Cách để Trị Mụn lẹo ở Mí mắt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Lẹo mắt là mụn màu đỏ, gây đau nhức nằm trên rìa của mí mắt, đôi khi là do nang lông mi hoặc tuyến dầu của mí mắt bị nhiễm khuẩn. Mặc dù lẹo mắt thường gây đỏ và đau, vết sưng thường sẽ tự lành trong khoảng một tuần. [1] Nếu không kể đến những đau đớn và khó chịu mà nó đem lại thì lẹo mắt thường vô hại. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm đau và sưng, cũng như ngăn ngừa lẹo mắt tái phát.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Chữa trị Lẹo mắt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm sạch mụn lẹo ở mắt.
    Nhìn chung, lẹo mắt thường xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng đôi khi là do mắt tiếp xúc với các dị vật (ví dụ như bụi bẩn hoặc mỹ phẩm). Bản thân lẹo mắt chính là một bệnh nhiễm trùng nhẹ. [2] Nếu bị lẹo mắt, điều trước tiên bạn cần làm là rửa sạch vùng mắt bị lên lẹo. [3]
    • Rửa tay thật sạch, sau đó dùng bông gòn hoặc ngón tay sạch để nhẹ nhàng rửa sạch mụn lẹo với nước ấm. Bạn cũng có thể dùng dung dịch dành riêng cho mí mắt hoặc dầu gội không gây cay mắt dành cho em bé pha loãng.[4]
    • Đảm bảo bàn tay và bông gòn bạn dùng phải thật sạch. Nếu không, bạn có thể lây thêm các loại bụi bẩn và vi trùng khác cho vùng mắt bị lẹo.
    • Lẹo mắt thường do các vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào nang lông mi hoặc vào một tuyến trong góc mắt, thường thông qua việc dùng tay bẩn chạm vào mắt. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn khác cũng có thể gây lẹo mắt. [5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm gạc ấm.
    Chườm gạc ấm là cách điều trị tốt nhất cho mụn lẹo sưng đau. Dùng khăn hoặc mảnh vải sạch nhúng vào nước ấm để làm gạc. Chườm gạc trên mắt và để mắt nghỉ ngơi trong khoảng năm đến mười phút. [6]
    • Sau khi miếng gạc nguội, tiếp tục nhúng miếng gạc vào nước ấm và lặp lại cách làm như trên trong khoảng từ năm đến mười phút.
    • Chườm gạc ấm khoảng ba đến bốn lần trong ngày. Bạn cần kiên trì với cách điều trị này cho đến khi mụn lẹo được chữa khỏi hoàn toàn. [7]
    • Túi trà ẩm và ấm (không nóng) cũng đem lại hiệu quả tương tự như gạc.[8] (Nhiều người khuyên nên sử dụng túi trà hoa cúc vì nó đem lại sự dễ chịu).
    • Sử dụng gạc ấm có thể làm cho mụn lẹo co lại và chảy mủ. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy nhẹ nhàng lau sạch mủ. Tránh ấn hoặc nặn lẹo mắt; chỉ nên dùng lực nhẹ.
    • Khi mủ xuất hiện trên mụn lẹo ở mắt, các triệu chứng sẽ giảm đi khá nhanh chóng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không nên tự tay nặn hoặc bóp lẹo mắt.
    Bạn có thể rất muốn nặn mủ hoặc các chất dịch tụ trong mụn lẹo, tuy nhiên không nên làm như vậy! Nặn hoặc bóp lẹo mắt sẽ làm tình hình trở nên tệ hơn vì điều này có thể làm vi khuẩn lây lan hoặc gây nhiễm trùng nặng, và thậm chí có thể để lại sẹo. [9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng kem kháng khuẩn.
    Bạn có thể mua kem kháng khuẩn chuyên dùng để điều trị lẹo mắt tại các hiệu thuốc tây. Nếu không biết phải chọn mua loại nào, bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ. Chấm một lượng nhỏ kem lên mụn lẹo, cẩn thận đừng để kem lọt vào mắt.[10]
    • Các loại kem này có thể giúp chữa lành mụn lẹo nhanh chóng. [11]
    • Hoạt chất gây mê cục bộ có trong các loại kem kháng khuẩn cũng giúp tạm thời giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do lẹo mắt. Tuy nhiên, nếu hoạt chất này bị dính vào mắt, nó sẽ gây hại cho mắt. Hãy cẩn thận khi sử dụng. [12]
    • Nếu kem dính vào mắt, bạn hãy nhẹ nhàng rửa mắt với nước ấm, [13] sau đó đến bác sĩ.
    • Không nên sử dụng kem quá liều lượng chỉ định in trên bao bì.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hãy thử các bài thuốc tự nhiên tại nhà.
    Một số chất tự nhiên có thể giúp chữa lành lẹo mắt, đồng thời giảm đau và sưng. Tránh để các bài thuốc tự nhiên này dính vào mắt, và nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức. Mặc dù chưa được chứng minh về mặt y học, bạn có thể thử qua các phương pháp tự nhiên sau đây để loại bỏ mụn lẹo ở mắt:
    • Sử dụng hạt rau mùi. Ngâm hạt rau mùi vào nước trong một giờ, sau đó lọc bỏ hạt và dùng nước ngâm hạt để rửa mắt. Hạt rau mùi được cho rằng có tính chất làm giảm sưng lẹo mắt. [14]
    • Sử dụng lô hội. Lô hội giúp giảm sưng đỏ. Cắt một lá lô hội theo chiều dọc và đắp phần mềm bên trong lá lên vùng bị viêm nhiễm. Nếu không tìm được lá lô hội, bạn có thể dùng gạc ngâm nước lô hội để đắp lên mắt. Một số người thích sử dụng hỗn hợp dung dịch nước lô hội và trà hoa cúc. [15]
    • Sử dụng lá ổi để làm gạc. Đây là bài thuốc tại nhà thường được sử dụng để làm giảm đau và sưng do lẹo mắt. Làm ướt lá ổi với nước ấm và áp lên mắt trong 10 phút. [16]
    • Sử dụng khoai tây. Nghiền khoai tây thành hỗn hợp nhão và phết vào một mảnh vải sạch, mềm, sau đó áp lên lẹo mắt để giảm sưng. [17]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa.
    Nếu mụn lẹo ở mắt gây đau nhiều, bạn hãy sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid để làm dịu cơn đau nhức trong những ngày đầu. Chọn loại nào có chứa aspirin hoặc ibuprofen để xoa dịu cơn đau tức thời. [18]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đến gặp bác sĩ.
    Bạn cần đi khám nếu lẹo mắt không khỏi sau một tuần. Nếu mụn lẹo làm bạn đau đớn, hoặc vết sưng đỏ lan nhanh, hoặc nếu tầm nhìn bị ảnh hưởng, hãy đi khám ngay lập tức. [20] Nếu bạn bị lẹo mắt nặng, đây có thể là kết quả của các bệnh khác. Bạn có thể sẽ được chẩn đoán và điều trị bằng một trong các phương pháp sau:
    • Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu bạn bị viêm kết mạc do vi khuẩn, còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ. Tình trạng này thường được chữa khỏi một cách nhanh chóng sau khi có sự can thiệp của kháng sinh. [21]
    • Bác sĩ có thể dùng kim hoặc lưỡi dao bén để chích lẹo. Cách làm này sẽ giúp mủ có thể thoát ra ngoài qua một lỗ đâm nhỏ và giúp loại bỏ mụn lẹo. [22]
    • Nếu da bạn bị nhiễm một số bệnh như trứng cá đỏ hoặc tăng tiết bã nhờn, bạn có thể dễ dàng bị viêm mi mắt. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chế độ vệ sinh cho vùng mắt.[23][24]
    • Nếu không có bác sĩ khám mắt riêng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ quen và xin giấy giới thiệu hoặc kiểm tra mục bác sĩ nhãn khoa trong danh bạ điện thoại của địa phương, hoặc tìm trên internet bằng cách gõ cụm từ "bác sĩ nhãn khoa" và kèm thêm tên thành phố hoặc khu vực bạn sống.
    • Trong suốt thời gian bị lẹo mắt, bạn có thể đi khám bệnh bất cứ lúc nào. Bạn không nhất thiết phải chờ một tuần trước khi có thể liên lạc với bác sĩ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Ngăn ngừa Lẹo mắt Tái phát

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa mí mắt.
    Nếu bạn thường xuyên bị lẹo mắt, mắt bạn có thể đặc biệt nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Dùng một chiếc khăn sạch và dầu gội dịu nhẹ, ví dụ dầu gội dành cho em bé, hoặc các loại dung dịch dành riêng cho mí mắt để nhẹ nhàng rửa mí mắt. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm. [25]
    • Nếu thường bị lẹo mắt, bạn nên rửa mí mắt mỗi ngày. [26]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rửa tay trước khi chạm vào mặt.
    Một trong những nguyên nhân phổ biến gây lẹo mắt là do vi khuẩn lây từ tay sang mắt.[27] Tránh dụi mắt hoặc sờ vào mắt.
    • Thường xuyên giặt khăn, và tránh dùng chung khăn với người bị nhiễm bệnh lẹo mắt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm vệ sinh kính áp tròng kĩ càng.
    Khi đeo kính áp tròng, bạn phải thường xuyên chạm tay vào mắt, vì vậy bạn cần đảm bảo tay phải sạch mỗi khi đeo hoặc tháo kính. Bản thân kính áp tròng cũng có nguy cơ lây lan vi khuẩn cho mắt, do đó hãy nhớ dùng các dung dịch làm sạch kính để rửa kính hằng ngày.[28]
    • Không nên dùng kính áp tròng nếu bạn đang bị lẹo mắt. Sử dụng kính áp tròng khi mắt đang lên lẹo sẻ làm tăng nguy cơ truyền nhiễm vi khuẩn gây lẹo mắt sang giác mạc bên dưới.
    • Không nên dùng kính áp tròng lâu hơn mức cho phép. Nếu bạn dùng các loại kính áp tròng hằng ngày (ví dụ loại dùng một lần), hãy bỏ chúng đi sau một ngày sử dụng. Nếu bạn dùng loại hằng tháng (loại có thể dùng nhiều lần trong vòng một tháng), hãy nhớ thay kính sau mỗi tháng.[29]
    • Không nên dùng kính áp tròng qua đêm. Ngay cả loại kính an toàn khi dùng qua đêm cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nếu bạn dễ bị lẹo mắt. [30]
    • Luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng kính áp tròng đúng cách. Tránh sử dụng kính áp tròng trong các trường hợp đã được khuyến cáo, chẳng hạn như trong khi bơi lội (trừ khi bạn có sử dụng thêm kính bơi ôm sát mắt).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trang điểm đúng cách.
    Chì kẻ mắt và phấn mắt tô trên vành mí mắt có thể làm mắt bị lẹo, đặc biệt nếu bạn có xu hướng trang điểm đậm và "dậm phấn" nhiều lần trong ngày. Hãy trang điểm ở khu vực phía trên lông mi, và hạn chế lượng mỹ phẩm mà bạn dùng.
    • Tránh đi ngủ với lớp trang điểm trên mặt. Hãy dùng các dung dịch tẩy trang để làm sạch lớp trang điểm, sau đó vỗ nước ấm lên mặt để rửa sạch chất tẩy trang trước khi đi ngủ.
    • Thường xuyên thay đổi các loại mỹ phẩm trang điểm dành cho mắt và dụng cụ trang điểm. Chổi, cọ, và bút trang điểm mắt theo thời gian sẽ bị bám bẩn, và bạn có thể truyền vi khuẩn cho mắt mỗi khi bạn sử dụng chúng. [31]
    • Tương tự như kính áp tròng, các loại chì, cọ trang điểm thường xuyên tiếp xúc với mắt. Nếu có chứa các vi khuẩn có hại thì chúng rất dễ trở thành tác nhân gây lẹo mắt. [32]
    • Không nên dùng chung dụng cụ trang điểm mắt với người khác.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu dùng kính cận áp tròng, bạn nên đeo kính có gọng thay vì kính áp tròng khi bị lẹo mắt. [33]
  • Để tạm thời làm dịu vùng bị lẹo mắt, hãy đặt một lát dưa chuột ướp lạnh lên mắt trong khoảng 10-15 phút.
  • Nếu không muốn mua cọ trang điểm mới, bạn có thể dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dầu ô liu để làm sạch cọ.

Cảnh báo

  • Tốt nhất là bạn nên đi khám trước khi quyết định tự điều trị lẹo mắt.
  • Tránh tự tay nặn hoặc chích mụn lẹo. Bạn có thể làm vi khuẩn lây lan, gây nhiễm trùng nặng hơn và cũng có thể để lại sẹo.[34]
  • Tránh trang điểm quanh vùng mắt bị lẹo, vì như vậy sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng thêm.[35]
  1. http://eyelidstye.com/ointment.html
  2. http://eyelidstye.com/ointment.html
  3. http://eyelidstye.com/ointment.html
  4. http://eyelidstye.com/ointment.html
  5. http://www.styetreatments.com/stye-infection.html
  6. http://www.styetreatments.com/stye-infection.html
  7. http://www.styetreatments.com/stye-infection.html
  8. http://www.styetreatments.com/stye-infection.html
  9. http://www.nhs.uk/Conditions/stye/Pages/treatment.aspx
  10. http://www.nhs.uk/Conditions/stye/Pages/treatment.aspx
  11. http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/chalazion-stye/treatment.cfm
  12. http://www.webmd.com/eye-health/understanding-conjunctivitis-treatment
  13. http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/chalazion-stye/treatment.cfm
  14. http://www.nhs.uk/conditions/blepharitis/Pages/Introduction.aspx
  15. http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/chalazion-stye/risk.cfm
  16. http://www.webmd.com/eye-health/understanding-sty-prevention
  17. http://www.drugs.com/cg/stye.html
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sty/basics/causes/CON-20022698
  19. http://www.webmd.com/eye-health/caring-contact-lens
  20. http://www.webmd.com/eye-health/caring-contact-lens?page=2
  21. http://www.webmd.com/eye-health/caring-contact-lens?page=2
  22. http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/chalazion-stye/risk.cfm
  23. http://www.drugs.com/cg/stye.html
  24. http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/chalazion-stye/treatment.cfm
  25. http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/chalazion-stye/treatment.cfm
  26. http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/chalazion-stye/treatment.cfm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Paul Ursell, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nhãn khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Paul Ursell, MD. Tiến sĩ Paul Ursell là bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ phẫu thuật đục thủy tinh thể ở Vương quốc Anh. Ông đã thực hiện hơn 7.000 ca phẫu thuật đục thủy tinh thể trong suốt sự nghiệp của mình. Ông đã xuất bản hơn 20 bài báo về phẫu thuật đục thủy tinh thể và được kiểm duyệt ngang hàng. Tiến sĩ Ursell lấy bằng MD tại Bệnh viện St Mary’s ở London và trở thành thành viên của Trường Đại học Nhãn khoa Hoàng gia vào năm 1995. Bác sĩ Ursell là một trong số ít bác sĩ phẫu thuật được cấp bằng MD trong phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện đại. Ông đã phục vụ 9 năm trong Hội đồng UKISCRS (Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật khúc xạ & đục thủy tinh thể Vương quốc Anh & Ireland). Bài viết này đã được xem 54.371 lần.
Trang này đã được đọc 54.371 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo