Cách để Đáp lại lời xin lỗi qua tin nhắn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đôi khi thật khó biết phải nói gì khi ai đó xin lỗi mình, nhất là khi họ xin lỗi qua tin nhắn thay vì nói trực tiếp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết một lời xin lỗi chân thành và cho bạn vài lời khuyên nên đáp lại thế nào - dù bạn có chấp nhận lời xin lỗi của người kia hay không.

1

Cho bản thân thời gian bình tĩnh lại.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đừng trả lời trong lúc nóng giận.
    Nếu vẫn còn tức giận người kia, có lẽ bạn sẽ không đừng được mà đáp lại lời xin lỗi của họ bằng một tin nhắn giận dữ. Thật không may, những tin nhắn như vậy rất dễ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành cuộc cãi vã gây tổn thương.[1] Để khỏi lỡ lời nói ra điều gì đó mà bạn có thể hối hận, hãy đặt điện thoại xuống một lúc và cân nhắc những gì bạn muốn nói.
    • Hãy dành ra vài phút, thậm chí một hoặc hai ngày nếu cần thiết, để xử lý các cảm xúc của bạn trước khi trả lời.
    Quảng cáo
2

Tìm những dấu hiệu cho thấy đó là lời xin lỗi chân thành.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một lời xin lỗi chân thành phải là vô điều kiện.
    Bạn rất khó nhận ra giọng điệu của ai đó qua tin nhắn - đó là lý do vì sao đây không phải là cách lý tưởng để gửi (hoặc đáp lại) một lời xin lỗi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đoán biết một lời xin lỗi có thành tâm hay không qua lời lẽ của họ.[2] Một lời xin lỗi chân thành phải:[3]
    • Thể hiện sự ăn năn. Ví dụ “Anh cảm thấy rất hối hận vì những việc anh đã làm hôm qua.”
    • Chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm và nhận biết hậu quả. Ví dụ “Em hiểu em nói vậy là thiếu tế nhị và làm anh tổn thương.”
    • Cố gắng sửa chữa lỗi lầm, chẳng hạn như hứa không lặp lại hành động đó hoặc ngỏ ý muốn đền bù cho bạn bằng cách nào đó.
    • Không viện cớ, không giảm nhẹ việc họ đã làm hoặc đổ lỗi cho bạn vì sự việc đã xảy ra. Ví dụ, một lời xin lỗi thành thật sẽ không có những câu như “Anh xin lỗi, nhưng lẽ ra anh đã không nói thế nếu em không chọc tức anh,” hoặc “Em xin lỗi nếu anh cảm thấy bị xúc phạm.”[4]
3

Thẳng thắn và ngắn gọn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dù có phản hồi như thế nào thì bạn cũng nên nói đơn giản.
    Nhắn tin vốn là phương thức giao tiếp dễ dàng và nhanh chóng, do đó nó không phải là nơi để viết cả một bài luận kể chi tiết về cảm xúc của bạn. Bạn hãy đáp lại họ ngắn gọn và đi thẳng và trọng tâm, dù có chấp nhận lời xin lỗi hay không.[5]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Cảm ơn anh vì đã nhắn tin xin lỗi. Nó rất có ý nghĩa với em” hoặc “Không có gì lớn lắm đâu. Mình bỏ qua đi.”
    Quảng cáo
4

Nói rằng bạn cảm kích họ vì đã xin lỗi.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hành động xin lỗi đòi hỏi sự dũng cảm, cho dù là xin lỗi qua tin nhắn.
    Nếu đó là lời xin lỗi chân thành, hãy cho họ biết rằng bạn ghi nhận nỗ lực của họ - ngay cả khi bạn vẫn còn có chút bực mình.[6] Thử đáp lại như:
    • “Mình cảm kích bạn vì đã xin lỗi.”
    • “Cảm ơn bạn vì đã nói thế.”
    • “Cậu đã làm tớ tổn thương, nhưng lời xin lỗi của cậu rất có ý nghĩa với tớ. Cảm ơn cậu.”
5

Chấp nhận lời xin lỗi nếu bạn tha thứ cho họ.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho họ biết rằng bạn sẵn sàng bỏ qua.
    Hãy nói cho rõ để cả hai cùng khép lại chuyện này.[7] Bạn có thể nói những câu như “Cảm ơn bạn, mình tha lỗi cho bạn.” hoặc “Tốt rồi. Nhớ là đừng lặp lại nữa nhé.”
    Quảng cáo
6

Đáp lại một cách tự nhiên nếu đó chỉ là chuyện nhỏ.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho họ biết nếu bạn không quá giận.
    Cố gắng giữ giọng điệu phù hợp với mức độ nghiêm trọng của sự việc (và cảm giác của bạn về việc đó). Nếu họ chỉ gửi một tin nhắn nhanh để xin lỗi về một chuyện nhỏ hoặc sự hiểu lầm nào đó, bạn hãy thử đáp:
    • “Cậu không phải áy náy, không sao đâu!”
    • “Cảm ơn, cậu đừng lo. Tớ không giận đâu.”
    • “Ồ, ai mà chẳng có lúc mắc lỗi. Có gì lớn đâu.”
7

Thừa nhận nếu bạn vẫn còn giận.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đôi khi người ta cũng cần có thời gian để chữa lành.
    Ngay cả khi đã chấp nhận lời xin lỗi, bạn vẫn có thể còn giận vì chuyện đã xảy ra. Trong trường hợp này, bạn hãy thẳng thắn nói ra cảm giác của bạn thay vì che giấu hoặc kìm nén. Sự cởi mở của bạn có lẽ sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn và cũng cho người kia hiểu mọi việc giữa hai bạn đang ở mức độ nào.
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Cảm ơn cậu. Tớ vẫn còn hơi giận vì chuyện đã xảy ra, nhưng tớ sẽ vượt qua được.” hoặc “Được rồi, cảm ơn anh vì đã xin lỗi. Chắc phải một thời gian nữa em mới cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng lời xin lỗi này cũng giúp ích nhiều cho em.”
    Quảng cáo
8

Cho họ biết nếu bạn không chấp nhận lời xin lỗi.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Có những trường hợp bạn có thể không chấp nhận lời xin lỗi.
    Nếu lời xin lỗi của họ không thành tâm, hoặc nếu bạn cảm thấy như vậy là chưa đủ để bù đắp lại những gì họ đã làm, hãy cho họ biết điều đó.[8] Bạn cũng có thể nói với họ rằng bạn cảm ơn lời xin lỗi của họ, nhưng bạn vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận.
    • Ví dụ, nếu cảm thấy lời xin lỗi của họ chưa đủ chân thành, bạn có thể nói “Không, em không thể chấp nhận lời xin lỗi của anh. Có vẻ như anh không thực sự nhận trách nhiệm cho sự việc đã xảy ra.”
    • Hoặc “Cảm ơn vì em đã xin lỗi, nhưng anh vẫn còn rất giận và chưa thể tha thứ. Anh cần có thêm thời gian.”
    • Nếu lời xin lỗi là của một người quan trọng đối với bạn, hãy cân nhắc cho họ một cơ hội nữa để nói lời xin lỗi chân thành hơn. Nói rõ rằng bạn cần họ làm gì mới có thể chấp nhận (chẳng hạn như “Em cần anh hiểu vì sao em đau lòng như vậy.”)
9

Cho người kia biết họ có thể làm gì để sửa sai.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một lời xin lỗi sẽ có ý nghĩa hơn nếu đi kèm với hành động.
    Hãy dành ra vài phút để nói về cách mà cả hai bạn có thể vượt qua sự việc đã xảy ra. Bạn có thể đề nghị một thỏa thuận hoặc tế nhị yêu cầu họ thay đổi hành vi trong tương lai.[9]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Lần sau nếu bực mình với em thì anh hãy nói anh cảm thấy thế nào chứ đừng la hét.” hoặc “Tớ biết là cậu bực mình vì phải chờ quá lâu. Từ giờ tớ sẽ cố gắng nhanh hơn, nhưng lần sau cậu nên hỏi tớ thay vì bỏ đi một mình.”
    Quảng cáo
10

Xin lỗi họ về phần của bạn trong sự việc đã xảy ra.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một cuộc xung đột thường có phần của cả hai bên.
    Hãy nghĩ về chuyện đã xảy ra giữa bạn và người kia và cố gắng nhìn sự việc dưới góc độ của họ. Nếu có bất cứ hành động nào mà lẽ ra bạn có thể làm khác đi thì hãy thừa nhận. Như vậy, cả hai bạn sẽ dễ dàng vượt qua hơn.[10]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Cảm ơn vì anh đã nói xin lỗi mà em rất cần được nghe. Em cũng xin lỗi anh vì đã phản ứng như vậy, đáng lẽ em không nên nổi giận như thế.”
11

Cảm ơn tin nhắn bày tỏ sự đồng cảm của họ.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu đang đau khổ thì bạn không nhất định phải trả lời.
    Nhưng nếu ai đó gửi một tin nhắn như “Tôi xin chia sẻ sự mất mát của anh,” hoặc “Mình rất tiếc khi nghe tin về việc đã xảy ra với bạn” thì có lý do để bạn gửi cho họ một tin nhắn nhanh ghi nhận tấm lòng của họ. Ví dụ, bạn có thể nói:[11]
    • “Cảm ơn tấm lòng của bạn.”
    • “Cảm ơn anh, lời an ủi của anh rất có ý nghĩa với tôi.”
    • “Anh thật tử tế. Tôi rất cảm kích.”
    • “Cảm ơn bạn vì đã ở bên cạnh mình.”
    Quảng cáo
12

Gọi điện cho họ nếu bạn muốn có cuộc đối thoại nghiêm túc hơn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nhắn tin không phải là cách lý tưởng dành cho những cuộc đối thoại quan trọng.
    Nếu người đó xin lỗi bạn về một lỗi nhỏ, hoặc nếu bạn không có gì nhiều để đáp lại thì một tin nhắn ngắn gọn là phù hợp. Tuy nhiên, nếu muốn có cuộc trò chuyện sâu sắc hơn thì tốt nhất là bạn nên gọi điện hoặc nói chuyện trực tiếp với họ.[12]
    • Bạn có thể gửi một tin nhắn như “Chuyện xảy ra hôm qua không phải là chuyện nhỏ. Em không muốn nói chuyện này qua tin nhắn. Em gọi cho anh được không?”
    • Bạn cũng có thể nói “Cảm ơn nhiều vì tin nhắn của em, nhưng anh nghĩ có vấn đề mà chúng ta cần gặp mặt để nói chuyện.”

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Julianne Cantarella
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn tình cảm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Julianne Cantarella. Julianne Cantarella là chuyên gia tư vấn tình cảm, huấn luyện viên cuộc sống, nhân viên công tác xã hội, CEO và chủ tịch của New Jersey's Matchmaker. Với hơn mười năm kinh nghiệm, cô chuyên giúp phụ nữ chữa lành vết thương tình cảm và xây dựng một mối quan hệ lâu dài, lành mạnh. Julianne là người xây dựng chương trình huấn luyện hẹn hò toàn diện có tên From First Date to Soulmate™ đã giúp cho hàng trăm phụ nữ tìm được bạn đời. Cô có bằng cử nhân công tác xã hội của Đại học Ramapo, New Jersey và bằng thạc sĩ công tác xã hội của Đại học Fordham. Julianne đóng góp nội dung cho rất nhiều ấn phẩm như tạp chí Your Tango Online Magazine, 24Seven Wellness Magazine và Talk of The Town Magazine. Cô cũng được giới thiệu là chuyên gia tư vấn tình cảm trên các kênh CBS, iHeartRadio và PBS “This Emotional Life Project.” Bài viết này đã được xem 5.352 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 5.352 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo