy cô đơn. Cho dù bạn thấy cô đơn trong thời gian ngắn hay dài thì cũng có rất nhiều cách giúp bạn sống tốt hơn và vượt qua cảm giác cô đơn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Đối phó với Sự cô đơn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chấp nhận cô đơn không phải là một thực tế, nó chỉ là cảm giác.
    Sự cô đơn có thể tạo nên cảm giác bị bỏ rơi, tuyệt vọng hoặc cô lập. Nhận ra những cảm giác đó được kích hoạt và nhớ rằng điều ta cảm nhận được không nhất thiết là thực tế. Bạn không bắt buộc phải cảm thấy cô đơn.[3]
    • Cảm giác có thể thay đổi nhanh chóng dựa vào tình huống và thái độ. Bạn có thể cảm thấy cô đơn trong phút chốc, sau đó nhận ra rằng bạn muốn ở một mình hơn là ở cạnh bạn bè, hoặc bạn nhận được cuộc gọi từ một người bạn và hết cô đơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thừa nhận cảm giác.
    Bạn không nên phớt lờ cảm giác của bản thân; chúng có thể là dấu hiệu quan trọng về những điều diễn ra trong cuộc sống. Cũng như bao cảm giác khác, bạn được phép cảm thấy cô đơn. Chú ý vào cảm giác của bản thân khi sự cô đơn trỗi dậy. Cho phép bản thân cảm nhận sự kết nối giữa cơ thể và cảm xúc, cũng như để bản thân được khóc.[4]
    • Đừng chạy trốn sự cô đơn theo bản năng. Nhiều người chọn cách phân tán sự chú ý của bản thân khỏi sự cô đơn bằng cách bật TV, làm việc, thực hiện dự án hay các hoạt động khác để tránh cảm giác đau đớn của sự cô đơn. Thay vào đó, bạn nên nhận thức cảm giác của bản thân (và cách đối phó) và quyết định chấp nhận cơ thể và cảm xúc của chính mình.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thay đổi thái độ.
    Khi suy nghĩ “Tôi cô đơn” hay “Tôi cảm thấy cô độc” xuất hiện trong đầu bạn thì nhiều khả năng nó sẽ đi kèm những điều tiêu cực khác. Ta dễ dàng bị cuốn vào suy nghĩ tiêu cực từ những yếu tố sau: tự vấn giá trị của bản thân, cảm thấy mình không có giá trị hoặc kiệt quệ về tinh thần và thể chất. Trước khi bị lạc vào hang thỏ này, bạn nên xem xét thay đổi thái độ của bản thân. Thay vì đặt tên cảm giác là “cô đơn”, hãy tiếp nhận suy nghĩ về cô đơn. Nắm bắt cơ hội trải nghiệm một mình như khoảnh khắc yên bình và phục hồi cho bản thân.[6] Khi bạn yêu mến sự cô đơn bạn có thể kiểm soát được thời khắc ở một mình.
    • Dành thời gian tìm hiểu về bản thân: viết nhật ký, thiền và đọc sách bạn yêu thích.
    • Đôi khi ở một mình nhiều là điều không thể tránh khỏi, chẳng hạn như khi bạn chuyển tới một thành phố hay quốc gia mới. Nắm bắt thời điểm trải qua cảm giác cô đơn và hiểu rằng điều này không kéo dài mãi mãi. Trân trọng thời khắc bạn có những trải nghiệm mới.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rèn luyện lòng trắc ẩn.
    Nhận ra rằng cô đơn là trải nghiệm mà mọi người đều chịu ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Cô đơn là một phần trong trải nghiệm của con người. [7] Tưởng tượng có một người bạn nói với bạn rằng cô ấy cảm thấy cô đơn. Bạn sẽ đáp lại thế nào? Hãy thử rèn luyện lòng trắc ẩn với chính mình. Để bản thân tiếp cận với mọi người và yêu cầu sự hỗ trợ.
    • Cô đơn không làm bạn xấu hổ hay hổ thẹn, nó là một phần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và bạn không cần cảm thấy tồi tệ khi bạn cô đơn. Thể hiện lòng trắc ẩn với bản thân và với những người cảm thấy cô đơn xung quanh bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tự hỏi cuộc sống thiếu thốn điều gì.
    Cô đơn có thể là công cụ để bạn nhận ra những điều còn thiếu sót trong cuộc sống.[8] Có thể bạn ở cạnh nhiều người, tham gia nhiều sự kiện xã hội nhưng vẫn cô đơn. Cô đơn không hẳn là thiếu tiếp xúc xã hội mà là thiếu sự kết nối mật thiết.[9] Dành thời gian xem xét lại những điều bạn muốn có trong cuộc sống.
    • Ghi lại những lần bạn cảm thấy cô đơn. Có thể bạn cô đơn nhất khi tham gia sự kiện xã hội quy mô lớn hay khi ở nhà một mình. Sau đó, cân nhắc điều gì có thể giảm bớt nỗi cô đơn, có thể bạn nên rủ bạn bè đi cùng tới sự kiện, hoặc gọi chị gái cùng xem TV khi ở nhà một mình. Hãy tìm kiếm những giải pháp thực tế (đừng đưa ra giải pháp như bạn phải có người yêu để giải quyết sự cô đơn).
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Vượt qua sự nhút nhát và nỗi bất an.
    Hãy nhớ rằng không ai bẩm sinh đã giỏi giao tiếp và đó là kỹ năng chứ không phải siêu năng lực. Sự nhút nhát/ bất an xuất hiện vì bạn mất niềm tin hay sợ hãi thể hiện trước đám đông. Suy nghĩ rằng mình không được yêu thích hay kỳ quặc không hề ảnh hưởng đến thực tế, đấy chỉ là quan điểm của bạn. Khi bạn thấy bất an về xã hội, hãy tập trung chú ý vào môi trường bên ngoài thay vì suy nghĩ và cảm giác của bản thân. Tập trung vào người bạn đang nói chuyện, và chú ý lắng nghe và thấu hiểu mọi người thay vì bản thân.[10]
    • Nhận ra rằng mọi người đều có thể mắc lỗi khi giao tiếp!
    • Mọi người ít chú ý đến sai lầm của bạn hơn là bạn nghĩ, hầu hết mọi người quá tập trung vào bản thân họ và chiến đấu với nỗi sợ xã hội nên chẳng thể để ý đến sự bất an của bạn!
    • Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài viết Cách để hết nhút nhát.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chinh phục nỗi sợ hãi bị từ chối.
    Đôi khi, bạn cảm thấy an toàn hơn khi tránh các tình huống xã hội thay vì trải qua cảm giác bị từ chối. Nỗi sợ này là do sự mất niềm tin vào con người.[11] Có lẽ bạn đã từng bị phản bội và giờ đây bạn sợ hãi khi phải tin tưởng ai đó hay kết bạn. Mặc dù đây là trải nghiệm đau thương, nhưng hãy nhớ rằng không phải tình bạn nào cũng phản bội bạn. Cố gắng lên!
    • Không phải sự từ chối nào cũng phản ánh rằng họ không thích bạn. Nhiều người không tập trung hoặc không nhận ra bạn đang tiếp cận họ.
    • Nhớ rằng bạn không thích tất cả những người bạn gặp, và không phải ai cũng thích bạn, đó là điều bình thường.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Tiếp cận Sự cô đơn trong Quá khứ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hình thành kỹ năng giao tiếp.
    Có lẽ bạn cảm thấy cô đơn vì bạn không tự tin với kỹ năng giao tiếp. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp như mỉm cười với mọi người, đưa ra lời khen ngợi hay trò chuyện với người bạn gặp hàng ngày (nhân viên bán hàng tạp hóa, nhân viên pha chế, đồng nghiệp). [12]
    • Nếu bạn gặp tình huống mới, tiếp cận người nào đó và bắt đầu trò chuyện. Hãy nói “Tôi chưa tới đây bao giờ, còn bạn thì sao? Nó như thế nào?” Người đó có thể giúp bạn hoặc bạn sẽ thấy thoải mái khi hai người cùng nhau làm điều gì mới mẻ.
    • Hãy nhớ giao tiếp cởi mở với ngôn ngữ cơ thể. Tư thế khom vai, nhìn xuống dưới, tránh giao tiếp bằng mắt hay vắt chéo người khiến bạn trông khó tiếp cận. Hãy mỉm cười, tư thế cởi mở (không bắt chéo chân hoặc tay) thẳng lưng và đối mặt với người bạn nói chuyện.[13]
    • Tìm những điểm để lấy lòng tin ở người khác. Đừng chỉ khen ngợi vẻ ngoài ("Tôi thích chiếc áo len của bạn"), mà hãy nói "Bạn luôn đầu tư thời gian để kết hợp phụ kiện." Nếu bạn biết rõ về người đó, hãy khen họ tốt bụng và thông minh.
    • Tìm hiểu thêm các phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp từ các bài tham khảo trên mạng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trở thành người biết lắng nghe.
    Tương tác với người khác không chỉ đơn giản là phát ngôn sao cho phù hợp. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe bằng cách tập trung hoàn toàn vào người đang nói. Đừng cố gắng hay sắp đặt phản hồi hoàn hảo hoặc đợi để tiếp lời, như vậy thì bạn chỉ tập trung vào bản thân chứ không phải người nói. Thay vào đó, khích lệ đối phương chia sẻ và thể hiện sự thích thú khi được nghe câu chuyện của họ.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gặp gỡ mọi người trong cộng đồng.
    Tìm người có chung sở thích hoặc người có thể hòa hợp. Đặt câu hỏi để tìm hiểu về người đó (hỏi về gia đình, vật nuôi, sở thích, v.v. ), đảm bảo rằng đối phương cũng muốn tìm hiểu về bạn.[16]
    • Gặp gỡ mọi người bằng cách tham gia tình nguyện. Nếu bạn yêu động vật, hãy làm tình nguyện tại khu bảo tồn hoặc trạm cứu hộ động vật. Bạn chỉ gặp những người yêu động vật và ngay lập tức có điều gì đó kết nối với bạn.
    • Tìm nhóm người có chung sở thích ở khu bạn sống. Nếu bạn thích đan lát thì chắc hẳn có nhiều người cùng sở thích ở quanh bạn. Hãy thử tìm một nhóm nhỏ trên mạng và tham gia cùng họ.
    • Bạn muốn tìm hiểu thêm phương pháp làm quen với mọi người? Hãy đọc bài viết Cách để kết bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chọn bạn tốt.
    Điều quan trọng là phải có tình bạn vững chắc ở nơi bạn sống. Tình bạn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và ủng hộ bạn suốt đời.[17] Tìm kiếm người mà bạn tin tưởng, người thủy chung và khích lệ bạn. Đảm bảo rằng bạn cũng có những phẩm chất trên, hãy là người đáng tin, trung thành và khích lệ bạn bè trong cuộc sống.
    • Hãy là chính mình. Nếu bạn không thể là "chính mình" khi ở bên bạn bè thì có thể họ không phải là những người bạn đích thực. Bạn bè sẽ đánh giá cao bạn. Nếu bạn gặp rắc rối khi kết nối với họ hoặc cảm thấy bạn đang cố gắng quá sức, hãy tìm một người bạn mới.
    • Luyện tập để trở thành người bạn như mong muốn. Nghĩ về phẩm chất bạn mong muốn ở một người bạn, và làm điều tương tự với mọi người trong cuộc sống.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận nuôi thú cưng.
    Nhận nuối hcó hoặc mèo (hoặc động vật khác) từ trạm cứu hộ sẽ mang tới lợi ích lớn cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sự đồng hành. Những người nuôi thú cưng thường ít bị trầm cảm và có khả năng đối phó với căng thẳng tốt hơn, đồng thời họ cũng ít khi lo âu.[18]
    • Đến trạm cứu hộ động vật ại địa phương và giúp huấn luyện chó, mèo bị bỏ rơi. Nếu có thể, bạn nên nhận nuôi một chú chó.
    • Tất nhiên, nhận nuôi chó là một trách nhiệm lớn. Đảm bảo rằng bạn có thể điều chỉnh lịch làm việc để dành cho thú cưng một cuộc sống yêu thương và đầy đủ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiếp nhận điều trị.
    Đôi khi nỗi đau của sự cô đơn có thể gây tổn thương và bạn khó có thể tự mình vượt qua. Chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn vượt qua lo âu xã hội, tìm hiểu cảm giác bị phản bội và mất lòng tin trong quá khứ, cải thiện kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ bạn tiếp tục cuộc sống. Tìm gặp chuyên gia trị liệu có thể là bước đầu nâng cao vị thế trong cam kết với cuộc sống mà bạn muốn.[19]
    • Bạn có thể tham khảo các bài viết trên mạng về cách chọn bác sĩ trị liệu.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Kiểm tra các hoạt động ở thư viện địa phương hoặc trung tâm cộng động. Họ có nhiều hoạt động, buổi trò chuyện và các sự kiện mà bạn có thể tham dự.
  • Chú ý đến người có trải nghiệm về cái chết hoặc mất mát. Viết ghi chú cho họ. Sau đó mời họ đi ăn và đề nghị lắng nghe câu chuyện của họ. Thật lòng lắng nghe — đừng nói về bản thân.
  • Chào hỏi mọi người và mỉm cười thân thiện hoặc nói lời tốt đẹp với: nhân viên trạm thu phí, nhân viên bán hàng tạp hóa, nhân viên bãi đậu xe. Nếu thời gian cho phép, bạn có thể hỏi họ vài câu hoặc trò chuyện cùng họ.

Cảnh báo

  • Tránh dành quá nhiều thời gian trên mạng. Mặc dù bạn cảm thấy mình đang kết nối với người thật, nhưng nó chỉ là một trải nghiệm xa lánh vì những người này không ở bên bạn và bạn không thể đối thoại với họ theo cách thông thường, điều cần có ở một mối quan hệ thành công giữa người với người. Bạn có thể kết bạn trên mạng nhưng đừng để điều này ảnh hưởng đến cuộc sống đời thực của bạn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Donna Novak, Psy.D
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Donna Novak, Psy.D. Donna Novak là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép tại Simi Valley, California. Với hơn mười năm kinh nghiệm, tiến sĩ Novak chuyên điều trị chứng lo âu, các vấn đề trong quan hệ tình cảm và tình dục. Cô có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Los Angeles (UCLA) và bằng tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Quốc tế Alliant-Los Angeles. Novak sử dụng mô hình khác biệt hóa trong điều trị vốn tập trung vào sự phát triển cá nhân bằng cách tăng cường nhận thức về bản thân, động lực cá nhân và sự tự tin. Bài viết này đã được xem 13.077 lần.
Trang này đã được đọc 13.077 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo