Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một câu chuyện hấp dẫn sẽ cuốn hút độc giả và khiến họ tò mò muốn đọc thêm. Để viết được một truyện hay, bạn cần phải sẵn sàng chỉnh sửa sao cho mỗi câu văn đều có ý nghĩa. Hãy khởi đầu bằng việc xây dựng nhân vật và phác thảo cốt truyện, sau đó bắt tay vào viết bản nháp đầu tiên từ mở đầu đến kết truyện. Khi bản thảo đầu tiên đã thành hình, bạn có thể gọt giũa lại bằng một số kỹ thuật viết lách. Cuối cùng, hãy xem lại để hoàn thành bản thảo cuối cùng.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Phát triển các nhân vật và cốt truyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Động não để tìm một nhân vật hoặc cốt truyện hay.
    Câu chuyện của bạn có thể hình thành từ một nhân vật mà bạn cho là thú vị, một địa điểm hấp dẫn hoặc một khái niệm để tạo nên một cốt truyện. Hãy viết ra các ý nghĩ của bạn hoặc lập bản đồ tư duy để hình thành các ý tưởng và chọn một trong số đó để phát triển thành truyện. Sau đây là một vài gợi ý mà bạn có thể áp dụng:[1]
    • Các trải nghiệm trong cuộc đời bạn
    • Một câu chuyện với nội dung ẩn,đáng sợ hoặc bí ẩn
    • Một câu chuyện bạn đã từng nghe kể
    • Câu chuyện gia đình
    • Một kịch bản “nếu như”
    • Một câu chuyện thời sự
    • Một giấc mơ
    • Một người thú vị bạn từng gặp
    • Những bức ảnh
    • Đề tài nghệ thuật
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xây dựng các nhân vật bằng cách lập bản phác thảo nhân vật.
    Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất trong truyện. Người đọc sẽ đồng cảm với các nhân vật, và các nhân vật sẽ dẫn đắt câu chuyện của bạn. Hãy tạo một hồ sơ cho các nhân vật bằng cách đặt tên cho họ, mô tả các chi tiết cá nhân, diện mạo, các đặc điểm, thói quen, ước muốn và các thói tật thú vị. Ghi ra càng nhiều chi tiết càng tốt.[2]
    • Phác thảo nhân vật chính diện trước. Tiếp theo là phác thảo các nhân vật chính khác, chẳng hạn như nhân vật phản diện. Các nhân vật được xem là chính nếu họ đóng một vai trò lớn trong truyện, chẳng hạn như tác động đến nhân vật chính hoặc ảnh hưởng đến cốt truyện.
    • Tự hỏi các nhân vật của bạn muốn gì hoặc động cơ của họ là gì, sau đó xây dựng cốt truyện xung quanh nhân vật và triển khai theo hướng hoặc là họ có được thứ mình muốn, hoặc không.[3]
    • Bạn có thể tự tạo phác thảo cho nhân vật của mình hoặc tìm các bản mẫu trên mạng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn bối cảnh cho truyện.
    Bối cảnh là thời gian và địa điểm mà câu chuyện diễn ra. Nó phải tác động đến câu chuyện theo một cách nào đó, vì vậy bạn cần chọn một bối cảnh bổ sung cho câu chuyện. Cân nhắc xem bối cảnh đó tác động đến các nhân vật và mối quan hệ của họ như thế nào.[4]
    • Ví dụ, câu chuyện về một cô gái ước mơ trở thành bác sĩ khi được kể ở những năm 1920 sẽ khác xa so với năm 2019. Nhân vật sẽ phải vượt qua các trở ngại khác nữa, chẳng hạn như thành kiến về giới tính, tùy vào bối cảnh. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng bối cảnh này nếu chủ đề của bạn là sự kiên trì, vì nó cho phép bạn thể hiện một nhân vật bền gan theo đuổi ước mơ của mình trước định kiến xã hội.
    • Một ví dụ khác, bối cảnh một câu chuyện kể về buổi cắm trại nằm sâu trong khu rừng xa lạ sẽ tạo ra tâm trạng khác so với khi được đặt trong sân sau nhà của nhân vật chính. Khung cảnh khu rừng có thể tập trung vào khả năng sinh tồn của nhân vật chính, trong khi khung cảnh sân sau nhà có thể nhắm vào các mối quan hệ gia đình của nhân vật.

    Cảnh báo: Khi chọn bối cảnh, bạn nên thận trọng đối với khoảng thời gian hoặc địa điểm không quen thuộc với bạn. Các chi tiết rất dễ sai lệch, và người đọc có thể sẽ phát hiện được lỗi của bạn.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Phác thảo đường nét chính của cốt truyện.
    Một bản phác thảo cốt truyện sẽ giúp bạn biết phải viết gì tiếp theo. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn lấp vào những lỗ hổng trong cốt truyện trước khi bắt đầu viết. Bạn có thể sử dụng phương pháp động não và phác thảo nhân vật để xây dựng cốt truyện. Sau đây là một số cách thực hiện bước này:[5]
    • Tạo biểu đồ cốt truyện bao gồm phần giới thiệu, biến cố khởi đầu, xung đột dâng cao, đỉnh điểm cao trào, xung đột giảm dần, kết thúc.
    • Lập dàn ý theo kiểu truyền thống với các điểm chính cho từng cảnh.
    • Tóm tắt từng cốt truyện và chuyển thành một danh sách với các gạch đầu dòng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chọn góc nhìn ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
    Góc nhìn có thể thay đổi hoàn toàn quan điểm của truyện, vì vậy bạn hãy chọn một cách khôn ngoan. Chọn góc nhìn ở ngôi thứ nhất để bám sát câu chuyện. Sử dụng góc nhìn thứ ba giới hạn nếu bạn muốn tập trung vào một nhân vật nhưng muốn giữ khoảng cách để đưa ra diễn giải của chính bạn về các tình tiết. Một lựa chọn khác, bạn có thể dùng ngôi thứ ba thông suốt nếu muốn chia sẻ mọi sự việc xảy ra trong truyện.[6]
    • Góc nhìn ở ngôi thứ nhất – Mỗi nhân vật sẽ kể câu chuyện từ góc nhìn của họ. Bởi câu chuyện được kể dưới góc nhìn chủ quan của nhân vật ngôi thứ nhất, lời tường thuật của họ có thể không chắc là đúng. Ví dụ, “Tôi nhón chân đi thật khẽ trên sàn, mong là anh ta không thức giấc.”
    • Góc nhìn ở ngôi thứ ba giới hạn – Một người dẫn chuyện thuật lại các sự kiện trong truyện, nhưng góc nhìn chỉ giới hạn trong một nhân vật. Khi sử dụng góc nhìn này, bạn không thể thêm vào các suy nghĩ hoặc cảm giác của các nhân vật khác nhưng vẫn đưa được các diễn giải của bạn về bối cảnh hoặc các sự kiện vào truyện. Ví dụ, “Cô rón rén đi trên sàn, toàn thân căng cứng, cố hết sức để không phát ra tiếng động.”
    • Góc nhìn của ngôi thứ ba thông suốt – Một người dẫn chuyện chứng kiến mọi việc kể lại toàn bộ các sự kiện xảy ra trong truyện, bao gồm cả các ý nghĩ và hành động của từng nhân vật. Ví dụ, “Khi cô nhón chân đi ngang phòng, anh ta giả vờ ngủ. Cô cứ tưởng rằng những bước chân êm ru của mình không đánh thức anh ta, nhưng cô đã nhầm. Nằm dưới tấm chăn, anh ta đang siết chặt hai nắm tay.”
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Viết nháp truyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thiết lập khung cảnh và giới thiệu các nhân vật ở phần mở đầu.
    Dành ra hai hoặc ba đoạn để người đọc đắm mình trong bối cảnh. Đầu tiên, bạn hãy đặt nhân vật vào bối cảnh, tiếp đó là mô tả sơ lược về nơi chốn và kết hợp với các chi tiết khác để giới thiệu thời đại mà câu chuyện đang diễn ra. Chỉ cung cấp vừa đủ thông tin để người đọc hình dung ra bức tranh.[7]
    • Bạn có thể mở đầu truyện như sau: “Esther nhặt cuốn sách y khoa lên khỏi vũng bùn, cẩn thận lấy gấu váy lau sạch bìa. Cậu bé tươi cười đã đạp xe đi mất, để lại mình cô đi bộ gần hai cây số còn lại đến bệnh viện. Mặt trời hắt ánh nắng xuống quang cảnh sũng nước mưa, biến những vũng nước buổi sáng thành màn sương ẩm ướt giữa trưa. Cái nóng khiến cô chỉ muốn ngừng lại nghỉ, nhưng cô biết người hướng dẫn sẽ lấy cớ rằng cô đến muộn để loại cô ra khỏi chương trình.”
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giới thiệu vấn đề trong vài đoạn đầu.
    Vấn đề trong truyện sẽ đóng vai trò như một biến cố khởi đầu cho cốt truyện và giữ sự hứng thú của người đọc. Nghĩ xem nhân vật của bạn muốn gì, và vì sao họ không đạt được điều đó. Tiếp theo, hãy tạo một cảnh mô tả họ đương đầu với vấn đề.[8]
    • Ví dụ, giả sử lớp học của Esther sắp có cơ hội thực tập với bệnh nhân, và cô hy vọng mình là một trong số các sinh viên được chọn, nhưng khi đến bệnh viện, cô mới hay rằng cô chỉ được thực tập với vai trò là y tá. Chi tiết này thiết lập cốt truyện về cuộc đấu tranh của Esther để được thực tập ở vị trí bác sĩ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đưa xung đột tăng cao vào phần giữa truyện.
    Mô tả nhân vật đang cố gắng giải quyết vấn đề. Để câu chuyện cuốn hút hơn, bạn nên đưa thêm vào hai hoặc ba thách thức mà họ phải đối mặt khi đang tiến tới cao trào của truyện. Phần này sẽ gây cảm giác hồi hộp cho người đọc trước khi bạn hé lộ diễn biến của câu chuyện.[9]
    • Ví dụ, Esther có thể đến bệnh viện với vị trí y tá, tìm các bạn đồng nghiệp, thay quần áo, suýt nữa thì bị phát hiện, và rồi gặp một bệnh nhân cần được cứu chữa.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tạo cao trào để giải quyết vấn đề.
    Cao trào là đỉnh điểm của truyện. Bạn cần tạo ra một sự kiện buộc nhân vật của bạn phải đấu tranh vì mục tiêu của mình, sau đó cho thấy nhân vật hoặc là thành công, hoặc là thất bại.[10]
    • Trong câu chuyện của Esther, cao trào có thể xảy ra khi cô bị bắt gặp đang cố gắng chữa trị cho một bệnh nhân vừa ngã quỵ. Khi bị nhân viên an ninh bệnh viện lôi đi, cô đã hét to lời chẩn đoán chính xác khiến một bác sĩ thâm niên nghe được đã ra lệnh thả cô ra.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng phần xung đột giảm dần để đưa người đọc tới phần kết.
    Phần xung đột giảm dần nên ngắn gọn, vì người đọc sẽ không còn bị thôi thúc đọc tiếp sau cao trào. Bạn có thể viết hai đoạn để khép lại cốt truyện và tóm tắt sự việc xảy ra sau phần giải quyết vấn đề.[11]
    • Ví dụ, vị bác sĩ thâm niên nọ có thể khen ngợi Esther và ngỏ ý sẵn sàng làm thầy hướng dẫn cho cô.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Viết phần kết truyện gợi cho người đọc điều gì đó để suy ngẫm.
    Trong bản nháp đầu tiên, bạn đừng lo lắng về việc tạo một cái kết thật hay. Thay vào đó, hãy tập trung trình bày chủ đề và gợi ý hành động tiếp theo của nhân vật. Điều này sẽ khiến người đọc suy nghĩ về câu chuyện.[12]
    • Câu chuyện của Esther có thể kết thúc với việc cô bắt đầu làm việc với thầy hướng dẫn mới. Cô có thể suy ngẫm rằng mình đã suýt bỏ lỡ điều gì nếu như không bất chấp luật lệ để theo đuổi mục tiêu.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Gọt giũa truyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mở đầu truyện càng gần với kết truyện càng tốt.
    Người đọc không cần biết tất cả các sự việc dẫn đến vấn đề mà nhân vật đang đối mặt. Họ chỉ muốn xem một cảnh chụp nhanh trong cuộc đời của nhân vật. Bạn nên chọn một biến cố khởi đầu có thể nhanh chóng dẫn người đọc vào cốt truyện. Như vậy câu chuyện của bạn không chuyển động quá chậm.[13]
    • Ví dụ, mở đầu truyện bằng cảnh Esther trên đường tới bệnh viện sẽ tốt hơn cảnh cô nhập học vào trường y. Có thể còn tốt hơn nữa nếu câu chuyện mở ra khi cô vừa đến bệnh viện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng hội thoại để tiết lộ đôi chút về các nhân vật.
    Các mẩu đối thoại sẽ chia tách các đoạn văn, giúp người đọc lướt trên trang giấy từ trên xuống. Hơn nữa, chúng cũng sẽ cho phép bạn diễn đạt suy nghĩ của nhân vật với lời của chính họ mà không cần đến nhiều đoạn độc thoại nội tâm. Bạn có thể sử dụng các đoạn đối thoại xuyên suốt truyện để chuyển tải ý nghĩ của nhân vật. Tuy nhiên, hãy đảm bảo từng mẩu đối thoại đều phải dẫn dắt cốt truyện.[14]
    • Ví dụ, mẩu đối thoại sau đây mô tả sự thất vọng của Esther: “Nhưng em là sinh viên xuất sắc nhất lớp mà,” Esther nài nỉ. “Tại sao các bạn khác được khám cho bệnh nhân, còn em thì không ạ?”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo sự căng thẳng bằng các tình huống xấu xảy ra với nhân vật.
    Quả là khó khăn khi phải đặt nhân vật vào tình huống khắc nghiệt, nhưng nếu không thì truyện của bạn sẽ rất tẻ nhạt. Hãy đặt các vật cản hoặc các thử thách gian nan để ngăn cách họ với những thứ họ mong muốn. Như vậy, bạn sẽ có vấn đề để giải quyết và giúp nhân vật chạm đến ước mơ của mình.[15]
    • Ví dụ, việc không được vào bệnh viện với tư cách bác sĩ thực tập là một điều khủng khiếp với Esther. Tương tự, tình huống cô bị nhân viên an ninh ở bệnh viện túm lấy cũng là trải nghiệm đáng sợ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kích thích năm giác quan của người đọc bằng các chi tiết khơi gợi cảm giác.
    Sử dụng thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác để dẫn dắt người đọc vào câu chuyện. Bối cảnh của truyện sẽ sinh động hơn với những âm thanh, mùi vị và cảm giác mà người đọc cảm nhận được. Những chi tiết này sẽ giúp câu chuyện của bạn thêm phần hấp dẫn.[16]
    • Ví dụ, Esther có thể phản ứng với mùi trong bệnh viện hoặc âm thanh bíp bíp của các thiết bị.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khơi gợi cảm xúc để giúp người đọc liên hệ đến câu chuyện.
    Cố gắng khiến người đọc cảm nhận được cảm xúc của nhân vật. Bạn có thể làm điều này bằng cách kết nối những điều mà nhân vật đang trải qua với những điều thường gặp trong cuộc sống. Cảm xúc sẽ cuốn hút người đọc vào câu chuyện.[17]
    • Ví dụ, Esther đã làm việc cật lực, và rồi bị từ chối chỉ vì một vấn đề kỹ thuật. Hầu hết người đọc đều đã từng trải qua cảm giác thất bại như vậy.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Xem lại và hoàn tất truyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghỉ ngơi ít nhất một ngày trước khi xem lại truyện.
    Khó mà có hiệu quả nếu bạn xem lại truyện ngay sau khi viết xong bản thảo, vì khi đó bạn sẽ chưa thể phát hiện ra các lỗi và các lỗ hổng trong cốt truyện. Hãy đặt truyện sang một bên ít nhất một ngày để có thể xem lại dưới cái nhìn mới.[18]
    • Việc in truyện ra giấy cũng có thể giúp bạn xem lại truyện dưới một góc độ mới. Hãy thử dùng cách này khi xem lại truyện.
    • Nghỉ ngơi một chút là tốt, nhưng bạn đừng nghỉ quá lâu đến mức mất đi hứng thú.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đọc truyện thành tiếng để nghe xem những đoạn nào cần chỉnh sửa.
    Khi đọc lên thành tiếng, bạn sẽ xem xét truyện của mình dưới một góc độ khác. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra những đoạn không trôi chảy hoặc những câu nghe có vẻ trúc trắc. Hãy đọc truyện cho chính mình nghe và chú ý những chỗ cần chỉnh sửa.[19]
    • Bạn cũng có thể đọc truyện cho người khác nghe và nhờ họ góp ý.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lấy phản hồi từ những tác giả khác hoặc những người thường đọc sách.
    Khi đã sẵn sàng, bạn hãy đưa truyện của bạn cho mọi người đọc, chẳng hạn như những người đam mê viết lách, người hướng dẫn, các bạn học hoặc bạn bè của mình. Nếu có thể, bạn nên đem đến các buổi hội thảo hoặc phê bình tác phẩm. Xin ý kiến phản hồi trung thực của các độc giả để bạn có thể chỉnh sửa truyện cho hoàn thiện hơn.[20]
    • Những người thân thiết nhất của bạn như bố mẹ hoặc bạn thân có thể sẽ không cung cấp được phản hồi tốt nhất, bởi họ quá quan tâm đến cảm xúc của bạn.
    • Để các phản hồi có hiệu quả, bạn cần phải sẵn sàng tiếp thu. Nếu bạn cho rằng truyện mình vừa viết là hoàn hảo nhất trên đời thì thực sự bạn không cần nghe một lời nào của ai cả.
    • Đảm bảo rằng bạn nhờ đúng người đọc truyện. Có thể bạn sẽ không nhận được phản hồi tốt nhất nếu đưa truyện khoa học viễn tưởng của mình cho một người bạn thích đọc truyện văn học hư cấu xem.

    Lời khuyên: Bạn có thể tìm được các nhóm phê bình văn chương trên trang Meetup.com hoặc ở các thư viện.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Loại bỏ mọi...
    Loại bỏ mọi chi tiết không liên quan đến nhân vật hoặc không đóng góp cho việc phát triển cốt truyện. Như vậy, có thể bạn phải cắt đi cả những đoạn mà bạn cho là hay. Người đọc chỉ quan tâm đến các tình tiết đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện. Khi đọc lại truyện, bạn cần đảm bảo mỗi câu được viết ra phải nói lên một khía cạnh nào đó của nhân vật hoặc thúc đẩy diễn biến của câu chuyện. Hãy cắt hết những câu không phục vụ cho mục đích này.[21]
    • Ví dụ, giả sử như có một đoạn mô tả Esther gặp một cô bé trong bệnh viện gợi nhớ đến hình ảnh em gái của cô. Dù nghe có vẻ thú vị, nhưng chi tiết này không dẫn dắt diễn biến của câu chuyện, cũng không cho thấy điều gì có ý nghĩa về Esther, vì vậy tốt nhất là nên cắt bỏ.
    How.com.vn Tiếng Việt: Lucy V. Hay

    Lucy V. Hay

    Tác giả, Người viết và biên tập kịch bản
    Lucy V. Hay là tác giả, nhà biên tập kịch bản và blogger đã giúp đỡ các tác giả khác thông qua các buổi hội thảo, khóa học về viết lách và trang blog của cô là Bang2Write. Lucy là nhà sản xuất của hai bộ phim kinh và tiểu thuyết tội phạm đầu tay của cô, The Other Twin, đang được Agatha Raisin, nhà làm phim từng đoạt giải Emmy của Sky (Free@Last TV) chuyển thể lên màn ảnh.
    How.com.vn Tiếng Việt: Lucy V. Hay
    Lucy V. Hay
    Tác giả, Người viết và biên tập kịch bản

    Cân nhắc gửi truyện đến các cuộc thi sáng tác truyện ngắn. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn có giải thưởng dưới một số hình thức, chẳng hạn như truyện của bạn sẽ được xuất bản trong một tập hợp các tác phẩm, hoặc bạn có cơ hội gặp gỡ một nhà đại diện để trò chuyện. Các giải thưởng này sẽ có ích cho bạn về sau. Nếu truyện của bạn được in trong nhiều tuyển tập, bạn sẽ có thêm điểm cộng khi gửi đề xuất đến các nhà đại diện. Một số các cuộc thi như Bridport Prize và Bath Short Story Award ở Anh rất có uy tín – nếu có thể giành được một giải trong các cuộc thi như vậy, bạn sẽ được xem là nhà văn có tài năng.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đem sổ ghi chép theo mình đến mọi nơi để có thể viết ra bất cứ khi nào có ý tưởng lóe lên.
  • Đừng bắt đầu chỉnh sửa truyện ngay sau khi viết xong bản thảo, vì bạn sẽ khó phát hiện ra các lỗi sai và các lỗ hổng trong cốt truyện. Hãy chờ vài ngày cho đến khi bạn có thể xem lại truyện của mình với cặp mắt tươi mới.
  • Viết các bản nháp trước khi hoàn tất bản thảo cuối cùng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chỉnh sửa.
  • Các đoạn hội thoại và các chi tiết là chìa khóa để viết một truyện cuốn hút. Hãy đặt độc giả vào vị trí của nhân vật.

Cảnh báo

  • Đừng khiến câu chuyện bị kéo dài lê thê bằng cách đưa vào các thông tin không cần thiết cho việc phát triển nhân vật hoặc cốt truyện.
  • Nhớ viết các câu văn có độ dài khác nhau.
  • Đừng sao chép văn chương từ những cuốn sách khác. Hành động này là đạo văn.
  • Đừng vừa viết vừa chỉnh sửa, vì điều này sẽ làm giảm tốc độ viết của bạn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lucy V. Hay
Cùng viết bởi:
Tác giả, Người viết và biên tập kịch bản
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lucy V. Hay. Lucy V. Hay là tác giả, nhà biên tập kịch bản và blogger đã giúp đỡ các tác giả khác thông qua các buổi hội thảo, khóa học về viết lách và trang blog của cô là Bang2Write. Lucy là nhà sản xuất của hai bộ phim kinh và tiểu thuyết tội phạm đầu tay của cô, The Other Twin, đang được Agatha Raisin, nhà làm phim từng đoạt giải Emmy của Sky (Free@Last TV) chuyển thể lên màn ảnh. Bài viết này đã được xem 175.183 lần.
Trang này đã được đọc 175.183 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo