Cách để Trút cạn bàng quang

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu gặp khó khăn trong việc trút cạn bàng quang khi đi tiểu, có thể bạn đã mắc chứng bí tiểu.[1] Nguyên nhân của chứng bệnh này có thể là do yếu cơ, tổn thương thần kinh, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt và các vấn đề khác về sức khỏe. Bí tiểu có thể ở dạng cấp tính (ngắn ngày) và mãn tính (dài ngày) và có biểu hiện mất hoàn toàn hoặc một phần khả năng trút cạn nước tiểu trong bàng quang. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh có thể thuyên giảm nhờ một số liệu pháp tại nhà, nhưng đôi khi cũng cần phải can thiệp cấp cứu.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Cải thiện khả năng trút cạn bàng quang tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tăng sức mạnh cơ vùng chậu.
    Một trong các phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu là thực hành bài tập Kegel.[2] Đây là bài tập đơn giản mà bạn có thể tập ở bất cứ đâu để tăng sức mạnh các cơ điều khiển bàng quang, tử cung, ruột và trực tràng. Để xác định cơ sàn chậu, bạn hãy ngừng tiểu nửa chừng; các cơ co thắt chính là các cơ được tập luyện. Bài tập Kegel tập ở bất cứ tư thế nào cũng được, vì vậy bạn có thể tập khi ngồi trên xe trên đường đi, tại bàn làm việc, v.v…), mặc dù tư thế nằm vẫn dễ tập hơn.
    • Khi đã xác định được cơ sàn chậu, bạn hãy siết chặt và giữ như vậy trong 5 giây, sau đó thả lỏng trong 5 giây.[3] Lặp lại quá trình trên 5-10 lần, vài lần mỗi ngày trong các thời gian khác nhau.
    • Trong vòng vài tuần, bạn cần cố gắng giữ cho cơ chậu thắt lại mỗi lần 10 giây, sau đó thả lỏng cũng trong 10 giây. Thực hiện bài tập này cả khi đứng và khi ngồi, lặp lại 5-10 lần mỗi ngày cho đến khi khả năng kiểm soát bàng quang được cải thiện.
    • Cẩn thận, đừng nhầm với động tác co giãn cơ bụng, đùi hoặc mông, và nhớ thở thoải mái trong quá trình tập.
    • Có nhiều yếu tố khiến cơ sàn chậu yếu đi, chẳng hạn như mang thai, sinh nở, phẫu thuật, lão hóa, béo phì, ho mãn tính, và rặn quá mức do táo bón.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập luyện bàng quang.
    Tập luyện bàng quang là một liệu pháp hành vi quan trọng, có tác dụng điều trị bí tiểu và tiểu không tự chủ.[5] Mục đích của liệu pháp này là kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu, tăng lượng nước tiểu mà bàng quang giữ được, giảm nhu cầu cần đi tiểu và/hoặc són tiểu. Phương pháp tập luyện bàng quang đòi hỏi bạn phải đi trút hết nước tiểu trong bàng quang vào các thời điểm cố định, bất kể bạn có buồn tiểu hay không. Nếu bạn buồn tiểu trước khi đến thời gian đã định, hãy kiềm chế bằng cách co cơ chậu.
    • Cố gắng trút cạn bàng quang ngay sau khi thức dậy, sau đó cứ cách 1-2 tiếng đi tiểu một lần, dù bạn có buồn tiểu hay không.
    • Khi có thể kiểm soát bàng quang và đi tiểu theo ý muốn, bạn hãy kéo dài khoảng thời gian giữa các lần tiểu thêm 15–30 phút cho đến khi có thể duy trì thoải mái trong 3-4 tiếng.
    • Thông thường sẽ mất khoảng 6-12 tuần để bạn lấy lại được khả năng kiểm soát bàng quang và trút cạn nước tiểu trong bàng quang mỗi khi buồn tiểu.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo sự thoải mái trong nhà vệ sinh.
    Cảm giác thoải mái khi vào nhà vệ sinh có thể giúp bạn trút cạn bàng quang một cách bình thường. Nếu nhiệt độ không khí hoặc sàn nhà quá lạnh, bạn có thể bị xao lãng khỏi nhiệm vụ trước mắt. Ngồi trên bồn cầu có thể là tư thế thoải mái nhất với cả nam và nữ, vì nhiều nam giới bị đau lưng, cổ hoặc tuyến tiền liệt khi đứng tiểu.[7] Sự riêng tư cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên cảm giác thoải mái, vì vậy bạn đừng cố đi tiểu ở nhà vệ sinh công cộng và nhớ đóng cửa phòng vệ sinh khi ở nhà.
    • Tăng nhiệt độ trong nhà vào mùa đông. Nhớ đi dép và mặc áo choàng khi đi vệ sinh để giữ ấm.
    • Đặt vài ngọn nến thơm trong phòng tắm và trang hoàng cho phòng tắm trông như phòng spa để có cảm giác thư giãn khi bạn đang cố gắng đi tiểu.
    • Nếu là người “cuồng sạch sẽ”, bạn hãy giữ cho phòng tắm luôn ngăn nắp để không bị phân tâm hoặc khó chịu.
    • Cứ thong thả. Bạn cần dành thời gian trung bình là 30-60 giây để đi tiểu, thế nên đừng vội vàng và căng thẳng.
    • Thử mở vòi nước trong bồn rửa mặt để kích thích cảm giác buồn tiểu.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tạp áp lực hoặc kích thích từ bên ngoài.
    Việc tạo áp lực lên bàng quang từ bên ngoài tại vùng bụng dưới có thể kích thích đi tiểu và giúp bàng quang tháo hết nước tiểu – bạn hãy xem đó là một kiểu mát-xa hoặc vật lý trị liệu.[9] Lên mạng tìm hiểu về cấu tạo cơ thể để biết vị trí của bàng quang, sau đó ấn nhẹ (về phía cột sống) và hướng xuống dưới (về phía bàn chân) để cố gắng “vắt” bàng quang trong khi tiểu. Kỹ thuật này sẽ dễ thực hiện hơn ở tư thế đứng thay vì ngồi trên bồn cầu và khom người tới trước.
    • Một cách khác là gõ trực tiếp vào vùng da/cơ/mỡ trên bàng quang để kích thích bàng quang co lại và tháo nước tiểu.
    • Phụ nữ có thể cho ngón tay sạch vào âm đạo và ấn lên thành bên trong của âm đạo để kích thich bàng quang trút nước tiểu.
    • Với nam giới, việc kích thích quá nhiều ở bụng dưới có thể khiến dương vật cương cứng và càng khó tiểu hơn nhiều. Vì vậy, bạn cần duy trì dương vật ở trạng thái mềm khi cố gắng trút cạn bàng quang.
    • Dòng nước ấm chảy qua bụng dưới và bộ phận sinh dục cũng có thể kích thích cảm giác buồn tiểu. Do đó, bạn hãy thử đi tiểu trong khi đứng dưới vòi sen nước ấm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Học cách tự đặt ống thông tiểu.
    Nếu bạn thực sự cần đi tiểu và cảm thấy đau đáng kể ở bàng quang và thận thì thủ thuật tự đặt ống thông tiểu có thể là giải pháp khi mọi lời khuyên ở trên đều không có hiệu quả. Đây là thủ thuật luồn một ống thống tiểu (ống dài và nhỏ) vào niệu đạo sát lỗ bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.[10] Thủ thuật này phải được bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa niệu hướng dẫn, nhưng không dành cho người quá cẩn thận hoặc “nhát gan”.
    • Thông thường sẽ tốt hơn nếu bạn được bác sĩ đặt ống thông tiểu sau khi gây tê tại chỗ, nhưng nếu bạn tự tin và có thể dùng chất bôi trơn thay cho thuốc gây tê thì cũng nên thử.
    • Chất bôi trơn có thể giảm nhu cầu dùng thuốc gây tê, nhưng một số hợp chất (chẳng hạn như kem Vaseline) có thể gây kích ứng các màng nhầy của niệu đạo và gây đau.
    • Điều quan trọng là khử trùng ống thông thật kỹ trước khi luồn vào niệu đạo, vì mọi trường hợp tiếp xúc với vi khuẩn đều có thể dẫn đến nhiễm trùng.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tiếp nhận điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tham khảo ý kiến bác sĩ.
    Nếu gặp khó khăn trong việc trút hết nước tiểu trong bàng quang quá vài ngày liên tiếp, bạn cần hẹn gặp bác sĩ gia đình. Bác sĩ sẽ thăm khám và cố gắng tìm ra căn nguyên của vấn đề. Ngoài tình trạng yếu cơ sàn chậu, các nguyên nhân khác gây bí tiểu còn bao gồm: tắc nghẽn niệu đạo, sỏi bàng quang/thận, nhiễm trùng cơ quan sinh dục niệu, táo bón nghiêm trọng, sa bàng quang (nữ), phì đại tuyến tiền liệt (nam), tổn thương tủy sống, lạm dụng thuốc kháng histamine và ảnh hưởng của thuốc gây mê sau phẫu thuật.[11]
    • Bác sĩ có thể lấy mẫu nước tiểu, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và/hoặc siêu âm chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề ở bàng quang.
    • Lấy giấy giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu-sinh dục để được làm các xét nghiệm bổ sung, ví dụ như soi bàng quang (đặt ống soi để quan sát bên trong bàng quang/niệu đạo), xét nghiệm niệu dòng đồ (đo khả năng tháo nước tiểu của bàng quang), và/hoặc đo điện cơ (đo mức hoạt động cơ của bàng quang/sàn chậu).[12]
    • Các triệu chứng phổ biến của chứng bí tiểu bao gồm: đau bụng dưới, trướng bụng, thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, khó khăn khi bắt đầu/ngừng tiểu, dòng nước tiểu yếu và són tiểu.[13]
    • Nếu bạn cực kỳ khó chịu vì bàng quang đầy mà không đi tiểu được, bác sĩ có thể dẫn lưu bàng quang bằng ống thông tiểu – một thủ thuật ngoại trú tương đối nhanh được tiến hành với thuốc gây tê tại chỗ. Bạn có thể được hướng dẫn đặt ống thông tiểu tại nhà (xem phần trên).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi về các loại thuốc điều trị.
    Bạn hãy hỏi bác sĩ xem vấn đề về bàng quang và tình trạng mất khả năng trút cạn nước tiểu ở bạn có thể được điều trị bằng thuốc không. Một số loại thuốc có thể làm giãn và mở rộng cơ trơn của niệu đạo và lỗ bàng quang, mặc dù việc sử dụng dài ngày có thể gây tác dụng ngược – tiểu tiện không tự chủ và mất kiểm soát bàng quang.[14] Với nam giới mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt (một nguyên nhân thường gặp gây ra các vấn đề ở bàng quang/đường tiểu), các loại thuốc như dutasteride (Avodart) và finasteride (Proscar) có tác dụng ngăn chặn tình trạng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, thậm chí giúp thu nhỏ tuyến tiền liệt.
    • Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ bàng quang/niệu đạo, đồng thời điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt bao gồm: alfuzosin (Uroxatral), doxazosin (Cardura), silodosin (Rapaflo), tadalafil (Cialis), tamsulosin (Flomax), terazosin (Hytrin).[15]
    • Thuốc chỉ được coi là giải pháp ngắn hạn và không phải là cách điều trị chứng bí tiểu lâu dài.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc về thủ thuật nong niệu đạo và đặt stent niệu đạo.
    Thủ thuật nong niệu đạo giúp thông tắc niệu đạo bằng cách luồn các ống có bán kính tăng dần vào niệu đạo và làm giãn niệu đạo.[16] Thủ thuật đặt ống stent cũng được dùng để làm giãn niệu đạo co hẹp, nhưng ống stent có thể giãn ra như lò xo và dần dần đẩy lùi các mô xung quanh thay vì được thay bằng các ống rộng hơn. Các ống stent có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nong niệu đạo và đặt stent đều là các thủ thuật ngoại trú và cần gây tê tại chỗ, đôi khi phải gây mê.
    • Một phương pháp mở rộng niệu đạo nữa là bơm phồng một quả bóng nhỏ gắn ở đầu ống thông.
    • Các thủ thuật này được bác sĩ chuyên khoa tiết niệu- sinh dục tiến hành.
    • Không như việc đặt ống thông tiểu bình thường, thủ thuật nong niệu đạo và đặt stent không được thực hiện tại nhà trong bất cứ trường hợp nào.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc phương pháp điều hòa thần kinh xương cùng.
    Điều hòa thần kinh xương cùng, còn gọi là liệu pháp InterStim, là kỹ thuật sử dụng xung điện nhẹ tác động lên các dây thần kinh điều khiển bàng quang và cơ sàn chậu liên quan đến tiểu tiện.[17] Liệu pháp này giúp cho não bộ, các dây thần kinh và cơ trơn phối hợp tốt hơn, từ đó bàng quang có thể tháo cạn nước tiểu đúng mức và đều đặn. Thiết bị này được đưa vào cơ thể bằng phẫu thuật và bật chế độ hoạt động, nhưng đây là phương pháp có thể đảo ngược và dừng lại bất cứ lúc nào bằng cách tắt hoặc lấy thiết bị ra khỏi cơ thể.
    • Liệu pháp này còn gọi là kích thích dây thần kinh xương cùng, mặc dù các dây thần kinh bên trong và xung quanh xương cùng cũng có thể được kích thích bằng tay với một thiết bị mát-xa rung. Bạn có thể thử thực hiện liệu pháp này tại nhà thử xem tình trạng có cải thiện không.
    • Liệu pháp kích thích dây thần kinh xương cùng không được chỉ định cho trường hợp bí tiểu do tắc nghẽn.
    • Lưu ý rằng không phải mọi dạng bí tiểu không do tắc nghẽn đều có thể được điều trị bằng liệu pháp kích thích dây thần kinh xương cùng, vì vậy bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu xem liệu pháp này có thích hợp với bạn không.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc phẫu thuật như một giải pháp sau cùng.
    Khi tất cả các kỹ thuật và phương pháp điều trị trên đều không giúp cải thiện vấn đề bàng quang/tiểu tiện, phương án phẫu thuật sẽ được xem như giải pháp cuối cùng nếu bác sĩ cho rằng cách này có thể hữu ích. Có nhiều loại phẫu thuật, nhưng việc lựa chọn loại nào còn phụ thuộc vào căn nguyên thực sự của vấn đề. Một số loại phẫu thuật khắc phục tình trạng bí tiểu bao gồm: thủ thuật mở niệu đạo nội soi, phẫu thuật sa bàng quang hoặc sa trực tràng kiểu túi ở nữ giới và phẫu thuật tuyến tiền liệt ở nam giới.[18]
    • Mở niệu đạo nội soi là thủ thuật thông tắc niệu quản bằng cách đặt một ống thông đặc biệt có tia laser ở đầu ống.
    • Phẫu thuật sa bàng quang hoặc sa trực tràng bao gồm việc loại bỏ các u nang, sửa chữa các lỗ hổng, củng cố âm đạo và các mô xung quanh để đưa bàng quang về vị trí bình thường.
    • Để điều trị bí tiểu do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, một phần hoặc toàn bộ tuyến tiền liệt được cắt bỏ, thường là bằng phương pháp cắt qua ngã niệu đạo (sử dụng một ống thông được luồn qua niệu đạo).
    • Các loại phẫu thuật khác có thể được tiến hành để loại bỏ các khối u và/hoặc các mô ung thư trong bàng quang hoặc niệu đạo nếu thích hợp.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tiếng nước chảy là yếu tố kích thích hệ thần kinh hơn là kích thích vật lý. Nó có tác dụng với hầu hết mọi người, nhưng thường hiệu quả hơn với nam giới.
  • Tránh caffeine và cồn. Các chất này làm tăng nhu cầu đi tiểu nhưng thường gây kích ứng thêm cho bàng quang.
  • Huýt sáo trong khi tiểu. Hành động huýt sáo giúp bạn đè ép lên bàng quang với áp lực nhẹ.
  • Chứng bí tiểu thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn và tỷ lệ tăng theo tuổi tác. Tỷ lệ mắc chứng bí tiểu ở nam giới trong độ tuổi từ 40-83 là 0,6%.[19]
  • Tình trạng nước tiểu từ bàng quang chảy ngược vào thận có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và suy giảm chức năng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Robert Dhir, MD
Cùng viết bởi:
Nhà niệu học & Bác sĩ phẫu thuật khoa niệu học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Robert Dhir, MD. Robert Dhir là nhà niệu học, bác sĩ phẫu thuật khoa niệu học và người sáng lập của HTX Urology tại Houston, Texas. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ Dhir bao gồm điều trị xâm lấn tối thiểu cho các bệnh phì đại tuyến tiền liệt (UroLift), sỏi thận, phẫu thuật điều trị ung thư thận và sức khỏe nam giới (rối loạn cương cứng, mức testosterone thấp và vô sinh). Phòng khám của anh được chọn là trung tâm thực hiện thủ thuật UroLift tốt nhất và là tổ chức tiên phong trong việc điều trị rối loạn cương cứng bằng phương pháp phi phẫu thuật với Liệu pháp Sóng âm. Anh lấy bằng đại học và các bằng y khoa của Đại học Georgetown và được trao các bằng danh dự về nghiên cứu tiền y khoa, niệu học, y học chỉnh hình và nhãn khoa. Dhir là bác sĩ nội trú trưởng trong thời gian thực hiện chương trình bác sĩ nội trú về niệu học tại Đại học Texas ở Houston/Trung tâm Ung thư MD Anderson ngoài việc hoàn thành chương trình thực tập về phẫu thuật tổng quát. Dhir được bầu là bác sĩ hàng đầu về niệu học trong năm 2018-2019, một trong ba bác sĩ niệu học hàng đầu trong năm 2019 & 2020 của Houston Texas và tạp chí Texas Monthly đã đưa anh vào danh sách các siêu bác sĩ của Texas 2019 & 2020. Bài viết này đã được xem 3.089 lần.
Trang này đã được đọc 3.089 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo