Cách để Tăng nông độ hCG

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Human Chorionic Gonadotropin hay hCG là một loại hoocmon mà cơ thể người mẹ tiết ra để chuẩn bị mang thai và duy trì thai kỳ.[1] Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ hCG thấp có thể là dấu hiệu bất thường của thai kỳ, do tuổi thai nhỏ hơn dự kiến, mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai – tuy nhiên đừng quá lo lắng nếu đó chỉ là kết quả của một lần xét nghiệm![2] Nếu bạn đang mang thai và có nồng độ hCG thấp, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Lưu ý rằng, bạn không thể tự mình làm tăng nồng độ hCG một cách an toàn và hiệu quả. hCG cũng có thể được đưa vào cơ thể để tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ hiếm muộn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Xử trí khi có chỉ số hCG thấp trong thai kỳ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.
    Nồng độ hCG thấp có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Nồng độ hCG giảm sẽ đáng lo ngại, tuy nhiên chỉ có bác sĩ mới có thể chắc chắn điều này.[3] Đừng vội lo lắng hay sợ hãi, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ sản phụ khoa. Họ sẽ hỏi bạn xem có dấu hiệu nào cho thấy thai kỳ đang gặp nguy hiểm hay không, chẳng hạn như chảy máu âm đạo hoặc bụng đau và co thắt.[4] Nhiều khả năng bạn sẽ phải làm xét nghiệm lại.
    • Hãy hỏi bác sĩ một vài câu hỏi như: “Liệu có phải là do tuổi thai của tôi nhỏ hơn so với chẩn đoán không?”
    • Nếu thai nhi gặp nguy hiểm, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn nằm yên trên giường cho đến khi tình hình được cải thiện. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn một vài loại thuốc an toàn có thể dùng trong thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra lại nồng độ hCG.
    Chỉ số hCG thường được dùng để tham khảo và bạn không nên lo lắng nếu một lần xét nghiệm cho kết quả thấp. Hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại nồng độ hCG của bạn sau một vài ngày để xem chiều hướng của chỉ số này tăng hay giảm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thực hiện các xét nghiệm chính xác hơn.
    Nếu nồng độ hCG thấp hoặc giảm khi xét nghiệm bằng nước tiểu thì bạn có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu – xét nghiệm này sẽ cho ra kết quả nồng độ hCG chính xác hơn. Tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ, bạn có thể siêu âm để kiểm tra tình trạng thai nhi. Dù thai nhi mới chỉ được 5-6 tuần tuổi thì siêu âm cũng cho kết quả chính xác hơn là dựa vào nồng độ hCG.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh dùng các sản phẩm được quảng cáo là giúp tăng nồng độ hCG.
    hCG không phải là loại hoocmon mà bạn có thể tự ý tăng hoặc giảm một cách an toàn, và để có một thai kỳ khỏe mạnh thì các hoocmon trong cơ thể phải cân bằng và được bác sĩ theo dõi. "KHÔNG" tự ý dùng các sản phẩm làm tăng nồng độ hCG. Các sản phẩm này không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép và có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Dùng hCG để tăng khả năng thụ thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thảo luận về các phương pháp thụ thai với bác sĩ sản phụ khoa.
    Đa số phụ nữ tìm đến hCG để thụ thai đều đã áp dụng các phương pháp tự nhiên và dùng thuốc clomiphene (Serophene). Trong thời gian dùng hCG, bác sĩ có thể sẽ kê thêm cho bạn một vài loại thuốc hỗ trợ thụ thai, chẳng hạn như menotropin và urofollitropin. Khi trao đổi với bác sĩ về phương án dùng hCG để thụ thai, bạn nhớ để cập đến các vấn đề sau:[8]
    • Bạn có bị dị ứng với loại thuốc, thực phẩm, chất nhuộm, chất bảo quản hay loài động vật nào không.
    • Bạn có đang dùng loại thuốc nào khác không.
    • Bạn có hút thuốc hay uống rượu không.
    • Bạn có vấn đề sức khỏe nào khác không, chẳng hạn như chảy máu âm đạo bất thường, hen suyễn, co giật, các vấn đề về tim hoặc thận, đau nửa đầu, u nang buồn trứng hoặc u xơ tử cung.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiêm hCG.
    Liều lượng hCG đưa vào cơ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng, nồng độ các hoocmon khác trong cơ thể, các loại thuốc bạn đang dùng và các yếu tố khác. Dựa vào nồng độ hoocmon, bác sĩ sẽ chọn thời điểm thích hợp để tiêm hCG cho bạn. hCG thường được tiêm vào bắp tay.[9]
    • Phụ nữ đang mang thai có nồng độ hCG thấp không được tiêm hCG vì nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cập nhật thông tin cho bác sĩ.
    Khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn theo dõi và ghi lại nhiệt độ cơ thể. Bạn cũng cần tiếp tục đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm máu và có thể cả siêu âm để kiểm soát quá trình điều trị.[11]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trước khi làm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ hCG, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng thuốc promethazine hoặc các loại thuốc lợi tiểu khác.[12]

Cảnh báo

  • Phụ nữ không mang thai có nồng độ hCG cao có thể là do một số loại khối u gây ra. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn không mang thai mà có chỉ số nồng độ hCG cao.[13]
  • Không dùng các sản phẩm có thành phần hCG để giảm cân. Các sản phẩm này không an toàn và cũng sẽ không mang lại hiệu quả.[14]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: John Thoppil, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản phụ khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi John Thoppil, MD. Thoppil là bác sĩ sản khoa phụ khoa sống tại Austin, Texas. Ông điều hành River Place OB / GYN tại Austin và được bầu chọn là bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu bởi tạp chí Austin Monthly trong bốn năm liên tiếp. Bác sĩ Thoppil đã nhận bằng BS của Đại học Texas A & M và bằng MD của Trường Cao đẳng Y khoa Baylor. Bài viết này đã được xem 8.645 lần.
Trang này đã được đọc 8.645 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo