Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hẳn là bạn cũng biết phải thoa kem chống nắng khi đi biển. Nhưng bạn biết không, các bác sĩ da liễu cũng khuyến cáo mọi người cần thoa kem chống nắng bất cứ khi nào ra ngoài trời lâu hơn 20 phút, ngay cả trong mùa đông.[1] Bạn nên thoa kem chống nắng cả trong những ngày trời râm mát hoặc âm u. Tia UV (tia cực tím) của mặt trời có thể bắt đầu gây tổn thương da chỉ sau 15 phút![2] Các tổn thương trên da thậm chí có thể dẫn đến ung thư. Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh, và cách tốt nhất để ngăn ngừa cháy nắng là thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài trời vào ban ngày.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chọn loại kem chống nắng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem chỉ số SPF.
    “SPF” là từ viết tắt của “sun protective factor” (chỉ số chống nắng), tức là khả năng ngăn chặn tia UVB. Số SPF biểu thị thời gian bắt đầu bị cháy nắng khi thoa kem chống nắng so với khi không thoa kem.[3]
    • Ví dụ, SPF 30 có nghĩa là bạn có thể ở ngoài nắng mà không bị cháy nắng lâu gấp 30 lần so với khi không thoa bất cứ loại kem chống nắng nào. Như vậy, nếu thông thường bạn sẽ bị bắt nắng sau 5 phút thì trên lý thuyết, sản phẩm có SPF 30 cho phép bạn ở ngoài nắng đến 150 phút (30 x 5) mà không bị bắt nắng. Tuy nhiên, các yếu tố như tình trạng da, mức hoạt động và cường độ ánh nắng đều ảnh hưởng đến hiệu quả của kem chống nắng, do đó bạn có thể cần phải dùng kem nhiều hơn những người khác.
    • Ý nghĩa của số SPF khá rắc rối, vì mức độ bảo vệ không gia tăng tương ứng với con số. Như vậy, SPF 60 không có hiệu quả gấp 2 lần SPF 30. SPF 15 ngăn chặn được 94% tia UVB, SPF 30 chặn được khoảng 97%, và SPF 45 chặn được khoảng 98%. Không có loại kem chống nắng nào ngăn chặn được 100% tia UVB.[4]
    • Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị dùng sản phẩm có SPF 30 trở lên. Hiệu quả của các sản phẩm có số SPF cực cao không có sự khác biệt đáng kể và không xứng đáng với số tiền chênh lệch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn loại kem chống nắng có ghi “broad-spectrum” (phổ rộng).
    SPF chỉ biểu thị khả năng ngăn chặn tia UVB gây cháy nắng. Tuy nhiên, mặt trời còn phát ra tia UVA vốn là thủ phạm gây tổn thương da, chẳng hạn như các dấu hiệu của tuổi tác, nếp nhăn và các đốm sẫm màu hoặc nhạt màu.[5] Cả hai tia UVA và UVB đều làm tăng nguy cơ ung thư da.[6] Kem chống nắng phổ rộng có khả năng chống tia UVA và cả UVB.
    • Một số kem chống nắng có thể không ghi “phổ rộng” trên bao bì, nhưng nếu sản phẩm có tác dụng chống tia UVB và cả UVA thì sẽ luôn được ghi rõ.
    • Hầu hết kem chống nắng phổ rộng đều chứa các thành phần “vô cơ” như titanium đioxit hoặc ôxít kẽm, và các thành phần “hữu cơ” như avobenzone, cinoxate, oxybenzone, hoặc octyl methoxycinnamate.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm kem chống nắng chịu nước (water-resistant).
    Cơ thể sẽ thải nước qua mồ hôi, do đó bạn nên tìm các sản phẩm chịu nước. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sắp phải vận động cường độ cao, chẳng hạn như chạy hoặc đi bộ đường dài, hoặc hoạt động dưới nước.
    • Không có loại kem chống nắng nào có khả năng “chống thấm nước” (waterproof ) hoặc “chống mồ hôi” “sweat proof.” Ở Mỹ, các sản phẩm kem chống nắng không được phép quảng cáo là “chống thấm nước”.[8]
    • Ngay cả khi dùng kem chống nắng chịu nước, bạn vẫn phải thoa lại sau 40-80 phút như hướng dẫn trên bao bì.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chọn dạng sản phẩm chống nắng mà bạn thích.
    Một số người thích chai xịt, số khác lại thích dạng kem đặc hoặc gel. Dù chọn dạng nào, bạn cũng phải thoa một lớp kem dày và đều. Cách thoa kem cũng quan trọng không kém chỉ số SPF: nếu bạn không sử dụng đúng cách, kem chống nắng sẽ không phát huy tác dụng.[9]
    • Sản phẩm dạng xịt sẽ tiện nhất khi xịt lên vùng da có lông, và dạng kem thường hiệu quả nhất cho da khô.[10] Sản phẩm dạng cồn hoặc gel tốt cho da dầu.[11]
    • Bạn cũng có thể mua sản phẩm chống nắng dạng thỏi sáp vốn rất thích hợp để thoa lên vùng da gần mắt. Dạng sáp cũng là lựa chọn tốt cho trẻ em, vì bạn có thể tránh làm dính vào mắt trẻ. Ngoài ra, loại này cũng có lợi là không bị tràn đổ (khi để trong túi) và có thể bôi lên da mà không phải đổ ra tay.
    • Kem chống nắng chịu nước “loại thể thao” thường rất dính nên không thích hợp để thoa bên dưới lớp mỹ phẩm trang điểm.[12]
    • Nếu có da dễ nổi mụn, bạn nên cẩn thận khi chọn kem chống nắng. Tìm các sản phẩm chuyên dành cho da mặt và không làm tắc lỗ chân lông. Các sản phẩm này thường có số SPF cao (từ 15 trở lên) và ít gây bít tắc lỗ chân lông hoặc nổi mụn.
      • Nhiều người có da dễ nổi mụn nhận thấy kem chống nắng có chứa điôxit kẽm là phù hợp nhất.
      • Tìm các sản phẩm ghi "non-comedogenic" (không gây mụn), "will not clog pores" (không bít lỗ chân lông), "for sensitive skin"(dành cho da nhạy cảm) , hoặc "for acne-prone skin" (dành cho da dễ nổi mụn).
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử một lượng nhỏ sản phẩm chống nắng lên cổ tay.
    Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu di ứng hoặc bất cứ vấn đề nào khác, bạn phải mua loại khác. Lặp lại quy trình này cho đến khi bạn tìm được sản phẩm phù hợp, hoặc nhờ bác sĩ giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm dành cho da nhạy cảm hoặc dễ dị ứng nếu cần thiết.
    • Ngứa, đỏ, rát hoặc phồng rộp đều là các dấu hiệu của dị ứng. Titan dioxit và ôxit kẽm thường ít gây dị ứng da.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Thoa kem chống nắng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra hạn dùng.
    Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định kem chống nắng phải duy trì hiệu lực chống nắng tối thiểu 3 năm kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến ngày hết hạn của sản phẩm. Nếu đã quá hạn sử dụng, bạn phải vứt bỏ và mua sản phẩm mới.
    • Nếu sản phẩm không ghi hạn sử dụng khi mới mua về, bạn nên dùng bút lông ghi lại ngày mua trên bao bì. Như vậy, bạn sẽ biết mình đã mua sản phẩm này từ bao giờ.
    • Các thay đổi rõ rệt như đổi màu, tách nước hoặc thay đổi kết cấu là các dấu hiệu cho thấy sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thoa kem chống nắng trước khi ra nắng.
    Các hóa chất trong kem chống nắng cần có thời gian để thấm vào da và phát huy tác dụng. Bạn cần thoa kem trước khi ra ngoài trời.[13]
    • Bạn nên thoa kem chống nắng lên da tối thiểu 30 phút trước khi ra nắng. Son môi chống nắng cần được thoa trước 45-60 phút.[14]
    • Kem chống nắng cần có thời gian “thấm” trên da mới phát huy tác dụng tối đa. Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn dùng kem chịu nước. Nếu bạn nhảy vào bể bơi sau khi mới thoa kem được 5 phút thì kem đã mất phần lớn hiệu lực.
    • Điều này cũng rất quan trọng khi bạn phải chăm sóc trẻ em. Trẻ em vốn hiếu động và hay sốt ruột, mà khi trẻ háo hức trước chuyến phiêu lưu ngoài trời thì lại càng khó mà không cựa quậy; nói cho cùng, ai mà có thể đứng yên được khi biến đang ở ngay trước mặt chứ? Thay vào đó, bạn hãy thoa kem cho trẻ trước khi rời nhà, khi chờ xe buýt hoặc khi ở bãi đỗ xe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng đủ lượng kem.
    Một trong các sai lầm lớn nhất khi sử dụng kem chống nắng là thoa không đủ. Người lớn thường cần 30 ml kem chống nắng (khoảng một vốc đầy lòng bàn tay hoặc một cốc rượu mạnh) để phủ kín các vùng da hở.[15]
    • Để thoa kem hoặc gel chống nắng, bạn hãy bóp kem ra lòng bàn tay và phết lên khắp bề mặt da tiếp xúc với nắng. Xoa kem chống nắng trên da cho đến khi không còn thấy các vệt kem trắng.
    • Để sử dụng chai xịt, bạn sẽ cầm chai thẳng đứng và di chuyển khắp bề mặt da. Xịt thoải mái thành một lớp đều trên da. Đảm bảo kem chống nắng không bị gió thổi bay trước khi chạm đến da. Tránh hít phải kem khi xịt. Cẩn thận khi xịt kem chống nắng quanh mặt, đặc biệt là khi có trẻ em ở xung quanh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thoa kem chống nắng toàn thân.
    Đừng quên các vùng da như tai, cổ, trên mu bàn chân và bàn tay, thậm chí cả đường rẽ ngôi trên tóc. Bất cứ vùng da nào sẽ tiếp xúc với nắng mặt trời cũng phải được thoa kem.
    • Khó mà thoa kem đều khắp những vùng da khó với tới như sau lưng. Bạn hãy nhờ ai đó thoa kem giúp.
    • Quần áo mỏng thường không đủ để bảo vệ da dưới nắng mặt trời. Ví dụ, áo thun trắng chỉ có SPF là 7. Bạn nên mặc trang phục được thiết kế để ngăn chặn tia UV, hoặc thoa kem chống nắng bên dưới lớp quần áo.[16]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đừng quên thoa kem lên mặt.
    Da mặt thậm chí còn cần kem chống nắng hơn phần còn lại của cơ thể, vì nhiều trường hợp ung thư da xảy ra ở mặt, đặc biệt là trên mũi và xung quanh mũi. Một số mỹ phẩm hoặc lotion cũng chứa kem chống nắng. Tuy nhiên, nếu định ra ngoài trời lâu hơn 20 phút (thời gian tổng cộng, không phải là một lần), bạn cũng nên thoa kem chống nắng lên mặt.
    • Nhiều sản phẩm chống nắng thoa mặt có dạng kem hoặc lotion. Nếu bạn sử dụng sản phẩm dạng xịt, hãy xịt vào lòng bàn tay trước, sau đó thoa lên mặt. Tốt nhất là tránh xịt lên mặt nếu có thể.
    • Hiệp hội Chống Ung thư Da có đăng một danh sách các sản phẩm đã chống nắng dành cho da mặt được khuyên dùng.[17]
    • Thoa môi bằng sáp dưỡng môi hoặc son chống nắng có SPF tối thiểu 15.
    • Nếu bạn hói đầu hoặc tóc thưa, hãy nhớ thoa kem chống nắng lên đầu. Bạn cũng có thể đội mũ để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.[18]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thoa lại kem chống nắng sau 15-30 phút.
    Nghiên cứu cho thấy việc thoa kem lại sau 15-30 phút sau khi ra nắng có hiệu quả hơn là sau 2 tiếng.[19]
    • Sau khi thoa kem chống nắng lần đầu, bạn cần thoa lại sau mỗi 2 tiếng hoặc theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Giữ an toàn khi ra nắng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ở trong bóng râm.
    Cho dù đã thoa kem chống nắng, bạn vẫn tiếp xúc với các tia nắng mạnh từ mặt trời. Bạn nên ở trong bóng râm hoặc che ô để tránh tác hại của ánh nắng.[20]
    • Tránh “giờ đỉnh điểm.” Mặt trời lên cao nhất trong khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Nếu có thể, bạn nên tránh ra nắng trong thời gian này. Hãy tìm bóng râm nếu bạn đang ở ngoài trời vào giờ đỉnh điểm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mặc trang phục chống nắng.
    Trang phục thì có nhiều loại, nhưng áo dài tay và quần dài có thể giúp bạn bảo vệ da khỏi tác hại của mặt trời. Đội mũ để tạo bóng râm và bảo vệ da đầu.[21]
    • Chọn quần áo có chất liệu vải dệt khít và sẫm màu vì chúng có hiệu quả nhất. Những người hoạt động thường xuyên ngoài trời có thể mua loại trang phục đặc biệt có thiết kế chống nắng, thường bán ở các cửa hàng chuyên dụng hoặc trên mạng.
    • Nhớ đeo kính râm! Tia UV từ mặt trời có thể gây bệnh đục thủy tinh thể, vì vậy bạn hãy mua kính râm có khả năng ngăn chặn tia UVB và UVA.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không để trẻ em ra ngoài nắng.
    Ánh nắng mặt trời, nhất là trong giờ đỉnh điểm từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, đặc biệt nguy hại đối với trẻ nhỏ. Bạn nên tìm mua kem chống nắng có công thức dành cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để biết loại nào an toàn cho trẻ.[22]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Ngay cả khi đã thoa kem chống nắng, bạn vẫn không nên phơi nắng quá nhiều.
  • Mua kem chống nắng chuyên dành cho da mặt. Nếu bạn có da dầu hoặc dễ bị bít tắc lỗ chân lông, hãy tìm kem chống nắng “oil-free” (không chứa dầu) hoặc “noncomedogenic” (không bít lỗ chân lông). Các sản phẩm có công thức đặc biệt dành cho da nhạy cảm cũng có bán.
  • Thoa lại kem dưỡng da sau khi da ướt, sau mỗi 2 tiếng hoặc theo hướng dẫn trên nhãn. Kem chống nắng không phải là sản phẩm chỉ “thoa một lần là xong”.

Cảnh báo

  • Không có cái gọi là làm nâu da “an toàn”. Ánh sáng đèn UV của giường làm nâu da và ánh sáng tự nhiên từ mặt trời đều có thể gây ung thư da. Làn da màu nâu đồng trông rất tuyệt, nhưng nó không đáng giá bằng cuộc đời bạn. Hãy cân nhắc dùng các phương pháp khác, chẳng hạn như chai xịt làm nâu da.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kelly Chu
Cùng viết bởi:
Nghệ sĩ trang điểm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelly Chu. Kelly là nghệ sĩ trang điểm chính và chuyên gia đào tạo của nhóm Soyi Makeup & Hair có trụ sở tại khu vực Vịnh San Francisco. Soyi Makeup & Hair chuyền về trang điểm và làm tóc cho lễ cưới và sự kiện. Hơn 5 năm qua, nhóm đã trang điểm cho trên 800 cô dâu tại châu Mỹ, châu Á và châu Âu. Bài viết này đã được xem 16.346 lần.
Trang này đã được đọc 16.346 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo