Cách để Ngừng nuốt nước bọt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thường xuyên nuốt một lượng nhỏ nước bọt là điều hoàn toàn bình thường, nhưng nếu bạn nuốt nước bọt quá nhiều thì có thể bạn có vấn đề về sức khoẻ hoặc chứng lo âu. Để cải thiện tình trạng này, trước hết bạn cần phải tìm xem điều gì khiến bạn nuốt nước bọt nhiều như vậy. Một khi đã tìm ra nguyên nhân, thường thì bạn có thể dùng các biện pháp đơn giản để giải quyết vấn đề. Trong một số trường hợp, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để xử lý những lo ngại của bạn về chức năng nuốt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Giảm tiết nước bọt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều nước trong cả ngày.
    Trong điều kiện bình thường, cơ thể chúng ta sẽ tăng tiết nước bọt khi không được cung cấp nước đầy đủ. Do đó, bạn sẽ ít tiết nước bọt hơn khi uống nhiều nước hơn trong cả ngày. Nhớ uống một cốc nước nhỏ trước khi đi ngủ nữa.[1]
    • Để cung cấp nước cho cơ thể, bạn hãy uống một cốc nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy, một cốc nước trước và trong các bữa ăn, ngoài ra hãy nhấp nước trong cả ngày mà không đợi cho đến khi cảm thấy khô miệng hoặc khát nước.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh các đồ ăn thức uống quá ngọt hoặc chua.
    Khi bạn cho một viên kẹo chua hoặc đồ ngọt vào miệng, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn để làm nhạt bớt. Việc giảm bớt đồ ăn thức uống quá ngọt hoặc chua có thể giúp bạn giảm lượng nước bọt trong miệng đáng kể.[2]
    • Đây là lý do vì sao người ta thường ngậm kẹo ngọt hoặc chua để làm ẩm miệng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ về các nguyên nhân về sức khoẻ hoặc thuốc mà bạn đang dùng.
    Nếu bạn tiết nước bọt nhiều mà không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể chẩn đoán vấn đề đã gây ra tình trạng này. Khi đã xác định được thủ phạm, bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh cách điều trị.[3]
    • Có nhiều căn bệnh khác nhau – bao gồm các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus và các vấn đề về dạ dày (đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thực quản) – có thể kích thích tăng tiết nước bọt. Tương tự, một số thuốc như thuốc chống loạn thần Clozapine – cũng có tác động tăng tiết nước bọt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc kê toa điều trị chứng tăng tiết nước bọt.
    Tăng tiết nước bọt là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều nước bọt. Có nhiều loại thuốc đã được chấp thuận để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, đôi khi thuốc gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt và tim đập nhanh, do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ về các mặt lợi và hại của các lựa chọn. Các thuốc điều trị tăng tiết nước bọt thông dụng bao gồm:[4]
    • Glycopyrrolate (Robinul).
    • Propantheline (Pro-Banthine).
    • Amitriptyline (Elavil).
    • Nortriptyline HCL (Pamelor).
    • Scopolamine (Transderm Scop).

    Lời khuyên: Đôi khi, tình trạng tăng tiết nước bọt rất khó kiểm soát nếu có nguyên nhân bệnh lý. Ví dụ, tăng tiết nước bọt là một trong các triệu chứng khó trị nhất của bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Điều trị cảm giác nghẹn trong họng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lưu ý khi bạn có cảm giác “nghẹn trong họng”.
    Nếu bạn thường xuyên cảm thấy như trong họng có một “cục nghẹn” (theo nghĩa đen) khiến bạn khó nuốt – đặc biệt khi nuốt nước bọt – có thể là bạn bị mắc chứng loạn cảm họng. Loạn cảm họng là cảm giác có gì đó mắc trong cổ họng. Thực ra cục nghẹn này không có thật, nhưng đây là một hội chứng rất thật gây ra cảm giác vướng khi nuốt.[5]
    • Một số người nhận thấy cảm giác nghẹn chỉ xảy ra khi nuốt nước bọt, một số người khác cứ mỗi khi nuốt lại có cảm giác nghẹn.
    • Chứng loạn cảm họng có thể khiến bạn muốn nuốt liên tục – dù chỉ có rất ít nước bọt – để “kiểm tra” cảm giác này.
    • Nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy như có một vật gì đó mắc trong cổ họng, đặc biệt nếu bạn sờ thấy hoặc nhìn thấy cục u thực sự, hãy liên lạc với bác sĩ. Mặc dù không phổ biến, nhưng cũng có thể bạn có khối u hoặc một bệnh lý nào đó chứ không chỉ là chứng loạn cảm họng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản và điều trị.
    Trào ngược dạ dày – thực quản là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng loạn cảm họng. Tình trạng trào ngược axit dạ dày làm tổn thương thực quản và gây ra cảm giác có cục nghẹn, đặc biệt là khi nuốt nước bọt.[6]
    • Bạn có thể chữa chứng loạn cảm họng bằng cách dùng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, thay đổi chế độ ăn và điều chỉnh lối sống.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cố gắng nuốt mạnh và chỉ nuốt khi cần thiết.
    Đôi khi nói thì dễ hơn làm, nhưng việc nuốt một lượng nước bọt nhiều hơn và ít thường xuyên hơn có thể giúp bạn khắc phục được cảm giác “nghẹn trong họng”. Thử xem bạn có thể chờ được 1, thậm chí là 2 phút giữa các lần nuốt không chẳng hạn (ngoại trừ lúc ăn) – bạn có thể đặt báo giờ nếu thấy hữu ích.[7]
    • Trung bình một người trưởng thành nuốt nước bọt khoảng 600 lần mỗi ngày hoặc 35 lần mỗi giờ khi thức và 6 lần khi ngủ.[8]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Giảm nuốt nước bọt khi đau họng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử các thức uống nóng, lạnh và món ăn vặt đông lạnh.
    Hãy thử một số các mẹo giảm đau họng có từ xa xưa – những thứ như súp gà, trà nóng, đá viên và kem đá. Những thức uống lạnh có thể giúp làm tê các thụ thể trong họng, còn các thức uống nóng có thể làm dịu đau và tan chất nhầy.[9]
    • Khi bị đau họng, bạn thường có cảm giác muốn nuốt liên tục để tạm thời giảm đau bằng nước bọt bao phủ cổ họng, dẫn đến tình trạng khô miệng, thậm chí nôn nao trong dạ dày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngậm viên ngậm trị đau họng có chứa pectin.
    Viên ngậm trị đau họng có thể làm dịu cổ họng và giúp bạn không nuốt quá nhiều. Đặt viên ngậm lên lưỡi và để nó tan ra từ từ. Cách 2 tiếng ngậm một lần để giảm đau.[10]
    • Không cho trẻ dưới 5 tuổi ngậm viên trị đau họng vì nó không an toàn cho trẻ nhỏ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng chai xịt giảm đau họng Chloraseptic (phenol).
    Bạn cũng có thể giảm tiết nước bọt bằng cách làm dịu cổ họng bằng chai xịt Chloraseptic. Xịt vào họng 1-2 lần, chờ 15 giây rồi nhổ ra. Dùng chai xịt khi cần để giúp giảm kích ứng trong cổ họng trong vòng 2 ngày.[11]
    • Cố gắng không nuốt Chloraseptic.
    • Bạn có thể cảm thấy hơi râm ran trong miệng khi dùng Chloraseptic.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng nước muối ấm hoặc chai xịt họng để làm tê cảm giác đau tạm thời.
    Khuấy tan 3 g (khoảng nửa thìa cà phê) muối với 1 cốc nước ấm. Hớp một ngụm lớn và súc vào sâu trong miệng, nhổ ra và súc ngụm nữa cho đến khi hết cốc nước. Bạn có thể súc họng cách 3 tiếng một lần để làm dịu cổ họng đôi chút.[12]
    • Một cách khác là xịt dung dịch làm tê cổ họng vào họng; chờ 15 giây và nhổ ra. Bạn có thể xịt cách 2 tiếng một lần trong tối đa 2 ngày.
    • Cố gắng đừng nuốt nước muối hoặc dung dịch xịt họng, nhưng nếu chỉ nuốt một lượng nhỏ thì cũng không hại gì.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng máy tạo ẩm ban đêm để duy trì độ ẩm trong không khí.
    Không khí khô sẽ làm khô cổ họng khi bạn ngủ, khiến cơ thể tiết thêm nước bọt để bao phủ cổ họng khi bạn nuốt xuống. Khi bị đau họng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu nhất khi độ ẩm không khí nằm trong khoảng 40-60%.[13]
    • Máy tạo ẩm có thể hữu ích vào ban ngày, nhưng đặc biệt là vào ban đêm khi cổ họng của bạn khô rát và khiến bạn phải liên tục nuốt nước bọt.
    • Độ ẩm quá cao – trên 60%, đặc biệt là 70% - cũng có thể gây ra vấn đề. Nó có thể khiến bạn nghẹt mũi thêm và làm tăng các chất gây dị ứng trong nhà. Vì vậy, trong một số trường hợp, có thể bạn cần dùng máy hút ẩm thay máy tạo ẩm.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Gối cao đầu khi ngủ để giảm tình trạng chảy dịch mũi sau.
    Không may là chứng chảy dịch mũi sau có thể gây kích ứng họng và kích thích nuốt nước bọt. Việc gối cao đầu khi ngủ có thể giúp bạn hạn chế tình trạng này. Đặt thêm gối hoặc chăn dưới đầu để phần trên cơ thể cao hơn phần còn lại.[14]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau họng nặng hoặc dai dẳng.
    Hầu hết các trường hợp đau họng co các virus thông thường sẽ khỏi trong vòng 3-7 ngay. Nếu bạn bị đau họng dữ dội hoặc kéo dài hơn 7 ngày, hãy đến bác sĩ để khám bệnh. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu có các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh hoặc khó thở.[15]
    • Liên lạc với bác sĩ nếu bạn có con nhỏ bị đau họng quá 3 ngày, hoặc đưa con đi khám ngay nếu trẻ bị đau họng kèm sưng hạch hoặc sốt cao trên 38 độ C. Trẻ em từ 5 đến 15 tuổi có nguy cơ cao nhất bị viêm họng do liên cầu khuẩn và các bệnh nhiễm khuẩn tương tự.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Giải quyết chứng lo âu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo âu khi nuốt nước bọt.
    Cho dù bạn không có vấn đề nào về thể chất, chẳng hạn như chứng tăng tiết nước bọt, chứng loạn cảm họng hay đau họng, bạn vẫn có thể bị căng thẳng khi nuốt nước bọt. Đây là một dạng rối loạn vận động cảm giác phổ biến – sự gia tăng ý thức mạnh mẽ về một hoạt động vô thức của cơ thể, dẫn đến cảm giác lo âu khủng khiếp. Nếu bạn nghi ngờ mình rơi vào trường hợp này, hãy liên lạc với bác sĩ.[16]
    • Rối loạn vận động cảm giác nằm trong phổ OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế).
    • Bạn có thể cảm thấy rất căng thẳng khi nuốt bất cứ thứ gì hoặc đặc biệt lo lắng khi nuốt nước bọt.
    • Sự lo lắng có thể khiến bạn tự “kiểm tra” nhiều lần để đảm bảo là bạn làm được, kết quả là bạn liên tục nuốt nước bọt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tự nhủ rằng nuốt nước bọt là bình thường.
    Bác sĩ gia đình có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia về rối loạn ám ảnh cưỡng chế để giúp bạn điều trị và hướng dẫn cho bạn các kỹ thuật đối phó phù hợp với trường hợp riêng của bạn. Một kỹ thuật phổ biến là thường xuyên nhắc bản thân rằng, nuốt nước bọt là điều bình thường, rằng bạn hoàn toàn có khả năng nuốt và có thể nuốt nước bọt khi cần.[17]
    • Ví dụ, bạn có thể tự bảo mình rằng : “Đến lúc nuốt nước bọt rồi, nuốt nước bọt là bình thường, và mình có thể nuốt được mà không gặp vấn đề gì.”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng phương pháp thiền quán sát toàn thân và thiền chánh niệm khi cần.
    Các phương pháp này giúp bạn lan toả ý thức đi khắp cơ thể thay vì tập trung quá nhiều vào việc nuốt nước bọt. Thiền quán sát toàn thân là kỹ thuật tập trung vào từng bộ phận của cơ thể theo trình tự. Tương tự, thiền chánh niệm là kỹ thuật chú tâm vào mọi trải nghiệm của giác quan của bản thân trong thời điểm hiện tại.[18]
    • Ai cũng có thể tự thực hành các kỹ thuật này một mình, nhưng bạn sẽ thành công hơn nếu tập dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia sức khoẻ tâm thần.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 7.944 lần.
Trang này đã được đọc 7.944 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo