Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhọt là một ổ chứa mủ hình thành trên da khi vùng da quanh nang lông bị nhiễm trùng. Nhọt là tình trạng tương đối phổ biến và có thể dễ dàng điều trị tại nhà, nhưng bạn nhớ phải xử lý ngay để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Trị nhọt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định chắc chắn đó là nhọt.
    Trước khi bắt đầu điều trị, quan trọng là bạn phải xác định đó thực sự là nhọt. Nhọt hình thành do nang lông bị nhiễm tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Nhọt có tính lây nhiễm, có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc từ người này sang người khác khi tiếp xúc.[1]
    • Nhọt có thể bị nhầm lẫn với u nang hoặc có u nang ở bên dưới và cần được bác sĩ điều trị.[2]
    • Bạn cũng có thể nhầm lẫn nhọt với mụn trứng cá, đặc biệt khi chúng ở trên mặt hoặc vùng lưng trên. Mụn trứng cá có cách điều trị hoàn toàn khác với nhọt, do đó bạn cần xác định các nốt mụn trên da có đúng là nhọt không.
    • Nếu tổn thương xuất hiện ở bộ phận sinh dục, có thể bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục chứ không phải là nhọt.
    • Nếu không chắc chắn, bạn hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm gạc nóng lên nhọt.
    Ngay khi phát hiện nhọt bắt đầu hình thành, bạn nên xử lý ngay bằng cách chườm nóng. Càng chữa trị sớm thì bạn càng giảm được nguy cơ biến chứng. Làm gạc nóng bằng cách nhúng khăn mặt sạch vào nước nóng cho ướt và vắt bớt nước. Đắp khăn ấm và ẩm lên nhọt khoảng 5-10 phút. Chườm 3-4 lần mỗi ngày.[3]
    • Gạc nóng đem lại nhiều lợi ích giúp nhọt mau lành. Thứ nhất, nhiệt độ ấm sẽ tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương, thu hút các kháng thể và bạch cầu đến vị trí nhiễm trùng. Thứ hai, sức nóng cũng hút mủ lên bề mặt nhọt và thoát ra nhanh hơn. Cuối cùng, gạc nóng còn có tác dụng giảm đau.
    • Thay vì chườm gạc nóng, bạn cũng có thể ngâm nhọt trong nước ấm nếu nhọt nằm ở vị trí thuận lợi. Nếu nhọt xuất hiện ở vùng dưới cơ thể, bạn có thể ngồi trong bồn tắm nước nóng để ngâm.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không trích nhọt hoặc làm vỡ nhọt tại nhà.
    Có lẽ bề mặt nhọt mềm và chứa đầy mủ sẽ khiến bạn chỉ muốn dùng kim chọc vỡ cho mủ thoát ra. Tuy nhiên, bạn không nên làm như vậy, vì việc này có thể khiến nhọt bị nhiễm trùng hoặc vi khuẩn trong nhọt lây lan và gây ra các ổ nhọt mới. Nếu được tiếp tục chườm nóng, nhọt sẽ tự vỡ và mủ sẽ thoát ra ngoài trong vòng 2 tuần.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa ổ nhọt chảy mủ bằng xà phòng diệt khuẩn.
    Giữ vệ sinh thật sạch khi nhọt bắt đầu chảy mủ là điều cực kỳ quan trọng. Rửa nhọt thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm cho đến khi mủ thoát ra hết. Lau khô nhọt bằng khăn bông sạch hoặc khăn giấy. Nhớ vứt khăn giấy hoặc giặt sạch khăn bông ngay sau khi dùng để tránh nhiễm trùng lây lan.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bôi kem kháng sinh và che phủ nhọt.
    Bước tiếp theo là bôi kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh và đắp gạc lên để che phủ nhọt. Nhọt sẽ tiếp tục chảy mủ khi đắp gạc, vì vậy bạn cần thay gạc thường xuyên. Kem và thuốc mỡ kháng sinh chuyên trị nhọt có bán không cần toa ở các hiệu thuốc.[4]
    • Thay gạc nhiều nhất là 12 giờ một lần. Chỉ thay thường xuyên hơn nếu máu hoặc mủ thấm qua băng gạc.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiếp tục chườm gạc nóng cho đến khi nhọt lành hẳn.
    Khi nhọt đã thoát hết mủ, bạn nên tiếp tục chườm nóng, rửa và che phủ nhọt cho đến khi lành hẳn. Nếu được giữ vệ sinh sạch sẽ, biến chứng sẽ không xảy ra và nhọt sẽ lành hoàn toàn trong vòng 1-2 tuần.
    • Nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi chạm vào nhọt để tránh nhiễm trùng lây lan.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đến gặp bác sĩ nếu nhọt không chảy mủ sau 2 tuần hoặc bị nhiễm trùng.
    Một số trường hợp cần phải can thiệp y tế do kích thước, vị trí của nhọt hoặc nhọt bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ phải trích nhọt ở phòng khám hoặc phải phẫu thuật. Trong các trường hợp này, nhọt có thể có nhiều túi mủ cần được dẫn lưu, hoặc nhọt nằm ở vị trí nhạy cảm như trong mũi hoặc ống tai. Nếu nhọt hoặc vùng da xung quanh bị nhiễm trùng, bạn có thể được tiêm thuốc kháng sinh hoặc được kê toa thuốc kháng sinh uống. Bạn nên tìm sự điều trị y tế trong các trường hợp sau đây:[6]
    • Nếu nhọt mọc trên mặt hoặc cột sống, trong mũi hoặc ống tai, hoặc trong khe mông. Các ổ nhọt này có thể cực kỳ đau và khó điều trị tại nhà.
    • Nếu nhọt liên tục tái phát. Trong một số trường hợp nhọt tái đi tái lại ở những vùng da như háng và nách, bác sĩ có thể phải loại bỏ các tuyến mồ hôi thường bị viêm và hình thành nhọt.
    • Nếu nhọt kèm theo sốt, các tia đỏ tỏa ra từ ổ nhọt hoặc vùng da xung quanh bị viêm và đỏ. Các biểu hiện này đều là dấu hiệu nhiễm trùng.
    • Nếu bạn có bệnh (chẳng hạn như ung thư hoặc tiểu đường) hoặc đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Trong các trường hợp này, cơ thể thường không đủ khả năng để chống lại tình trạng nhiễm trùng do nhọt gây ra.
    • Nếu nhọt không chảy mủ sau 2 tuần điều trị tại nhà, hoặc gây đau dữ dội.[7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Ngăn ngừa nhọt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không dùng chung khăn, quần áo hoặc ga trải giường với người có nhọt.
    Mặc dù bản thân nhọt không lây nhiễm, nhưng vi khuẩn gây ra nhọt lại lây nhiễm. Đó là lý do tại sao việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tránh dùng chung khăn, quần áo hoặc vải trải giường với người có nhọt là rất quan trọng. Các vật dụng trên cần phải được giặt sạch sau khi người bệnh sử dụng.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ vệ sinh tốt.
    Giữ vệ sinh sạch sẽ có lẽ là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa nhọt. Nhọt thường là do nhiễm vi khuẩn ở nang lông gây ra, vì vây bạn nên ngăn vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da bằng cách tắm rửa hàng ngày. Dùng xà phòng thông thường là đủ.[8]
    • Bạn cũng có thể kỳ cọ bằng bàn chải hoặc vật liệu nhám, chẳng hạn như xơ mướp, để đánh tan dầu gây bít tắc xung quanh các nang lông.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa sạch các vết cắt hoặc vết thương thật kỹ và ngay lập tức.
    Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt và vết thương trên da, sau đó di chuyển xuống nang lông, gây nhiễm trùng và hình thành nhọt. Để tránh trường hợp này, bạn cần rửa sạch mọi vết cắt nhỏ và trầy xước thật kỹ bằng dung dịch diệt khuẩn, bôi kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng gạc che phủ cho đến khi vết thương lành.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh ngồi trong thời gian dài.
    Các ổ nhọt nằm giữa khe mông, còn gọi là "u nang lông," thường hình thành từ áp lực trực tiếp do ngồi trong thời gian dài. Trường hợp này thường xảy ra ở các tài xế xe tải và những người di chuyển trên những chuyến bay dài. Nếu có thể, bạn nên cố gắng giảm áp lực này bằng cách thường xuyên đứng dậy và giãn duỗi chân.[7]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Sử dụng các liệu pháp tại nhà chưa được kiểm chứng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lưu ý rằng các liệu pháp trị nhọt tại nhà có thể không đem lại hiệu quả.
    Mặc dù bạn có thể thử áp dụng các phương pháp tại nhà, nhưng đừng quên rằng chúng không được bác sĩ khuyến khích và có thể không công hiệu. Có lẽ cũng không hại gì nếu thử dùng các liệu pháp này, nhưng hãy nhớ là có thể bạn vẫn cần được điều trị y tế.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng dầu tràm trà.
    Dầu tràm trà là chất diệt khuẩn tự nhiên, thường được dùng để trị một số bệnh ngoài da, kể cả nhọt. Bạn chỉ cần dùng tăm bông chấm dầu tràm trà trực tiếp lên nhọt mỗi ngày một lần.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử dùng muối Epsom.
    Muối Epsom là một chất làm khô, có tác dụng giúp nhọt trồi lên. Bạn hãy hòa tan muối Epsom trong nước ấm và dùng dung dịch để làm gạc ấm chườm lên nhọt. Thực hiện liệu pháp này mỗi ngày 3 lần cho đến khi nhọt bắt đầu chảy mủ.[11]
    • Không ngâm mình trong bồn tắm pha muối Epsom, nhất là phụ nữ. Việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến âm đạo.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử dùng nghệ.
    Nghệ là một loại gia vị của Ấn Độ có đặc tính kháng viêm tuyệt vời, đồng thời cũng có tác dụng thanh lọc máu. Bạn có thể sử dụng nghệ dưới dạng viên uống, hoặc trộn nghệ với một ít nước và đắp trực tiếp lên nhọt. Nhớ băng lại sau khi bôi nghệ để tránh làm ố bẩn quần áo.[12]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bôi kem keo bạc (colloidal silver).
    Kem keo bạc là chất sát trùng tự nhiên dùng để trị nhọt tại nhà rất hiệu quả. Bạn chỉ cần bôi một chút kem trực tiếp nhọt hai lần mỗi ngày.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng giấm táo.
    Giấm táo là chất sát trùng tự nhiên có thể dùng để làm sạch nhọt khi bắt đầu chảy mủ. Nhúng miếng bông gòn vào giấm và áp nhẹ lên nhọt. Nếu thấy quá xót, bạn có thể pha loãng giấm táo trước với nước theo tỷ lệ nửa giấm nửa nước.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thử dùng dầu thầu dầu.
    Dầu thầu dầu được dùng trong nhiều liệu pháp tự nhiên và trong điều trị y tế - bao gồm hóa trị liệu cho các bệnh nhân ung thư.[13] Đây là chất kháng viêm rất hiệu quả, có thể dùng để giảm sưng và đau do nhọt. Bạn hãy tẩm dầu thầu dầu vào bông gòn và đắp lên nhọt, sau đó giữ cố định miếng bông gòn bằng băng cá nhân hoặc băng gạc. Cách vài tiếng thay một lần.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Sử dụng túi chườm làm nóng bằng lò vi sóng. Bọc túi chườm trong mảnh vải ướt và ấm rồi đắp lên nhọt để không bị nguội quá nhanh. Túi chườm sẽ giữ ấm được khoảng 40 phút, không như gạc ướt sẽ nguội chỉ sau vài phút.
  • Mặc quần áo dài để che nhọt nếu chúng khiến bạn ngượng ngùng. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng kem che khuyết điểm, nhưng hãy cẩn thận vì việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Cảnh báo

  • Không nặn nhọt để tránh nhiễm trùng lây lan.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Daniel Wozniczka, MD, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Daniel Wozniczka, MD, MPH. Tiến sĩ Wozniczka là bác sĩ nội khoa tại Chicago, với kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại vùng Hạ Sahara Châu Phi, Đông Âu và Đông Nam Á. Ông đã hoàn thành bằng thạc sĩ tại Đại học Jagiellonia năm 2014, đồng thời có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Thạc sĩ về Sức khỏe Cộng đồng của Đại học Illinois tại Chicago. Bài viết này đã được xem 25.879 lần.
Trang này đã được đọc 25.879 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo