Cách để Xét nghiệm virus Corona ở Việt Nam

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi con số các ca dương tính với virus Corona (COVID-19) ngày một tăng lên ở Việt Nam, có thể bạn cũng đã bắt đầu lo lắng cho sự an nguy của mình, nhất là khi bỗng nhiên bạn cảm thấy không khỏe. Mặc dù bạn sẽ có ít nguy cơ bị mắc virus này, trừ khi bạn đã tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc bạn vừa đi du lịch tới những nơi đang có dịch bệnh hoành hành, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã có chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng chống dịch COVID-19, trong đó có khuyến khích người dân thực hiện khai báo y tế. Nếu bạn tin rằng mình có thể đã phơi nhiễm virus Corona, hãy liên hệ với các bệnh viện để được xét nghiệm. Nếu đúng là bạn có nguy cơ, họ sẽ xét nghiệm cho bạn. Bạn có thể tham khảo danh sách các địa điểm xét nghiệm virus Corona ở đây: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dich-2019-ncov/thong-tin-suc-khoe/co-xet-nghiem-corona-virus-o-dau/

Phần 1
Phần 1 của 2:

Đánh giá các tiêu chí xét nghiệm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo dõi thân nhiệt.
    Hầu hết những người dương tính với COVID-19 đều bị sốt. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với bình thường. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 98.6 °F (37.0 °C), tuy nhiên, thân nhiệt bình thường cũng có thể cao hoặc thấp hơn thế một chút. Cách chính xác nhất để xác định xem bạn có bị sốt hay không là sử dụng cặp nhiệt độ, tuy nhiên, bạn cũng nên để ý tới các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ bắp, yếu sức hoặc mất nước.[1]
    • Nếu là người trưởng thành và thân nhiệt của bạn đạt tới 103 °F (39 °C) trở lên, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.[2]
    • Ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi bác sĩ nhi nếu nhiệt độ cơ thể trẻ đạt tới 100.4 °F (38.0 °C) trở lên, hoặc 102 °F (39 °C) trở lên đối với trẻ từ 6 tới 24 tháng tuổi.
    • Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, hãy gọi bác sĩ ngay nếu trẻ bị sốt hơn 3 ngày hoặc có thể hiện kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý tới dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.
    Các triệu chứng phổ biến nhất của virus Corona là ho và khó thở. Các triệu chứng khác sẽ bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng và kiệt sức. Tuy nhiên, vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng tương tự, bạn không nên quá hoảng loạn khi cơ thể mình đang có chúng.[3]

    Có thể bạn chưa biết? Khoảng 80% các ca mắc COVID-19 đều chỉ ở mức nhẹ và không cần chăm sóc y tế đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn là người cao tuổi hoặc có sẵn các bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường hoặc huyết áp cao, có khả năng cao bạn sẽ bị ốm nặng.[4]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá xem bạn có nguy cơ cao bị nhiễm virus Corona không.
    Hiện ở Việt Nam, mọi người sẽ được coi là có nguy cơ cao nếu đã đi tới các vùng có dịch, hoặc đã tiếp xúc với người dương tính với COVID-19. Tuy nhiên, nếu bạn đã đáp ứng một trong hai tiêu chí này nhưng không có triệu chứng bị bệnh trong 14 ngày, bạn không bị nhiễm virus.[5]
    • Các quốc gia đang bị COVID-19 hoành hành bao gồm Trung Quốc, Iran, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc khả năng bản thân đã phơi nhiễm với bệnh khác.
    Chỉ vì bạn bị ốm, không có nghĩa là bạn đã mắc virus Corona. Nếu ở khu vực sinh sống của bạn không có trường hợp mắc bệnh nào, và gần đây bạn cũng không đi du lịch thì khả năng cao là bạn chỉ nhiễm cúm hoặc cảm lạnh thông thường.[6]
    • Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm, có khả năng cao là bạn cũng bị cúm chứ không phải COVID-19.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hãy gọi trước cho bệnh viện hoặc phòng khám nếu bạn cho rằng mình đã nhiễm COVID-19.
    Nếu bạn có các triệu chứng viêm đường hô hấp và sốt, ngoài ra bạn cũng có lý do để tin rằng mình có thể đã phơi nhiễm với virus Corona, hãy liên hệ ngay với các cơ quan y tế để tới khám. Việc gọi điện trước sẽ giúp mọi người tại cơ sở y tế chuẩn bị trước để không ai bị lây thêm, và họ cũng có thể hướng dẫn bạn các bước tiếp theo.[7]
    • Bác sĩ tại đó có thể không xét nghiệm được ngay, nhưng họ có thể hướng dẫn bạn tới những nơi đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm này.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Thực hiện xét nghiệm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi tới những địa điểm có đủ điều kiện xét nghiệm.
    Hiện nay có khoảng 30 phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm chẩn đoán corona virus trên phạm vi cả nước.[8]
    • Đảm bảo tới đúng giờ hẹn.
    • Trừ khi bác sĩ hướng dẫn, bạn không cần phải tuân thủ bất kì bước chuẩn bị nào trước khi xét nghiệm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Để các kỹ thuật viên lấy mẫu dịch trong mũi và họng.
    Các xét nghiệm chủ yếu đối với virus Corona là lấy dịch trong xoang và họng. Trong quá trình xét nghiệm, hãy ngồi hoặc nằm yên khi kỹ thuật viên dùng tăm bông để lấy mẫu từ cả hai nơi.[9]
    • Kỹ thuật viên sẽ giữ tăm bông sâu trong mũi và họng của bạn trong vòng 5 tới 10 giây, việc này có thể khiến bạn hơi khó chịu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cung cấp mẫu đờm nếu được yêu cầu.
    Nếu ho được ra đờm, phòng xét nghiệm có thể yêu cầu bạn cung cấp mẫu đờm. Để làm thế, bạn sẽ cần súc sạch miệng bằng nước, sau đó, ho ra đờm vào một vật chứa đã được tiệt trùng.[10]
    • Trong một số trường hợp hiếm hoi, ví dụ như bạn bị viêm đường hô hấp sâu và nghiêm trọng, có thể bạn sẽ được xịt dung dịch muối vào phổi để có thể lấy được mẫu đờm. Tuy nhiên, việc này không phổ biến với những người chỉ mắc triệu chứng nhẹ.[11]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đợi kết quả xét nghiệm.
    Khi đã cung cấp đủ mẫu xét nghiệm, phòng thí nghiệm sẽ gửi mẫu này tới nơi đủ thẩm quyền ngay lập tức. Mẫu xét nghiệm sẽ được kiểm tra và bạn sẽ được thông báo ngay khi có kết quả.[12]
    • Phòng xét nghiệm có thể sẽ thực hiện loại trừ một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Nếu họ xác định được là bạn đã nhiếm bệnh khác,khả năng nhiễm virus Corona sẽ bị loại trừ ngay, tuy nhiên, nguyên tắc này có thể sẽ thay đổi khi họ tìm ra được nhiều thông tin hơn về bệnh đó.[13]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của bác sĩ nếu bạn dương tính với virus Corona.
    Hiện tại chưa có thuốc điều trị virus Corona. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định điều trị để giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa để chúng không chuyển biến xấu, vì thế, hãy chắc chắn là làm đúng theo chỉ định của bác sĩ.[14]
    • Nếu các triệu chứng có diễn biến nghiêm trọng, ví dụ như bị khó thở, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện để được điều trị chuyên sâu.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không lây lan dịch bệnh.
    Nếu bạn bị ốm, hãy ở nhà, trừ khi phải đi khám. Hãy cố gắng tự cách ly trong một phòng riêng để không tiếp xúc với người nhà. Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi bị ho hoặc hắt xì, sau đó vứt khăn giấy đi.[15]
    • Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, và khử trùng các bề mặt trong nhà để tránh lây mầm bệnh cho người khác.
    • Nếu bị ốm, hãy đeo khẩu trang để tránh làm lây virus cho người khác. Tuy nhiên, bạn không cần dùng khẩu trang để tránh bệnh nếu là người khỏe mạnh.

    Cảnh báo: Cho tới khi chúng ta tìm hiểu được thêm thông tin về COVID-19, hãy tránh ở gần thú cưng nếu bạn đã bị nhiễm bệnh nhằm đề phòng trường hợp bệnh này lây từ người sang động vật.

    Quảng cáo


Cảnh báo

  • Nếu cho rằng mình bị ốm, hãy ở nhà càng nhiều càng tốt để tránh lây virus cho người khác.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 3.306 lần.
Chuyên mục: COVID 19
Trang này đã được đọc 3.306 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo