Cách để Chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống COVID

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi vắc-xin COVIDE-19 được phân phối, sẽ có nhiều người đủ điều kiện được tiêm phòng hơn. Bạn không cần phải làm gì nhiều trước khi đi tiêm, nhưng để có trải nghiệm dễ dàng, suôn sẻ và hạn chế tối đa tác dụng phụ, bạn có thể thực hiện vài việc. Hãy đảm bảo đeo khẩu trang và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ngay cả sau khi đã tiêm phòng để giữ an toàn cho bản thân và mọi người.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 11:

Trao đổi với bác sĩ nếu có thắc mắc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Có thể trong buổi khám, bạn sẽ không có đủ thời gian để đặt câu hỏi.
    Nếu không dám chắc về sự phù hợp của vắc-xin COVID-19 với cơ thể mình, hãy hẹn với bác sĩ riêng để trao đổi. Họ có thể nói về các loại vắc-xin khác nhau và xem loại nào phù hợp với bạn.[1]
    • Các chuyên gia đều đồng ý rằng vắc-xin COVID-19 an toàn cho bà bầu và bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn có lo ngại thì hãy trao đổi với bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trước khi quyết định.
    • Nếu có bệnh nền, bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin nếu chưa từng bị dị ứng vắc-xin trước đây. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các tình trạng bệnh nền và vắc-xin COVID-19 tại: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/underlying-conditions.html. Ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo thông tin về vắc-xin này tại: https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847912-99
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 11:

Đặt lịch hẹn qua mạng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chính quyền hoặc...
    Chính quyền hoặc dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn sẽ chịu trách nhiệm việc phân phối vắc-xin. Nếu đạt đủ điều kiện để được tiêm phòng, bạn có thể lên mạng để đặt lịch hẹn theo giờ. Trang web sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về địa điểm, cách chuẩn bị và những điều có khả năng xảy ra tại buổi hẹn.[2]
    • Hầu hết các cơ sở tiêm phòng đều chỉ nhận những người đã đặt lịch hẹn từ trước. Khi việc phân phối vắc-xin được mở rộng thì điều kiện đó có thể thay đổi.
    • Chính phủ hoặc dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn có thể đặt giới hạn số lượng người được tiêm vắc-xin. Trước khi đặt lịch hẹn, hãy kiểm tra trên trang web thông tin chính thức của chính quyền để xem mình có đủ điều kiện tiêm phòng không.
    • Mũi tiêm vắc-xin COVID-19 được miễn phí đối với tất cả mọi người, vì thế, bạn không cần phải trả phí đăng ký.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 11:

Không lên kế hoạch tiêm vắc-xin khác cùng một lúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Các chuyên gia không chắc chắn về ảnh hưởng của vắc-xin COVID-19 đối với các loại vắc-xin khác.
    Hãy đợi ít nhất 14 ngày sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 rồi mới tiêm các mũi khác. Việc này cũng giúp giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm nhiều loại vắc-xin cùng một lúc.[3]
    • Nếu lỡ đặt lịch tiêm hai loại vắc-xin quá gần nhau thì cũng không sao, bạn không cần phải thực hiện lại các việc liên quan tới vắc-xin COVID-19 lần nữa.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 11:

Đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội trước khi tiêm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ an toàn là điều quan trọng, ngay cả khi sắp được tiêm phòng.
    Hãy ở trong nhà càng nhiều càng tốt, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường và đứng cách những người mà bạn không sống cùng 6 ft (1.8 m). Rửa tay thường xuyên để tránh bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.[4]
    • Tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội ngay cả sau khi đã được tim phòng để giữ an toàn cho mọi người xung quanh.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 11:

Chờ ít nhất 90 ngày nếu vừa được điều trị COVID-19

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Các chuyên gia không chắc chắn về sự ảnh hưởng của việc điều trị COVID-19 đối với vắc-xin.
    Nếu bạn vừa được điều trị khỏi COVID-19 bằng kháng sinh hoặc plasma, hãy đợi ít nhất 90 ngày trước khi hẹn tiêm một loại vắc-xin khác. Các chuyên gia không chắc chắn về thời gian hiệu quả của miễn dịch tự nhiên sau khi bạn mắc COVID-19, vì thế, hãy đi tiêm ngay khi có thể.[5]
    • �Nếu bạn đã từng mắc COVID-19 nhưng không được điều trị bằng kháng sinh hoặc plasma, bạn có thể đặt lịch tiêm ngay khi khỏi bệnh.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 11:

Ăn uống đầy đủ vào ngày hẹn tiêm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Một số người báo cáo rằng họ cảm thấy yếu sức sau khi tiêm vắc-xin.
    Bạn có thể giảm thiểu các tác dụng phụ bằng cách uống nhiều nước và ăn một bữa đầy đủ, cân bằng dưỡng chất trước khi đi tiêm. Bạn cũng có thể phải xếp hàng chờ đợi trước khi tiêm nên hãy ăn uống trước khi rời khỏi nhà nhé![6]
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 11:

Mang thẻ căn cước theo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bạn cần mang thẻ căn cước/chứng minh thư để xác minh danh tính.
    Bạn có thể mang bằng lái xe nếu có. Nếu không có giấy tờ tuỳ thân, hãy gọi cho cơ sở phân phối vắc-xin và hỏi xem họ cần thông tin gì. Bạn có thể sẽ phải mang hợp đồng thuê nhà hoặc hoá đơn điện nước để chứng minh danh tính và địa chỉ của mình.[7]
    • Việc không có giấy tờ tuỳ thân thường sẽ không khiến bạn bị từ chối tiêm. Tuy nhiên, để đảm bảo, hãy liên hệ trước với cơ sở tiêm vắc-xin để được hướng dẫn.
    • Nếu có thẻ bảo hiểm y tế, hãy mang theo. Bạn có thể sẽ không phải trả tiền nếu đã có bảo hiểm chi trả.
    Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 11:

Đeo khẩu trang tới buổi hẹn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cả bạn lẫn nhân viên y tế đều phải đeo khẩu trang.
    Khi ra khỏi nhà để đi tiêm, hãy đảm bảo đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế để che hoàn toàn miệng và mũi. Nếu không đeo khẩu trang, bạn có thể sẽ bị từ chối đón tiếp.[8]
    • Luôn đeo khẩu trang khi xếp hàng và khi tiêm vắc-xin.
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 11:

Mặc áo phông rộng hoặc áo cài cúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Vắc-xin sẽ được tiêm vào cánh tay.
    Hãy mặc áo nào mà bạn dễ kéo tay áo lên nhất, ví dụ như áo phông hoặc áo cài cúc. Bạn có thể thấy đau và khó chịu ở vị trí được tiêm, quần áo chật có thể khiến điều này trở nên tệ hơn.[9]
    • Nếu bạn sợ tay bị đau, hãy mang theo túi chườm lạnh hoặc vải mát trong xe sau khi tiêm xong.
    Quảng cáo
Phương pháp 10
Phương pháp 10 của 11:

Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi tiêm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Vài người sẽ trải qua triệu chứng giống như bị cúm sau khi tiêm vắc-xin.
    Trong 48 giờ sau liều tiêm đầu tiên, bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi hoặc đau đầu. Hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng để phục hồi nhanh hơn.[10]
    • Sau khi được tiêm liều đầu tiên, bạn sẽ được theo dõi trong 15 phút để đảm bảo không gặp phải các phản ứng nghiêm trọng.
    • Nếu vết tiêm bị sưng hoặc đau, bạn có thể chườm vải mát lên để giảm viêm.
    • Nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn có thể báo cáo với CDC thông qua V-Safe. Hãy đăng ký qua mạng tại trang web https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/vsafe.html. Ở Việt Nam, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc cơ quan y tế tại địa phương để được xử lý kịp thời.
Phương pháp 11
Phương pháp 11 của 11:

Đặt lịch tiêm lần hai sau liều đầu tiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiện tại, các loại vắc-xin COVID-19 đều yêu cầu tiêm 2 liều.
    Ở buổi hẹn đầu tiên, hãy nhận/phiếu tiêm để làm minh chứng là bạn đã tiêm phòng liều đầu tiên. Bạn có thể đăng ký mũi tiêm thứ hai trên mạng hoặc trực tiếp để đảm bảo mình đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.[11]
    • Nếu dùng vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19, mũi tiêm thứ hai sẽ được thực hiện 21 ngày sau mũi đầu tiên.
    • Nếu dùng vắc-xin Moderna COVID-19, mũi tiêm thứ hai sẽ được thực hiện 28 ngày sau mũi đầu tiên.
    • Nhiều người báo cáo nhiều phản ứng phụ trầm trọng hơn sau khi tiêm mũi thứ hai. Quá trình không thay đổi, nhưng bạn có thể cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Lời khuyên này được áp dụng cho những người sinh sống ở Mỹ. Các quốc gia khác có thể sẽ có những khuyến nghị hoặc lịch tiêm phòng khác.
  • Việc phân phối vắc-xin có thể thay đổi khi có thêm liều tiêm. Hãy thường xuyên kiểm tra với các cơ sở tiêm phòng để cập nhật thông tin.
  • �Cả hai loại vắc-xin của Pfizer và Moderna đều dùng công nghệ mRNA. Khác biệt chủ yếu là khoảng thời gian giữa hai mũi tiêm và nhiệt độ bảo quản vắc-xin.[12]

Cảnh báo

  • �Nếu sau khi tiêm vắc-xin, bạn xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.[13]
  • Nếu bạn bị dị ứng bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin COVID-19 thì không được tiêm.[14]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 2.408 lần.
Chuyên mục: COVID 19
Trang này đã được đọc 2.408 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo