Cách để Điều trị virus Corona

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trước tình trạng lây lan toàn cầu của chủng virus corona mới hiện nay, bạn có thể lo sợ rằng mình bị nhiễm COVID-19[1] khi có các triệu chứng bệnh hô hấp. Mặc dù nhiều khả năng bạn chỉ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng bạn vẫn phải theo dõi sát các triệu chứng và liên lạc với bác sĩ cho yên tâm. Nếu bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Các triệu chứng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để ý các cơn ho có thể kèm chất nhầy hoặc không.
    Mặc dù cũng là bệnh nhiễm trùng hô hấp, COVID-19 có thể có các triệu chứng không giống như các bệnh hô hấp thông thường như cảm hoặc cúm. Ho là một triệu chứng phổ biến, có thể kèm đờm hoặc không. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị ho và nghĩ rằng mình bị nhiễm COVID-19.[1]
    • Bạn có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn nếu bệnh đang hoành hành trong cộng đồng ở khu vực bạn đang sinh sống, nếu bạn mới tiếp xúc với một người có khả năng đã nhiễm bệnh hoặc vừa trở về từ những vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao.
    • Những khi bị ho, bạn cần dùng khăn giấy hoặc tay áo che miệng để tránh lây sang những người xung quanh. Bạn cũng có thể đeo khẩu trang y tế để ngăn các giọt bắn có nguy cơ gây lây nhiễm cho những người khác.
    • Khi bị bệnh, bạn hãy tránh xa những người thuộc nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm và biến chứng, bao gồm người từ 65 tuổi trở lên, trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người đang uống thuốc ức chế miễn dịch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đo thân nhiệt...
    Đo thân nhiệt để xem bạn có bị sốt không. COVID-19 thường gây sốt. Nếu bị sốt, bạn cần gọi cho bác sĩ trước khi đến bất cứ cơ sở y tế nào. [2] Ngoài việc tìm sự chăm sóc y tế, bạn cũng nên ở nhà khi bị bệnh.[3]
    • Khi bị sốt nghĩa là bạn có khả năng lây bệnh cho những người khác. Hãy bảo vệ mọi người bằng cách nghỉ ở nhà.
    • Lưu ý rằng sốt là triệu chứng của nhiều loại bệnh, thế nên chưa chắc là bạn đã bị mắc COVID-19.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi cấp cứu ngay nếu bạn bị khó thở.
    Khó thở luôn luôn là triệu chứng nghiêm trọng, vì vậy bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến trung tâm cấp cứu để được chăm sóc y tế. Bạn có thể bị bệnh nghiêm trọng cho dù có mắc COVID-19 hay không. Thở gấp cũng là một triệu chứng thường gặp nhưng ít nghiêm trọng hơn mà bạn nên báo cho bác sĩ biết.[4]
    • Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), chủng này của virus corona có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi. Hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp các vấn đề về hít thở để đảm bảo an toàn.[5]

    Cảnh báo: Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh nền từ trước như ung thư, bệnh tim hoặc tiểu đường dễ bị tổn thương trước căn bệnh nhiễm COVID-19 nguy hiểm chết người này.[6] Trẻ sơ sinh và người già cũng có nguy cơ bị biến chứng, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi.[7][8] Nếu bạn hoặc người mà bạn đang chăm sóc có nguy cơ cao, hãy thật cẩn thận để tránh tiếp xúc với những người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Theo dõi các triệu chứng ít gặp hơn của COVID-19.
    Sốt, ho và cảm giác mỏi mệt là các triệu chứng phổ biến nhất, nhưng một số người còn có các biểu hiện khác. Các triệu chứng như đau họng, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau và nhức người, tiêu chảy, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), phát ban trên da hoặc biến màu ở đầu ngón tay và ngón chân cũng có thể là dấu hiệu của COVID-19.[9] Lạnh run, chảy nước mũi, nghẹt mũi và nôn cũng là các dấu hiệu nhiễm virus COVID-19.[10]
    • Nếu bạn có lo lắng thì cũng dễ hiểu, nhưng hãy nhớ rằng ít có khả năng bạn bị nhiễm COVID-19 nếu bạn không bị sốt, ho và thở gấp.

    Lời khuyên: Nếu bạn còn trẻ và có sức khoẻ tốt, các triệu chứng nhiễm COVID-19 ở bạn có thể rất nhẹ. Nếu gần đây bạn có đi đến những nơi khác hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm COVID-19, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp để hỏi xem bạn có cần phải xét nghiệm không. Trong thời gian đó, bạn hãy ở nhà để không lây cho những người khác.

    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Xét nghiệm và điều trị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhiễm COVID-19.
    Hãy cẩn thận với các triệu chứng nếu bạn nghĩ mình có khả năng nhiễm COVID-19, vì bệnh có thể tiến triển đến mức đe doạ tính mạng. Gọi cho bác sĩ để hỏi xem bạn có cần phải xét nghiệm tìm virus corona không. Kể với bác sĩ về các triệu chứng và cho họ biết nếu gần đây bạn có đến những vùng khác hoặc có khả năng tiếp xúc với người có bệnh. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dù là đi xét nghiệm hay ở nhà và theo dõi các triệu chứng.[11]
    • Báo cho nhân viên phòng khám biết rằng bạn có thể bị nhiễm COVID-19 trước khi đến đó. Như vậy, họ có thể chuẩn bị các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm cho các bệnh nhân khác.
    How.com.vn Tiếng Việt: World Health Organization

    World Health Organization

    Cơ quan Y tế Cộng đồng Toàn cầu
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cơ quan chuyên ngành của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về vấn đề y tế quốc tế. Được thành lập năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới theo dõi các rủi ro về y tế cộng đồng, thúc đẩy sức khỏe và sự an lạc của mọi người, điều phối sự hợp tác y tế quốc tế và hoạt động ứng phó khẩn cấp. WHO hiện tại đang lãnh đạo và điều phối các nỗ lực toàn cầu để giúp các nước phòng chống, phát hiện và ứng phó với đại dịch COVID-19.
    How.com.vn Tiếng Việt: World Health Organization
    World Health Organization
    Cơ quan Y tế Cộng đồng Toàn cầu

    Các chuyên gia cho biết: Chính quyền địa phương và quốc gia sẽ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh trong vùng. Hãy gọi điện trước để được hướng dẫn đến đúng cơ sở y tế. Điều này cũng giúp bạn bảo vệ bản thân, đồng thời ngăn ngừa lây lan virus và các bệnh lây nhiễm khác.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xét nghiệm COVID-19...
    Xét nghiệm COVID-19 theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu nghi ngờ bạn mắc COVID-19, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm. Bạn có thể được hướng dẫn đến phòng khám hoặc đến cơ sở xét nghiệm trong vùng.[12] Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế cộng đồng sẽ dùng tăm bông lấy mẫu dịch trong mũi hoặc họng của bạn, sau đó gửi mẫu đến phòng xét nghiệm.[13]
    • Bạn cũng có thể vào các website của thành phố hoặc quận để tìm các trung tâm xét nghiệm gần nhà. Ở Mỹ, một số nhà thuốc cũng có dịch vụ xét nghiệm COVID-19. Hãy tìm các website của trung tâm xét nghiệm hoặc gọi điện cho họ để hỏi xem liệu bạn có cần hẹn trước, trình thẻ căn cước hoặc làm theo các hướng dẫn khác không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tự cách ly nếu bạn có các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính.
    Nếu bạn cảm thấy không khoẻ hoặc nghi ngờ mình nhiễm COVID-19, hãy tự cách ly ở nhà, trừ khi bạn có các triệu chứng nghiêm trọng cần phải nhập viện. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc và ngăn ngừa lây bệnh cho những người khác.[14]
    • Báo cho bác sĩ biết về triệu chứng và tiến triển của chúng. Các bác sĩ có thể kê các thuốc đặc hiệu và cho lời khuyên nếu bạn cần vào bệnh viện để được điều trị tích cực hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đi cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng.
    Mặc dù một số trường hợp nhiễm virus corona là nhẹ, COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng như khó thở. Các triệu chứng này luôn luôn là trường hợp cấp cứu, ngay cả khi không có liên quan đến COVID-19. Hay đến phòng cấp cứu hoặc gọi điện nhờ giúp đỡ nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất cứ triệu chứng nào sau đây:[15]
    • Khó thở hoặc thở gấp nặng nhọc
    • Môi hoặc mặt xanh tái
    • Đau hoặc tức ngực
    • Càng lúc càng lơ mơ hoặc khó tỉnh dậy
  5. 5
    Đến bệnh viện để được điều trị nâng cao. Có một số biện pháp đặc hiệu để điều trị COVID-19 nhưng chỉ có thể thực hiện ở bệnh viện với các bệnh nhân nằm viện. Thông thường, bạn sẽ chỉ phải nhập viện khi mắc COVID-19 nếu bị suy giảm miễn dịch hoặc có các triệu chứng nặng. Các phương pháp điều trị nâng cao, kể từ tháng 6/2021 bao gồm:[16]
    • Kháng thể đơn dòng (cũng có thể dùng cho các bệnh nhân COVID-19 ngoại trú ở liều thấp) để ngăn ngừa sự phát triển của COVID-19[17]
    • Thuốc kháng virus (Remdesivir) để kiềm chế virus và giữ cho khỏi lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể [18]
    • Truyền huyết tương (có chứa kháng thể của các bệnh nhân đã hồi phục) có thể giúp cho hệ miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn với virus. Tuy nhiên, theo các hướng dẫn hiện tại thì chưa có đủ bằng chứng để khuyến nghị phương pháp này.[19]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Tự chăm sóc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ở nhà cho đến khi bác sĩ bảo rằng bạn đã hết khả năng lây nhiễm.
    Việc cách ly ở nhà sẽ giúp bạn không lây nhiễm cho những người khác. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi nhiều là điều cực kỳ quan trọnng để gúp cơ thể chống nhiễm trùng và hồi phục. Khi bị nhiễm bệnh, bạn hãy nghỉ làm hoặc nghỉ học và tránh các hoạt động nặng trong nhà. Ngủ càng nhiều càng tốt.[20]
    • Hỏi bác sĩ xem khi nào bạn có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày. Họ có thể khuyến cáo bạn chờ đến 14 ngày hoặc lâu hơn sau khi đã hết các triệu chứng.[21]

    Lời khuyên: Nếu bạn sống cùng nhà với những người khác, hãy cố gắng tự cách ly trong một phòng riêng. Nếu trong nhà có hơn một phòng vệ sinh, hãy dùng riêng một phòng tách biệt với mọi người. Điều này có thể giúp bạn bảo vệ gia đình hoặc người ở cùng phòng khỏi bị nhiễm virus.[22]

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc không kê toa để giảm đau và hạ sốt.
    Nếu có các triệu chứng như đau nhức mình, đau đầu hoặc sốt, bạn có thể uống thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Motrin, Advil), hoặc naproxen (Aleve). Nếu trên 18 tuổi, bạn cũng có thể uống thuốc aspirin để giảm đau và hạ sốt.[23]
    • Không cho trẻ em dưới 18 tuổi uống aspirin, vì nó có thể dẫn đến hội chứng Reye có nguy cơ tử vong.
    • Luôn luôn dùng thuốc theo hướng dãn ghi trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Trước khi uống bất cứ loại thuốc nào, bạn hãy cho bác sĩ biết nếu bạn mang thai hoặc đang cho con bú.

    Lời khuyên: Có thể bạn từng nghe nói rằng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) and naproxen (Aleve) khiến bệnh COVID-19 nặng thêm. Tuy nhiên, không có bằng chứng y học nào khẳng định điều này. Nếu bạn lo ngai về bất cứ loại thuốc nào, hãy hỏi hỏi bác sĩ trước khi uống. [24]

  3. 3
    Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã công bố toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà [25]}}
    • 1.Molnupiravir 400mg (uống ngày 2 lần: sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống 5 ngày liên tục).
    • 2. Paracetamol 500mg (uống 01 viên khi sốt trên 38 độ C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt).
    • 3. Các loại vitamin (đa sinh tố, vitamin C) (uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên. Nếu bạn có cảm giác khó thở hoặc đo nồng độ oxi dưới 95% nhưng chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ, bạn có thể uống thêm các thuốc sau: 4. Dexamethasone 0,5mg (uống ngày 01 lần: sáng 12 viên sau khi ăn (tương đương 6mg/ngày) HOẶC Methylprednisolone 16mg (uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên (sau khi ăn) HOẶC Prednisolone 5mg (uống ngày 01 lần: sáng 08 viên sau khi ăn (tương đương 40mg/ngày)
    • 5. Rivaroxaban 10mg (uống ngày 01 lần: sáng 01 viên) HOẶC Apixaban 2,5mg (uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên) HOẶC Dabigatran 110mg (uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên).
    • Lưu ý: • Toa thuốc này chỉ sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. • Thuốc số 1 là thuốc có kiểm soát, được cung cấp theo chương trình của Bộ Y tế. • Riêng thuốc số 4 và thuốc số 5 KHÔNG sử dụng trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú; người có mắc một trong những bệnh sau: viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hoá, đường tiết niệu, các bệnh lý dễ gây chảy máu. • Đối với người đang điều trị bệnh lý nền, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng toa thuốc này.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng máy tạo ẩm để giảm ho.
    Máy tạo ẩm có thể làm dịu cổ họng, phổi, hốc mũi và nhờ vậy cơn ho cũng dịu hơn. Ngoài ra, độ ẩm còn làm loãng chất nhầy, giúp tăng hiệu quả của cơn ho. Hãy đặt máy tạo ẩm gần giường ngủ khi bạn nằm nghỉ trong cả ngày.[26]
    • Việc tắm vòi sen nước nóng hoặc ngồi trong phòng tắm và mở vòi sen cũng giúp bạn nhẹ nhõm hơn và làm long đờm trong phổi và các xoang.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Uống nhiều chất lỏng.
    Cơ thể dễ bị mất nước khi bị bệnh. Trong thời gian chờ hồi phục, bạn nhớ uống nước, nước quả hoặc các chất lỏng trong khác để ngăn ngừa mất nước và làm long đờm.[27]
    • Các chất lỏng ấm như nước thịt, trà, nước ấm có vắt chanh có tác dụng làm dịu rất tốt nếu bạn bị ho hoặc đau họng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tự cách ly cho đến khi bác sĩ cho phép bạn ra khỏi nhà.
    Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải ở nhà cho đến khi bạn không còn khả năng lây nhiễm cho người khác. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào bạn có thể quay lại với các hoạt động thường ngày. Hãy hỏi lại bác sĩ trước khi bạn ra ngoài ngay cả khi bạn đã cảm thấy khoẻ.[28]
    • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm lại để xem trong cơ thể có còn virus không.
    • Nếu không có điều kiện để xét nghiệm, bác sĩ có thể cho phép bạn ra khỏi nhà sau tối thiểu 72 tiếng không còn các triệu chứng.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Phòng ngừa

Tải về bản PDF
  1. 1
    Đi chích ngừa càng sớm càng tốt. Ở Mỹ, tất cả những người trên 12 tuổi đều được tiêm vắc xin miễn phí. Nhiều công ty còn có ưu đãi cho những người đến tiêm vắc xin, chẳng hạn như đi xe miễn phí đến địa điểm chích ngừa, trông giữ trẻ em và cung cấp bữa ăn miễn phí.[29] Ở các quốc gia khác, bạn hãy hỏi các cơ quan của Bộ Y tế để biết thêm thông tin về vắc xin.
    • Từ tháng 6/2021, có 3 loại vắc xin được lưu hành phổ biến ở Mỹ là Pfizer-BioNTech, Moderna, và Johnson & Johnson. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) có nhiều thông tin về từng loại vắc xin để bạn có thể chọn loại vắc xin thích hợp nhất.
    • Mỗi địa điểm chích ngừa sẽ tiêm một loại vắc xin. Nếu muốn tiêm một loại vắc xin cụ thể nào đó, bạn có thể tìm một địa điểm chích loại vắc xin đó – lưu ý là có thể bạn phải đi một quãng đường dài để đến được điểm tiêm vắc xin nhất định.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Càng ít ra khỏi nhà càng tốt nếu bạn chưa tiêm vắc xin.
    Có lẽ bạn cũng đã nghe đến cụm từ “giãn cách xã hội”, có nghĩa là hạn chế tiếp xúc với những người khác. Điều này có thể giúp ngăn ngừa lây lan virus corona trong cộng đồng. Chỉ ra khỏi nhà khi có việc thiết yếu, chẳng hạn như mua thực phẩm hoặc đi làm. Nếu có thể, bạn nên tìm cách thoả thuận làm việc hoặc học tại nhà cho đến khi hoàn thành việc tiêm vắc xin.[30]
    • Nếu có gặp gỡ bạn bè hoặc người trong gia đình chưa tiêm vắc xin, hãy giới hạn số lượng khách từ 10 người trở xuống và tiếp tục duy trì khoảng cách 2 mét giữa bạn và những người khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội nếu bạn chưa tiêm vắc xin.
    Nếu bạn cần phải đi mua thực phẩm hoặc ra ngoài làm các việc cần thiết, hãy thực hiện các bước bảo vệ bản thân và mọi người. Đeo khẩu trang ôm kín mũi, miệng và cằm. Ngoài ra, bạn hãy có gắng giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với bất cứ người nào không sống cùng nhà.[31] Nếu đã tiêm vắc xin đầy đủ, bạn không cần phải đeo khẩu trang hoặc chú ý giữ khoảng cách khi ra ngoài nơi công cộng.[32]
    • Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị người đã tiêm vắc-xin vẫn nên đeo khẩu trang ở những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc rất cao.[33]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa tay...
    Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng. Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan virus corona và các bệnh khác. Dùng xà phòng và nước để rửa tay thường xuyên trong cả ngày, đặc biệt là sau khi chạm vào các bề mặt ở các khu vực có nhiều người qua lại (như tay nắm cửa ở nhà vệ sinh công cộng hoặc thanh vịn trên tàu xe) hoặc những người và động vật có khả năng đã lây nhiễm. Rửa tay tối thiểu 20 giây và nhớ rửa các kẽ ngón tay.[34]
    • Để đảm bảo rửa tay đủ thời gian, hãy thử hát bài “Happy Birthday” hai lần khi rửa tay.
    • Bạn có thể dùng dung dịch rửa tay khi không có điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
    Các virus gây bệnh hô hấp như virus corona xâm nhập vào cơ thể qua các màng nhầy ở mắt, mũi và miệng. Bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách tránh đưa tay lên mặt, đặc biệt là khi chưa rửa tay.[35]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Làm vệ sinh và khử trùng toàn bộ các đồ vật và bề mặt.
    Một cách phòng bệnh thông thường là làm sạch các bề mặt có nhiều người chạm vào hàng ngày để hạn chế lây lan mầm bệnh. Pha 240 ml thuốc tẩy với 4 lít nước ấm, hoặc dùng nước xịt khử trùng hay khăn ướt khử trùng để lau rửa các bề mặt cho sạch sẽ. Đảm bảo các bề mặt được lau phải còn ướt trong khoảng 10 phút để chất khử trùng có hiệu quả.[36]
    • Nếu có người trong nhà bị bệnh, bạn cần rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng ngay sau khi ăn. Ngoài ra, hãy giặt tất cả các đồ vải như ga trải giường và vỏ gối bằng nước nóng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tránh tiếp xúc với những người bệnh.
    Virus corona lây lan từ những giọt bắn của người bị nhiễm. Bạn rất dễ hít phải các giọt bắn này sau khi người bệnh ho. Nếu thấy ai đó đang ho hoặc họ nói là bị bệnh, bạn hãy lịch sự và tế nhị tránh đi. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng tránh các đường lây nhiễm sau:[37]
    • Tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như ôm, hôn, bắt tay hoặc ở gần họ trong thời gian dài (ví dụ như ngồi cạnh họ trên máy bay hoặc xe buýt)
    • Dùng chung cốc, các vật dụng ăn uống và các đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh
    • Chạm lên mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào người nhiễm bệnh
    • Tiếp xúc với chất thải bị nhiễm (ví dụ như thay tã cho em bé bị nhiễm bệnh)
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Che miệng mỗi khi ho hoặc hắt xì.
    Người nhiễm virus corona làm lây lan virus khi ho hoặc hắt xì. Nếu bạn bị nhiễm COVID-19, hãy giữ an toàn cho những người xung quanh bằng cách dùng khăn giấy, khăn tay hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng khi ho hoặc hắt xì.[38]
    • Vứt ngay khăn giấy vào thùng rác, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
    • Nếu bạn bất ngờ bị ho hoặc hắt xì và không có sẵn khăn giấy, hãy che mũi và miệng bằng khuỷu tay thay vì dùng bàn tay. Như vậy, bạn sẽ ít có khả năng làm lây lan virus khi chạm vào các đồ vật.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Đảm bảo an toàn vệ sinh khi tiếp xúc với động vật.
    Mặc dù ít có nguy cơ động vật lây lan virus corona sang người, nhưng khả năng này cũng không thể loại trừ, và đã có ghi nhận về một vài trường hợp động vật bị nhiễm virus từ người. Nếu bạn tiếp xúc với bất cứ loài động vật nào kể cả thú cưng, hãy nhớ rửa tay thật kỹ.[39]
    • Tránh tiếp xúc với bất cứ con vật nào bị bệnh thấy rõ.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thịt sống.
    Từ tháng 6/2021, không có bằng chứng nào cho thấy con người có thể bị nhiễm COVID-19 do ăn hoặc chạm vào thực phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị nhiễm các bệnh khác từ thức ăn nhiễm bẩn hoặc chế biến không an toàn, đặc biệt là thịt và các sản phẩm từ động vật.[40]
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Chú ý các khuyến cáo về du lịch nếu bạn có kế hoạch đến các quốc gia khác.
    Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 toàn cầu, các chuyến đi không cần thiết đều không được khuyến khích. Nếu bạn định ra nước ngoài, hãy vào các website du lịch của quốc gia bạn đang sống để biết nơi bạn định đến có virus corona đang lưu hành không. Bạn cũng có thể kiểm tra website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tìm hiểu thông tin. Các website này có thể cho bạn các lời khuyên về cách bảo vệ bản thân trong khi đi đến những vùng khác.[41]
    Quảng cáo
  1. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html
  2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/faq.html#symptoms
  3. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/testing/diagnostic-testing.html
  4. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/lab/guidelines-clinical-specimens.html
  5. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/steps-when-sick.html
  6. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/symptoms-testing/symptoms.html
  7. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/treatments-for-severe-illness.html
  8. https://www.covid19treatmentguidelines.nih.gov/therapies/statement-on-casirivimab-plus-imdevimab-eua/
  9. https://www.covid19treatmentguidelines.nih.gov/therapies/antiviral-therapy/remdesivir/
  10. https://www.covid19treatmentguidelines.nih.gov/therapies/anti-sars-cov-2-antibody-products/convalescent-plasma/
  11. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/steps-when-sick.html
  12. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/quarantine.html
  13. https://www.canada.ca/content/dam/phac-aspc/documents/services/publications/diseases-conditions/coronavirus-disease-covid-19-how-to-self-isolate-home-exposed-no-symptoms/64-05-19-2611-Coronavirus-Factsheet-SELF-ISOLATION-QUARANTINE-EN-WEB-03.pdf
  14. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/your-health/treatments-for-severe-illness.html
  15. https://www.bbc.com/news/51929628
  16. https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6851640-89
  17. https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
  18. https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
  19. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/steps-when-sick.html
  20. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/faq.html
  21. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prepare/transmission.html
  22. https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
  23. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/faq.html
  24. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/prevention.html
  25. https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
  26. https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
  27. https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
  28. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/about/transmission.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fcoronavirus%2Fabout%2Ftransmission.html
  29. https://www.cdc.gov/coronavirus/about/prevention.html
  30. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/animals.html
  31. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/food-and-COVID-19.html
  32. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/travelers/index.html

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: World Health Organization
Cùng viết bởi:
Cơ quan Y tế Cộng đồng Toàn cầu
Bài viết này đã được cùng viết bởi World Health Organization. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cơ quan chuyên ngành của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về vấn đề y tế quốc tế. Được thành lập năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới theo dõi các rủi ro về y tế cộng đồng, thúc đẩy sức khỏe và sự an lạc của mọi người, điều phối sự hợp tác y tế quốc tế và hoạt động ứng phó khẩn cấp. WHO hiện tại đang lãnh đạo và điều phối các nỗ lực toàn cầu để giúp các nước phòng chống, phát hiện và ứng phó với đại dịch COVID-19. Bài viết này đã được xem 35.737 lần.
Chuyên mục: COVID 19
Trang này đã được đọc 35.737 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo