Cách để Tránh nằm mơ khi ngủ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù đang tìm cách vượt qua những cơn ác mộng hay chỉ là muốn ít nằm mơ hơn, bạn có thể áp dụng các bước sau đây để tránh nằm mơ. Phương pháp thư giãn hoặc thiền trước khi ngủ có thể đem đến cho bạn giấc ngủ không mộng mị. Việc điều chỉnh lối sống và những thông lệ trước giờ ngủ cũng giúp bạn ngủ ngon và ít gặp phải những giấc mơ sống động hoặc đau khổ. Với thời gian và sự kiên nhẫn, bạn sẽ ngăn chặn được những giấc mơ xảy ra trong khi ngủ hoặc hạn chế tác động cảm xúc của những giấc mơ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tạo giấc ngủ không mơ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thực hành thiền...
    Thực hành thiền để cảm giác thư thái đưa bạn vào giấc ngủ không mộng mị. Thiền sâu có thể giúp bạn thư giãn tâm trí, đem đến giấc ngủ yên lành không nằm mơ khi bạn dần dần chìm vào giấc ngủ. Hãy thử thực hành thiền trong khi cơ thể đang trôi vào giấc ngủ để tăng cơ hội có giấc ngủ êm và sâu.[1]
    • Thiền bao gồm việc tập trung tâm trí vào một từ, một ý nghĩ hoặc cảm giác nhằm đạt đến trạng thái mạnh hơn về ý thức hoặc sự thanh thản.
    • Thiền quán sát đặc biệt hiệu quả khi bạn đang dỗ giấc ngủ ban đêm.
    • Thử thực hiện phương pháp thư giãn căng-chùng cơ và hít thở sâu để giảm stress, vốn là một yếu tố gây ra những cơn ác mộng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng quan tâm đến những giấc mơ sau khi mơ.
    Nếu bạn cứ mãi ngẫm nghĩ về giấc mơ thì chúng sẽ xuất hiện trở lại với cùng chủ đề đó hoặc cảm xúc đó. Khi thức giấc, bạn hãy cố gắng làm bản thân phân tâm bằng công việc hoặc các hoạt động khác thay vì cứ nghiền ngẫm về giấc mơ vừa qua.[2]
    • Bạn càng ít nghĩ về những giấc mơ thì chúng càng dễ phai nhạt dần theo thời gian.
    • Điều này không áp dụng cho các cơn ác mộng, vì việc khám phá ý nghĩa của giấc mơ có thể ngăn chặn nó tái diễn. Bạn hãy ghi chú nhanh về cơn ác mộng vừa trải qua sau khi thức giấc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hẹn giờ báo thức trong giấc ngủ ngắn ban ngày.
    Nếu bạn muốn chợp mắt một lúc vào ban ngày mà không muốn nằm mơ, hãy đặt giờ báo thức sau khoảng 30-45 phút. Như vậy, bạn có thể thức giấc trước khi vào giấc ngủ REM, giai đoạn mà những giấc mơ thường xảy ra nhất.[3]
    • Phương pháp này không nên áp dụng vào ban đêm, khi cơ thể bạn cần giấc ngủ REM để lấy lại sức cho ngày hôm sau.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với bác sĩ về việc uống thuốc ngủ, nếu cần thiết.
    Có một số loại thuốc giúp giảm cường độ và tần suất của các giấc mơ nếu bạn thường trải qua các giấc mơ sống động. Hãy ghi lại các biểu hiện của giấc mơ và tiền sử bệnh của bạn để thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị tốt nhất.
    • Cho bác sĩ biết về mọi loại thuốc bạn uống, vì một số thuốc có thể gây ra các giấc mơ sáng suốt hoặc gây cảm giác đau khổ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Ngăn ngừa các cơn ác mộng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sửa soạn phòng ngủ thành một nơi thư giãn thoải mái.
    Để ngăn ngừa các cơn ác mộng, phòng ngủ của bạn chỉ nên sử dụng cho một mục đích: ngủ. Hãy tránh các hoạt động căng thẳng như làm việc hoặc giải quyết các rắc rối cá nhân trong phòng ngủ để bạn có thể vào giấc ngủ với tâm trạng nhẹ nhàng thư thái.[4]
    • Một tấm nệm dễ chịu và bộ ga gối mềm mại cũng có thể giúp bạn thư giãn và giảm cảm giác căng thẳng.
    • Tâm trí bạn càng rối bời khi đi ngủ thì bạn càng dễ gặp ác mộng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nằm nghiêng bên phải thay vì bên trái.
    Tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng của những giấc mơ, và những người nằm nghiêng bên trái thường dễ gặp ác mộng hơn. Nếu bạn thường xuyên trải qua những cơn ác mộng, hãy thử nằm nghiêng bên phải để có những giấc mơ dễ chịu hơn.[5]
    • Mặc dù những người nằm nghiêng bên phải ít gặp ác mộng hơn, nhưng họ cũng thường cho biết rằng chất lượng giấc ngủ của họ cũng thấp hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh các thực phẩm cay, nhiều tinh bột hoặc đường trước khi ngủ.
    Những loại thức ăn này có thể kích thích dạ dày và dễ gây ra các giấc mơ kỳ lạ và nặng nề. Nếu bạn thấy đói ban đêm, hãy ăn thứ gì đó nhẹ nhàng như vài quả anh đào, cơm hoặc khoai lang.[6]
    • Tránh những bữa ăn thịnh soạn trước khi ngủ, vì dạ dày có thể bị kích thích khi có quá nhiều thức ăn khó tiêu và có thể gây ra những cơn ác mộng hoặc giấc ngủ chập chờn.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cố gắng giải nghĩa giấc mơ.
    Khi thức giấc sau một giấc mơ gây đau khổ, bạn hãy đi tìm ý nghĩa của giấc mơ đó để giúp bạn hiểu nó và vượt qua cơn ác mộng. Ngẫm xem giấc mơ có thể tượng trưng cho điều gì trong cuộc đời bạn để hiểu rõ hơn về giấc mơ đó và ngăn chặn nó tái diễn.[8]
    • Giả sử như bạn nằm mơ thấy mình thi trượt môn toán, có thể giấc mơ này cho thấy bạn quá tải vì học hành. Bạn nên nói chuyện với giáo viên để tìm cách kiểm soát khối lượng bài vở tốt hơn.
    • Thử lên mạng tìm kiếm các hình tượng trong các trang giải mã giấc mơ nếu bạn không tìm được ý nghĩa của nó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hồi tưởng các cơn ác mộng lặp đi lặp lại để giải quyết chúng.
    Nếu bạn đang vật lộn với những cơn ác mộng tái diễn, hãy cố gắng hình dung lại giấc mơ đó và để cho các cảnh mộng lần lượt đi qua trong đầu. Trước khi đến cao trào của cơn ác mộng, bạn hãy chỉnh sửa các sự kiện trong đó theo hướng thay đổi và giải quyết tình huống đáng sợ.[9]
    • Ghi nhật ký giấc mơ và viết lại phần kết của cơn ác mộng. Bạn thậm chí có thể đọc lên thành tiếng giấc mơ đó với cái kết mới trước khi đi ngủ để điều khiển câu chuyện trong mơ.
    • Nếu bạn có một giấc mơ lặp đi lặp lại thấy mình chỉ mặc đồ lót trong văn phòng chẳng hạn, hãy hình dung lại rằng bạn mặc đồ lót trong xe hơi và đang thay bộ đồ công sở trước khi đến nơi làm việc.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nói chuyện với chuyên gia tâm lý nếu các cơn ác mộng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
    Nếu các cơn ác mộng khiến bạn mất ngủ hoặc lo âu, có thể bạn cần sự hỗ trợ của chuyên gia để vượt qua. Hãy đặt lịch hẹn với chuyên gia tâm lý hoặc nhà trị liệu để dần dần giảm các cơn ác mộng.[10]
    • Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ, vì có một số chứng rối loạn giấc ngủ và thuốc có thể gây ra các cơn ác mộng lặp đi lặp lại.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm các giấc ngủ yên lành hơn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh tiêu thụ caffeine, nicotin hoặc các thức uống chứa cồn trước giờ ngủ.
    Caffeine, nicotin và cồn đều có thể kích thích hệ thần kinh và phá vỡ chu kỳ giấc ngủ. Đừng tiêu thụ những chất này tối thiểu 5-6 tiếng trước khi bạn muốn chìm vào giấc ngủ.[12]
    • Nếu bạn có sử dụng những chất này vào buổi tối, hãy cố gắng đừng để bụng đói, vì khi đó tác động của chúng sẽ mạnh hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đưa các hoạt động thể chất vào thời gian biểu hàng tuần.
    Hoạt động thể chất thường xuyên có tác dụng tăng cường sức khỏe và giúp bạn có những giấc ngủ thoải mái hơn. Hãy cố gắng tập mỗi tuần ít nhất 2-3 buổi kéo dài khoảng 30-60 phút, đặc biệt là vào những đêm bạn muốn có giấc ngủ ngon.[13]
    • Cố gắng sắp xếp giờ tập thể dục không muộn hơn 1-2 tiếng trước khi ngủ, vì hoạt động thể chất trước giờ ngủ có thể kích thích cơ thể khiến bạn tỉnh táo hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tuân thủ đúng giờ ngủ.
    Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Điều này sẽ rèn luyện cho cơ thể vào giấc ngủ nhanh hơn khi đến giờ ngủ mà không phải trằn trọc lâu.[14]
    • Thời gian ngủ được khuyến nghị là 7-8 tiếng mỗi đêm. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi và thức dậy khỏe khoắn vào sáng hôm sau.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
    Các màn hình sáng có thể khiến bộ não tưởng rằng đang là buổi sáng và làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ. Hãy tắt các thiết bị điện tử trước khi vào giường ít nhất 1 tiếng đồng hồ để có giấc ngủ yên lành.[15]
    • Nếu bạn có đồng hồ báo thức để trong phòng, hãy dùng đồng hồ kim thay vì đồng hồ có màn hình blacklit nếu bạn khó ngủ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trong số những người ít nằm mơ khi ngủ, nhiều người vẫn có những giấc mơ nhưng lại không nhớ được khi thức dậy vào buổi sáng. Các kỹ thuật này có thể giảm khả năng nhớ các giấc mơ hoặc trải qua các giấc mơ khó chịu, nhưng có thể không loại bỏ được hoàn toàn các giấc mơ đó.[16]
  • Thay vì loại bỏ các giấc mơ, có một cách khác để bạn vượt qua các giấc mơ gây khó chịu là kiểm soát chúng bằng giấc mơ có ý thức. Hãy thử mơ có ý thức nếu bạn muốn tự nhận thức ở mức độ cao hơn trong khi ngủ.[17]

Cảnh báo

  • Mặc dù các giấc ngủ không mơ thường vô hại, nhưng sự xuất hiện thường xuyên của giấc ngủ không mơ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Mặc dù khả năng rất thấp, nhưng bạn cũng nên nhớ điều này khi tìm cách để thường xuyên có những giấc ngủ không mơ.[18]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nicole Moshfegh, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Nicole Moshfegh, PsyD. Nicole Moshfegh là nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả viết sách sống tại Los Angeles, California. Moshfegh chuyên về năng lực liên văn hóa và điều trị cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu và mất ngủ. Cô có bằng cử nhân về tâm lý học và hành vi xã hội của Đại học California, Irvine (UCI), bằng thạc sĩ và tiến sĩ tâm lý học (PsyD) của Đại học Pepperdine. Moshfegh đã hoàn thành khóa thực tập tiền tiến sĩ và chương trình nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học California, Los Angeles (UCLA). Ngoài ra, cô là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, Sổ Đăng ký Chuyên gia Tâm lý học Quốc gia, Hiệp hội Tâm lý học Hạt Los Angeles và Hiệp hội Cộng tác Chăm sóc Sức khỏe Gia đình. Moshfegh cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất "Cẩm nang về giấc ngủ: 75 chiến thuật để vượt qua chứng mất ngủ”. Bài viết này đã được xem 2.221 lần.
Trang này đã được đọc 2.221 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo