Cách để Tiêm thuốc Insulin

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Insulin là hoóc môn do tuyến tụy sản sinh để đưa glucose (đường) từ đường máu vào các tế bào (tế bào dùng glucose để tạo năng lượng). Người bị tiểu đường không thể sản sinh insulin (tiểu đường loại 1) hoặc sản sinh không đủ insulin (tiểu đường loại 2)[1] nên cần được tiêm insulin dạng tổng hợp hàng ngày, đồng thời kiểm soát chế độ ăn và tập luyện. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có con bị tiểu đường và cần tiêm insulin hàng ngày, bạn cần học cách tiêm insulin đúng cách. Luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn trước khi tự tiêm insulin và hỏi bác sĩ về liều tiêm cụ thể cũng như hình thức tiêm.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tiêm Insulin bằng kim tiêm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuẩn bị dụng cụ.
    Trước khi tiêm insulin, bạn cần chuẩn bị ống insulin, kim tiêm và bông tẩm cồn tiệt trùng. Đọc kỹ nhãn sản phẩm để chắc chắn dùng đúng loại insulin vì insulin có loại tác dụng ngắn, tác dụng tầm trung bình và tác dụng kéo dài. Bác sĩ sẽ giải thích loại nào thích hợp với bạn nhất.[2] Có nhiều thiết bị khác nhau dùng để tiêm insulin, bao gồm ống tiêm nhiều kích thước, bút tiêm insulin, bơm tiêm và dụng cụ tiêm áp lực.
    • Ống tiêm là dụng cụ tiêm insulin phổ biến nhất. Kim tiêm có giá vừa phải và dễ tìm mua.
    • Ống tiêm có nhiều loại đa dạng về lượng insulin có thể chứa và kích thước kim. Hầu hết ống tiêm được làm từ nhựa (dùng một lần) và có kim được gắn sẵn ở đầu. [3]
    • Quy tắc chung: Dùng ống tiêm 1 ml nếu liều tiêm là 50-100 đơn vị insulin; ống tiêm 0,5 ml nếu liều tiêm là 30-50 đơn vị insulin; ống tiêm 0,3 ml nếu liều tiêm ít hơn 30 đơn vị insulin.[4]
    • Kim tiêm trước đây thường dài khoảng 12,7 mm nhưng kim ngắn hơn (4-8 mm) cũng hiệu quả tương tự và ít gây khó chịu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lấy insulin ra khỏi tủ lạnh.
     Insulin thường được bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh ngăn insulin khỏi bị hỏng; về cơ bản, độ lạnh giúp bảo quản insulin lâu hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiêm insulin khi insulin ở nhiệt độ phòng. [5] Vì vậy, bạn cần lấy ống insulin ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi tiêm để insulin ấm lên. Không cho ống insulin vào lò vi sóng hoặc đun nóng để làm ấm nhanh, vì như vậy sẽ phá hủy insulin.
    • Tiêm insulin lạnh vào cơ thể thường gây khó chịu hơn và insulin cũng mất đi hiệu lực cũng như hiệu quả. Vì vậy, bạn nên tiêm insulin ở nhiệt độ phòng để đạt kết quả tốt nhất.
    • Sau khi được mở và sử dụng, ống insulin có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng lên đến một tháng. Sau đó, sản phẩm có thể hết hạn hoặc giảm hiệu quả.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rút insulin vào ống tiêm.
    Trước khi rút insulin vào ống tiêm, bạn cần kiểm tra để chắc chắn sử dụng đúng loại insulin và insulin chưa hết hạn. Insulin dạng lỏng không được vón cục. [6] Rửa tay sạch trước khi mở nắp nhựa của ống insulin, sau đó dùng bông tẩm cồn lau miệng ống để tiệt trùng. Tiếp theo, mở nắp ống tiêm, kéo ống tiêm về vạch tương ứng với lượng insulin bạn muốn sử dụng rồi cắm kim vào phần đầu cao su của ống insulin, đồng thời đẩy pit-tông xuống. Cắm nguyên kim trong ống insulin và úp ngược ống xuống, sau đó kéo ngược pit-tông lên để rút được lượng insulin vừa đủ vào ống tiêm.
    • Insulin tác dụng ngắn có màu trong suốt, không có hạt bên trong. Không sử dụng nếu insulin trong ống vón cục hoặc có hạt.
    • Insulin tác dụng tầm trung bình có màu hơi đục và phải được lăn giữa hai tay để hòa quyện đều. Không lắc ống insulin vì làm vậy sẽ khiến insulin vón cục.
    • Kiểm tra để đảm bảo ống tiêm không có bong bóng khí. Nếu có, hãy vỗ nhẹ để bong bóng nổi lên trên và bơm bóng bóng ngược vào ống insulin.
    • Khi đã chắc chắn không còn bong bóng khí, cẩn thận đặt ống tiêm đã rút insulin xuống và bắt đầu tìm vị trí tiêm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rút hai loại insulin vào ống tiêm.
    Một số loại insulin có thể trộn được với nhau nhưng không phải tất cả nên bạn chỉ được trộn insulin khi được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn nên dùng bao nhiêu mỗi loại insulin. Cộng lượng insulin của cả hai loại với nhau để được lượng tổng cần rút vào ống tiêm và tiến hành như hướng dẫn ở trên. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn rút loại insulin nào vào ống trước nên bạn cần làm đúng theo thứ tự. [7] Thông thường, insulin tác dụng ngắn được rút vào ống tiêm trước insulin tác dụng trung bình, insulin tác dụng trung bình được rút vào trước insulin tác dụng kéo dài.
    • Vì insulin tác dụng ngắn trong suốt và insulin tác dụng kéo dài lại hơi đục nên bạn có thể làm theo câu “trong trước, đục sau” để nhớ thứ tự rút insulin.
    • Insulin được kết hợp để mang đến hiệu quả vừa tức thời vừa kéo dài trong việc kiểm soát nồng độ glucose trong máu.
    • Dùng ống tiêm giúp bạn dễ kết hợp các loại insulin khác nhau, trong khi các phương pháp tiêm khác (như dùng bút tiêm insulin) lại không thể.
    • Không phải mọi bệnh nhân tiểu đường đều cần dùng insulin kết hợp để điều trị bệnh hiệu quả. Một số bệnh nhân có thể cảm thấy như vậy quá phức tạp và tốn thời gian. Thông thường, đây sẽ là một quá trình tiến hóa; vì bệnh tiểu đường xấu dần theo thời gian nên cần dùng thêm insulin để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
    • Bác sĩ kê đơn dùng insulin cần phải hướng dẫn bạn cách tiêm insulin bằng ống tiêm để bạn có thể thực hành dưới sự giám sát trước khi tự tiêm insulin.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chọn vị trí tiêm insulin.
    Insulin cần được tiêm vào mô mỡ ngay dưới da, hay được gọi là mỡ dưới da.[8] Vì vậy, hầu hết vị trí tiêm insulin đều có một lớp mỡ dưới da vừa đủ như bụng, đùi, mông hoặc dưới bắp tay. Người tiêm insulin mỗi ngày cần thay đổi vị trí tiêm để tránh tổn thương. Bạn có thể đổi vị trí tiêm trong vòng một bộ phận cơ thể (vị trí tiêm cần cách nhau ít nhất 2,5 cm) hoặc tiêm sang bộ phận khác.
    • Nếu tiêm insulin vào mô cơ sâu hơn, insulin sẽ được hấp thụ quá nhanh và có thể dẫn đến hạ đường huyết đến mức nguy hiểm (hạ đường huyết).
    • Tiêm quá nhiều insulin vào một vị trí có thể gây loạn dưỡng lipid, dẫn đến sự phá vỡ hoặc tích tụ mỡ dưới da. Bạn cần nhận thức rõ điều này vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ insulin và nếu xảy ra, insulin sẽ không hoạt động khi được tiêm vào vị trí bị loạn dưỡng lipid. Chính vì vậy, việc thay đổi vị trí tiêm insulin là rất quan trọng.
    • Tiêm insulin cách vết sẹo ít nhất 2,5 cm và cách rốn ít nhất 5 cm. Không tiêm insulin vào vết bầm, sưng hoặc đau.[9]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiêm insulin.
    Bạn có thể bắt đầu tiêm insulin khi đã chọn được vị trí. Vị trí tiêm phải được vệ sinh sạch và khô, có thể rửa sạch bằng xà phòng và nước (không dùng cồn). Véo lấy phần da và mỡ và kéo da khỏi phần cơ bên dưới, sau đó đưa kim tiêm vào tạo góc 90° (vuông góc hoặc thẳng lên/thẳng xuống) nếu mô đủ dày. [10] Đối với phần mô mỡ không nhiều (thường là ở bệnh nhân tiểu đường loại 1), nên đưa kim tiêm vào tạo góc 45° để thoải mái hơn. Sau đó, thả da ra và tiêm insulin từ từ, đều đặn vào bằng cách đẩy pit-tông cho đến hết ống tiêm.
    • Sau khi tiêm xong, cho kim tiêm/ống tiêm vào vật đựng chuyên biệt và để xa tầm tay trẻ nhỏ. Không tái sử dụng kim tiêm/ống tiêm.[11]
    • Tạo biểu đồ theo dõi vị trí đã tiêm insulin. Bác sĩ có thể cho bạn biểu đồ minh họa để theo dõi.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Để kim tiêm tại vị trí tiêm khoảng 5 giây.
    Sau khi tiêm insulin vào vị trí đã chọn, tốt nhất bạn nên để kim tiêm/ống tiêm tại chỗ ít nhất 5 giây để tất cả insulin được hấp thụ vào mô và ngăn insulin thấm ngược ra.[12] Khi tiêm, nên hạn chế di chuyển phần cơ thể tại vị trí tiêm để tránh cảm giác khó chịu. Nếu nhìn kim tiêm khiến bạn thấy buồn nôn hay bủn rủn, hãy nhìn đi chỗ khác 5 giây trước khi tiến hành rút kim tiêm ra.
    • Nếu một ít insulin rỉ ra ở vị trí tiêm, bạn nên dùng khăn giấy sạch ấn vào da khoảng 5-10 giây để thấm và ngăn insulin chảy.
    • Luôn nhớ phải rút kim tiêm ra với góc độ tương tự khi chích vào (90° hoặc 45°) để tránh tổn thương mô.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tiêm Insulin bằng bút tiêm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân nhắc việc dùng bút tiêm insulin.
    Tiêm insulin bằng kim tiêm/ống tiêm thông thường không gây đau như nhiều người nghĩ. Mặc dù vậy, dùng bút tiêm sẽ thoải mái hơn và tiện lợi hơn. Những ưu điểm khác là bạn không cần rút insulin từ ống, có thể dễ dàng đưa liều cần tiêm vào bút và có thể dùng cho hầu hết các loại insulin. [13] Nhược điểm lớn nhất là bạn không thể kết hợp hai loại insulin với nhau nếu được bác sĩ kê đơn.
    • Bút tiêm có thể là lựa chọn tốt nhất đối với trẻ nhỏ cần tiêm insulin ở trường vì trẻ dễ mang theo bút và không cần lấy insulin từ tủ lạnh.[14]
    • Có nhiều loại bút tiêm insulin cho bạn lựa chọn, một số loại dùng một lần, một số loại có hộp insulin và kim có thể thay mới.[15]
    • Hộp insulin và bút tiêm có thể đắt tiền hơn ống tiêm và ống insulin.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chuẩn bị bút tiêm.
    Kiểm tra để đảm bảo dùng đúng loại bút và bút tiêm chưa hết hạn sử dụng. Dùng bông tẩm cồn tiệt trùng lau sạch đầu bút. Mở phần nắp bảo vệ đầu kim tiêm và vặn vào bút. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng bút và kim tiêm.[16]
    • Nếu dùng insulin tác dụng ngắn, insulin phải trong suốt, không đổi màu, không có hạt bên trong, không đục.[17] Mở nắp bút để lộ kim và dùng bông tẩm cồn lau sạch kim.
    • Insulin tác dụng trung bình hoặc kéo dài sẽ hơi đục và cần được hòa quyện trước khi tiêm.[18] Nhẹ nhàng lăn bút giữa hai bàn tay và lật bút lên xuống 10 lần để insulin quyện đều.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mở nắp bút tiêm.
    Mở phần nắp kim tiêm bên ngoài (có thể dùng lại) và phần nắp bên trong (có thể bỏ đi). Không dùng lại kim tiêm. [20]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chuẩn bị bút tiêm.
    Giữ bút tiêm sao cho phần kim tiêm hướng lên trên và vỗ nhẹ để đẩy bong bóng khí (nếu có) lên đầu. Vặn nút chỉnh liều tiêm (thường gần nút tiêm) đến "2" rồi ấn nút tiêm cho đến khi thấy một giọt insulin chảy ra đầu mũi kim tiêm.[21]
    • Bong bong khí có thể ảnh hưởng đến liều insulin được tiêm. [22]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chọn liều tiêm.
    Xác định vị trí nút vặn chỉnh liều tiêm ở cuối bút, gần pít-tông. Nút vặn giúp bạn kiểm soát lượng insulin cần tiêm. Vặn nút đến số tương ứng với liều tiêm mà bác sĩ kê đơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chọn vị trí tiêm insulin.
    Insulin cần được tiêm vào mô mỡ ngay dưới da, hay được gọi là mỡ dưới da.[23] Vì vậy, hầu hết vị trí tiêm insulin đều có một lớp mỡ dưới da vừa đủ như bụng, đùi, mông hoặc dưới bắp tay. Người tiêm insulin mỗi ngày cần thay đổi vị trí tiêm để tránh tổn thương. Bạn có thể đổi vị trí tiêm trong vòng một bộ phận cơ thể (vị trí tiêm cần cách nhau ít nhất 2,5 cm) hoặc tiêm sang bộ phận khác.
    • Nếu tiêm insulin vào mô cơ sâu hơn, insulin sẽ được hấp thụ quá nhanh và có thể dẫn đến hạ đường huyết đến mức nguy hiểm (hạ đường huyết).
    • Tiêm quá nhiều insulin vào một vị trí có thể gây loạn dưỡng lipid, dẫn đến sự phá vỡ hoặc tích tụ mỡ dưới da.
    • Tiêm insulin cách vết sẹo ít nhất 2,5 cm và cách rốn ít nhất 5 cm. Không tiêm insulin vào vết bầm, sưng hoặc đau.[24]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tiêm insulin.
    Nắm ngón tay quanh bút sao cho ngón cái đặt trên nút tiêm. Đặt kim tiêm lên da tạo thành góc 45 hoặc 90 độ (nên hỏi bác sĩ xem góc tiêm nào là phù hợp cho bút tiêm bạn dùng) và ấn giữ nút tiêm ít nhất 10 giây. [25]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Bỏ kim tiêm.
    Mở nắp và tháo mũi kim ở đầu bút để bỏ đi. Không vứt bỏ bút cho đến khi dùng hết insulin (thường là 28 ngày, tùy vào loại insulin). Không giữ và dùng lại kim tiêm.[26]
    • Tương tự như đối với ống tiêm, bạn nên tìm một chỗ riêng để bỏ kim tiêm. Đựng trong vật đựng bằng chất liệu nhựa cứng hoặc kim loại (và nhớ ghi nhãn ở ngoài). Sau khi đầy, đậy nắp vật đựng và đem bỏ ở nơi dành riêng cho phế phẩm y tế. Hoặc lưu ý với nhân viên vệ sinh rằng đây là rác y tế/kim tiêm.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Hiểu rõ nhu cầu tiêm Insulin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phân biệt các loại tiểu đường.
    Tiểu đường là bệnh mà nồng độ glucose (đường) trong máu quá cao (tăng đường huyết) do thiếu insulin hay mô không nhạy cảm với insulin.[27] Nói chung, tiểu đường loại 1 nghiêm trọng hơn do cơ thể (tuyến tụy) không sản sinh ra bất kỳ lượng insulin nào, trong khi tiểu đường loại 2 là khi cơ thể không sản sinh hoặc sử dụng insulin không hiệu quả.. Cả hai loại tiểu đường đều có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
    • Tất cả bệnh nhân tiểu đường loại 1 đều cần tiêm insulin hàng ngày, trong khi đa số bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn đặc biệt, giảm cân và tập thể dục.
    • Tiểu đường loại 2 phổ biến hơn và liên quan đến béo phì (khiến mô cơ thể ít nhạy cảm hơn hay “phớt lờ” với hiệu quả của insulin).
    • Insulin không thể bổ sung bằng đường uống để hạ đường huyết do enzym dạ dày có thể cản trở hoạt động của insulin.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết triệu chứng tiểu đường loại 1.
    Người bị tiểu đường loại 2 thường thừa cân và triệu chứng phát triển chậm, trong khi tiểu đường loại 1 có triệu chứng nhanh hơn và thường nghiêm trọng hơn.[28] Triệu chứng phổ biến nhất của tiểu đường loại 1 bao gồm: khát dữ dội, đi tiểu thường xuyên, đói dữ dội, sụt cân không nguyên do, hơi thở có mùi ngọt (do phân giải ketone), cực kỳ mệt mỏi, khó chịu, mờ mắt, vết thương lâu lành và thường xuyên nhiễm trùng.
    • Tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường là ở trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành. Trẻ bị tiểu đường thường gầy gò và mệt mỏi.
    • Tiểu đường loại 2 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường là ở người trên 40 tuổi bị béo phì.
    • Nếu không điều trị bằng insulin, tiểu đường có thể tiến triển và dẫn đến tổn thương dây thần kinh, bệnh tim, suy thận, mù mắt, tê tay chân và các bệnh về da.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hiểu rõ rủi ro khi tiêm insulin.
    Bị tiểu đường và cần tiêm insulin hàng ngày là một việc mang tính rủi ro. Tiêm quá nhiều insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết do có quá nhiều glucose bị loại bỏ khỏi đường máu. Mặt khác, tiêm không đủ insulin có thể gây tăng đường huyết do có quá nhiều glucose trong đường máu. Bác sĩ có thể ước tính lượng insulin nhưng còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bạn. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần tự theo dõi nồng độ đường huyết và tự xác định thời điểm cần tiêm insulin.
    • Triệu chứng hạ đường huyết gồm có: toát nhiều mồ hôi, run rẩy, ốm yếu, đói, chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, tim đập nhanh, khó chịu, nói lắp, buồn ngủ, lú lẩn, ngất xỉu và co giật.[29]
    • Bỏ bữa và tập luyện quá nhiều cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết.
    • Trong hầu hết các trường hợp, hạ đường huyết có thể điều trị tại nhà bằng cách tiêu thụ cacbon-hydrat hấp thụ nhanh như nước ép hoa quả, quả mọng chín, bánh mì trắng với mật ong và/hoặc viên đường.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu tiêm insulin ở mông, hãy tránh vị trí mà bạn thường ngồi lên. Thay vào đó, nên tiêm cao hơn, ví dụ như vị trí túi quần sau.
  • Nhiều người thường thích tiêm insulin ở bụng hơn. Vị trí tiêm này ít gây đau và hấp thụ nhanh hơn, dễ kiểm soát hơn.
  • Gây tê da bằng đá viên vài phút trước khi tiêm có thể giúp giảm đau đáng kể.
  • Vứt bỏ kim tiêm insulin một cách có trách nhiệm. Cho kim tiêm đã dùng vào nắp. Đựng kim tiêm cùng nắp trong hộp, hũ thủy tinh hoặc vật đựng nhỏ. Khi vật đựng đầy, đóng nắp thật chặt và gói trong túi nilong. Vứt rác. Không vứt kim tiêm không có nắp vào thùng rác.

Cảnh báo

  • Bài viết chỉ dùng để hướng dẫn. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia điều trị bệnh tiểu đường để được tư vấn chi tiết tùy theo trường hợp cụ thể.
  1. http://www.bd.com/us/diabetes/page.aspx?cat=7001&id=7264
  2. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  3. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  4. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  5. http://www.diabetes.co.uk/insulin/diabetes-and-insulin-pens.html
  6. http://www.drugs.com/cg/pen-devices-for-insulin-administration.html
  7. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  8. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  9. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  10. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  11. http://www.drugs.com/cg/pen-devices-for-insulin-administration.html
  12. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  13. http://www.drugs.com/cg/pen-devices-for-insulin-administration.html
  14. http://www.healthline.com/health/diabetes/insulin-injection#2
  15. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000660.htm
  16. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  17. http://www.upmc.com/patients-visitors/education/diabetes/Pages/insulin-pens-how-to-give-a-shot.aspx
  18. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/diabetes.html
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/basics/symptoms/con-20033091
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/basics/treatment/con-20033091

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Shari Forschen, NP, MA
Cùng viết bởi:
Bác sĩ y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Shari Forschen, NP, MA. Shari Forschen là y tá của Sanford Health tại Bắc Dakota. Cô đã nhận được bằng thạc sĩ y tá gia đình từ Đại học North Dakota và là y tá từ năm 2003. Bài viết này đã được xem 6.189 lần.
Trang này đã được đọc 6.189 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo