Cách để Đối phó với Cơn đau đang Hành hạ Bạn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đối phó với cơn đau nghiêm trọng có thể sẽ khá gian nan và khó khăn. Đôi khi, cơn đau có thể diễn ra đột ngột và bất ngờ, và thỉnh thoảng, nó đến từ tình trạng sức khỏe hoặc căn bệnh đang hoành hành. Cho dù là vì lý do gì, có khá nhiều biện pháp có thể giúp bạn xử lý cơn đau nghiên trọng và dữ dội. Bạn nên tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và tìm kiếm kỹ thuật phù hợp nhất đối với bạn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Quản lý Cơn đau Xuất hiện Bất ngờ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ bình tĩnh.
    Trải nghiệm cơn đau đớn là quá trình khá căng thẳng, đặc biệt là khi bạn không biết rõ nguồn gốc gây đau đớn cho bạn. Cảm giác lo lắng, hoảng loạn, và sợ hãi thật ra sẽ khiến cơn đau của bạn tồi tệ hơn. Hít thở nông có thể dẫn đến tình trạng tăng thông khí (thở quá nhanh), làm suy yếu khả năng tiếp nhận oxy vào máu, và khiến bạn bị đau đớn nhiều hơn, chẳng hạn như đau ngực và đau cơ.[1]
    • Cố gắng không tập trung vào cơn đau. Tập trung suy nghĩ và năng lượng vào cơn đau mà bạn đang cảm nhận có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cố gắng thư giãn và chú tâm vào những việc khác. Ví dụ, hãy suy nghĩ về bước tiếp theo mà bạn có thể thực hiện để giải quyết vấn đề gây đau đớn cho bạn.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm soát hơi thở.
    Hít thở sâu, chậm rãi từ bụng hay cơ hoành, khác với thở nông từ ngực. Hành động này sẽ giúp cải thiện lượng khí oxy lưu thông trong máu và giúp giảm thiểu cường độ của cơn đau.[3][4]
    • Kỹ thuật kiểm soát hơi thở khá nổi tiếng trong việc đem lại hiệu quả trong quá trình quản lý cơn đau nghiêm trọng. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong nhiều năm để quản lý cơn đau khi sinh con.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kiếm tư thế thoải mái và cố gắng thư giãn.
    Cơn đau có thể sẽ vơi đi khi bạn ngồi thẳng lưng, hoặc khi bạn nằm xuống. Tìm kiếm tư thế phù hợp giúp bạn giảm thiểu sự đau đớn để bạn có thể tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân hình thành cơn đau.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xác định nguồn gốc của cơn đau.
    Cơn đau bất ngờ, được biết đến dưới tên gọi cơn đau cấp tính, thường là dấu hiệu cảnh báo. Nó cho bạn biết rằng bạn cần phải chú ý đến một vấn đề nào đó đang diễn ra trong cơ thể. Một vài nguyên nhân phổ biến của cơn đau cấp tính bao gồm gãy xương, bong gân hoặc căng cơ, vết xước hoặc vết cắt nhỏ hoặc vết rách sâu, đau nhức cơ bắp, chuột rút, phỏng, hoặc gãy răng.[7]
    • Cơn đau cấp tính thường được xem là cơn đau cảm thụ (nociceptive pain). Sự đau đớn khi giẫm phải đinh hoặc chạm vào một chiếc bếp nóng đều thuộc loại cơn đau cảm thụ.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Không nên phớt lờ cơn đau bất ngờ, dữ dội.
    Trong nhiều trường hợp, sự đau đớn bất ngờ có thể là dấu hiệu cảnh báo duy nhất cho bạn biết rằng đang có một điều gì đó bất ổn xảy ra trong cơ thể bạn. Ví dụ, đau bụng đột ngột có thể là dấu hiệu của tình trạng vỡ ruột thừa, viêm phúc mạc, hoặc vỡ u nang buồng trứng. Phớt lờ cơn đau bất ngờ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đôi khi, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn xem nhẹ nhu cầu chăm sóc y tế kịp thời của cơ thể.[9]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiến hành hành động để kiểm soát vấn đề.
    Một khi bạn đã xác định được nguyên nhân của cơn đau, nếu có thể, hãy thực hiện các bước để sửa chữa vấn đề. Một khi nguyên nhân của sự đau đớn đã được giải quyết, cơn đau cấp tính sẽ ngày càng trở nên nhẹ hơn và có thể biến mất hoàn toàn.
    • Tiến hành kiểm soát nguyên nhân gây đau có thể bao gồm tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Đối với chấn thương nghiêm trọng hoặc kéo dài, cơn đau không thể lý giải, chuyên gia y tế có thể giúp bạn xác định vấn đề và cung cấp biện pháp điều trị phù hợp.
    • Cơn đau cấp tính có thể diễn ra trong một vài phút, hoặc kéo dài trong nhiều tháng. Cơn đau cấp tính không được theo dõi có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài hoặc trở thành mãn tính.[10]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Kiểm soát Cơn đau Mãn tính

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chịu trách nhiệm trước sự đau đớn của bản thân.
    Quản lý cơn đau đòi hỏi quyết tâm tìm hiểu kỹ thuật mới, và thực hành điều mà bạn đã học được.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thiền...
    Thiền. Thiền là một biện pháp mạnh mẽ và đã được chứng minh có khả năng giải quyết sự đau đớn. Học cách để thiền đòi hỏi bạn phải có được sự hướng dẫn và thái độ tích cực để theo sát nó. Nghiên cứu đã cho thấy rằng cường độ cơn đau có thể được giảm thiểu từ 11% - 70% và cảm giác không thoải mái có liên quan đến cơn đau sẽ được giảm từ 20% - 93%.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Suy nghĩ về thức ăn.
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập trung vào món ăn mà bạn yêu thích có thể giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn. Tập trung suy nghĩ về sôcôla là một lựa chọn khá phổ biến.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gây xao nhãng cho bản thân.
    Cơn đau mãn tính đòi hỏi sự chú tâm của bạn. Tập trung vào những yếu tố khác, chẳng hạn như xem phim, tận hưởng hoạt động với gia đình và bạn bè, đọc sách, hoặc bắt đầu một thú vui mới có thể giúp gây xao nhãng cho tâm trí bạn. Chỉ cần tập trung vào các bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về sự đau đớn.[13]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hình dung rằng cơn đau của bạn đang trở nên khá hơn.
    Cố gắng tưởng tưởng về hình ảnh của cơn đau, có thể là hình ảnh của khớp xương bị viêm, một dây thần kinh đang đau nhói trên cổ của bạn, hoặc một chiếc xương bị gãy trên bàn chân bạn. Sau đó, hãy tưởng tượng, hoặc hình dung rằng khu vực bị đau đang lành lại, hoặc thu nhỏ lại, hoặc trở nên ít bị viêm hơn.[14]
    • Một phần của việc hình dung cũng bao gồm hành động cho phép tinh thần của bạn được trốn thoát. Hãy thả trôi tâm trí đến với nơi thư giãn và yên tĩnh hoặc đến với một trải nghiệm nào đó trong quá khứ mà bạn yêu thích.[15]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Duy trì thái...
    Duy trì thái độ tích cực. Sẽ khá khó để bạn đối phó với cơn đau mãn tính vì nó luôn đeo bám bạn và có thể “ăn mòn” thái độ tích cực của bạn. Cho phép bản thân suy nghĩ tiêu cực, đắm chìm trong sự đau đớn, và tăng cường sự thất vọng có thể khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cố gắng duy trì sự tích cực và tránh hình dung về điều tồi tệ nhất.[16]
    • Xem xét trò chuyện với chuyên viên tư vấn hoặc nhà trị liệu nếu bạn nhận thấy bản thân đang dần tìm đến với sự tiêu cực hoặc trở nên buồn phiền vì cơn đau mãn tính.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sử dụng thuốc không cần kê toa để xoa dịu cơn đau.
    Bạn có thể tìm mua thuốc giảm đau nhẹ tại hầu hết mọi tiệm thuốc tây mà không cần phải có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen, aspirin, và thậm chí một vài loại miếng dán ngoài da cũng có thể đem lại sự nhẹ nhõm cho bạn.[17]
    • Cẩn thận khi sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa. Không nên uống thuốc quá liều lượng cho phép mỗi ngày, và đọc kỹ hướng dẫn để hiểu rõ về tác dụng phụ mà thuốc có thể đem lại cho bạn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau do bác sĩ chỉ định, bác sĩ của bạn chắc hẳn sẽ không muốn bạn thay thế chúng bằng những loại thuốc không kê toa bởi vì chúng có thể có nguy cơ gây biến chứng.[18] Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thêm các loại thuốc không kê toa vào chế độ uống thuốc giúp kiểm soát cơn đau mà bạn đang sử dụng.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Nghiên cứu về tình trạng của bản thân.
    Hiểu rõ hơn về tình trạng đang diễn ra có thể giúp bạn lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
    • Đôi khi, cơn đau mãn tính có thể bao gồm sự thay đổi về mặt thần kinh, hoặc tổn thương dây thần kinh và khiến bạn khó có thể điều trị vấn đề. Biết thêm nhiều thông tin hơn về cơn đau sẽ giúp bạn lựa chọn kỹ thuật có thể đem lại sự nhẹ nhõm và tránh gây thương tổn nhiều hơn cho cơ thể.[19]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Nhận biết khi Cần phải Tìm kiếm Sự trợ giúp Y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bệnh nếu cơn đau của bạn thay đổi bất ngờ, hoặc trở nên tồi tệ hơn.
    Nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bạn quản lý sự thay đổi trong tình trạng đau đớn mà bạn đang gặp phải. Đầu tiên, quá trình điều trị cơn đau phải xoay quanh việc xác định và chữa trị nguyên nhân tìm ẩn trước khi tiến hành thực hiện các bước xoa dịu triệu chứng.
    • Nếu bạn không đi khám bệnh và cơn đau của bạn kéo dài, bạn sẽ cần phải được chăm sóc y tế.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê toa.
    Thuốc giảm đau kê toa sẽ mạnh hơn các loại thuốc thông thường và được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Những loại sản phẩm này thường có chứa các chất được kiểm soát nghiêm ngặt và có thể gây nghiện, chẳng hạn như opiate. Ngoài ra, cũng có một vài loại thuốc không chứa opiate chẳng hạn như thuốc có chứa tác nhân chống viêm và tramadol.[20]
    • Thuốc có chứa tác nhân chống trầm cảm cũ hơn, được gọi là tricyclic, một số loại thuốc chống co giật, và giúp cơ bắp thư giãn là những loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ chỉ định để giúp bệnh nhân quản lý tình trạng đau đớn mãn tính. Chúng hoạt động theo nhiều cách khác nhau để quản lý tín hiệu đau đớn được gửi đến và gửi đi từ bộ não, và để thư giãn mô cơ bắp quanh khu vực bị đau.[21]
    • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán được kê toa. Nhiều loại miếng dán sẽ được dán trực tiếp lên khu vực bị đau, chúng thường chứa hoạt chất chẳng hạn như lidocain, và một vài loại miếng dán khác sẽ được dán tại bất kỳ vị trí nào cho phép thuốc thẩm thấu vào máu của bạn, chẳng hạn như miếng dán có chứa fentanyl.[22]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc tiến hành điều trị y tế.
    Ngoài thuốc giảm đau được kê toa, có khá nhiều biện pháp điều trị y tế chuyên dụng để chữa trị tình trạng bệnh lý có liên quan đến cơn đau. Vật lý trị liệu, phong bế thần kinh, gây mê cục bộ, châm cứu, kích thích điện, hoặc thậm chí phẫu thuật có thể giúp bạn cải thiện tình trạng của cơn đau.[23]
    • Đôi khi, triệu chứng của cơn đau mãn tính có thể được kiểm soát thông qua biện pháp tiêm thuốc phong bế thần kinh và quá trình này sẽ được tiến hành ngoại trú. Bạn nên trình bày rõ ràng với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với chất phản quang, vì loại chất này thường được sử dụng trong phương pháp này.
    • Tùy thuộc vào vị trí tiêm thuốc, tác dụng phụ sẽ bao gồm tê liệt và đau nhức tạm thời trên khu vực bị tiêm. Một vài biện pháp điều trị có thể gây sụp mí mắt, nghẹt mũi và khó nuốt tạm thời.[24]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tham khảo ý kiến bác sĩ về biện pháp TENS.
    Đối với nhiều loại đau mãn tính, kích thích thần kinh tại khu vực bị đau có thể giúp giảm thiểu triệu chứng của cơn đau. Biện pháp TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation), hay còn gọi là kích thích thần kinh bằng điện trên qua da, được tiến hành thông qua các miếng dán nhỏ được đặt gần khu vực bị đau. Thiết bị này sẽ được bệnh nhân điều khiển bằng tay.[25]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận biết dấu hiệu cảnh báo cụ thể cho tình trạng bệnh lý của bạn.
    Đau mãn tính ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, xảy ra trên hầu hết mọi bộ phận của cơ thể, và là dấu hiệu của hàng trăm loại bệnh lý khác nhau. Bạn nên đi khám bệnh. Tuân theo lời khuyên của bác sĩ nếu triệu chứng của bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.[26]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy chửi tục. Nghe thì có vẻ khá điên rồ, nhưng một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng chửi tục sẽ giúp hình thành phản ứng về mặt cảm xúc có thể khiến bạn ngừng chú tâm vào cơn đau.
  • Tập thể dục thông qua chương trình tập luyện an toàn với tình trạng đau đớn của bạn, chẳng hạn như yoga, hoặc khí công.
  • Ngừng thực hiện bất kỳ một kỹ thuật hoặc bài tập nào nếu cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Luôn nhớ trò chuyện với bác sĩ khi mốn kết hợp biện pháp mới mẻ nào đó vào quá trình điều trị của bạn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jonas DeMuro, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật hồi sức cấp cứu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jonas DeMuro, MD. Tiến sĩ DeMuro là bác sĩ phẫu thuật chăm sóc sức khỏe trẻ em được cấp bằng hành nghề tại New York. Ông đã nhận bằng MD của Trường Y khoa Đại học Stony Brook vào năm 1996. Ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu về Chăm sóc khẩn cấp trong phẫu thuật tại Hệ thống Y tế Do Thái North Shore-Long Island và từng là thành viên của Trường Đại học Phẫu thuật Hoa Kỳ (ACS). Bài viết này đã được xem 2.693 lần.
Trang này đã được đọc 2.693 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo