Cách để Điều trị đường rò

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đường rò (fistula) là lối thông giữa một lỗ (hoặc miệng ống) và một mô khác hoặc giữa hai cơ quan hình ống trong cơ thể. Đường rò có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau và có nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là rò hậu môn trực tràng. Phẫu thuật có thể là giải pháp cần thiết để điều trị đường rò, nhưng một số thay đổi trong lối sống cũng có thể đem lại kết quả tốt.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Thay đổi lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Áp dụng chế...
    Áp dụng chế độ ăn cân bằng. Một chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ giúp bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và không dễ mắc bệnh chỉ bằng cách tránh các thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và các thức ăn có hại cho sức khỏe. Hãy tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, hoa quả và thịt nạc vào chế độ ăn.[1]
    • Chất xơ và ngũ cốc bổ sung vào chế độ ăn sẽ giúp ngăn ngừa chứng táo bón vốn có thể kích thích đường rò.
    • Xác định loại thức ăn khiến bạn bị dị ứng hoặc gây khó chịu trong dạ dày. Nhớ rằng mỗi người một khác, vì vậy đây không phải là quy tắc cứng nhắc.
    • Phân chứa nhiều chất béo làm tăng nguy cơ làm tắc nghẽn ống rò hậu môn, từ đó dẫn đến áp xe vùng hậu môn, nguyên nhân chủ yếu gây đau ở những người mắc chứng bệnh này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống nhiều nước hơn.
    Bạn nên uống 1,5 lít nước mỗi ngày, trừ khi bác sĩ có lời khuyên khác. Ngừng uống các thức uống chứa cồn và nước ngọt, thay vào đó là uống nhiều nước và nước quả. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chứng táo bón gây áp lực lên đường rò.
    • Nước sẽ làm mềm phân và làm sạch đường ruột; đó là lý do vì sao bạn sẽ thấy cần đi vệ sinh nhiều hơn khi uống nhiều nước.
    • Nước cũng ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn ruột, đặc biệt ở những người mắc các bệnh tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh phình đại tràng nhiễm độc, v.v...
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngồi trên gối.
    Nếu làm công việc buộc phải ngồi nhiều giờ, bạn hãy tránh áp lực cao lên lưng, mông và chân, nhất là khi bạn mắc chứng rò hậu môn. Bạn có thể ngồi trên gối hoặc gối hình bánh donut lõm ở giữa thay vì ngồi trên ghế bình thường.
    • Cố gắng làm sao cho dễ chịu. Tránh những hoàn cảnh mà bạn biết là sẽ khiến bạn không thoải mái, hoặc đem theo gối hay vật dụng hỗ trợ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng miếng lót thấm hút.
    Nếu không may bị rò rỉ dịch, bạn có thể dùng miếng lót thấm hút mềm để khỏi phải lo lắng bị rò rỉ máu, mủ hoặc dịch từ đường rò, vì miếng lót sẽ đóng vai trò như bề mặt thấm hút.
    • Tã người lớn cũng có hiệu quả, tuy hơi cồng kềnh và bất tiện. Miếng lót thấm hút mỏng hơn và dễ xử lý hơn.
    • Thay miếng lót thường xuyên, vì chất dịch sẽ có mùi khó chịu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Giữ vệ sinh cá nhân tốt.
    Nhớ rửa sau mỗi lần đi vệ sinh. Phòng tránh vi khuẩn ở lại trên da là bước đầu tiên để chống nhiễm trùng. Nguyên tắc này càng nên thực hiện khi bạn sử dụng nhà vệ sinh công cộng và khi bị rò rỉ dịch.
    • Nếu đang ở ngoài trời và không thể thực hiện việc này, bạn nên đem theo khăn ướt để dùng trước khi về nhà. Bàn tay là nơi tiếp xúc nhiều nhất với vi trùng nên cần được giữ sạch.
    • Thay đồ lót trong ngày khi cần nếu bạn bị rò rỉ dịch. Bạn cũng cần thay cả khăn tắm sau mỗi lần tắm. Điều này giúp ngăn ngừa mầm bệnh lây lan và vi khuẩn sinh sôi, giảm kích thích vùng hậu môn, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Uống thuốc giảm đau.
    Chứng rò hậu môn trực tràng thường kèm theo cảm giác đau nhói thường trực và cơn đau trở nên dữ dội hơn khi ngồi. Để đối phó với vấn đề này, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc giảm đau và liều lượng nào phù hợp với bạn. Ibuprofen, một loại thuốc kháng viêm không steroid, có thể giảm đau do hội chứng rò, hoặc bạn có thể cần uống thuốc do bác sĩ kê toa.
    • Đau có thể là một biến chứng của đường rò. Mủ sẽ tích tụ trong đường ống bị tắc nghẽn thay vì được dẫn lưu ra ngoài – tình trạng này có thể dẫn đến áp xe hoặc túi mủ gần bề mặt da.
    • Cảm giác đau có thể đi kèm với cảm giác kích ứng và hiện tượng đỏ như hăm tã ở vùng da xung quanh hậu môn do chảy mủ.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tăng cường hệ...
    Tăng cường hệ miễn dịch. Một chế độ ăn lành mạnh với các thức ăn giàu omega-3, omega-6, và vitamin C như cá, dầu ô liu và hoa quả họ cam quýt sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm tình trạng viêm có thể xảy ra do đường rò. Bạn cũng có thể uống thực phẩm bổ sung nếu bác sĩ khuyên dùng.
    • Tập thể dục thể thao, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và giữ vệ sinh cũng là các biện pháp rất tốt để tăng cường sức khỏe. Nếu có bất kỳ thói quen xấu nào – chẳng hạn như hút thuốc lá – bạn hãy nghĩ đến lý do này để bỏ các thói quen đó.[2]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Năng vận động....
    Năng vận động. Nếu có điều kiện cho các hoạt động đơn giản, nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ chậm, bạn hãy thực hiện vì sức khỏe để xả stress. Stress có thể ảnh hưởng đến tâm trạng chung của bạn, gây ra nhiều vấn đề và kích thích dạ dày. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thói quen ăn uống nói chung, từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn tai hại.[3]
    • Luôn ngừng lại và nghỉ ngơi một lúc nếu bạn cảm thấy đau hoặc không thể tiếp tục. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không chịu được hoạt động mà bạn đang gắng sức thực hiện.
    • Hỏi bác sĩ về các môn thể thao nhẹ hoặc các bài tập mà bạn có thể tập luyện. Yoga được nhiều bác sĩ khuyên sử dụng để thanh lọc tâm trí, xả stress và chống trầm cảm. Các bài tập yoga cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tiếp nhận điều trị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ.
    Việc chẩn đoán dựa trên quá trình khám bên ngoài, sau đó là thủ thuật soi đại tràng để loại trừ các căn bệnh như bệnh Crohn, ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, để biết tường tận hơn về trường hợp của bạn, bác sĩ có thể tiến hành thêm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:[4]
    • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT). Đặc biệt ở người mắc bệnh Crohn, chụp CT có thể phát hiện giai đoạn viêm trước khi có nguy cơ hình thành đường rò, đồng thời phát hiện các ổ áp xe để xác định liệu có cần phẫu thuật không.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây là phương pháp hữu hiệu để xác định đường rò ruột, vì nó có thể phát hiện tình trạng viêm nhiễm hoặc chất dịch tích tụ trong ống rò.
    • Chụp cản quang đường rò. Đây là phương pháp chụp X-quang, trong đó thuốc cản quang sẽ được tiêm vào vị trí bên ngoài đường rò để phát hiện đường rò và độ sâu của đường rò trong các mô, từ đó giúp bác sĩ chọn phương án điều trị.
    • Chụp siêu âm. Phương pháp này kết hợp với khám lâm sàng để xác định các ổ áp xe hoặc sự tích tụ dịch có thể ở bên trong ống rò.
    • Thủ thuật mở thông bàng quang. Phương pháp này có hiệu quả đối với đường rò ruột non-bàng quang (nối ruột và bàng quang).
    • Xét nghiệm vi sinh. Để xác định mọi dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là sự hiện diện của áp xe, có thể bác sĩ cần xét nghiệm cấy nước tiểu trong trường hợp rò đại tràng – bàng quang.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiến hành phẫu thuật.
    Phương pháp điều trị đường rò phổ biến nhất là tiến hành phẫu thuật gọi là “thủ thuật mở đường rò”. Thủ thuật này sẽ loại bỏ đường rò và mủ hoặc dịch tích tụ trong đường rò. Thủ thuật mở đường rò có hiệu quả trong hơn 85% số trường hợp.[5]
    • Trong thủ thuật mở đường rò trực tràng, bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật gọi là vạt trực tràng. Trong thủ thuật này, các mô lành xung quanh được đặt vào ống rò để ngăn ngừa tắc nghẽn do phân trong trường hợp tái nhiễm trùng.
    • Đặt chỉ seton (đặt chỉ seton vào đường rò để đóng đường rò trong khi dẫn lưu) cũng là một kỹ thuật được sử dụng trong thủ thuật mở đường rò trực tràng. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải đến gặp bác sĩ nhiều lần cho đến khi vết thương lành và chỉ tiêu hết. "Phương pháp điều trị bằng chỉ cắt" còn gọi là "phương pháp Kshar Sutra" có tỷ lệ thành công cao.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thận trọng nếu đường rò ở gần thực quản.
    Đường rò giữa thực quản và khí-phế quản là một bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng cần phải điều trị khẩn cấp và lâu dài. Nếu không được điều trị, các đường rò có thể dẫn đến áp xe phổi mãn tính và bệnh viêm phổi có thể gây tử vong. Phương pháp điều trị bao gồm một số thủ thuật y khoa như:
    • Nong thực quản. Thủ thuật này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm ở một số bệnh nhân.
    • Đặt stent kim loại dẻo dạng lưới. Đây là phương pháp hiệu quả để mở thực quản và duy trì cấu trúc thực quản.
    • Đặt stent lưới nhựa. Phương pháp này dùng để bịt đường rò khí quản–thực quản; một số stent rất hiệu quả với van chống trào ngược khi đường rò ở vị trí gần cơ thắt thực quản.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tái khám.
    Tái khám là điều cực kỳ quan trọng sau phẫu thuật, đặc biệt nếu bạn có bệnh viêm mãn tính, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc các bệnh khác. Trong các trường hợp này, đường rò chỉ là một biến chứng và cần phải được xử lý.
    • Có nhiều vấn đề khác liên quan trực tiếp đến hội chứng rò ruột mà bệnh nhân phải theo dõi và chú ý. Bệnh nhân phải tránh nhiễm trùng máu bằng cách điều trị các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm các mô xung quanh đường rò, kiểm soát sự dẫn lưu của đường rò và chăm sóc da cẩn thận để duy trì trạng thái khỏe mạnh của các mô xung quanh.
    • Bệnh nhân rò thực quản có thể cần đặt ống thông dạ dày (ống G). Ống này sẽ được luồn qua thành bụng và đi thẳng vào dạ dày. Nếu cần, bệnh nhân sẽ được gây mê khi đặt ống G để chống đau.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trao đổi với bác sĩ  về việc sử dụng thuốc kháng sinh.
    Thuốc kháng sinh có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở vị trí rò rỉ, nhất là ở ruột. Lượng bạch cầu tăng là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng và có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp.[7]
    • Các đường rò có thể điều trị ban đầu bằng cách phối hợp các kháng sinh metronidazole và ciprofloxacin hoặc vancomycin. Metronidazole được dùng với liều lượng 250-500 mg mỗi 8 tiếng, hoặc mỗi ngày 3 lần sau khi ăn một tiếng.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Hiểu về hội chứng rò

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến hội chứng rò.
    Phần lớn các trường hợp liên quan đến các bệnh viêm mãn tính như bệnh Crohn và bệnh lao. Các trường hợp khác có thể do viêm túi thừa, khối u hoặc chấn thương mãn tính. Phẫu thuật hoặc chấn thương có thể khiến đường rò hình thành, chẳng hạn như trong trường hợp rò túi mật hoặc rò động tĩnh mạch.
    • Rò trực tràng – âm đạo có thể là biến chứng của bệnh Crohn, chấn thương sản khoa do sinh nở, xạ trị hoặc ung thư.
    • Đường rò ở trẻ em và trẻ sơ sinh hầu hết là do bẩm sinh, ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn bé gái.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết về các dấu hiệu và triệu chứng.
    Hội chứng rò thường đi kèm với các triệu chứng sau đây:[8]
    • Liên tục tiết dịch (mủ)
    • Đau (liên quan đến nhiễm trùng)
    • Chảy máu
    • Đau bụng
    • Tiêu chảy
    • Chán ăn
    • Sụt cân
    • Buồn nôn và nôn
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết về các dạng đường rò.
    Đường rò được định nghĩa là một đường ống với hai lỗ: một lỗ ban đầu dẫn đến một lỗ ngoài của đường rò, gọi là lỗ thứ phát. Có nhiều dạng đường rò, nhưng 90% trường hợp là rò hậu môn – trực tràng.[9] Có các dạng đường rò như sau:
    • Rò chột: Đường nối giữa hai bề mặt với một đầu đóng và đầu kia mở. Trường hợp này có thể tiến triển thành rò hoàn toàn nếu không được điều trị.
    • Rò không hoàn toàn: Đường nối chỉ có một lỗ ngoài.
    • Rò hoàn toàn: Đường nối giữa một lỗ trong và một lỗ ngoài.
    • Rò dạng móng ngựa: Đường nối hình chữ U giữa hai lỗ bên ngoài xung quanh hậu môn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Biết về các biến chứng của đường rò hậu môn.
    Không may là các triệu chứng của hội chứng rò không chỉ dừng lại ở đó – bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như sau:
    • Dịch tiết gây viêm xung quanh vùng hậu môn
    • Các khối u ở ống hậu môn
    • Bệnh nhiễm nấm (rất hiếm)
    • Dễ bị chấn thương nghiêm trọng
    • Nứt xung quanh vùng hậu môn
    • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
      • Vì lý do trên, bạn luôn phải nhớ rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, chú ý quy tắc an toàn nơi công cộng và vệ sinh cá nhân, dùng khăn giấy ướt sau khi đi vệ sinh và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jurdy Dugdale, RN
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jurdy Dugdale, RN. Jurdy Dugdale là y tá được hành nghề tại Florida. Cô đã nhận Giấy phép Điều dưỡng của Hội đồng Điều dưỡng Florida năm 1989. Bài viết này đã được xem 2.888 lần.
Trang này đã được đọc 2.888 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo