Tải về bản PDFTải về bản PDF

Truyện ngắn là một thể loại yêu thích của nhiều người. Không như viết tiểu thuyết, một công việc được cho là nặng nhọc, hầu như ai cũng có thể phác thảo, và quan trọng hơn hết là hoàn thành một truyện ngắn. Cũng như tiểu thuyết, một truyện ngắn hay sẽ khiến người đọc rung cảm và thích thú. Với các bước tìm ý tưởng, phác thảo và gọt giũa bản thảo, chẳng bao lâu bạn sẽ nắm được cách viết một truyện ngắn thành công.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tìm ý tưởng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một cốt truyện hoặc kịch bản.
    Hãy nghĩ xem truyện của bạn kể về điều gì và chuyện gì sẽ xảy ra trong truyện. Cân nhắc những gì bạn muốn giải quyết hoặc minh họa. Xác định cách tiếp cận hoặc góc nhìn của bạn trong truyện.[1]
    • Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với một cốt truyện đơn giản, chẳng hạn như nhân vật chính phải đối phó với một tin xấu, hoặc sắp phải tiếp đón một vị khách không mong đợi.
    • Bạn cũng có thể thử tạo một cốt truyện phức tạp hơn, chẳng hạn như nhân vật chính tỉnh giấc và nhận thấy mình đang ở trong một thế giới song song, hoặc họ phát hiện ra bí mật đen tối của ai đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập trung vào một nhân vật chính phức tạp.
    Hầu hết truyện ngắn đều tập trung vào một, hoặc nhiều nhất là hai nhân vật chính. Bạn hãy nghĩ về một nhân vật chính có sự khát khao hoặc mong ước rõ ràng nhưng cũng đầy mâu thuẫn. Đừng chỉ tạo nên một nhân vật tốt hoặc xấu một cách đơn giản. Hãy nghĩ ra nhiều đặc tính và cảm xúc thú vị để tạo nên một nhân vật phức tạp và đa diện.[2]

    Tạo các nhân vật ấn tượng:
    Tìm cảm hứng: Các nhân vật luôn ở xung quanh bạn. Hãy dành thời gian quan sát mọi người ở những nơi công cộng, chẳng hạn như trung tâm mua sắm hoặc trên hè phố. Chú ý đến những con người lý thú mà bạn bắt gặp và nghĩ cách đưa họ vào câu chuyện của bạn. Bạn cũng có thể mượn vài đặc điểm của những người quen biết.
    Phác thảo câu chuyện quá khứ: Đào sâu vào những trải nghiệm trong quá khứ của nhân vật để tìm ra động cơ của họ. Tuổi thơ của cụ già cô đơn kia sẽ như thế nào? Vết sẹo trên tay ông từ đâu mà có? Cho dù bạn không kể ra những chi tiết đó trong truyện, nhưng việc hiểu nhân vật một cách sâu sắc sẽ giúp các bạn tạo nên các nhân vật như ngoài đời thực.
    Nhân vật tạo nên cốt truyện: Tạo một nhân vật có thể khiến cốt truyện của bạn thêm phần hấp dẫn và phức tạp. Ví dụ, nếu nhân vật của bạn là một cô gái trẻ luôn quan tâm đến gia đình thì hành động bảo vệ em trai của cô bé trước những kẻ bắt nạt là dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu cô bé hay hục hặc với em trai và thường chơi với những kẻ bắt nạt thì xung đột nội tâm của cô sẽ giúp câu chuyện của bạn còn hấp dẫn hơn nữa.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo một xung đột trung tâm cho nhân vật chính.
    Mỗi một truyện ngắn viết tốt đều xoay quanh một xung đột, theo đó nhân vật chính sẽ phải đối phó với một vấn đề hoặc rắc rối nào đó. Bạn hãy đặt ra xung đột cho nhân vật chính từ đầu truyện. Tạo ra khó khăn hoặc hoàn cảnh ngặt nghèo cho nhân vật.[3]
    • Ví dụ,
      nhân vật chính của bạn có một khát khao hoặc mong muốn mà họ phải trải qua bao gian truân để đạt được, hoặc nhân vật chính rơi vào tình thế hiểm nghèo và phải vật lộn để sinh tồn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chọn một bối cảnh thú vị.
    Một yếu tố quan trọng nữa của truyện ngắn là bối cảnh, tức là nơi mà các sự kiện trong truyện diễn ra. Bạn có thể bám vào một bối cảnh trung tâm cho câu chuyện và thêm các chi tiết vào những cảnh có các nhân vật của bạn xuất hiện. Chọn một bối cảnh mà bạn thấy cuốn hút và có thể khiến cho người đọc cũng thích thú.[4]

    Mẹo tạo bối cảnh:
    Nghĩ ra các đoạn miêu tả: Viết tên của bối cảnh, ví dụ như “khu thuộc địa nhỏ trên sao Hỏa” hoặc “sân bóng đá của trường trung học.” Hình dung ra từng địa điểm càng sống động càng tốt và ghi lại mọi chi tiết hiện ra trong đầu. Đặt nhân vật của bạn vào bối cảnh và tưởng tượng xem họ có thể làm gì ở đó.
    Xem xét cốt truyện: Dựa vào các nhân vật và cốt truyện, câu chuyện của bạn cần phải diễn ra ở đâu? Bối cảnh phải chiếm một phần quan trọng của câu chuyện mà người đọc không thể hình dung được ở bất cứ nơi nào khác. Ví dụ, nếu nhân vật chính của bạn là một người đàn ông trong một tai nạn ô tô thì bối cảnh mùa đông trong một thị trấn nhỏ sẽ tạo nên một lý do hợp lý cho vụ tại nạn (hiện tượng băng đen), cộng thêm vào đó là những rắc rối (giờ thì anh ta bị mắc kẹt trong giá rét với chiếc xe hỏng).
    Đừng đưa quá nhiều bối cảnh vào truyện. Việc sử dụng qua nhiều bối cảnh sẽ khiến người đọc bối rối và khó theo dõi câu chuyện. Một hoặc hai bối cảnh thường là phù hợp cho một truyện ngắn.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chọn một chủ đề cụ thể.
    Nhiều truyện ngắn xoay quanh một chủ đề và khai thác chủ đề đó từ góc nhìn của người dẫn chuyện hoặc nhân vật chính. Bạn có thể lấy các chủ đề rộng như “tình yêu”, “mong ước” hoặc “mất mát” và suy nghĩ về chủ đề đó từ quan điểm của nhân vật chính.[5]
    • Bạn cũng có thể tập trung vào một chủ đề cụ thể hơn như “tình cảm giữa anh chị em ruột thịt”, “mong ước một tình bạn” hoặc “mất cha/mẹ”.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tạo một cao trào đầy cảm xúc.
    Mỗi một truyện ngắn hay đều có một khoảnh khắc bùng nổ, khi cảm xúc của nhân vật chính dâng đến đỉnh điểm. Cao trào thường xảy ra ở nửa sau của truyện hoặc gần cuối truyện. Đến đoạn cao trào, nhân vật chính có thể cảm thấy quá sức chịu đựng, bị sập bẫy, tuyệt vọng, thậm chí mất kiểm soát.[6]
    • Ví dụ, cao trào trong truyện của bạn có thể là cảnh nhân vật chính, một ông già sống đơn độc, buộc phải đối mặt với hành vi phạm pháp của gã hàng xóm. Bạn cũng có thể tạo nên cao trào cảm xúc khi cô bé đứng lên bênh vực em trai trước những kẻ bắt nạt ở trường học.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tìm một kết truyện đảo ngược hoặc bất ngờ.
    Hãy nghĩ ra một cái kết khiến người đọc phải ngạc nhiên, sửng sốt hoặc tò mò. Tránh những cái kết hiển nhiên mà người đọc có thể đoán trước. Hãy cho người đọc một cảm giác an toàn giả tạo, khi họ tưởng rằng câu chuyện sẽ kết thúc theo một cách nào đó, nhưng rồi bạn chuyển hướng sang một nhân vật khác hoặc một hình ảnh khác gây sốc cho người đọc.

    Tạo một kết truyện thỏa đáng:
    Thử nghiệm vài kiểu kết truyện. Phác thảo một vài cái kết khác nhau mà bạn có thể sử dụng. Tưởng tượng ra từng phương án và xem cái kết nào có vẻ tự nhiên hơn, ngạc nhiên hơn hoặc mỹ mãn hơn. Nếu bạn chưa tìm ra ngay một cái kết ưng ý thì cũng không sao – đây là một trong những phần khó viết nhất của truyện ngắn!
    Bạn muốn người đọc cảm thấy thế nào khi đọc xong truyện của bạn? Kết truyện là ấn tượng cuối cùng mà bạn để lại cho người đọc. Họ có cảm xúc gì khi các nhân vật thành công, thất bại hoặc lửng lơ ở lưng chừng? Ví dụ, nếu nhân vật chính của bạn quyết định đứng lên chống lại những kẻ bắt nạt em trai của mình nhưng đến phút cuối lại e sợ, người đọc sẽ có cảm giác rằng cô bé còn phải day dứt nhiều.
    Tránh sáo rỗng. Hãy tránh xa những cái kết sáo rỗng, tức là dựa vào những tình tiết đảo ngược thường thấy để gây bất ngờ cho người đọc. Nếu kết truyện của bạn có vẻ như quá quen thuộc, thậm chí nhàm chán, bạn hãy tự thách thức bản thân làm sao để gây khó khăn hơn cho nhân vật của mình.

  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đọc các truyện ngắn tiêu biểu.
    Học cách viết truyện ngắn thành công và thu hút độc giả bằng cách đọc những tác phẩm của các nhà văn bậc thầy. Tìm các truyện ngắn thuộc các thể loại khác nhau, từ văn học hư cấu, khoa học viễn tưởng đến văn học kỳ ảo.
    Chú ý xem các tác giả sử dụng nhân vật, chủ đề, bối cảnh và cốt truyện như thế nào để tạo nên hiệu ứng tuyệt vời trong truyện ngắn của họ.
    Bạn có thể tìm đọc:
    • “Người đàn bà và con chó nhỏ” (“The Lady with the Dog”) của Anton Chekhov[7]
    • “Tôi có chuyện muốn kể với các bạn” (“Something I’ve Been Meaning to Tell You”) của Alice Munro
    • “Cho Esmé-với tình yêu và nỗi khốn cùng” (“For Esme-With Love and Squalor”) của J.D. Salinger[8]
    • “Sấm rền” (“A Sound of Thunder”) của Ray Bradbury[9]
    • “Tuyết, Tinh, Táo” (“Snow, Glass, Apples”) của Neil Gaiman
    • "Truyện tình sau núi” (“Brokeback Mountain”) của Annie Proulx[10]
    • “Những đòi hỏi” (“Wants”) của Grace Paley
    • “Apollo” của Chimamanda Ngozi Adichie
    • “Làm sao bạn mất cô ấy” (“This is How You Lose Her”) của Junot Diaz
    • “Số bảy” (“Seven”) của Edwidge Danticat
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Viết bản nháp đầu tiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phác thảo cốt truyện.
    Sắp xếp truyện ngắn của bạn thành một bản phác thảo cốt truyện gồm năm phần: mở đầu, biến cố khởi đầu, xung đột dâng cao, cao trào, xung đột giảm dần, kết thúc. Đối chiếu với bản phác thảo trong khi viết truyện để đảm bảo truyện của bạn có phần mở đầu, phần giữa và phần kết thúc rõ ràng.[11]
    • Bạn cũng có thể thử dùng phương pháp bông tuyết, theo đó bạn sẽ tạo một câu tóm tắt, một đoạn tóm tắt, một trang giấy tóm lược tất cả các nhân vật trong truyện và một bảng phân cảnh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Viết một phần mở đầu cuốn hút.
    Phần mở đầu của một truyện ngắn cần có hành động, xung đột hoặc một hình ảnh lạ thường để thu hút sự chú ý của người đọc. Hãy giới thiệu nhân vật chính và bối cảnh trong đoạn đầu tiên. Cho người đọc ý niệm về chủ đề chính và các ý tưởng trong truyện.[12]
    • Ví dụ, một dòng mở đầu như: “Hôm ấy tôi rất cô đơn” sẽ không cho người đọc biết nhiều về người dẫn chuyện và không lạ lùng hoặc hấp dẫn.
    • Thay vào đó, bạn hãy thử mở đầu như sau: “Hôm sau ngày vợ tôi bỏ đi, tôi sang nhà hàng xóm gõ cửa hỏi xin ít đường để làm chiếc bánh mà tôi sẽ không làm.” Câu này tiết lộ sự xung đột trong quá khứ, người vợ bỏ đi, sự căng thẳng hiện tại giữa người dẫn chuyện và hàng xóm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bám vào một góc nhìn.
    Một truyện ngắn thường được kể ở góc nhìn của ngôi thứ nhất và giữ nguyên trong toàn bộ câu chuyện. Điều này tạo nên trọng tâm và quan điểm rõ ràng cho câu chuyện. Bạn cũng có thể thử viết truyện ngắn ở góc nhìn của ngôi thứ ba, mặc dù góc nhìn này có thể tạo ra khoảng cách giữa bạn và người đọc.[13]
    • Một số truyện ngắn được viết ở ngôi thứ hai, khi người dẫn chuyện dùng “bạn/quý vị”. Ngôi thứ hai thường chỉ được sử dụng khi điều này là bắt buộc đối với người dẫn chuyện, chẳng hạn như trong truyện ngắn “Câu chuyện cuộc đời con” của Ted Chiang, hoặc “Làm sao bạn mất cô ấy” của Junot Diaz.
    • Hầu hết các truyện ngắn được viết ở thì quá khứ, mặc dù bạn có thể dùng thì hiện tại nếu muốn câu chuyện có vẻ gần gũi hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng lời thoại để tiết lộ nhân vật và phát triển cốt truyện.
    Lời thoại trong truyện ngắn sẽ là một mũi tên trúng hai đích. Nó phải hé lộ cho người đọc biết đôi chút về nhân vật đang nói và đóng góp cho diễn biến chung của câu chuyện. Bạn cũng nên sử dụng lời dẫn để giới thiệu nhân vật và tăng kịch tính hoặc mức độ xung đột cho các cảnh trong truyện.[14]

    Mẹo viết lời thoại:
    Tạo một giọng điệu cho mỗi nhân vật. Các nhân vật của bạn không ai giống ai, do vậy lời nói của họ cũng có đôi chút khác nhau. Bạn có thể thử nghiệm và xem giọng điệu nào phù hợp với nhân vật nào. Ví dụ, một nhân vật có thể chào một người bạn “Chào cưng, khỏe không?”, trong khi một nhân vật khác lại nói “Dạo này cậu ở đâu thể? Lâu lắm rồi tớ không gặp cậu.”
    Sử dụng các lời dẫn đối thoại – nhưng không quá nhiều. Sử dụng các lời dẫn gợi tả như “lắp bắp” hoặc “hét” xuyên suốt truyện nhưng đừng lạm dụng. Bạn có thể tiếp tục dùng từ “nói” trong một số tình huống và chọn lời dẫn gợi tả hơn nếu thực sự cần thiết cho cảnh truyện.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa các chi tiết mô tả giác quan vào bối cảnh.
    Nghĩ xem nhân vật chính cảm nhận như thế nào về hình ảnh, âm thanh và mùi vị của bối cảnh. Mô tả bối cảnh bằng các giác quan để nó trở nên thật sinh động với người đọc.[15]
    • Ví dụ, bạn có thể mô tả ngôi trường trung học cũ của bạn như “một toà nhà mang dáng dấp công nghiệp khổng lồ phảng phất mùi của những đôi tất tập thể dục, keo xịt tóc, những giấc mơ đánh mất và phấn viết bảng”, hoặc tả bầu trời trước nhà như “một tờ giấy trắng phủ một màn khói xám xịt dày đặc của những đám cháy nổ lép bép trong khu rừng gần đó vào lúc sáng sớm.”
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Kết thúc truyện với sự nhận thức hoặc khám phá.
    Nhận thức hoặc khám phá ở đây không cần phải to tát hoặc rõ ràng
    mà có thể được nhắc đến một cách tinh tế, khi các nhân vật bắt đầu thay đổi hoặc nhìn sự việc khác đi.
    Bạn có thể kết thúc truyện với một tiết lộ đem lại cảm giác cởi mở hoặc rõ ràng và được giải quyết.[16]
    • Một cách kết truyện khác là sử dụng một hình ảnh hoặc lời thoại thú vị tiết lộ sự thay đổi hoặc biến chuyển của nhân vật.
    • Ví dụ, bạn có thể kết thúc truyện khi nhân vật chính quyết định báo cảnh sát về người hàng xóm, cho dù điều này có nghĩa là cắt đứt quan hệ với họ. Trong ví dụ sau, bạn có thể kết truyện với hình ảnh nhân vật chính đưa em trai về nhà, vừa kịp giờ ăn tối.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Gọt giũa bản thảo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đọc truyện lên thành tiếng.
    Đọc truyện lên xem từng câu nghe như thế nào, đặc biệt là các đoạn đối thoại. Chú ý xem từng đoạn trong truyện nghe có mượt mà không. Kiểm tra xem có câu hoặc cụm từ nào nghe trúc trắc và gạch dưới để sau đó sửa lại.
    • Chú ý xem câu chuyện của bạn có bám theo bản phác thảo cốt truyện không, và có xung đột rõ ràng dành cho nhân vật chính không.
    • Việc đọc truyện lên thành tiếng còn giúp bạn kiểm tra các lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc dấu chấm câu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đọc lại để đảm bảo câu chuyện nghe sáng sủa và mạch lạc.
    Đối với truyện ngắn, nguyên tắc chung là ngắn hơn thường tốt hơn. Hầu hết truyện ngắn có độ dài khoảng 1.000 -7.000 từ, hoặc một đến mười trang. Đừng ngại lược bỏ các cảnh hoặc các câu văn để truyện ngắn gọn và chặt chẽ hơn. Đảm bảo chỉ đưa vào các chi tiết hoặc các khoảnh khắc thực sự cần thiết cho câu chuyện mà bạn muốn kể.[17]

    Các phần cần xoá:
    Những câu miêu tả không cần thiết: Chỉ miêu tả vừa đủ để người đọc hình dung được các đặc điểm quan trọng nhất một nơi chốn, một nhân vật hay một vật, đồng thời đóng góp cho giọng điệu của truyện. Nếu phải cắt bỏ một đoạn miêu tả tuyệt đẹp, hãy ghi lại và để dành – bạn có thể sử dụng nó trong một câu chuyện khác!
    Các cảnh không giúp phát triển cốt truyện: Nếu bạn nghĩ rằng một cảnh nào đó có lẽ không cần thiết cho cốt truyện, hãy thử gạch đi và đọc lại toàn bộ các cảnh trước và sau khi cắt bỏ. Nếu mạch truyện vẫn trôi chảy và hợp lý, bạn có thể xoá cảnh đó.
    Các nhân vật không phục vụ cho mục đích nào: Có thể bạn đã tạo ra một nhân vật để câu chuyện có vẻ chân thực hoặc để làm đối tượng nói chuyện cho nhân vật chính, nhưng nếu nhân vật đó không đóng vai trò quan trọng cho cốt truyện, có lẽ bạn cần bỏ đi. Hãy cẩn thận xem lại các nhân vật là bạn bè hoặc anh chị em của một nhân vật nào đó không có nhiều lời thoại.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đặt một nhan đề cuốn hút.
    Hầu hết các biên tập viên và người đọc sẽ nhìn vào tên truyện trước để quyết định có nên đọc tiếp hay không.
    Hãy chọn một nhan đề khiến người đọc tò mò hoặc thích thú để khuyến khích họ đọc câu chuyện thực sự.
    Sử dụng chủ đề, hình ảnh hoặc tên nhân vật trong truyện để đặt tên truyện.[18]
    • Ví dụ, “Tôi có chuyện muốn kể với các bạn” (truyện ngắn của Alice Munro) là một nhan đề tốt, vì đó là một câu của một nhân vật trong truyện và nói trực tiếp với người đọc, trong đó “Tôi” có chuyện muốn chia sẻ với người đọc.
    • “Tuyết, Tinh, Táo” của Neil Gaiman cũng là một nhan đề tốt vì nó giới thiệu ba sự vật vốn đã thú vị và còn thú vị hơn khi được đặt trong cùng một truyện.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mời những người khác đọc và phê bình truyện.
    Cho bạn bè, gia đình và bạn học ở trường đọc truyện của bạn. Hỏi xem họ có thấy truyện xúc động và hấp dẫn không. Hãy cởi mở với những lời phê bình mang tính xây dựng, vì có thể nhờ đó mà truyện của bạn sẽ hay hơn.
    • Bạn cũng có thể tham gia vào một nhóm sáng tác và nộp truyện ngắn của bạn để thảo luận. Bạn cũng có thể đứng ra lập một nhóm sáng tác cùng bạn bè để mọi người cùng bàn luận về tác phẩm của nhau.
    • Khi nhận được phản hồi, bạn nên đọc lại truyện lần nữa để có bản thảo tốt nhất.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lucy V. Hay
Cùng viết bởi:
Tác giả, Người viết và biên tập kịch bản
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lucy V. Hay. Lucy V. Hay là tác giả, nhà biên tập kịch bản và blogger đã giúp đỡ các tác giả khác thông qua các buổi hội thảo, khóa học về viết lách và trang blog của cô là Bang2Write. Lucy là nhà sản xuất của hai bộ phim kinh và tiểu thuyết tội phạm đầu tay của cô, The Other Twin, đang được Agatha Raisin, nhà làm phim từng đoạt giải Emmy của Sky (Free@Last TV) chuyển thể lên màn ảnh. Bài viết này đã được xem 82.070 lần.
Trang này đã được đọc 82.070 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo