Cách để Điều trị chứng không dung nạp Gluten

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chứng không dung nạp Gluten (có liên quan đến bệnh Celiac) là phản ứng miễn dịch đối với một loại protein trong lúa mì và các ngũ cốc khác. Bệnh có thể biểu hiện nhiều triệu chứng như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, phát ban và đau khớp sau khi ăn thực phẩm chứa Gluten.[1] Nhiều bệnh nhân nhận thấy loại bỏ Gluten khỏi chế độ ăn giúp cải thiện triệu chứng. [2] Không có phương pháp chữa khỏi chứng không dung nạp Gluten nhưng bằng cách tránh tiêu thụ thực phẩm chứa Gluten và tiếp nhận chẩn đoán cùng phép điều trị đúng cách, bạn có thể giảm cảm giác khó chịu và các bệnh khác do chứng không dung nạp Gluten.[3]

Phần 1
Phần 1 của 2:

Tiếp nhận điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bác sĩ.
    Nếu cảm thấy khó chịu sau khi ăn thực phẩm chứa Gluten, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xét nghiệm để kiểm tra xem bạn có bị bệnh Celiac hoặc bệnh khác khiến tình trạng trầm trọng hơn không. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị giúp kiểm soát triệu chứng. Nên nhớ chứng không dung nạp Gluten không thể chữa khỏi mà chỉ có thể kiểm soát bệnh.[4]
    • Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nội soi, nội soi viên nang để xác định bạn có bị bệnh Celiac hay mắc chứng không dung nạp Gluten không.[5]
    • Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm để xác định các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến bệnh Celiac hoặc chứng không dung nạp Gluten như: lo âu, trầm cảm, đau nửa đầu, bệnh tuyến giáp, ung thư ruột, loãng xương, tiểu đường, viêm da dạng Herpes, bệnh thần kinh và viêm khớp.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác nhận chẩn đoán và điều trị.
    Sau khi trải qua các xét nghiệm, bạn sẽ nhận được kết quả chẩn đoán từ bác sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bạn.
    • Bác sĩ sẽ cho biết bạn có bị bệnh Celiac hay chứng không dung nạp Gluten không. Nếu có, việc tránh tiêu thụ Gluten là phép điều trị tốt nhất. [7]
    • Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc khác hoặc thực phẩm chức năng bổ sung vitamin để giúp giảm các triệu chứng khác của bệnh Celiac và chứng không dung nạp Gluten.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thực phẩm chức năng và thuốc.
    Nhiều người mắc bệnh không dung nạp Gluten sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, viêm ruột hoặc thậm chí là xuất hiện mụn nước trên da. Uống thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng và thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng bên ngoài của chứng không dung nạp Gluten và bệnh Celiac.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp chuyên gia dinh dưỡng.
    Nếu gặp khó khăn trong việc tuân thủ chế độ ăn không Gluten, bạn nên cân nhắc việc đến gặp chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia sẽ giúp bạn biết cách xác định thực phẩm chứa Gluten, lựa chọn thực phẩm tốt hơn và giúp bạn lên thực đơn bữa ăn không Gluten.
    • Chuyên gia dinh dưỡng chuyên về chứng không dung nạp Gluten có thể cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về thực phẩm không chứa Gluteln, nguồn chứa Gluten tiềm ẩn và giúp bạn tìm thực phẩm thay thế khi ăn ngoài.
    • Bạn có thể nhờ bác sĩ giới thiệu đến chuyên gia dinh dưỡng uy tín, tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ gồm những người đang mắc chứng không dung nạp Gluten. [14]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Loại bỏ Gluten ra khỏi chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ thực phẩm chứa Gluten ra khỏi nhà bếp.
    Thực phẩm chứa Gluten kích thích tình trạng không dung nạp Gluten nên bạn cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn. Nhờ đó, bạn có thể giảm được triệu chứng bệnh và tránh vô tình ăn phải thức ăn có thể khiến dạ dày khó chịu thêm. [15] Thực phẩm thường chứa Gluten gồm có:
    • Lúa mạch, bao gồm mạch nha và giấm mạch nha
    • Hắc mạch
    • Tiểu hắc mạch, lai giữa lúa mạch và hắc mạch
    • Lúa mì và bột lúa mì như bột báng, chất bột, lúa mì cứng, bột Graham, bột Kamut và bột mì mịn.[16]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định thực phẩm chứa Gluten.
    Vì lúa mì và bột mì có nhiều trong chế độ ăn nên bạn sẽ cần xác định thực phẩm có chứa bột mì và/hoặc Gluten. Cũng có thể bạn sẽ phải tránh tiêu thụ một số món ăn yêu thích để hỗ trợ điều trị chứng không dung nạp Gluten.[17] Một số thực phẩm phổ biến chứa Gluten gồm có:
    • Bia
    • Bánh mì
    • Bánh ngọt
    • Ngũ cốc
    • Bánh xốp (từ bột mì)
    • Bánh mì giòn Crouton
    • Đồ chiên
    • Nước thịt, sốt, sốt salad và thức ăn kèm sốt
    • Thịt giả và thịt hải sản giả
    • Mì ống
    • Thực phẩm chế biến sẵn
    • Nước tương
    • Thức ăn và món ăn vặt có phụ gia
    • Súp[18]
    • Nếu không chắc chắn, bạn không nên giữ lại những thực phẩm này. Bạn có thể lên mạng để tra cứu danh sách những thực phẩm chứa Gluten để loại bỏ ra khỏi chế độ ăn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mua thực phẩm không chứa Gluten.
    Khi mắc chứng không dung nạp Gluten và phải loại bỏ nhiều thức ăn khỏi chế độ ăn, bạn có thể bù đắp lại và thưởng thức những thực phẩm thay thế hoặc thực phẩm không chứa Gluten. Không mua thức ăn hoặc sản phẩm chứa Gluten giúp bạn tránh tình trạng vô tình chế biến món ăn khiến triệu chứng bệnh bùng phát.[19]
    • Nếu người sống cùng vẫn có thể ăn thực phẩm chứa Gluten, bạn nên để riêng đồ ăn của mình để tránh lẫn lộn.
    • Bạn có thể thoải mái ăn những thực phẩm tự nhiên không Gluten sau: đậu, các loại hạt, trứng tươi, thịt tươi, cá, thịt gia cầm, rau củ quả và hầu hết các chế phẩm từ sữa.[20]
    • Hầu hết các cửa hàng thực phẩm đều bán nhiều loại thực phẩm không Gluten nhưng có thể đó lại là thực phẩm bạn cần loại bỏ. Vì vậy, bạn nên hỏi nhân viên để biết liệu trong cửa hàng có gian hàng dành riêng cho thực phẩm “không Gluten” phù hợp với nhu cầu của bạn không.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hầu hết các...
    Hầu hết các cửa hàng thực phẩm đều bán nhiều loại thực phẩm không Gluten nhưng có thể đó lại là thực phẩm bạn cần loại bỏ. Vì vậy, bạn nên hỏi nhân viên để biết liệu trong cửa hàng có gian hàng dành riêng cho thực phẩm “không Gluten” phù hợp với nhu cầu của bạn không.[21]
    • Một số thực phẩm không Gluten tự nhiên mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn gồm có: hạt cây dền, củ dong, kiều mạch, ngô và bột ngô, hạt lanh, bột mì không Gluten, hạt kê, hạt diêm mạch, gạo, đậu nành, bột năng và hạt Teff. [22]
    • Những từ thường xuất hiện trên nhãn thực phẩm chứa Gluten gồm có: protein thực vật thủy phân, protein thực vật, bột ngọt, mạch nha, hương liệu mạch nha, tinh bột tinh chế, bột mì, ngũ cốc, nước tương và chất tạo đặc.[23]
    • Tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm không ghi cụ thể là “không Gluten”, bao gồm gia vị.
    • Bạn cần kiểm tra kỹ thức ăn khi ăn ngoài, ăn ở nhà người khác (người không có chung thói quen ăn uống) hoặc thử một món ăn mới.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lên thực đơn càng thường xuyên càng tốt.
    Tự chuẩn bị thức ăn là cách an toàn nhất để đảm bảo không tiêu thụ phải Gluten. Lên thực đơn bữa ăn giúp bạn tránh thực phẩm chứa Gluten và ngăn tình trạng khó chịu vùng bụng cũng như đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất.[24]
    • Lên thực đơn cho từng bữa ăn trong tuần. Đặc biệt chú ý đến những bữa ăn mà bạn không ăn ở nhà như bữa trưa hoặc bữa tối. Trong trường hợp đó, bạn nên gói sẵn đồ ăn mang theo. Hoặc nếu phải ăn ngoài, bạn cần đọc kỹ thực đơn để gọi món không chứa Gluten.[25]
    • Ví dụ, đầu tuần bạn có thể ăn phô mai với trứng ốp-lết rau củ, món phụ là bánh mì nướng không Gluten với bơ và hoa quả. Buổi trưa, bạn có thể ăn salad cá hồi, sốt dầu ôliu và giấm. Buổi tối, bạn có thể ăn món bò với bông cải xanh và khoai tây nướng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Gọi món thận trọng khi ăn ở nhà hàng.
    Có thể sẽ khó cho bạn khi gọi món không Gluten ở nhà hàng. Nhiều nhà hàng sử dụng thực phẩm chứa nguồn Gluten tiềm ẩn và làm tăng nguy cơ tiếp xúc với thực phẩm nhiễm chéo Gluten. Do đó, bạn nên hỏi kỹ về thực đơn và tránh gọi món từ thực phẩm chứa Gluten để tránh tình trạng vô tình tiêu thụ phải dù chỉ là một lượng nhỏ Gluten. [26]
    • Nhiều nhà hàng có ghi rõ phần món ăn không Gluten trong thực đơn. Nếu không có, bạn nên hỏi nhân viên hoặc đầu bếp về món ăn có thể chứa Gluten tiềm ẩn trong thực đơn.
    • Bạn có thể tra cứu thông tin trên mạng hoặc hỏi người quen về những nhà hàng thường có món ăn không chứa Gluten.
    • Một số món ăn nên tránh khi ăn ngoài nhà hàng: bánh mì Crouton; hoành thánh; hành tây chiên và mì giòn cùng salad; súp có bột mì hoặc lúa mạch; món ăn được ướp nước tương hoặc sốt Teriyaki; món ăn tẩm bột trước khi chiên; dầu dùng để chiên nhiều món tẩm bột mì; khoai tây nghiền; bánh mì.[27]
    • Một số món ăn nhà hàng phù hợp cho người mắc chứng không dung nạp Gluten gồm có rau củ hấp, thịt quay, món tráng miệng hoa quả hoặc kem.
    • Luôn chuẩn bị trước phòng trường hợp nhà hàng không có món ăn “không chứa Gluten”.[28]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tránh nhiễm chéo Gluten.
    Tình trạng tiếp xúc với Gluten từ thực phẩm nhiễm chéo Gluten là rất phổ biến. Tránh những trường hợp này giúp bạn giảm triệu chứng và điều trị bệnh tốt hơn.[29]
    • Khi ăn ở nhà hàng, bạn nên hỏi xem món ăn từ thực phẩm không Gluten và chứa Gluten có được chuẩn bị trên cùng một bề mặt không. Nếu đặc biệt nhạy cảm với Gluten, tốt nhất bạn nên tránh đến những nhà hàng này.[30]
    • Nhiễm chéo Gluten cũng có thể xảy ra khi ăn ở nhà. Do đó, bạn nên dùng riêng thớt và chuẩn bị thức ăn ở những khu vực khác nhau để tránh nhiễm chéo. [31]
    • Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng chung thiết bị gia dụng như máy nướng bánh mì, lò nướng bánh mì hoặc chảo.[32]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Chứng không dung nạp Gluten có triệu chứng tương tự với tình trạng nhạy cảm với Gluten. Tuy nhiên, khi nhạy cảm với Gluten, hệ miễn dịch sẽ không tạo ra kháng thể và không gây tổn thương đường ruột.

Cảnh báo

  • Đi khám bác sĩ ngay nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng ngay cả khi bạn đã loại bỏ Gluten ra khỏi chế độ ăn.
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/basics/treatment/con-20030410
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/basics/treatment/con-20030410
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/basics/treatment/con-20030410
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/celiac-disease/basics/treatment/con-20030410
  5. http://www.celiaccentral.org/Resources/22/
  6. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  7. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  8. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  9. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  11. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  13. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  14. http://www.gnolls.org/3089/what-are-hydrolyzed-soy-protein-and-hydrolyzed-wheat-protein-and-why-are-they-in-everything/
  15. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  16. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  17. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  18. https://celiac.org/live-gluten-free/gluten-free-lifestyle/dining-out/
  19. https://celiac.org/live-gluten-free/gluten-free-lifestyle/dining-out/
  20. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  21. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  22. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530
  23. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/gluten-free-diet/art-20048530

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Claudia Carberry, RD, MS
Cùng viết bởi:
Chuyên gia dinh dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Claudia Carberry, RD, MS. Claudia Carberry là chuyên gia dinh dưỡng đã được cấp phép chuyên về ghép thận và tư vấn cho bệnh nhân giảm cân tại Đại học Khoa học Y khoa Arkansas. Cô là thành viên của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Arkansas. Claudia nhận bằng MS về Dinh dưỡng từ Đại học Tennessee Knoxville vào năm 2010. Bài viết này đã được xem 4.933 lần.
Trang này đã được đọc 4.933 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo