Tải về bản PDFTải về bản PDF

Phần lời trong bài hát có thể tạo nên một ca khúc hay hoặc làm hỏng cả bài hát. Lời bài hát phải gợi cho người nghe một điều gì đó để liên tưởng, để hát theo và thường chứa đựng một thông điệp có sức lan tỏa. Dù là bạn đang định viết một bản ballad phản kháng, một ca khúc về tình yêu và đau khổ hay chỉ là bản nhạc pop phát trên radio, việc học cách viết lời bài hát sao cho có ý nghĩa có thể giúp bạn sáng tác nên một bài hát thành công và ấn tượng.

Phần 1
Phần 1 của 5:

Chọn chủ đề

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quyết định chủ đề của bài hát.
    Cách dễ nhất để bắt đầu đặt bút viết lời bài hát có ý nghĩa là xác định xem bạn muốn bài hát của mình nói về điều gì. Người ta có thể sáng tác gần như về bất cứ điều gì, nhưng nếu muốn bài hát của mình có ý nghĩa, bạn nên chọn một chủ đề phù hợp với tính cách của mình.
    • Suy nghĩ về các chủ đề quan trọng đối với bạn. Nghĩ về những trải nghiệm của bạn trong cuộc sống, sau đó mở rộng ra nền văn hóa của bạn, thành phố mà bạn đang sống, thậm chí cả đất nước của bạn.
    • Nghĩ về những giờ phút mà bạn thực sự phải chống chọi với vấn đề/chủ đề đó. Ví dụ, nếu bạn viết về nỗi đau buồn, hãy hình dung cảm giác của bạn hoặc một người khác khi bị ruồng bỏ. Nếu bạn viết về một vấn đề văn hóa, hãy nghĩ về khoảnh khắc mà bạn trải qua với vấn đề đó.
    • Suy ngẫm về cảm giác của bạn ngay lúc đó và cả về điều mà bạn nhận ra sau khi đã đi qua trải nghiệm đó.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Viết tự do về chủ đề đã chọn.
    Viết tự do là một cách dễ dàng để khởi đầu khi bạn lâm vào tình trạng bế tắc. Khi đã chọn được một chủ đề chung chung cho bài hát, bạn hãy cài đồng hồ hẹn giờ trong 5 phút. Liên tục viết trong 5 phút không ngừng cho đến khi chuông báo hết giờ trong lúc vẫn nghĩ về chủ đề đã chọn.[2]
    • Cố gắng không nghĩ quá nhiều khi viết. Bạn chỉ cần ghi nhanh câu từ/ý tưởng/hình ảnh/âm thanh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khi bạn nghĩ về chủ đề của bài hát.
    • Đừng lo về chính tả, sửa lỗi, hay thậm chí từ ngữ có hợp lý hay không. Mục đích ở đây là viết không ngừng để tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.
    • Tiếp tục viết đến khi hết giờ. Ngay cả khi bạn phải viết những câu từ vô nghĩa cho đến khi có một từ mới nảy ra trong đầu, hãy cứ tiếp tục để cho ngòi bút chạy trên trang giấy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thu hẹp danh sách những điều bạn đã viết.
    Khi đã hết giờ và bạn đã có một bản liệt kê các từ ngẫu nhiên trên giấy, bạn sẽ phải xem lại những gì đã viết và chọn các từ ngữ hay nhất. Nghĩ về những từ khơi gợi nhất, đậm hình ảnh nhất, xúc động nhất, và dĩ nhiên là có liên quan nhất.
    • Chọn 10 đến 12 từ trong danh sách.[3]
    • Nếu bạn có hơn 12 từ thực sự hay thì cũng không sao. Bạn không cần phải sử dụng tất cả, và thường thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn có thêm vài từ để có thể chọn lựa. Nếu không có tối thiểu 10 từ, bạn hãy thử lặp lại bài tập viết tự do.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm sự kết nối.
    Khi đã có một danh sách các từ đã chọn, giờ là lúc bạn cần tìm ra sự kết nối giữa một số từ về chủ đề. Nghĩ về những liên tưởng của bạn với từng từ và trải nghiệm nào trong cuộc sống của bạn đưa đến những liên tưởng đó.[4]
    • Khi đã tìm ra được các ý liên tưởng thì nghĩa là bạn cũng đang đưa cảm xúc vào các ca từ. Cho dù hiện thời đó chỉ là một danh sách các từ ngẫu hứng, nhưng mỗi từ sẽ trở nên có ý nghĩa khi bạn tạo nên các liên tưởng rõ ràng hoặc mang hàm ý.
    • Viết ra một vài từ, cụm từ, thậm chí một câu với từng từ và sự liên tưởng có trong đầu bạn. Những câu từ này không nhất thiết phải là lời bài hát, nhưng các “diễn giải” được viết ra có thể đóng vai trò như những khối vật liệu xây dựng nên lời bài hát thực sự.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử viết các cụm từ ngắn.
    Nếu thấy thoải mái với bước này của quá trình viết, bạn hãy thử triển khai các từ và các diễn giải/liên tưởng của mình thành một chuỗi các cụm từ ngắn. Chúng không cần phải hoàn hảo, không cần có vần điệu, thậm chí không cần phải hợp lý tại thời điểm được gắn kết với nhau. Nhưng bạn có thể chọn một trong những cụm từ này và biến nó thành một phần của đoạn chính trong bài hát, thậm chí thành câu chủ đạo của điệp khúc.
    • Trong giai đoạn này, bạn chưa nên nghĩ về một bài hát hoàn chỉnh. Hãy để cho các ý tưởng còn dở dang lóe lên từ danh sách các từ, đồng thời luôn nhớ về chủ đề khi bạn mở rộng và thử nghiệm với các cụm từ đó.[5]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Sáng tác đoạn điệp khúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Suy nghĩ về câu hát chủ đạo.
    Câu hát chủ đạo là một cách gọi khác của điệp khúc. Trước khi bắt đầu viết phần này của bài hát, bạn hãy xem lại danh sách các cụm từ mà bạn vừa sáng tác. Nghĩ xem những cụm từ nào bao gồm các từ sinh động nhất, mạnh mẽ nhất hay có ý nghĩa nhất và liên quan trực tiếp đến chủ đề/đề tài mà bạn đã chọn.
    • Phần điệp khúc thường bắt đầu với một hoặc hai câu và được mở rộng ra. Đoạn điệp khúc không nhất thiết phải vần, nhưng phải bắt tai và thu hút được người nghe.[6]
    • Thử triển khai các cụm từ mà bạn cảm thấy đặc trưng nhất hoặc có sức khơi gợi nhất về chủ đề bài hát. Xin nhắc lại, trong giai đoạn này bạn không phải lo về sự hoàn hảo. Bạn chỉ việc cố gắng mở rộng và thêm chi tiết cho những cụm từ đã viết.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quyết định quan điểm của bạn.
    Bất cứ tác phẩm nào cũng đều được viết từ các góc nhìn nào đó, và việc của bạn là quyết định xem góc nhìn nào đem lại hiệu quả nhất cho bài hát. Có thể bạn cần thử đứng ở vài góc nhìn khác nhau và quyết định đâu là góc nhìn tốt nhất để kể câu chuyện của bạn.
    • Ngôi thứ nhất số ít (“tôi”, “anh”, “em”) là một trong những góc nhìn phổ biến nhất vì nó chuyển tải trải nghiệm cá nhân, và người nghe bài hát (đặc biệt là người hát theo!) sẽ dễ dàng thay thế cách xưng hô theo ý mình cho đại từ “tôi” trong bài hát.[7]
    • Không phải chỉ vì góc nhìn từ ngôi thứ nhất dễ liên hệ, mà nó nhất thiết phải phù hợp với bài hát của bạn. Có thể bạn đang sáng tác một bài hát chứng tỏ một điều gì đó hơn là đưa mình vào bài hát.
    • Thử nghiệm với nhiều góc nhìn khác nhau để xem đâu là nơi tốt nhất để chuyển tải những điều bạn muốn truyền đạt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sáng tác phần điệp khúc xoay quanh cảm xúc.
    Những điệp khúc gây ấn tượng nhất thường rất cô đọng và diễn đạt cảm xúc căn bản và nguyên sơ nhất ở trung tâm bài hát. Đoạn điệp khúc không cần phải quá phức tạp (trừ khi đó là phong cách của bạn và bạn cảm thấy dễ dàng khi làm điều đó). Điều then chốt là tạo một điệp khúc lay động tình cảm và nêu bật chủ đề chung của bài hát.
    • Khi viết những dòng ca từ cho đoạn điệp khúc, bạn nên đặt phần này vào tâm điểm của cảm xúc chủ đạo trong bài hát. Nếu bạn cố ôm đồm quá nhiều, đoạn điệp khúc sẽ bị rối, luộm thuộm hoặc khiến người nghe khó nắm bắt.[8]
    • Nếu bạn chưa quyết định được cảm xúc chủ đạo của bài hát là gì, hãy quay lại chủ đề đã chọn và danh sách các từ/cụm từ để xem lại chủ đề chung. Nếu chủ đề của bạn tương đối cụ thể, bạn sẽ nghĩ ra những cảm xúc tương ứng không quá khó khăn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xây dựng cấu trúc.
    Về mặt cấu trúc, đoạn điệp khúc thường có bốn hoặc sáu câu. Các câu có thể vần với nhau, nhưng cũng không nhất thiết. Trong đoạn điệp khúc cũng có thể chứa phần lời lặp lại ở phần mở đầu hoặc kết thúc của mỗi đoạn điệp khúc.[9] Không có quy tắc nghiêm ngặt nào quy định cấu trúc của điệp khúc, nhưng ít nhất thì kiến thức về định dạng cơ bản cũng có thể giúp bạn phác thảo nên một điệp khúc có cấu trúc mạch lạc hơn.
    • Cấu trúc điệp khúc phổ biến nhất là AABA, nghĩa là câu đầu, câu thứ hai và câu thứ tư vần với nhau hoặc có một cụm từ lặp lại. Câu thứ ba có liên quan đến các câu thứ nhất, thứ hai và thứ tư, nhưng có thể biến tấu cho khác đi một chút.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem lại phần vừa viết.
    Khi đã viết được vài dòng trong điệp khúc, bạn cần đọc lại xem có hợp lý không. Theo chủ đề, đoạn điệp khúc cần miêu tả một cách súc tích phản ứng cảm xúc của bạn trước những sự kiện, con người hoặc nơi chốn đề cập trong phần lời chính. Cho dù bạn chưa viết phần lời chính, đoạn điệp khúc cũng phải diễn đạt phản ứng rõ ràng với ý nghĩa mà bài hát muốn chuyển tải.[10]
    • Ví dụ, trong một bài tình ca buồn, đoạn điệp khúc nên nói về cảm xúc khi bạn đánh mất ai đó. Phần lời chính có thể kể lại nỗi buồn đó từ đâu mà đến, nhưng đoạn điệp khúc phải thật xúc động, giàu hình ảnh và/hoặc chứa đựng cảm xúc của bạn trước sự tan vỡ của mối tình.
    • Một ca khúc phản kháng có phần lời chính mô tả chi tiết/kể lại một sự kiện xã hội nào đó (giả dụ như sự hành hình một người vô tội bị kết án oan) cần có đoạn điệp khúc xử lý toàn bộ ý nghĩa của nó – trong đó có thể chứa đựng sự phẫn nộ, kinh hoàng, đau thương hoặc một cảm xúc nào đó hoàn toàn khác, nhưng phải nêu lên được phản ứng cảm xúc cô đọng đối với chủ đề.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Viết phần lời chính

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quyết định về hành động trong bài hát.
    Khi đã có chủ đề và sự phản ứng với chủ đề đó, dù ít hay nhiều, bạn sẽ cần kể lại các sự kiện dẫn đến phản ứng của bạn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của phần lời chính là hành động dẫn dắt câu chuyện trong bài hát. Hành động cũng giúp bạn bày tỏ những suy nghĩ và cảm giác của bạn mà không phải trực tiếp nói ra.[11]
    • Câu châm ngôn xưa về việc viết văn “hãy cho thấy, không kể lể” cũng được áp dụng vào việc viết lời bài hát.
    • Lời hát “Anh khắc tên em trong trái tim anh” sẽ có sức lay động hơn câu nói đơn giản “Anh yêu em”. Câu “Anh yêu em” trong một bản tình ca có nguy cơ trở nên nhàm chán đối với người nghe, trong khi việc mô tả hành động mang hàm ý tình yêu có ý nghĩa hơn nhiều.
    • Nếu bạn thấy khó khăn khi viết hành động cho phần lời chính, hãy nhìn lại danh sách các từ đầu tiên, đọc lại phần điệp khúc và nghĩ về chủ đề của bài hát. Từ đó, bạn có thể tìm ra những cụm từ mô tả cụ thể về hành động trong lời chính.
    • Nếu cảm thấy bí khi viết phần lời kể của bài hát, bạn hãy thử viết một câu chuyện thật ngắn về chủ đề đã chọn. Từ đó bạn có thể quyết định các sự kiện nào là thích hợp, hoặc ít ra bạn cũng có thêm ý tưởng để viết lên giấy. Dù sao đi nữa, điều này cũng sẽ giúp cho bài hát của bạn mạnh hơn.[12]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn hình ảnh trong bài hát.
    Một khi đã xác định hành động theo chủ đề trong bài hát, bạn có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả để gợi lên sự tưởng tượng ở người nghe. Ví dụ, trong bài hát về nỗi buồn khi mất đi người yêu, bạn có thể đưa vào một câu tả cảnh bạn khuỵu xuống và những giọt nước mắt lăn trên má. Hình ảnh này giúp người nghe cảm nhận được sự sâu sắc của mối tình, đồng thời hỗ trợ cho phản ứng cảm xúc của bạn trong đoạn điệp khúc.[13]
    • Người nghe sẽ không thể “nhìn thấy” cảm xúc của bạn trong bài hát, nhưng lời bài hát giàu hình ảnh có thể giúp người nghe hình dung ra hành động của bạn khi bạn trải qua cảm xúc đó. Điều này sẽ giúp người nghe dễ nắm bắt ý nghĩa của bài hát hơn. Nó cũng cá nhân hóa câu chuyện mà bạn kể.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thêm chi tiết.
    Các chi tiết đem lại những hình ảnh sinh động trong cuộc sống. Bạn có thể dùng các tính từ và trạng từ mạnh mẽ và cuốn hút để tạo nên hình ảnh và thêm thắt chi tiết. Ví dụ, trong câu mô tả bạn khuỵu xuống và khóc khi mất đi ai đó, bạn có thể miêu tả mặt đất dưới đầu gối bạn, hoặc cơn gió tạt vào lưng bạn. Những chi tiết cụ thể như vậy biến một sự kiện chung thành câu chuyện riêng. Ngay cả khi người đọc đánh mất ai đó, có lẽ họ cũng không ngã khuỵu xuống vũng bùn vào một buổi sáng tháng mười một lạnh giá như vậy.[14]
    • Tránh dùng các từ miêu tả chung chung như "cô đơn" hay "xinh đẹp." Cố gắng càng độc đáo càng tốt, vì điều này sẽ giúp bài hát của bạn nổi bật so với các bài hát khác có cùng chủ đề. Sự độc đáo sẽ khiến bài hát đong đầy cảm xúc và có ý nghĩa hơn, đồng thời giúp cho các phần trong lời bài hát có sự liên hệ chặt chẽ hơn.
    • Tạo nét riêng biệt cho bài hát. Miêu tả thời tiết, mùa trong năm hoặc trang phục mà người trong bài hát đang mặc. Bạn sẽ giúp đưa bài hát đến gần hơn với cuộc sống bằng cách xoay quanh sự kiện đó.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm cách sắp xếp thích hợp.
    Các lời chính của bài hát có thể diễn tả sự kiện chính theo trình tự thời gian (theo thứ tự từ khi sự kiện bắt đầu) hoặc có thể mang tính tự sự hơn về một sự kiện dẫn đến phản ứng cảm xúc của bạn. Bất luận dùng cách nào, có thể bạn phải thử nghiệm với cấu trúc của phần lời chính để tìm ra cách sắp xếp có hiệu quả nhất cho bài hát của bạn. Nếu bài hát nói về một sự kiện có thật trong quá khứ (như cái chết của một người thân yêu của bạn) thì cách sắp xếp theo thứ tự thời gian là hợp lý nhất. Nếu đó là một sự kiện chung chung trong cuộc sống (như sự tan vỡ), bạn hãy chơi đùa một chút với thứ tự của các sự kiện để cho mỗi đoạn chính từ từ dẫn đến phần điệp khúc.
    • Những câu đầu tiên trong mỗi đoạn chính của bài hát đều quan trọng, nhưng câu đầu tiên của đoạn mở đầu thường được cho là quan trọng nhất. Nó có thể khiến cho người nghe có tiếp tục nghe bài hát của bạn hoặc không.[16]
    • Dùng câu mở đầu của mỗi đoạn chính để thu hút sự chú ý của người nghe, đồng thời cũng tạo nên tâm trạng cho bài hát. Bạn có thể mở đầu bằng một câu tuyên bố, vì điều này có thể giúp thông điệp của bạn rõ ràng ngay từ đầu.
    • Cố gắng dùng một hoặc hai cụm từ thực sự bắt tai hoặc những hình ảnh cụ thể. Điều này có thể thu hút sự chú ý và khiến người nghe phải tò mò.
    • Sự lặp lại trong bài hát là điều chấp nhận được (miễn là có các sự khác biệt trong phần còn lại của bài hát), nhưng bạn nên hết sức tránh những từ ngữ sáo mòn. Nếu người nghe có thể đoán câu tiếp theo như thế nào dù chưa bao giờ nghe, có lẽ họ sẽ không thấy bài hát của bạn thú vị gì lắm.[17]
    • Nhớ bám vào một điểm/chủ đề/đề tài trong toàn bộ bài hát! Bạn có thể nói về một vài sự kiện hoặc kỷ niệm trong phần lời chính của bài hát, nhưng tất cả phải liên quan đến một sự kiện mà phần điệp khúc diễn đạt đầy cảm xúc.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Hoàn thành bài hát

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quyết định xem có nên sử dụng đoạn tiền điệp khúc không.
    Đoạn tiền điệp khúc dẫn dắt người nghe từ đoạn chính đi đến điệp khúc. Nó thường lấy những câu miêu tả của phần lời chính và chuyển tiếp đến những cảm xúc của phần điệp khúc. Đoạn tiền điệp khúc có thể gợi ý cho người nghe về cảm xúc của điệp khúc hoặc đơn giản chỉ là cầu nối giữa hai phần của bài hát.[18]
    • Bạn không nhất thiết phải viết đoạn tiền điệp khúc. Không phải bài hát nào cũng có phần này. Nhưng khi được sử dụng khéo léo, một đoạn tiền điệp khúc có thể giúp tạo nền cho điệp khúc một cách hiệu quả.
    • Việc chuyển từ đoạn lời kể của bài hát sang phản ứng cảm xúc mà không cần đoạn chuyển có thể vẫn trôi chảy, nhưng cũng có thể khiến cho bài hát trở nên vụng về và dở dang. Chỉ bản thân bạn mới có thể quyết định liệu có nên viết đoạn tiền điệp khúc hay không, và có lẽ sẽ tùy thuộc vào việc bạn cảm thấy bài hát cần điều gì để kể câu chuyện riêng của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gắn kết các phần với nhau.
    Bạn đã có phần lời chính là những đoạn miêu tả về một sự kiện, phần điệp khúc là phản ứng cảm xúc sống động, và bây giờ bạn bắt đầu suy nghĩ về tổng thể bài hát. Đoạn điệp khúc vẫn nên là trọng tâm cảm xúc của bài hát, nhưng phần lời chính cần phải làm nền tảng cho phản ứng cảm xúc đó. Nếu người nghe không cảm thấy đoạn điệp khúc là phản ứng dễ hiểu xuất phát từ phần lời chính, bài hát của bạn có thể khiến họ bối rối, thậm chí khó chịu.
    • Ngay cả khi lời chính của bài hát miêu tả nhiều sự kiện hoặc nhiều khía cạnh của một sự kiện, chúng cũng phải kết hợp hài hòa với nhau để xử lý hoặc dẫn đến các phản ứng cảm xúc làm nên phần điệp khúc.[19]
    • Cảm xúc trong phần lời chính nên giới hạn ở mức tối thiểu. Nếu phần nào trong bài hát cũng chan chứa cảm xúc, người nghe có thể sẽ khó cảm nhận.
    • Phần lời chính của bài hát cần phải cụ thể. Nó phải miêu tả một cách sinh động những con người, nơi chốn, hoàn cảnh hoặc tình huống mà không quá tràn ngập cảm xúc.[20]
    • Nếu cảm thấy khó nghĩ được một câu trong lời chính, bạn hãy thử ngân nga một giai điệu phù hợp với bài hát. Ngay cả khi chưa có nhạc, có lẽ bạn cũng có ý tưởng đại khái về giai điệu của bài hát dựa vào phần lời. Khi ngân nga hoặc thậm chí hát “la la la” theo vần điệu của lời chính trong bài hát, bạn có thể ứng khẩu ra ca từ hoặc cảm nhận rõ hơn về những câu từ có thể đem lại hiệu quả trong câu hát đó.[21]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá và chỉnh sửa.
    Khó có thể biết liệu lời bài hát của bạn có ý nghĩa với những người khác hay không. Chắc chắn là nó có ý nghĩa với bạn, và nếu bạn viết một cách chân thật và sinh động, lời bài hát của bạn cũng sẽ chạm đến trái tim của người nghe.
    • Đưa lời bài hát cho một người bạn thân xem, hoặc hát cho người nào đó mà bạn xem trọng ý kiến của họ.
    • Nói với mọi người rằng bạn cần sự phản hồi trung thực. Nếu có chỗ nào trong bài hát mà bạn của bạn cảm thấy như không thích hợp, khó hiểu hoặc không chân thật, bạn hãy bảo họ cho bạn biết.
    • Chỉnh sửa nếu cần thiết. Sử dụng những phản hồi từ bạn bè để quyết định những phần nào của bài hát (nếu có) cần phải điều chỉnh. Sau đó bạn hãy thực hiện lại quy trình lần nữa để làm vững chắc hơn những phần cần sửa của bài hát.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Củng cố lời bài hát cùng với giai điệu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết cách thể hiện sự quả quyết.
    Tùy thuộc vào chủ đề của bài hát, có thể bạn muốn bày tỏ sức mạnh và sự quả quyết của mình (hay của người dẫn chuyện). Những cách dễ nhất để làm điều này (vượt trên cả những gì mà lời bài hát thực sự nói trên giấy) là để cho giọng hát của bạn chuyển tải sức mạnh và sự quyết tâm của nhân vật.[22]
    • Bắt đầu các giai điệu của bài hát trong nhịp đầu tiên của từng vạch nhịp để tạo nên một bài hát có nhịp vững chắc và ổn định.
    • Cân nhắc bắt đầu bài hát với âm vực thấp hơn hoặc cao hơn so với bình thường. Như vậy khi bạn tăng cao âm vực trong đoạn điệp khúc (hoặc hạ thấp hơn, tùy vào cách bạn bắt đầu), phần lời sẽ được nhấn mạnh hơn và thu hút sự chú ý của người nghe vào giai điệu của bài hát.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thể hiện cảm xúc trong bài hát.
    Nếu nói về tình yêu, mất mát hay đau khổ, lời bài hát của bạn hẳn đã chuyển tải nhiều cảm xúc như vậy. Nhưng cách mà bạn hát lên có thể còn giúp tô đậm hơn nữa cảm xúc của lời chính cũng như điệp khúc của bài hát.[23]
    • Thử hát phần lớn giai điệu của bài hát với âm vực trung bình của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ tạo ra sự thay đổi về âm vực trong bài hát, có thể cao hơn hoặc thấp hơn, để đưa thêm cảm xúc vào những điều bạn muốn nói.
    • Bạn có thể nghe một ví dụ hay về điều này là ca khúc "Me and Bobby McGee" với phiên bản của Janis Joplin. Cô hát phần lớn bài hát với âm vực trung bình của mình, nhưng mỗi lần cô nâng cao hoặc hạ thấp cao độ thì ngay lập tức cảm giác khát khao và đau đớn lại tăng thêm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm ra giọng cao và giọng thấp tự nhiên của bạn.
    Khi tạo giai điệu cho bài hát, bạn hãy thử đọc lên lời bài hát theo nhạc điệu. Cách này sẽ giúp bạn bạn tìm ra câu nào nên lên cao hay xuống thấp trong quãng giọng của mình, đồng thời quyết định những từ nào nên nhấn mạnh, ngân dài hay cắt ngắn.[24]
    • Thử nghiệm với nhiều âm nhấn, lên cao/xuống thấp. Có thể bạn sẽ không làm tốt ngay lần đầu tiên – và như vậy cũng không sao. Lời bài hát của bạn đã rất có ý nghĩa và gợi cảm xúc, và phần trình diễn sẽ đến một cách tự nhiên và tự tin với những điều bạn đang bày tỏ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng cố gắng tạo vần cho từng câu. Nếu điều này có hiệu quả thì được, tuy nhiên nó cũng có thể khiến người nghe cảm thấy gượng ép hoặc sắp đặt.
  • Viết lời bài hát từ đáy lòng bạn. Hãy chân thật về các trải nghiệm và cảm xúc của mình. Chủ đề của bạn có thể không mới, nhưng bài hát của bạn phải đặc sắc và riêng biệt.
  • Dành một cuốn nhật ký để viết những ca từ bất chợt xuất hiện trong đầu bạn.
  • Những từ có vần hoàn toàn trùng nhau thường nghe quá đơn giản hoặc nhạt nhẽo. Thay vào đó, bạn hãy thoải mái với những vần không hoàn toàn giống nhau. Một ví dụ cho trường hợp này là hai từ “hồng tươi” và “ngợp trời”.
  • Nếu bạn sáng tác không chỉ một bài hát, hãy đảm bảo chúng không na ná như nhau. Đừng sử dụng cùng một cách sắp đặt giai điệu nhiều lần. Điều này sẽ gây nhàm chán rất nhanh, và người nghe sẽ không có ấn tượng.
  • Biết giới hạn trong giọng hát của mình và viết lời bài hát rơi vào đúng quãng giọng của bạn.
  • Tránh những ca từ sáo rỗng.
  • Học cách tiếp cận các chủ đề thông thường từ các góc độ khác lạ. Một cách để làm việc này là sử dụng phép ẩn dụ độc đáo. Ví dụ, năm 1972, trong album nhạc Exile on Main St Learn, ban nhạc The Rolling Stones đã ví tình yêu là canh bạc (Tumbling Dice) và uống rượu (Loving Cup).
  • Động não. Nghĩ về những điều bạn đã trải qua hay rút ra từ đó. Nếu bạn lấy cảm hứng từ những sự việc khiến bạn xúc động sâu sắc, những cảm giác đó sẽ truyền sang bài hát của bạn.

Cảnh báo

  • Ngoài ra, bạn hãy cố gắng không lặp lại âm điệu của bài hát trước đó cũng vì lý do như trên. Cố gắng tạo nên một thứ gì đó mới.
  • Không đạo lời bài hát của người khác. Hành động này không chỉ thiếu tính sáng tạo mà còn gây ra nhiều rắc rối về sự xâm phạm bản quyền. Bạn chỉ cần tin vào bản thân và viết từ trái tim mình.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Halle Payne
Cùng viết bởi:
Halle Payne
Trưởng nhóm đi bộ và đi phượt
Bài viết này có đồng tác giả là Halle Payne, một thành viên đáng tin cậy của cộng đồng How.com.vn. Halle Payne đã đi bộ đường dài và đi phượt tại Bắc California trong hơn 3 năm. Cô là trưởng nhóm Chương trình Giáo dục Ngoài trời của Đại học Stanford, Trưởng nhóm đi bộ của Trung tâm Hội nghị Stanford Sierra và đã giảng dạy các lớp Giáo dục ngoài trời và Leave No Trace. Bài viết này đã được xem 47.109 lần.
Trang này đã được đọc 47.109 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo