Cách để Thay đổi Bản thân

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hầu hết mọi người đều không hài lòng với cuộc sống và bản thân họ. Nếu bạn cảm thấy muốn thay đổi bản thân thì bạn gặp may đấy, vì điều này hoàn toàn có thể thực hiện được! Thay đổi lớn có thể khó khăn nhưng không phải không thể nếu bạn sẵn sàng đặt mục tiêu và hoàn thành nó. Thay đổi hành động có thể dẫn đến thay đổi tổng thể trong cách nhìn nhận về bản thân.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Đánh giá nhu cầu bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định vấn đề.
    Bạn quyết tâm thay đổi, nhưng tại sao và thực hiện thế nào? Làm rõ vấn đề hoặc khía cạnh của bản thân mà bạn cần thay đổi là cách duy nhất giải quyết điều này. Sự thay đổi sẽ đem lạii kết quả gì?
    • Tốt nhất là bắt đầu một cách lạc quan. Liệt kê những điều bạn thích ở bản thân. Nếu quá khó thì hãy viết những điều người khác thích ở bạn. Việc nắm được điểm mạnh của bản thân giúp bạn dễ dàng điều chỉnh và loại trừ thói quen xấu hơn.
    • Viết ra điều bạn muốn trong một câu. Đảm bảo rằng đó là điều bạn muốn chứ không phải mong muốn của người khác. Nếu bạn không thực sự muốn thay đổi thì sẽ không thể làm được.
    • Tiếp theo, liệt kê lý do bạn muốn thay đổi. Việc nhìn thấy toàn bộ động lực được liệt kê trước mặt sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tự khẳng định.
    Việc tự khẳng định, tức là nói với bản thân những điều lạc quan có thể giúp hình thành giá trị cốt lõi và tập trung vào tính cách mà bạn muốn đạt được. Trong khi những khẳng định không thực tế (chẳng hạn như “Tôi chấp nhận mọi thứ của con người tôi”) sẽ không hiệu quả vì nó gây ra sự tranh cãi,[1] , những tuyên bố lạc quan thực tế như “Tôi là người có giá trị và là nhân viên chăm chỉ” có thể giúp bạn luôn lạc quan và giải quyết vấn đề tốt hơn.[2] Để đưa ra tuyên bố cá nhân hiệu quả, bạn hãy thử làm theo các bước sau:
    • Dùng tuyên bố “Tôi là”
      • Ví dụ, “Tôi là người tốt”, “Tôi làm việc chăm chỉ”, “Tôi sáng tạo”.
    • Dùng tuyên bố “Tôi có thể”
      • Ví dụ, “Tôi có thể đạt được tiềm năng tối đa”, “Tôi có thể trở thành người mà tôi muốn”, “Tôi có thể đạt được mục tiêu”.
    • Dùng tuyên bố “Tôi sẽ”
      • Ví dụ, “Tôi sẽ trở thành người mà tôi muốn”, “Tôi sẽ vượt qua trở ngại”, “Tôi sẽ chứng minh rằng tôi có thể thay đổi cuộc sống của mình”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hình dung tương lai đã được thay đổi.
    Hình dung là một loại hình ảnh trong tâm trí giúp bạn tưởng tượng ra một tình huống khác. Bạn có thể hình dung trừu tượng (trong đầu) hoặc hình dung có biểu hiện cụ thể, như một bộ sưu tập hình ảnh cho thấy bạn đang làm gì.[3] Hình dung hiệu quả giúp bạn xác định xem bạn đang làm gì và trau dồi mục tiêu. Hơn nữa, hình dung còn giúp bạn phát triển khả năng kiểm soát tình huống trong cuộc sống.[4] Để hình dung ra tương lai thay đổi của mình bạn hãy
    • Nhắm mắt lại.
    • Tưởng tượng ra tương lai theo ý bạn. Bạn đang ở đâu? Đang làm gì? Mọi thứ có gì khác? Trông bạn giống ai? Trong cuộc sống có gì thay đổi khiến bạn vui vẻ?
    • Cho phép bản thân hình dung và khám phá chi tiết cụ thể về cuộc sống lý tưởng của bạn , Nó sẽ như thế nào? Thử hình dung viễn cảnh/âm thanh/mùi/vị cụ thể. Tập trung vào chi tiết khiến hình ảnh trở nên chân thực hơn.
    • Sử dụng hình dung mang tính tích cực để đặt ra mục tiêu phù hợp với cuộc sống lý tưởng mà bạn nhìn thấy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lường trước khó khăn.
    [5] Trong cuộc sống, mọi thứ không bao giờ diễn ra theo đúng dự định của ta. Con đường bạn đi sẽ gặp nhiều trắc trở và nhiều người ngăn cản. Bạn cần chuẩn bị tâm lý vượt qua những cạm bẫy trên đường nếu muốn thành công.
    • Luôn thực tế là cách tốt nhất để giải quyết khó khăn. Đừng đổ lỗi cho bản thân và người khác khiến bạn không đạt được mục tiêu. Thất bại là chuyện bình thường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Học hỏi từ thất bại.
    [6] Có thể sẽ có những lúc bạn trải qua cảm giác như thất bại. Bạn không đạt được mục tiêu hay cột mốc, con đường dẫn đến thành công thật dài và lắm chông gai. Hãy luôn nhớ rằng thất bại không chỉ đơn thuần là thất bại, chúng là cơ hội. Bạn có thể học được nhiều bài học quý giá từ sai lầm, bạn sẽ hiểu ra rằng một chút linh hoạt trong mục tiêu dài hạn sẽ giúp cuộc sống thú vị hơn.[7]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Kiên trì.
    Nếu thứ gì đó có thể thay đổi chỉ sau một đêm thì nó không có giá trị. Bạn không thể thấy kết quả ngay khi vừa lên kế hoạch. Rất khó để tự nhận ra sự thay đổi hay kết quả ở bản thân, nhưng người ngoài có thể phát hiện ra dễ dàng hơn. Bạn thay đổi từng chút một mỗi ngày và khó có thể chú ý hay quan sát chính mình, nhưng điều này đang xảy ra.
    • Những mục tiêu và cột mốc nhỏ trong một mục tiêu lớn có thể giúp bạn đánh giá xem mình có đang đi đúng hướng hay không. Tự thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu nhỏ để bạn có động lực đi tiếp!
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Đặt mục tiêu thích hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhớ đặt mục tiêu SMART.
    Đề ra mục tiêu cũng là một nghệ thuật, nếu làm đúng thì bạn gần như chắc chắn đạt được mục tiêu. SMART là các chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh giúp bạn đánh giá hiệu quả của mục tiêu:[8][9]
    • S- Specific hoặc significant (Cụ thể/ Rõ ràng)
    • M - Measurable hoặc meaningful (Có thể đánh giá/ Có ý nghĩa)
    • A - Achievable hoặc action-oriented (Có thể thành công/ Hành động có định hướng)
    • R - Relevant hoặc results-oriented (Có liên quan/ Kết quả có định hướng)
    • T - Time-bound hoặc trackable (Giới hạn thời gian/ Có thể theo dõi)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt mục tiêu cụ thể.
    [10] Điều này nghĩa là đặt mục tiêu hẹp và cụ thể. Nếu đặt mục tiêu rộng và khái quát, bạn sẽ khó lên kế hoạch hành động để đạt được nó. Kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn.
    • Ví dụ, “là người thành công” là mục tiêu quá mơ hồ. Thành công không phải là mục tiêu cụ thể và mỗi người lại có một cách định nghĩa khác nhau.
    • Mục tiêu cụ thể có thể là “lấy được bằng thạc sĩ chuyên ngành xã hội học ở trường đại học quốc gia”. Mục tiêu này cụ thể hơn nhiều.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo mục tiêu của bạn có thể đo lường được.
    [11] Bạn cần nắm được thời gian hoàn thành mục tiêu. Nếu bạn không thể nói rõ khi nào “đạt được” tức là mục tiêu của bạn không thể đo lường được.
    • Ví dụ, “là người thành công” là mục tiêu không đo lường được. Bạn không biết khi nào mình chính thức “thành công” và định nghĩa thành công của bạn có thể thay đổi từng ngày từng giờ.
    • Mặt khác, ,“lấy được bằng thạc sĩ chuyên ngành xã hội học trường đại học quốc gia” có thể đo lường được, bạn biết rằng mình đạt được mục tiêu vào lễ tốt nghiệp hoặc khi bạn nhận bằng qua thư điện tử.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đảm bảo mục tiêu có khả năng hoàn thành.
    [12] Mục tiêu có khả năng hoàn thành sẽ khác nhau tùy vào mỗi người. Có làm được hay không lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố, và một trong số đó bạn không thể kiểm soát được. Cách để xác định xem mục tiêu đó có khả năng hoàn thành hay không là tự hỏi bản thân xem bạn có kiến thức, kỹ năng và khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không.[13] Bạn cần phải đánh giá xem mục tiêu có khả quan hay không.
    • Ví dụ, mục tiêu không có khả năng hoàn thành chính là trở thành người thông minh nhất/giàu nhất/ quyền lực nhất trên thế giới.
    • Mục tiêu có nhiều khả năng hoàn thành hơn là lấy được bằng đại học. Với một số người thì đó là bằng tốt nghiệp trung học.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đánh giá mức độ liên quan của mục tiêu.
    [14] Đây là điều quan trọng đối với mục tiêu ngắn hạn dẫn đến mục tiêu dài hạn. Mục tiêu của bạn nên liên quan, phù hợp với bức tranh toàn cảnh. Bạn ít có khả năng thành công nếu mục tiêu đó it có liên quan đến cuộc sống của bạn.
    • Ví dụ, đặt mục tiêu “lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành xã hội học ở trường đại học quốc gia” chỉ liên quan đến cuộc sống của bạn nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực xã hội (hoặc ngành nghề liên quan đến lĩnh vực đó). Nếu mục tiêu của bạn là trở thành phi công thì một tấm bằng xã hội học sẽ không hiệu quả với mục tiêu lâu dài.
    How.com.vn Tiếng Việt: Shannon O'Brien, MA, EdM

    Shannon O'Brien, MA, EdM

    Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp
    Shannon O'Brien là người sáng lập và chuyên gia tư vấn chính tại Whole U. (một công ty tư vấn chiến thuật nghề nghiệp và cuộc sống tại Boston, MA). Thông qua việc tư vấn, các buổi hội thảo và đào tạo trực tuyến, Whole U. tạo động lực cho con người để theo đuổi công việc và sống một cuộc sống cân bằng, có mục đích. Shannon đã được ban đánh giá của Yelp xếp hạng là Huấn luyện viên nghề nghiệp #1 và Huấn luyện viên cuộc sống #1 tại Boston, MA. Trang Boston.com, Boldfacers và UR Business Network đã từng đưa tin về cô. Cô nhận được bằng Thạc sĩ về Công nghệ, Đổi mới & Giáo dục của Đại học Harvard.
    How.com.vn Tiếng Việt: Shannon O'Brien, MA, EdM
    Shannon O'Brien, MA, EdM
    Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp

    Một sai lầm phổ biến khi đặt mục tiêu là chọn nhầm việc. Người ta thường chọn một cuộc sống hoặc mục tiêu sự nghiệp không phải là mục tiêu thực sự của họ. Đặt mục tiêu là tốt, nhưng nếu bạn đặt mục tiêu vì người khác hoặc để gây ấn tượng với người khác, bạn sẽ ít có khả năng thành công hoặc hạnh phúc - hãy đặt mục tiêu vì bản thân mình và những người phù hợp.

  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đặt giới hạn thời gian cho mục tiêu.
    [15] Mục tiêu hiệu quả cần được kiểm soát thời gian; nếu không thì bạn chỉ miệt mài làm việc nhưng không bao giờ tới đích.
    • Ví dụ, “lấy được bằng thạc sĩ ngành xã hội học ở trường đại học quốc gia trong 5 năm tới” chính là giới hạn thời gian. Đánh giá thời gian thực hiện mục tiêu là điều cần thiết nhưng bạn nên đặt giới hạn thời gian để thúc đẩy bản thân làm việc thay vì coi đây là viễn cảnh mơ hồ sẽ xảy ra vào “một ngày nào đó”.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Biến mục tiêu thành hành động

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt đầu ngay bây giờ.
    Nói rằng bạn sẽ thực hiện vào "ngày mai" chẳng khác gì không bao giờ làm. Ngày mai sẽ không bao giờ đến. Để thay đổi, bạn không được trì hoãn, vì bạn sẽ không đạt được gì nếu trì hoãn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chia mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ.
    [16] Một khi đã xác định mục tiêu chính, bạn có thể chia nhỏ nó thành mục tiêu “cột mốc”. (Một vài người gọi là mục tiêu “vĩ mô” và “vi mô”). Điều này giúp bạn hoàn thành mục tiêu lớn từng bước từng bước một.
    • Nếu cảm thấy do dự khi bắt đầu bởi vì đích cuối nằm ngoài tầm với, hãy cố quên những điều đó và tập trung vào mục tiêu dấu mốc đầu tiên.
    • Ví dụ, bạn muốn giảm 20 kg trong 2 năm, đừng bận tâm đến con số 20. Hãy bắt đầu mục tiêu đầu tiên, có thể là giảm 2kg.
    • Thử làm lịch đảo ngược.[17] Nếu bạn đưa ra giới hạn thời gian với mục tiêu cuối (kiểm soát thời gian), bạn cần hoàn thành “cột mốc” hoặc mục tiêu ngắn hơn đúng hạn. Nếu không, bạn sẽ phải điều chỉnh lại lịch nhiều lần để khớp với mọi thứ trong thời gian biểu (hoặc bạn cần tính toán lại thời gian hoàn thành mục tiêu cuối cùng).
    • Lịch đảo ngược cung cấp cho bạn điểm xuất phát cụ thể, và bạn có thể tiến hành bước đầu tiên, thường là bước khó nhất.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tự thưởng bản thân.
    Việc ghi nhận quá trình làm việc với tâm lý lạc quan và tự thưởng cho bản thân sẽ giúp bạn hào hứng hơn. Giơ cao tay ăn mừng, xem TV thêm 30 phút hoặc đi ăn tối ở nơi sang trọng.
    • Tránh tự thưởng những thứ chống lại quá trình cố gắng của bạn. Nếu mục tiêu là giảm cân, hãy thưởng cho mình bộ quần áo mới hoặc chuyến du lịch nhỏ, đừng mua đồ ăn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng cảm xúc.
    [18] Khi làm việc để đạt được mục tiêu, bạn có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, điều này là bình thường trong cuộc sống. Nếu bạn nhận ra cảm xúc của mình liên quan tới việc đạt được mục tiêu hay thay đổi bản thân; thử tận dụng chúng:[19]
    • Khi bạn đạt được một cột mốc hay mục tiêu “vi mô”, hãy để bản thân vui vẻ hoặc sử dụng điều này để khích lệ bản thân.
    • Nếu bạn gặp trở ngại trên đường, hãy để sự thất vọng đó tập trung trở lại vào mục tiêu của bạn.
    • Nếu đến gần mục tiêu nhưng lại có thay đổi vào phút cuối, hãy sử dụng cảm xúc giận dữ để lấy lại năng lượng và đạt được mục tiêu dù có trở ngại gì.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm bản thân không thoải mái.
    Hầu hết mọi người đều thoải mái khi làm việc thường ngày trong cuộc sống. Nếu muốn tạo sự thay đổi lớn, bạn phải "làm khó" bản thân. Đừng lo lắng, cảm giác này có thể giúp bạn trưởng thành và trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ.[20]
    • Đây là một lợi ích khác mà mục tiêu “vi mô” đem lại cho bạn. Nếu bạn định bắt đầu đi từ trạng thái hiện tại đến đích thì đây sẽ là một thay đổi lớn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ định tiếp cận mục tiêu “cột mốc” đầu tiên thì đây sẽ là một viễn cảnh ít đáng sợ hơn.
    • Ví dụ, bạn làm việc hành chính nhưng điều này không khiến bạn vui và bạn đặt ra mục tiêu sau: “trở thành y tá làm việc ở phòng cấp cứu trong 3 năm tới”. "Nhảy cóc" tới môi trường đó có vẻ không dễ chịu gì. Nhưng tiếp cận mục tiêu đầu tiên hay vào học tại một trường điều dưỡng sẽ chỉ hơi vượt qua vùng an toàn của bạn mà thôi.
    • Cho phép bản thân cảm nhận sự không thoải mái khi thực hiện từng bước mới của mục tiêu, và trưởng thành từ cảm xúc đó. Bạn sẽ bất ngờ về chính mình và trải nghiệm cảm xúc lạc quan khi tích lũy kinh nghiệm mới và tiến gần hơn tới đích.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Rà soát tiến độ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Duy trì động lực.
    Trong suốt quá trình thay đổi bản thân, bạn sẽ gặp trở ngại và khó duy trì trên con đường đúng đắn. Bạn cần nhận thức được những khoảng thời gian này và giải quyết vấn đề một cách phù hợp.
    • Khiến bản thân trở nên có trách nhiệm. Khoe quá trình với gia đình, bạn bè hoặc diễn đàn trực tuyến.
    • Đừng làm bản thân kiệt sức. Có thể bạn muốn chạy 16km trong ngày đầu tiên, nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không thể tiếp tục. Hãy nới lỏng mục tiêu.
    • Theo dõi màn độc thoại. Nếu nó tiêu cực hãy ngừng lại! Thay thế suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Kết thúc suy nghĩ nửa chừng.
    • Tìm người chung chí hướng. Một nhóm ủng hộ mạnh mẽ sẽ làm nỗ lực của bạn dễ dàng hơn theo cấp số nhân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Theo dõi cảm nhận của bản thân.
    Việc theo dõi hành vi và tìm điểm chung sẽ giúp bạn tìm ra cách hiệu quả nhất để tiếp cận mục tiêu.
    • Nếu thấy bản thân sa vào những thói quen cũ, hãy ghi chép ra giấy thời gian, cách thức, lý do. Phân tích nguyên nhân. Có thể do bạn đói hoặc mệt mỏi sau ngày làm việc.
    • Ghi chú quá trình! Nếu bạn có một ngày tuyệt vời, hãy viết ra giấy! Việc xem lại quá trình mình đã thực hiện giúp bạn có thêm động lực bước tiếp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sống lành mạnh.
    Mọi thứ đều dễ dàng giải quyết hơn nếu bạn có sức khỏe. Sống lành mạnh không chỉ đem lại vô số lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống, nó còn giúp duy trì thái độ lạc quan.
    • Ăn ngủ tốt, hoạt động tích cực là cách bắt đầu một ngày mới tốt toàn diện. Việc đặt mục tiêu khó đạt được gây thất vọng cũng đủ vất vả rồi, hẳn là bạn muốn cho bản thân cơ hội tốt nhất. Chăm sóc tâm hồn và cơ thể trước khi giải quyết bất cứ vấn đề nào lớn hơn.
    • Nếu phần lớn thời gian bạn không cảm thấy thoải mái, hãy giải quyết vấn đề lớn hơn trước. Việc sử dụng các mẹo tâm lý, suy nghĩ tích cực và đề ra mục tiêu phải được đặt sau sức khỏe và niềm vui của bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Điều chỉnh mục tiêu.
    Trong quá trình tiến tới muc tiêu, có thể bạn muốn thay đổi lý tưởng của bản thân. Hãy ghi chép quá trình và điều chỉnh lại mục tiêu sao cho hợp lý.
    • Nếu bạn đang có tiến độ xuất sắc thì thật tuyệt vời! Hãy thách thức bản thân và đặt ra mục tiêu mới khó hơn.
    • Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bạn khộng đạt được mục tiêu. Đánh giá lại và đặt ra mục tiêu có khả năng thực hiện. Hẳn là bạn không hề muốn nản chí và bỏ cuộc.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tiếp tục.
    Khi đạt được mong muốn, bạn cũng đừng ngừng lại. Bạn cần thời gian để hình thành thói quen, hãy để bản thân có thời gian làm quen với nếp sống mới.
    • Đây sẽ là thay đổi cả đời. Lúc đầu bạn có thể cần bỏ ra nỗ lực có ý thức để ăn chế độ low-carb, hay bắt chuyện, tiết kiệm tiền, nhưng sớm thôi, điều này sẽ được mặc định trong não bộ của bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mọi người nghĩ gì không thành vấn đề. Bạn làm điều này vì bản thân, không phải vì người khác.
  • Trước hết, sự thay đổi bắt đầu với ý thức. Nếu bạn không hiểu những điều mình đang làm, bạn không thể thay đổi hành vi.
  • Bạn có thể thay đổi bản thân bao nhiêu lần bạn muốn. Không có gì là vĩnh viễn hay không thể đảo ngược.
  • Mỉm cười. Nụ cười sẽ giúp bạn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.
  • Đừng do dự hay bỏ cuộc. Hãy tăng tốc độ.
  • Thay đổi vì người khác không bao giờ đem lại kết quả tốt, đặc biệt là nếu người đó đã ra khỏi cuộc sống của bạn. Nếu bạn quyết định thay đổi, hãy làm vì bản thân.
  • Đi du lịch để thông thoáng đầu óc. Bạn có thể khám phá điều mới hoặc suy nghĩ mới giúp thay đổi cách nghĩ, tính cách.
  • Nhớ rằng bạn nên là bất kỳ thứ gì khiến bạn vui, nếu thay đổi vì người khác thì điều này không thể lâu dài.
  • Thay đổi ngoại hình là cách để khích lệ sự thay đổi bên trong (quần áo chuyên nghiệp hơn sẽ khuyến khích bạn làm việc chuyên nghiệp hơn) nhưng đừng nhầm nó với thay đổi thực sự.
  • Kiên trì. Hành động phải lập lại ít nhất 21 lần mới trở thành thói quen. Ngày đầu tiên sẽ rất khó khăn nhưng sẽ đơn giản dần về sau.
  • Hãy là chính mình, đừng nghĩ ai đó làm tốt hơn bạn bởi vì ai cũng mắc sai lầm.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Shannon O'Brien, MA, EdM
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Shannon O'Brien, MA, EdM. Shannon O'Brien là người sáng lập và chuyên gia tư vấn chính tại Whole U. (một công ty tư vấn chiến thuật nghề nghiệp và cuộc sống tại Boston, MA). Thông qua việc tư vấn, các buổi hội thảo và đào tạo trực tuyến, Whole U. tạo động lực cho con người để theo đuổi công việc và sống một cuộc sống cân bằng, có mục đích. Shannon đã được ban đánh giá của Yelp xếp hạng là Huấn luyện viên nghề nghiệp #1 và Huấn luyện viên cuộc sống #1 tại Boston, MA. Trang Boston.com, Boldfacers và UR Business Network đã từng đưa tin về cô. Cô nhận được bằng Thạc sĩ về Công nghệ, Đổi mới & Giáo dục của Đại học Harvard. Bài viết này đã được xem 14.179 lần.
Trang này đã được đọc 14.179 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo