Cách để Pha chế dung dịch sục rửa đại tràng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có thể bạn cần sục rửa đại tràng nếu thường xuyên bị táo bón hoặc để điều trị các vấn đề ở đại tràng, giúp thanh lọc cơ thể hay chuẩn bị cho phẫu thuật đại tràng. Nếu bạn đã trao đổi với bác sĩ và xác định việc sục rửa đại tràng là cần thiết, bạn có thể tự pha chế dung dịch để giúp làm sạch đại tràng một cách dễ chịu. Tất cả những gì bạn cần là muối ăn, nước ấm và dụng cụ sạch sẽ.

Nguyên liệu

Dung dịch nước muối

  • 2 thìa cà phê (11g) muối ăn
  • 4 cốc (1 lít) nước máy hay nước lọc
  • 2-6 thìa cà phê (10-30ml) glycerin, tùy chọn
  • Thuốc kê toa, nếu được bác sĩ kê

Thành phẩm: 4 cốc (1 lít) dung dịch nước muối

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Pha chế nước muối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rót 4 cốc (1 lít) nước ấm vào một cái chai sạch.
    Tìm một cái chai vô trùng đủ lớn để chứa hết 1 lít nước và rót 1 lít nước máy ấm vào đó.
    • Để khử trùng cái chai, bạn hãy luộc sôi nó 5 phút hoặc cho vào máy rửa bát đĩa với mức cài đặt nóng nhất.
    • Mặc dù nước máy an toàn để sử dụng nhưng bạn cũng có thể dùng nước lọc.
    • Nhiệt độ nước nên ấm vừa phải, khoảng 37-40 độ C.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho vào chai 2 thìa cà phê (11g) muối ăn.
    Sử dụng thìa đong để đổ muối ăn trực tiếp vào nước ấm trong chai. Bạn không được ước lượng khối lượng muối bằng mắt để tránh trường hợp nước muối không có đủ độ mặn.[1]

    Cảnh báo: Không bao giờ được dùng muối epsom để pha chế nước muối sục rửa đại tràng. Nó sẽ khiến cơ thể mất cân bằng magiê nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đóng kín chai và lắc cho đến khi muối tan hết.
    Đảm bảo vặn chặt nắp chai để nước không rò rỉ ra ngoài, và lắc mạnh cái chai đến khi muối tan hết. Bước này sẽ tốn khoảng 30 giây.[2]
    • Dung dịch nước muối sẽ trong suốt vì lượng muối rất ít so với nước.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rót lượng nước muối theo khuyến nghị vào túi đựng.
    Bác sĩ sẽ cho bạn biết cần dùng bao nhiêu nước muối, nhưng nói chung người lớn cần rót 2 cốc (500 ml) nước muối vào túi.[3]
    • Trẻ em từ 6-12 tuổi nên sử dụng 1,5 cốc (350 ml) nước muối, trong khi trẻ 2-6 tuổi nên dùng 3/4 cốc (180 ml).

    Cách khác: Thay vì dùng nước muối, bạn có thể dùng dầu khoáng nguyên chất để làm mềm phân và bôi trơn đại tràng. Mua một cái chai 130 ml hoặc rót đúng lượng dầu đó vào túi đựng. Nếu cần sục rửa đại tràng cho trẻ em từ 2-6 tuổi thì sử dụng phân nửa dung tích đó.

  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho glycerin hoặc thuốc kê toa vào túi đựng nếu bác sĩ yêu cầu.
    Để tăng tác dụng nhuận tràng, bác sĩ có thể yêu cầu cho thêm 2-6 thìa cà phê (10-30 ml) glycerin hoặc thuốc kê toa để điều trị các vấn đề ở đại tràng, như viêm loét đại tràng.
    • Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bổ sung thuốc vào túi đựng. Có thể bạn phải giữ dung dịch trong đại tràng lâu hơn hoặc sục rửa vào các thời gian cụ thể trong ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Sục rửa đại tràng một cách an toàn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xin ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành.
    Có nhiều lý do khiến bác sĩ yêu cầu bạn sục rửa đại tràng. Thủ thuật này hữu ích khi bạn đang bị táo bón nghiêm trọng vì nó kích thích đại tràng đẩy phân ra ngoài. Bác sĩ có thể yêu cầu sục rửa đại tràng nếu bạn phải phẫu thuật đại tràng.[4]
    • Nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật đại tràng thì sẽ phải sục rửa đại tràng khoảng 2 giờ trước đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đề nghị bác sĩ kê liều lượng và tần suất sục rửa.
    Nếu bác sĩ cho rằng việc tự sục rửa tại nhà sẽ có lợi cho bạn thì hãy đề nghị họ hướng dẫn cụ thể. Họ sẽ cho bạn biết cần dùng bao nhiêu dung dịch và một ngày thực hiện mấy lần.
    • Bạn phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ vì việc sục rửa thường xuyên có thể làm tổn thương đại tràng hoặc dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào sục rửa.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng bộ dụng cụ sục rửa vô trùng để ngăn chặn nhiễm trùng.
    Quan trọng là bạn phải dùng dụng cụ vô trùng cho mỗi lần sục rửa. Bạn có thể mua bộ dụng cụ bao gồm túi đựng vô trùng và ống có vòi. Tùy vào mỗi bộ dụng cụ, trong đó có thể có chất bôi trơn.[5]
    • Bộ dụng cụ sục rửa đại tràng được bán tại tiệm thuốc, cửa hàng bán sản phẩm y tế hoặc trực tuyến.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bơm dung dịch sục rửa.
    Treo túi đựng trên móc cao khoảng 30-45 cm trên trực tràng, hoặc nhờ ai đó cầm túi ở độ cao này. Với độ cao này thì dung dịch trong túi có thể chảy xuống tự do.[6] Thoa chất bôi trơn hay sáp dầu (petroleum jelly) lên vùng da quanh hậu môn và đầu vòi của túi đựng. Nằm nghiêng một bên và co hai chân lên tới ngực. Sau đó nhét đầu vòi vào hậu môn tới độ sâu khoảng 7,5 cm và mở kẹp trên đường ống. Dung dịch sẽ bắt đầu chảy vào đại tràng.[7]
    • Nếu bạn gặp khó khăn với việc nhét đầu vòi vào hậu môn thì thử rặn trong khi nhét.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Giữ nước muối trong đại tràng 15 phút.
    Giữ nguyên tư thế nằm và chờ tối thiểu 15 phút. Khi dung dịch phát huy hiệu quả thì bạn sẽ cảm thấy muốn đi ngoài. Cố gắng thả lỏng và hít thở chậm nếu bạn bị chuột rút ở bụng.[8]
    • Nếu bạn thêm glycerin vào dung dịch thì cần nằm chờ tới 60 phút.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xả dung dịch và phân vào bồn cầu.
    Khi bạn cảm thấy muốn đi ngoài thì hãy vào nhà vệ sinh để xả dung dịch ra. Có lẽ bạn cần ngồi trên bồn cầu một lúc mới có thể đẩy dung dịch kèm phân ra ngoài, do đó đừng lo lắng nếu bạn phải ngồi lâu trên bồn cầu.[9]
    • Ngồi trên bồn cầu đến khi bạn không còn cảm thấy muốn đi ngoài.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhận biết rủi ro của việc sục rửa đại tràng tại nhà.
    Tác dụng phụ phổ biến của thủ thuật này là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chuột rút hay đau bụng. Trong một số ít trường hợp, bạn có thể vô tình chọc thủng đại tràng hay gây mất cân bằng điện giải, đó là lý do vì sao bạn chỉ được thực hiện việc này nếu bác sĩ cho phép.[10]
    • Nếu bạn không an tâm về các rủi ro này thì nên yêu cầu bác sĩ cho sục rửa tại bệnh viện.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tránh tự ý dùng các chất khác làm dung dịch rửa vì chúng có thể gây tổn thương cho đại tràng.
    Có lẽ bạn đã từng nghe dùng cà phê, sữa hay giấm để làm dung dịch sục rửa đại tràng. Đáng tiếc, các chất này có thể đưa vi khuẩn có hại vào đại tràng hay gây ra mất cân bằng điện giải, vậy nên bạn đừng bao giờ dùng chúng. Bạn cũng nên tránh pha chế dung dịch rửa từ các thành phần dưới đây:[11]
    • Nước cốt chanh
    • Rượu, bia
    • Tỏi
    • Lô hội
    • Kế sữa
    • Nước khoáng
    • Thảo mộc hoang
    • Nhựa thông

    Cảnh báo: Mặc dù bạn từng thấy người ta dùng nước xà phòng làm dung dịch sục rửa nhưng đây chỉ là lựa chọn an toàn trong tình huống cấp cứu nghiêm trọng.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn không thích tự pha chế dung dịch rửa đại tràng thì có thể mua dung dịch phosphat pha chế sẵn tại nhà thuốc. Dung dịch phosphat an toàn để sử dụng cho trẻ em với điều kiện bạn phải tuân thủ liều lượng khuyến nghị.

Cảnh báo

  • Bạn không được dùng các sản phẩm thực phẩm hay các chất như sữa, nước chanh, trà thảo mộc, cà phê để làm dung dịch sục rửa đại tràng vì chúng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng.[12]
  • Tránh dùng nước tinh khiết làm chất sục rửa vì bạn cần có muối để hút nước vào đại tràng. Nước muối sẽ làm mềm phân để bạn có thể đẩy ra ngoài.[13]

Những thứ bạn cần

Pha chế nước muối

  • Cốc và thìa để đo lường
  • Chai lớn có nắp
  • Bộ sục rửa đại tràng có ống dẫn, túi đựng dung dịch và vòi nhét hậu môn

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Muhammad Khan, MD, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Muhammad Khan, MD, MPH. Muhammad Khan là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa với hơn 10 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Khan chuyên về tiêu hóa trẻ em, gan học và dinh dưỡng và có chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực nội soi. Anh nhận bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ y khoa của Đại học Utah. Khan đã hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trường Y khoa Eastern Virginia, tại đây anh được kết nạp vào hội Alpha Omega Alpha rất có uy tín. Sau đó, anh đã hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Lucile Packard ở Đại học Stanford. Anh là thành viên của Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ (ASGE) và Hiệp hội Tiêu hóa, Gan học và Dinh dưỡng Trẻ em Khu vực Bắc Mỹ (NASPGHAN). Bài viết này đã được xem 2.278 lần.
Trang này đã được đọc 2.278 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo