Cách để Bắt đầu một cuộc trò chuyện

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bắt đầu một cuộc trò chuyện với ai đó có lẽ là một trong những phần khó khăn nhất trong giao tiếp. Bạn có thể ngay lập tức bắt chuyện với một vài người, nhưng đối với một vài người khác thì việc này lại khó như như lên trời vậy. Thế nhưng đừng lo lắng -- có rất nhiều cách bạn có thể dùng để bắt đầu một cuộc trò chuyện thú vị với bất cứ ai và nhiều mẹo nhỏ để giúp bạn bắt chuyện với một số người cụ thể. Bạn hãy đọc và thử làm theo các bước dưới đây nhé.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Bắt đầu cuộc trò chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thể hiện sự quan tâm.
    Bạn có thể biến một người hoàn toàn xa lạ thành một người bạn chỉ bằng cách khiến họ cảm thấy bạn quan tâm tới những gì họ nói và tôn trọng ý kiến của họ. Nếu người đó nghĩ rằng họ đang tự nói rồi tự nghe thì họ sẽ ngừng chia sẻ ngay lập tức. Bạn hãy xoay người về phía người nói và duy trì giao tiếp bằng ánh mắt nhẹ nhàng. Hãy cho họ đủ không gian riêng tư, đồng thời thể hiện là bạn đang lắng nghe rất tập trung.[1]
    • Khiến người đó cảm thấy suy nghĩ của họ rất quan trọng. Nếu họ bắt đầu nói về một chủ đề nào đó, bạn hãy nêu ra một số câu hỏi xoay quanh chủ đề đó thay vì nói về những thứ mà bạn muốn.
    • Sau khi biết tên, bạn hãy dùng tên của họ một hoặc hai lần.
    • Nếu người đó trò chuyện trước, bạn hãy gật đầu chăm chú để thể hiện là mình đang lắng nghe.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đưa ra câu hỏi một cách tự nhiên.
    Rất nhiều cuộc trò chuyện thú vị bắt đầu bằng những câu hỏi, tuy nhiên bạn không nên khiến người đang nói chuyện với mình cảm thấy như họ đang bị phỏng vấn ở đồn cảnh sát. Đừng hỏi dồn dập mà không thể hiện ý kiến phản hồi và thực sự trò chuyện với họ. Không gì tệ hơn là cảm giác bị phỏng vấn. Việc hỏi quá nhiều câu hỏi chỉ khiến cho người đối diện với bạn cảm thấy không thoải mái và nhanh chóng tìm cách kết thúc cuộc trò chuyện.[2]
    • Nếu nhận ra là bạn đang đặt ra quá nhiều câu hỏi, hãy đùa vui về việc đó. Bạn có thể nói rằng "Tớ xin lỗi -- cuộc phỏng vấn của chúng ta đến đây là kết thúc nhé!" và chuyển sang nói về một chủ đề khác.
    • Hãy hỏi người đó về sở thích hay những thứ họ quan tâm, đừng hỏi về ước mơ hay khao khát của họ.
    • Nói về điều gì đó thú vị. Bạn đừng hỏi người đó nghĩ gì về thảm họa mới được đưa tin trên thời sự hay dạo này họ có phải làm thêm giờ nhiều không. Hãy khiến họ hứng thú với chủ đề của cuộc trò chuyện cũng như hứng thú với chính bản thân cuộc trò chuyện.
    • Đảm bảo là bạn cũng chia sẻ. Lý tưởng nhất là bạn và người đó cùng chia sẻ ở mức độ tương đương nhau.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hãy hài hước.
    Điều này không có nghĩa là bạn phải làm điều gì đó khác thường, chỉ cần thêm vào một vài câu nói đùa hay kể một câu chuyện cười để phá vỡ khoảng cách giữa hai người. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về cách mà những câu chuyện cười khiến người khác trở nên cởi mở hơn. Mọi người ai cũng thích cười và tiếng cười sẽ khiến họ thoải mái, đó là một cách tuyệt vời để khiến những người căng thẳng trở nên vui vẻ hơn và bắt đầu trò chuyện.[3]
    • Dùng sự dí dỏm để khiến người khác chú ý. Bạn hãy tỏ ra là một người nhanh nhẹn và thích chơi chữ, thích kể chuyện cười và hay nói đùa.
    • Nếu có một câu chuyện cười tâm đắc, bạn hãy kể nó, miễn là câu chuyện đó ngắn. Đừng kể một câu chuyện dài mà bạn chưa kể cho ai nghe bao giờ nếu không thì có thể bạn sẽ thảm lắm đấy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đưa ra câu...
    Đưa ra câu hỏi mở. Câu hỏi mở là những câu hỏi yêu cầu câu trả lời đầy đủ, chi tiết, chứ không đơn giản chỉ là có hoặc không. Câu hỏi mở cho phép người khác chia sẻ nhiều hơn và đó chính là điều sẽ tạo nên một cuộc trò chuyện. Dùng loại câu hỏi này tức là bạn đang lôi kéo và khiến người đối diện trở thành một phần của cuộc trò chuyện. Câu hỏi mở sẽ khiến cuộc trò chuyện phát triển, trái ngược với dạng câu hỏi với câu trả lời chỉ là có hoặc không.
    • Hãy đảm bảo là câu hỏi của bạn mở vừa đủ. Đừng hỏi người khác những câu như họ nghĩ thế nào về ý nghĩa của cuộc sống; thay vào đó, hãy hỏi họ nghĩ thế nào về lối chơi của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong mùa giải vừa rồi chẳng hạn.
    • Bạn cũng cần nắm bắt được khi nào thì cuộc trò chuyện đang diễn ra không được tốt lắm. Nếu ai đó chỉ trả lời là có hoặc không cho câu hỏi mà nhẽ ra họ phải chia sẻ nhiều hơn thì có lẽ họ không có hứng thú trò chuyện với bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Biết mình nên làm gì.
    Có rất nhiều yếu tố có thể giết chết một cuộc trò chuyện trước khi nó có cơ hội để phát triển. Nếu muốn bắt đầu một cuộc trò chuyện chất lượng thì bạn nên tránh một vài thứ cơ bản ngay từ khi bắt đầu.[4]
    • Đừng chia sẻ những thông tin quá cá nhân. Bạn không nên nói về lần chia tay đầy đau khổ của mình, vết ban đỏ kỳ lạ ở lưng, hay đang bối rối không biết rằng người nào đó có thực sự yêu mình không. Hãy chia sẻ những điều này với người nào đó thật sự gần gũi với bạn.
    • Đừng hỏi về những thứ mà có thể khiến người nói không tiện trả lời. Bạn hãy để người đó nói về người họ thương, nghề nghiệp hoặc sức khỏe của họ. Thế nhưng đừng hỏi rằng họ có đang hẹn hò ai không, biết đâu họ vừa mới chia tay và còn đang đau khổ thì sao.
    • Đừng chỉ nói về bản thân mình. Dù việc chia sẻ những điều thú vị và một vài thông tin cá nhân của bản thân có thể khiến người trò chuyện với bạn thấy thoải mái hơn, nhưng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt về việc mình tuyệt vời thế nào hay sáng hôm sau bạn sẽ ăn gì thì sẽ nhanh chóng khiến người đó mất hứng.
    • Tập trung. Đừng quên tên người đó, nghề nghiệp hay những thông tin quan trọng mà họ chia sẻ chỉ sau năm phút. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy bạn không hề quan tâm đến họ. Khi họ giới thiệu tên, bạn có thể nhắc lại thành tiếng để ghi nhớ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Bắt đầu cuộc trò chuyện trong những tình huống khác nhau

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt đầu trò chuyện với ai đó bạn thích.
    Nếu vừa mới gặp người mình thích và muốn bắt chuyện thì bạn cần thu hút người ấy ngay lập tức bằng cách nói điều gì đó độc đáo, dí dỏm, hấp dẫn và hơi tán tỉnh một chút. Khi bắt đầu trò chuyện với người bạn thích, cách bạn nói chuyện quan trọng hơn những gì bạn nói. Hãy giao tiếp bằng ánh mắt và hướng người về phía người ấy, thể hiện cho anh/cô ấy biết là bạn đang chú ý lắng nghe. Dưới đây là một số cách bắt chuyện tuyệt vời mà bạn có thể dùng:[5]
    • Nếu đang tham dự một bữa tiệc, bạn có thể nói về bản nhạc đang chơi. Hai bạn sẽ có gì đó để thảo luận với nhau -- dù cùng ghét hay thích âm nhạc cũng không quan trọng.
    • Nếu gặp người ấy ở quán bar, bạn có thể ngỏ lời nhờ người ấy giới thiệu cho một loại đồ uống. Sau đó, bạn có thể đưa ra một vài lời khen nếu thích, hoặc trêu trọc người ấy nếu gợi ý của họ không hợp khẩu vị.
    • Nói về sở thích của người ấy trong thời gian rảnh rỗi. Đừng tỏ ra quá vồn vã, bạn hãy hỏi xem cô ấy thường thích làm gì vào cuối tuần.
    • Đừng nói về công việc của bạn. Chỉ là nói về công việc thì có vẻ chẳng mấy thú vị, bạn có thể chia sẻ về điều này sau.
    • Trêu chọc người ấy. Nếu thời tiết khá nóng mà cô ấy lại đang mặc áo len thì bạn có thể nhẹ nhàng chọc vui cô ấy về gu thời trang chẳng hạn.
    • Nói về thú cưng. Mọi người đều thích nói về thú cưng của họ, nếu nuôi thú cưng, các bạn thậm chí có thể cùng khoe một vài bức ảnh của chúng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bắt đầu cuộc trò chuyện với người có thể trở thành bạn bè.
    Nếu bạn mới gặp hay nhìn thấy một người đã lập tức muốn kết bạn với người ấy, hoặc bạn mới gặp bạn của một người bạn và muốn hiểu anh ấy hơn, bạn nên khéo léo thể hiện sự quan tâm của mình sao cho không giống như đang phỏng vấn anh ấy, khiến anh ấy cười và muốn biết nhiều hơn về bạn.
    • Thể hiện sự tích cực. Bạn đừng nói những điều tự ti hay phàn nàn; hãy bắt đầu bằng một câu chuyện tích cực, chẳng hạn như nói về thành tích của đội thể thao của địa phương (nếu bạn nghĩ người ấy thích thể thao) hoặc quán bar hay nhà hàng yêu thích của bạn.
    • Nói về nơi bạn sống. Mọi người thường tự hào về nơi họ sống và những điều họ thích làm ở nơi đó, chính vì vậy nếu cùng sống ở một nơi, các bạn có thể cùng nói về sự tuyệt vời của nơi ấy. Sau đó các bạn có thể nói chuyện riêng tư hơn và chia sẻ về những nơi mình từng sống.
    • Hỏi người đó thích làm gì để giải trí. Có thể các bạn sẽ tìm thấy nhiều điểm tương đồng với nhau.
    • Đừng nói về bản thân quá nhiều. Hãy đảm bảo là các bạn nói về mình ở mức độ tương đương và sau khi nói chuyện bạn có thể hiểu hơn về người đó.
    • Nếu có bạn chung, bạn có thể hỏi anh/cô ấy quen người đó thế nào. Bạn có thể sẽ được biết những câu chuyện hài hước về một người mà cả hai cùng quen biết.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bắt đầu cuộc trò chuyện với đồng nghiệp.
    Việc bắt chuyện với đồng nghiệp có thể sẽ hơi khó khăn hơn so với việc bắt chuyện với người bạn thích hoặc có thể trở thành bạn bè, vì trong môi trường làm việc có những giới hạn không nên vượt quá. Tuy nhiên, nếu duy trì được sự tích cực và nói về cuộc sống cá nhân vừa đủ thì bạn vẫn có thể cùng người đó trò chuyện vui vẻ.
    • Hỏi về gia đình. Ai cũng thích nói về gia đình mình, vì vậy bạn có thể hỏi gia đình anh/cô ấy dạo này thế nào. Đồng nghiệp của bạn có thể sẽ cho bạn xem ảnh và chia sẻ nhiều hơn bạn tưởng nữa.
    • Nói về dự định vào ngày cuối tuần. Nếu làm việc cùng nhau thì cả bạn và đồng nghiệp của bạn chắc chắn đều mong tan sở vào chiều thứ Sáu và làm gì đó thú vị để thư giãn vào cuối tuần. Anh ấy sẽ vui vẻ chia sẻ về kế hoạch của mình nếu bạn không tỏ ra quá tọc mạch.
    • Kết nối bằng những nỗi phiền toái chung. Bạn có thể phàn nàn về giao thông, cái máy photo bị hỏng hay việc thiếu kem tươi trong bếp, hai bạn có thể sẽ cùng lắc đầu và bắt đầu một cuộc trò chuyện vui vẻ.
    • Đừng nói quá nhiều về công việc. Trừ khi bạn bắt chuyện với đồng nghiệp vì cần hỏi điều gì đó liên quan đến công việc, hãy thể hiện con người bạn và nói chuyện về bạn bè, gia đình và sở thích thay vì các dự án hay báo cáo. Hãy xây dựng một mối liên hệ gần gũi hơn ngoài chuyện công việc.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bắt đầu cuộc trò chuyện với một nhóm người.
    Việc này có thể còn khó khăn hơn. Cách tốt nhất để bắt chuyện trong tình huống này là tìm ra một mối quan tâm chung. Mặc dù sẽ khó để khiến tất cả mọi người đều thoải mái và cảm thấy họ có thể đóng góp gì đó cho cuộc trò chuyện, bạn hãy cố gắng lôi cuốn nhiều người vào cuộc trò chuyện nhất có thể bằng cách luôn duy trì mọi thứ thật cởi mở và nhẹ nhàng.
    • Tự chọc cười. Đây là một chiến lược tuyệt vời, đặc biệt là khi bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện với những người biết bạn nhưng không biết rõ về những người khác. Hãy để mọi người cười hoặc trêu chọc bạn và dần dần họ sẽ gắn kết với nhau.
    • Hãy cố gắng hướng đến tất cả mọi người thay vì chỉ một hoặc hai người. Nếu khi nói chuyện bạn chỉ tập trung rõ ràng vào một người thì những người khác sẽ cảm thấy bị thừa.
    • Nói về những thứ đáng ghét cũng là một cách để bắt đầu cuộc trò chuyện vì ai cũng ghét một thứ gì đấy. Chính vì vậy mà bạn có thể bắt đầu bằng cách kể một câu chuyện về một trong những thứ khiến bạn khó chịu, chắc chắn mọi người sẽ hùa theo.
    • Hãy nghĩ đến những điểm chung của mọi người trong nhóm và gợi chúng ra. Bạn không cần phải quá tinh tế mới làm được điều này. Bạn có thể nói những điều như: "Này, cả hai cậu cùng hâm mộ đội bóng Arsenal nhỉ -- các cậu có xem trận đấu tối qua không?".
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn hãy tưởng tượng một cuộc trò chuyện giống như là trò chơi bập bênh vậy. Cả hai người tham gia đều cần chia sẻ bằng nhau, vì vậy đừng nói mãi về một chủ đề nhàm chán để tránh khiến người khác khó chịu. Nếu người nói chuyện với bạn cứ nói liên tục thì bạn hãy lên tiếng vì điều đó. Bạn sẽ vui vẻ hơn nếu có thể cùng tích cực tham gia vào cuộc trò chuyện.
  • Chú ý đến giọng điệu. Khi nói chuyện bạn nên nói ở mức độ vừa phải, không nên nhẹ nhàng cũng không nên ầm ĩ quá.
  • Hãy cân nhắc xem mình có thể nói những gì trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Điều này sẽ khiến bạn tránh được những cuộc trò chuyện nhàm chán.
  • Đừng cố gắng chiếm ưu thế trong cuộc trò chuyện, hãy để người khác có cơ hội cởi mở với bạn.
  • Tránh dùng câu hỏi với câu trả lời chỉ là "có hoặc không". Thay vào đó, bạn hãy dùng những câu hỏi yêu cầu người khác phải suy nghĩ và giải thích nhiều hơn.

Cảnh báo

  • Khi hỏi người không phải là bạn thân của bạn những câu hỏi mang tính chất cá nhân, bạn đừng đưa ra những câu hỏi cá nhân quá. Hãy hỏi những câu như: 'Kỳ nghỉ này cậu định làm gì?' 'Cậu đi trung tâm thương mại mua gì thế?', 'Nhà cậu ở đâu?' hay 'Gia đình cậu vẫn khỏe chứ'?.
  • Đừng nói về những điều có thể khiến người khác lúng túng hay khó xử vì họ có thể sẽ im lặng và/hoặc e dè.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 32 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 14.352 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 14.352 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo