Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn có thể sáng tác một bài hát có giai điệu tuyệt mỹ, nhưng nếu lời hát không tốt thì sẽ kéo tất cả xuống. Dù bạn chỉ là người viết lời bài hát hoặc muốn học viết cả nhạc và lời, How.com.vn đều có thể giúp bạn. Hãy bắt đầu bằng cách đọc bài viết này và làm theo hướng dẫn, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từ cấu trúc bài hát chuẩn cho đến chọn nhạc, cũng như chắt lọc ngôn từ cho câu hát.

Phần 1
Phần 1 của 6:

Hiểu về cấu trúc cơ bản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt đầu với cấu trúc AABA.
    Có thể nói AABA là cấu trúc thường thấy nhất trong các bài hát nổi tiếng hiện đại. Trong âm nhạc, A là để chỉ một khổ nhạc và B là điệp khúc. Nói cách khác, cấu trúc AABA tức là khổ nhạc đầu tiên, khổ nhạc thứ hai, điệp khúc, và khổ nhạc cuối cùng. Bạn nên trải nghiệm với việc viết nhạc theo cấu trúc cơ bản này trước khi chuyển sang thể phức tạp hơn.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu về các phần của bài hát.
    Một bài hát được chia thành nhiều phần. Bài hát của bạn có thể bao gồm tất cả các phần đó hoặc không, điều này tùy thuộc vào bạn. Các phần này được sắp xếp thành bố cục thường dùng ở đa số bài hát, vì vậy để hiểu một bài hát, bạn nên hiểu những phần của bài hát, [2] bao gồm:
    • Intro - đây là đoạn dạo đầu dẫn vào một bài hát. Đôi khi đoạn nhạc này nghe khác biệt hẳn với phần còn lại của bài hát, có thể nhanh hoặc chậm hơn, hoặc thậm chí không tồn tại. Nhiều bài hát không có phần dạo đầu nên bạn cũng không nhất thiết dùng tới nó.[3]
    • Phân khúc - đây là phần lời chính của một bài hát. Phân khúc thường chiếm 50% hoặc gấp đôi số dòng điệp khúc nhưng không nhất thiết phải y như vậy. Điều làm nên đặc trưng của phân khúc đó là giai điệu giữa các khổ thì giống nhau nhưng lời hát lại khác.[4]
    • Điệp khúc - Điệp khúc là phần bài hát được lặp lại cả giai điệu lẫn lời hát. Đây thường là phần bắt tai nhất của một bài hát (còn được gọi là hook).[5]
    • Chuyển tiếp - Đoạn chuyển tiếp là phần thường thấy trong cấu trúc bài hát nhưng không phải bài nào cũng có. Đoạn này thường được đặt sau khổ hai và có giai điệu khác hoàn toàn trong cả bài nhạc. Đoạn chuyển tiếp thường ngắn, chỉ có 1-2 câu, và đôi khi dẫn đến sự chuyển điệu của bài hát.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử nghiệm các cấu trúc bài hát khác sau khi đã giỏi cấu trúc cơ bản.
    Đương nhiên còn nhiều cấu trúc viết nhạc khác ngoài AABA, bạn có thể thử AABB, ABA, AAAA, ABCBA, ABABCB, ABACABA,…v.v.
    • C thường là ký hiệu cho phần chuyển tiếp, những ký tự khác mà bạn thấy đâu đó có nghĩa là bài hát ấy không được viết theo cấu trúc truyền thống và có sự độc đáo của riêng nó (tưởng tượng như kiểu lấy phân khúc của bài hát kia ghép vào bài hát này).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử nghiệm cấu trúc tự do.
    Nếu muốn thử thách kỹ năng, bạn có thể viết một bài hát với cấu trúc không theo truyền thống và không theo chuẩn thông thường. Bạn có thể thử phương thức này nếu muốn tiếp cận việc viết nhạc theo cách khác. Thế nhưng nó sẽ khá thử thách nên không khuyến khích cho người mới tập.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 6:

Tìm cảm hứng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Luyện viết nhạc theo dòng tư tưởng.
    Viết theo dòng tư tưởng tức là bạn cứ viết không ngừng và viết ra mọi thứ nảy ra trong đầu. Cách này giúp bạn nhanh chóng bắt giữ những ý tưởng cứ đến rồi đi, cũng như tìm được ý tưởng khi đang bế tắc.[7]
    • Luyện tập như thế mỗi ngày để giúp bản thân được động não. Theo thời gian, cách luyện tập này giúp bạn viết nhạc giỏi hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nghiên cứu các bài nhạc sẵn có.
    Hãy nghe những bản nhạc nổi tiếng có lời hát hay để tìm cảm hứng. Thêm vào đó, hãy nghiên cứu những bài hát bạn thích và lý giải vì sao bạn lại thích chúng. Bạn sẽ học được nhiều điều từ việc suy ngẫm điều gì làm nên một bài hát hay và dở. Hãy tìm hiểu những chủ đề bài hát nhắc tới, cách đề cập chủ đề, chú ý giai điệu bài hát cũng như vần điệu lời hát.
    • Cách bạn đánh giá một bài hát hay có thể khác với mọi người. Hãy tập trung vào những điều bạn thấy thích vì đó mới là thứ quan trọng.
    • Để luyện tập, bạn có thể viết lại lời bài hát cho bản nhạc bạn thích. Bạn có thể thay đổi vài dòng hoặc viết lại toàn bộ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quyết định chủ đề để viết.
    Hãy tự quyết định thể loại nhạc bạn muốn viết lời, và xác định thể loại lời bạn hát mình thích hay không thích. Điều này thật sự còn tùy vào thể loại nhạc bạn muốn viết. Dù tin hay không, bạn đang trên đường trở thành một nghệ sĩ, và với tư cách nghệ sĩ, bạn có thể đi con đường của riêng mình và tự thân có nhận định riêng về tác phẩm của các nghệ sĩ khác. Thế nên, nếu bạn muốn viết thứ gì đó tương tự như nhạc rock của Avril Lavigne thay vì cổ điển kiểu Frank Sinatra, thì đừng để ý kiến người khác ảnh hưởng.
    • Nếu không chắc về thể loại âm nhạc muốn viết, thì hãy lắng nghe những bài hát ưa thích của bạn và tìm điểm chung giữa những bài hát ấy.
    • Tìm hiểu những nhạc sĩ đã viết nên ca khúc bạn yêu thích. Sau đó nghiên cứu các tác phẩm của họ để xác định xu hướng và đánh giá phong cách.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đọc thơ.
    Nếu bạn đang cạn kiệt cảm hứng nhưng lại muốn viết nhạc, thì hãy thử đọc thơ. Những bài thơ cũ (như của Lord Byron hay Robert Burns) có ý tưởng hay nhưng lời lẽ lại không tân thời. Vậy thì hãy thử biến đổi chúng. Bạn có thể viết một bài rap dựa theo tác phẩm của Shakespeare? Viết bài dân ca từ thơ E. E. Cummings? Thử thách này sẽ giúp bạn tiến bộ và là xuất phát điểm tốt.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trung thành với phong cách bản thân.
    Đừng bị áp lực phải viết một bài hát giống với người khác vì mỗi nghệ sĩ có phong cách riêng. Viết nhạc theo kiểu mới hoàn toàn là điều chấp nhận được! Vài nhạc sĩ viết tự do từ tâm trí mà ra, lại có người viết có chủ đích cụ thể. Mặc dù âm nhạc có nhiều quy tắc và luật lệ, thì cuối cùng đó cũng là hành trình sáng tạo táo bạo, có nghĩa là điều quan trọng nhất vẫn là thứ gì đó bộc lộ được cái chất của bạn.
    • Viết nhạc là một loại hình nghệ thuật, thế nên phát triển phong cách riêng là việc tốt. Bạn đừng cảm thấy bản thân phải làm theo những gì người khác làm.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Viết đều đặn để sản xuất ý tưởng tốt.
    Hãy chuẩn bị một cuốn sổ và viết thật nhiều, bởi trong những ý tưởng không tốt của bạn được sẽ lọc ra thứ dùng được. Đó là cơ chế hoạt động của quy trình sáng tạo: chúng ta phải đãi cát tìm vàng. Hãy viết nhiều hết mức có thể cho đến khi cảm thấy hoàn thiện hoặc sẵn sàng để dẹp qua một bên. Viết được một từ hay một nốt nhạc cũng đã là khởi đầu tuyệt vời. Hãy để bài hát của bạn được ủ men. Viết nhạc đòi hỏi một quá trình lâu dài.
    • Việc viết lời bài hát phải trải qua nhiều công đoạn. Đừng lo lắng khi ban đầu thứ bạn viết xuống chưa được như một bài hát. Bạn có thể tạo hình nó dần dần.
    • Lưu trữ mọi thứ. Nếu bạn viết được một câu nhạc, thì sớm thôi câu hát đó sẽ dẫn đến một bài hát hay gì đó.
    • Sẽ ổn thôi nếu bài hát của bạn chưa được hay. Bạn luôn có thể kiểm tra lại để viết tốt hơn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Viết mọi lúc.
    Bạn nên bắt đầu bằng cách thực hành viết mọi lúc mọi nơi. Viết về cảm xúc của bạn. Viết về thế giới xung quanh. Viết về con người hay điều làm bạn có hứng thú. Cách này giúp bạn tìm được từ ngữ dùng được cho bài hát. Bạn có thể viết ra được bài thơ mà sau này có thể phổ nhạc (đó có thể là bài thơ hoàn chỉnh hoặc chỉ vài dòng ngắn ngủi mà bạn muốn cóp nhặt thành thứ gì đó sau này). Nên nhớ: những gì bạn viết không nhất thiết phải tuyệt vọng, giận dữ, hay có cảm xúc. Danh sách đồ giặt ủi cũng có thể thành bài thơ nếu được viết khéo.
    • Nhật ký có thể là nguồn cảm hứng lớn cho một bài hát. Ví dụ, mỗi khi trải qua những giờ phút khó khăn, bạn có thể viết lời bài hát nắm bắt được nỗi thất vọng, tuyệt vọng, hay hy vọng đã trải. Điều này sẽ giúp người nghe cảm thấy đồng cảm với bạn.
    • Đôi khi bạn sẽ bị bí ý tưởng, điều này xảy ra với tất cả mọi người. Cách tốt nhất để vượt qua giai đoạn này là viết xuống bất cứ từ gì nghĩ ra được trong đầu. Đừng lo về việc nó có hay hay không.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 6:

Tìm từ ngữ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng hành động để thể hiện cảm xúc.
    “Hôm nay ta buồn, hôm nay ta say, người tình bỏ ta ra đi…”… Đừng. Đừng viết như thế. Bài hát của bạn sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng. Một lời hát hay, cũng như câu văn hay, sẽ khiến ta đồng cảm vì nắm bắt được trải nghiệm trong câu từ, chứ không phải vì tác giả bảo ta cảm nhận như vậy. Hãy cố dùng lối ẩn dụ để thể hiện cảm xúc chứ không phải kể huỵch toẹt cho khán giả biết bạn đang vui hay buồn.[9]
    • Một ví dụ hay cho lối viết này nằm trong bài The Animals Were Gone của Damien Rice. Thay vì viết Tôi buồn quá, tác giả đã đùng Đêm đêm anh mơ về em, và ước gì mình đừng tỉnh giấc; Bởi thức dậy mà không có em khác gì uống nước từ chiếc ly rỗng.
    • Động não để xem những ý tưởng nào bạn có thể dùng và lựa chọn trong số đó hoặc xây đắp tác phẩm dựa trên ý tưởng có sẵn. Tốt nhất là bạn nên tìm cảm hứng cho bước này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt vần điệu cho hợp lý.
    Bạn biết những bài hát được viết không tốt dẫn đến lời hát sến sẩm không? Lý do là vì họ lạm dụng vần hoặc sử dụng quá tệ. Bạn nên tránh viết lời bài hát vần với nhau từ trên xuống dưới, và nếu có vần thì nghe phải tự nhiên. Đừng cố nhét từ ngữ kỳ cục vào chỉ để câu hát có vần. Thật đấy, một bài hát hay không nhất thiết phải vần. Hằng hà sa số bài hát không hề có ca từ vần điệu.
    • Ví dụ tốt: "Em khiến tôi như sống lại/ Chỉ nhìn thấy nụ cười em tôi đã biết/ Ánh mặt trời soi rọi - hỡi ôi!"
    • Ví dụ tệ: "Em yêu chú mèo/Chú hay mè nheo/Đuôi như con beo/Chú mèo hơi béo…"
    • Đương nhiên, điều này có thể tùy chỉnh theo thể loại âm nhạc. Như nhạc rap sử dụng vần nhiều hơn hẳn, nhưng đó không phải là quy tắc sáng tác. Chỉ là phong cách của họ như vậy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hãy thử các cách ghép vần không chuẩn.
    Nếu bạn muốn vần điệu của mình đặc biệt hơn và không bị sến, thì hãy thử nghiệm các phong cách gieo vần khác. Có nhiều cách gieo vần hơn những gì bạn được học ở trường đấy. Hãy khám phá cách gieo vần đồng âm/phụ âm, vần ghép, chuyển âm, ép vần,…v.v.
    • Ví dụ, bài hát Same Love của Macklemore sử dụng vần phụ âm không theo chuẩn: lately/daily, anointed/poisoned, important/support it,…v.v.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh khuôn sáo.
    Bạn nên tránh khuôn sáo vì những thứ ấy sẽ khiến bài hát không nổi bật và không thể hiện tài năng đặc biệt của bạn. Nếu bạn viết “anh xin quỳ trước em” (khi đang van xin), “dạo bước xuống phố” (nhân vật là một cô gái, hoặc đó là chính bạn, dù là ai thì cũng dở), hay “em có thấy không”, thì khả năng cao là bạn cần luyện tập thêm.[10]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 6:

Kiến thức âm nhạc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu về nốt nhạc.
    Bạn có nhớ về quy luật bảo toàn khối lượng trong tiết khoa học không (ý tưởng về việc nếu ở đây giảm đi bao nhiêu vật chất, thì sẽ có từng ấy vật chất tăng lên ở chỗ khác). Định luật này cũng áp dụng cho âm nhạc. Hãy học về cơ chế hoạt động của nốt nhạc (trường canh, tiết nhịp, nốt, dấu lặng,…v.v.) để đảm bảo lời bài hát khớp với nhạc. Nói ngắn gọn là bạn nên đảm bảo rằng lời bài hát của bạn có số lượng âm tiết gần như đồng đều với nhịp điệu và giai điệu vẫn ổn định (không phải tăng tốc giai điệu để có thể khớp với lời bài hát quá dài).
    • Tưởng tượng bước viết nhạc này giống như 4 cốc nước. Bây giờ, bạn phải đổ một nửa cốc nước vào cái cốc thứ 5, tức là giờ đây bạn có hai cái cốc đầy một nửa. Những cái cốc đầy khác bạn không thể cho thêm nước vào nữa. Tương tự trong âm nhạc, bạn không thể tăng thêm nhịp ở đoạn này mà không bù trừ ở đoạn khác (thường là dùng một khoảng lặng).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bắt đầu với giai điệu có sẵn.
    Khi mới bắt đầu viết nhạc, nếu bạn chỉ sáng tác một mình thì tốt nhất nên bắt đầu với một giai điệu đã được soạn sẵn. Đây là khởi đầu dễ làm với hầu hết mọi người để tập viết lời sao cho khớp với nhạc. Bạn có thể viết giai điệu cho riêng mình bằng cách làm việc với một người bạn giỏi về mảng này, hoặc dựa theo giai điệu kinh điển nào đó, như dân ca chẳng hạn (chỉ cần đảm bảo bài hát đã trở thành tài sản công cộng).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ mọi thứ trong khoảng 2 quãng tám.
    Không phải ai cũng có quãng âm như Mariah Carey. Khi viết nhạc, hãy giữ các nốt ở quãng âm hợp lý để ai đó có thể hát nó, nên hãy tránh mọi thứ vượt quá 2 quãng tám, trừ phi bạn đang viết nhạc cho người có khả năng hát tới mức ấy.
    • Nếu bạn viết nhạc cho chính mình, bạn cần biết được quãng âm của mình. Đầu tiên, hãy khởi động giọng, sau đó ngâm nga và hạ giọng xuống thấp nhất có thể. Nốt thấp nhất bạn có thể hạ giọng ngâm xuống chính là quãng âm thấp nhất của bạn. Sau đó hãy ngân cao hết sức có thể. Nốt cao nhất bạn có thể giữ trong 3 giây chính là quãng âm cao nhất của bạn.
    • Nếu bạn muốn mở rộng quãng âm của mình, thì hãy lặp đi lặp lại bài tập này, nhưng cố đạt tới quãng giọng xa hơn mỗi lần tập.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thêm vào những quãng nghỉ để ca sĩ được thở.
    Ca sĩ cũng là con người thôi nên họ vẫn cần được thở. Hãy phân bổ thêm 2-4 nhịp ở các nơi trong bài hát để ca sĩ có thể lấy hơi. Điều này cũng giúp người nghe có thời gian bắt kịp lời bài hát.[11]
    • Một ví dụ hay đó là quốc ca Mỹ, sau câu hát "For the land of the free". Có một quãng nghỉ trước khi vào câu "And the home of the brave", cho phép ca sĩ được nghỉ ngơi sau vài trường canh hào hùng trước đó.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 6:

Hoàn tất bài hát

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đọc lại những gì đã viết.
    Hãy xác định bức tranh lớn của bài hát. Cấu trúc bài hát mang tính tự sự, tuyên ngôn, hay miêu tả? Có lời kêu gọi hành động, phương hướng, hay chào đón? Có phản ánh triết lý nào không? Hay nó hoàn toàn vô lý? Cấu trúc bài hát có đa dạng? Bạn nên bắt đầu xem xét từng từ rồi thay đổi nếu cần để cả bài hát khớp với nhau. Hãy nghĩ về điều lời hát truyền tải và nó cân bằng thế nào với những điều bạn muốn nói. Bạn có thích âm sắc tạo ra do cách đặt phụ âm, nguyên âm? Một câu liệu có nhiều ý nghĩa? Có cụm từ nào nổi bật không? Bạn có muốn lặp lại câu hát hay từ ngữ nào không? Nhớ rằng khi nghe một bài hát, khán giả nhập tâm những đoạn nổi bật nhất thôi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Viết lại.
    Ai nói bạn không thể thay đổi những gì đã được viết ra? Nếu bạn thích bản gốc thì cứ giữ nó. Nhưng đa phần lời bài hát cần phải chơi được với nhạc nữa mới hoàn hảo. Một bài hát hay có thể nháp ra trong một lần duy nhất, nhưng phần lớn cần thời gian nhiều hơn thế. Bạn thậm chí phải chỉnh sửa lại các khổ thơ để bài hát có sự đồng nhất. Đôi khi việc này khiến cả bài hát thay đổi ý nghĩa hoàn toàn.
    • Hãy cố viết câu đầu thật hay để thu hút sự chú ý của người nghe.
    • Xem đi xem lại một bài hát là cách tốt nhất để viết lời giỏi hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tham khảo ý kiến từ người khác.
    Một khi đã hoàn thành bài hát, bạn nên chia sẻ bản nghe thử với mọi người. Mặc dù chỉ có thể đọc lời, họ cũng có góp ý chỗ nào lạc vần hoặc nghe hơi kỳ. Đương nhiên, âm nhạc mà chịu sự bàn tán của quần chúng thì không phải là ý hay, nhưng nếu bạn bắt được một ý kiến nào có thể đồng tình thì hãy mau sửa chữa.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hãy làm gì đó với bài hát của bạn đi!
    Thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhờ con người chia sẻ thành quả sáng tạo. Nếu bạn e ngại cũng không sao, viết một bài hát không có nghĩa là bạn phải lên sân khấu trình diễn. Nhưng bạn nên viết ra hoặc thu âm để chia sẻ cho mọi người. Đừng giấu đi thành phẩm tuyệt vời của mình.
    Quảng cáo
Phần 6
Phần 6 của 6:

Củng cố kiến thức

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Học cách viết...
    Học cách viết một bài hát. Nếu bạn chưa từng viết bài hát nào trước đó, thì có lẽ bạn sẽ cần học thêm về sáng tác nhạc. Việc này cũng không khác viết lời bài hát là mấy nhưng sẽ có những quy chuẩn và hướng dẫn cơ bản bạn có thể dựa vào.
    • Bằng cách luyện tập, bạn có thể tự học được cách chơi nhạc cụ. Nhưng có lẽ bạn sẽ muốn đăng ký một lớp học. Điều này sẽ giúp bạn dễ nắm bắt các kỹ thuật và khái niệm như chùm hợp âm.
    • Học cách viết nhạc sẽ giúp bạn biết cách viết cả bài nhạc thay vì chỉ phần lời.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Học cách đọc...
    Học cách đọc bản nhạc. Mặc dù điều này không quá cần thiết, nhưng khi hiểu được cơ chế hoạt động của một bài nhạc thì bạn sẽ nâng cao khả năng viết nhạc của bạn hơn. Có khi bạn còn có thể viết nhạc cho người khác chơi nữa.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cải thiện khả...
    Cải thiện khả năng hát. Khả năng hát tốt cũng giúp bạn nắm bắt được nốt nhạc cần tìm cho bài hát. Hãy luyện kỹ năng thanh nhạc và bạn sẽ ngạc nhiên về lợi ích của nó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Có kỹ năng chơi nhạc cụ cơ bản.
    Biết cách chơi cơ bản các nhạc cụ cũng có ích cho việc viết nhạc. Hãy cân nhắc học piano hoặc chơi guitar. Cả hai nhạc cụ này đều có thể tự học và không quá phức tạp.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sáng tác giai điệu hợp với ca từ.
    Hãy thử sáng tác một khúc nhạc bằng guitar, cũng như hát theo đàn guitar khi sáng tác giai điệu. Cuối cùng, thêm tiếng keyboard, trống và bass để bài hát hay hơn nữa.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhớ rằng không có quy luật nào cho việc viết nhạc, chỉ có hướng dẫn thôi. Sáng tạo thực sự không có rào cản nào.
  • Hát thầm bài hát trong đầu để hình dung bản nhạc nghe như thế nào.
  • Bài hát của bạn có thể lặp lại đôi chỗ, nhưng đảm bảo đừng lặp lại nhiều quá.
  • Nếu bạn có một bài hát chưa hoàn tất, cũng hãy giữ lại nó. Bạn có thể tìm được ý tưởng từ những bản nháp như vậy, hoặc nếu có nhiều bản nháp, bạn có thể kết hợp chúng lại và viết thành bài hát khác.
  • Đừng bao giờ bỏ qua ý tưởng cho một bài hát vì nó "quá ngốc nghếch". Rất nhiều bài hát hay lại là hát về những thứ dị thường đấy.
  • Bạn nên có một cuốn sổ chép nhạc hoặc tài liệu giữ trong máy vi tính. Điều này giúp bạn sắp xếp suy nghĩ tốt hơn.
  • Cố gắng viết những câu hát có ý nghĩa.
  • Nghĩ tới những người sẽ nghe nhạc của bạn. Cân nhắc xem đây có phải những thứ bạn muốn họ nghe.
  • Viết xuống một từ. Sau đó, hãy viết ra càng nhiều từ đồng nghĩa càng tốt. Merriam-Webster là loại từ điển đồng nghĩa tốt. Hoặc bạn có thể tìm trên Google theo cấu trúc "từ cần tìm" kèm thêm "đồng nghĩa".
  • Nếu bạn nảy ra ý gì đó, hãy nhanh chóng viết nó ra trước khi quên mất. Luôn giữ bên mình viết chì và giấy để chuẩn bị cho những ý tưởng bất chợt.
  • Nếu bạn viết lời cho nhạc rap, thì không cần phải quá vần như Eminem, vì điều đó cần nhiều kinh nghiệm. Nếu chỉ mới tập viết rap, bạn chỉ nên bắt đầu tạo vần một số chỗ, có thể là cuối mỗi câu. Sau khi đã tự tin hơn với nhịp điệu và dòng chảy của một bài rap, bạn có thể gieo vần nhiều hơn để bài rap có chiều sâu. Sau đó bạn có thể tiến tới vần giữa câu, đa vần…v.v.
  • Đừng ngại phải chỉnh sửa hay thay đổi những gì bạn đã viết. Nếu bài hát nghe chưa hay, hãy xem xét từ góc độ khác và thực hiện chỉnh sửa.
  • Tốt nhất bạn nên viết lời bài hát trước rồi hãy nghĩ tựa đề. Bằng cách này, bạn không phải lo nghĩ viết lời sao cho hợp với tựa.
  • Hãy sáng tạo hết mình với lời bài hát - vài bài hát hay nhất từng được sáng tác có lời hát rất kỳ quặc.
  • Tham khảo các bài báo và phỏng vấn của các nhạc sĩ nổi tiếng.
  • Thử chế ra một tựa bài hát trước rồi xem bạn sẽ viết được gì cho nó.
  • Một giai điệu hay sẽ mãi trường tồn cho dù bị chôn giấu bao lâu đi nữa. Có những khúc nhạc nổi tiếng đã nằm trên kệ suốt nhiều năm trước khi được hoàn thiện và thu âm.
  • Đôi khi cách dễ nhất là viết một bài thơ, sau đó phổ thành nhạc.
  • Nếu bạn có một phần nhỏ muốn thêm vào bài hát, nhưng không biết làm cách nào để chúng hòa hợp với nhau, thì hãy thu âm để nắm bắt được nhịp, vần và từ ngữ. Nếu chỉ viết ra thì bạn sẽ biết lời bài hát như thế nào, nhưng không điều hòa được với giai điệu.
  • Đây không hẳn là một quy tắc, nhưng vì giai điệu ảnh hưởng đến tâm trạng của một bản nhạc (do âm trưởng, âm thứ…v.v.) nên bạn có thể vận dụng ca từ phù hợp với nó hoặc viết lời bài hát hoàn toàn ngược lại với tâm trạng bài hát cũng được! Không có đúng hay sai khi sáng tạo.
  • Bạn có thể vỗ tay hay búng tay để tìm giai điệu, hoặc viết về thứ bạn yêu thích sẽ không bao giờ là đề tài lỗi thời. Hãy tìm nhịp độ cho bài hát của bạn, sau đó viết lời bài hát phù hợp. Nghe đi nghe lại bài hát của mình để thêm bớt từ ngữ. Ngoài ra hãy nghe thêm những bài hát bạn thích, và viết nhạc từ đó. Bạn có thể hát những âm điệu ngẫu nhiên và biến chúng thành một bài hát. Hãy luyện tập liên tục vì mọi thứ xung quanh bạn học được đều có ích cho việc viết nhạc.
  • Cố gắng không lặp đi lặp lại một giai điệu cho các bài hát khác nhau.
  • Nói to ý tưởng của bạn khi chỉ có một mình hoặc có ai đó ở cạnh để chia sẻ. Điều này giúp bạn gieo vần tốt hơn, nghe được dòng chảy của nguyên âm và phụ âm, cũng như cải thiện nhịp điệu bài hát.
  • Nghe các bài hát trên radio để xem cách lời bài hát khớp với tựa đề.

Cảnh báo

  • Đừng ăn cắp ý tưởng một bài hát mà người khác viết vì bạn sẽ gặp vấn đề pháp lý. Nhưng nếu bạn học theo phong cách viết lời hoặc âm nhạc thì được. Nên nếu bạn thích Katy Perry, thì hãy viết nhạc pop như cô ấy. Hoặc nếu yêu mến Taylor Swift, thì hãy viết thật nhiều bản tình ca.
  • Đừng gieo vần liên tục, trừ phi bạn chủ đích làm vậy. Gieo vần vài nơi thì ổn, nhưng nhiều quá sẽ gây khó chịu, như ví dụ bên dưới;
    • Ví dụ: Hôm nay là ngày bình thường, em muốn đi vũ trường, nhưng em phải tới trường, ôi em phải làm sao? (thật lao đao)

Những thứ bạn cần

  • Nhạc cụ - đàn guitar, piano hay bất cứ thứ gì bạn có thể chơi (khuyến khích nhạc cụ nào có thể mang theo để sáng tác giai điệu ngay)
  • Bút chì hoặc bút mực
  • Giấy viết hoặc máy vi tính (tùy theo cách bạn muốn viết nhạc)
  • Bạn cũng có thể dùng điện thoại di động thay vì bút và giấy.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Amy Chapman, MA
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên giọng nói và Chuyên gia
Bài viết này đã được cùng viết bởi Amy Chapman, MA. Amy Chapman MA, CCC-SLP là chuyên gia âm ngữ trị liệu và chuyên gia giọng hát. Amy là Chuyên gia Bệnh học về Ngôn ngữ & Lời nói đã cống hiến sự nghiệp cho việc nâng cao năng lực của các chuyên gia và tối ưu hóa giọng nói của họ. Amy đã từng diễn thuyết về việc tối ưu hóa giọng nói, lời nói, sức khỏe giọng nói và phục hồi giọng nói tại các trường đại học khắp California, bao gồm UCLA, USC, Chapman University, Cal Poly Pomona, CSUF, CSULA. Amy được đào tạo về Liệu pháp Giọng nói Lee Silverman, Estill, LMRVT và là một thành viên của Hiệp hội Lời nói và Thính lực Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 21.576 lần.
Trang này đã được đọc 21.576 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo