Cách để Ngừng làm người nói dối bệnh lý

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nói dối bệnh lý là một hành vi phức tạp và thường bị hiểu lầm. Thi thoảng nói dối một vài câu không phải là nói dối bệnh lý; nhưng nếu bạn không thể ngừng nói dối, bạn sử dụng những lời nói dối để thao túng người khác, hoặc thói nói dối ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn thì có lẽ là bạn đang vật lộn với bệnh nói dối bệnh lý.[1] Học cách ngừng nói dối có thể là con đường gian nan, nhưng khi đã tìm đến sự giúp đỡ thì nghĩa là bạn đã có một khởi đầu tốt.

1

Ngăn chặn những ý nghĩ tiêu cực về bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bạn không cần phải nói dối để gây ấn tượng với mọi người.
    Nếu có lúc nào đó cảm thấy mình không được tốt như mong đợi, có thể bạn bất giác muốn nói dối để bản thân có vẻ tốt hơn trong mắt người khác. Thay vì nói dối, bạn hãy tự nhắc nhở mình về tất cả các phẩm chất tích cực của bạn. Đó mới là những điểm cần nhấn mạnh chứ không phải là những lời nói dối cốt chỉ để gây ấn tượng với mọi người trong chốc lát hoặc để lấy lòng họ.[2]
    • Giả sử như bạn muốn tạo ấn tượng tốt với một đồng nghiệp bằng cách nói với cô ấy là mình đã xem bộ phim mà cô ấy yêu thích. Đừng! Hãy thành thực nếu bạn chưa xem bộ phim đó. Kể cho cô ấy nghe về các bộ phim hay mà bạn đã xem thì tốt hơn.
    • Hãy nói điều gì đó như “Ồ mình chưa xem bộ phim đó. Mình phải thử xem mới được!”
    Quảng cáo
2

Chấp nhận những hậu quả bạn đã gây ra

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tránh viện đến những lời nói dối để thoát tội.
    Khi bạn phạm sai lầm, đừng ngay lập tức tìm cách biện hộ. Thay vào đó, hãy thành thật thừa nhận việc mà bạn đã làm. Nhận trách nhiệm bằng cách xin lỗi và khắc phục hậu quả với tất cả khả năng của bạn. Điều này có thể rất khó khăn và buộc bạn phải nỗ lực, nhưng được sống với cuộc sống trung thực mà bạn cảm thấy thanh thản sẽ là sự đền đáp tuyệt vời.[3]
    • Nếu bạn làm tổn thương cảm xúc của ai đó, đừng đổ lỗi cho họ hoặc lấy cớ mình gặp một ngày không may để bào chữa. Hãy chân thành và nói lời xin lỗi.
    • Có thể bạn đã quên không tưới cây khi bạn cùng phòng đi vắng. Đừng nói dối rằng bạn có tưới cây, ngay cả khi người bạn đó về nhà và thấy cây cối héo quắt. Hãy thừa nhận là bạn đã sai và xin lỗi.
    • Có thể không phải lúc nào bạn cũng được tha lỗi, nhưng bạn có thể được tôn trọng vì dám chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
3

Đừng cố tình lờ đi các chi tiết quan trọng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Điều này được gọi là nói dối bằng cách lược bỏ.
    [4] Khi nói chuyện với người khác, bạn đừng bỏ qua các chi tiết hoặc giấu đi một vài khía cạnh của câu chuyện vốn có thể gây hại cho hình ảnh của bạn. Giả sử như, một hôm nào đó bạn ăn tối cùng với người yêu cũ nhưng lại sợ vợ/chồng bạn biết chuyện. Đừng nói rằng bạn ăn tối với một người bạn cũ hoặc lờ hẳn đi là bạn ăn tối với ai. Hãy nói sự thật để bạn có thể nói chuyện một cách trung thực và cởi mở về việc đó.[5]
    • Đây là hành động nhận trách nhiệm cho những việc mà bạn đã làm.
    Quảng cáo
4

Giải quyết mâu thuẫn một cách thành thật

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đôi khi người ta nói dối để tránh bất hoà với ai đó.
    Cách hành xử để làm vừa lòng người khác có thể khiến bạn oán giận và xa cách với người mà bạn đã nói dối. Để xây dựng mối liên kết dựa trên sự giao tiếp cởi mở và lòng tin, hãy thành thật khi có bất đồng nảy sinh. Điều này sẽ mở ra cánh cửa giúp bạn gắn kết sâu sắc hơn với ai đó, cho dù đôi khi rất khó nói.[6]
    • Giả sử như chồng bạn toàn quên cất quần áo đã giặt xong khiến bạn rất bực bội. Đừng nói rằng bạn không để tâm đến việc đó chỉ để tránh một cuộc cãi cọ. Thay vào đó, bạn nên cho anh ấy một cơ hội để biết đến cảm giác của bạn.
    • Nói trực tiếp nhưng nhẹ nhàng, chẳng hạn như “Em biết là anh đang bận, nhưng tối nay anh có tranh thủ lúc nào đó để cất quần áo đi được không?”
5

Suy nghĩ trước khi nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dành thời gian xử lý các ý nghĩ để bạn không bật ra lời nói dối không cưỡng lại được.
    Nếu bạn nhận thấy mình thường nói dối không kiềm chế được, hãy ngừng lại giây lát trước khi tham gia thảo luận hoặc trả lời các câu hỏi. Như vậy, bạn sẽ có thời gian để nghĩ về một phản ứng trung thực thay vì nói dối.[7]
    • Lần sau, khi sếp hỏi bạn đã làm xong việc được giao chưa, bạn nên ngừng một chút. Hãy tự hỏi, “Mình đã hoàn thành xong mọi việc mà họ bảo mình làm chưa?”. Nếu câu trả lời là chưa, hãy thành thật về điều đó.
    Quảng cáo
6

Trung thực với bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đảm bảo rằng bạn không tin vào những lời nói dối của chính mình.
    Đôi khi thật khó mà chấp nhận một sự thật phũ phàng. Có thể bạn không làm sao tiết kiệm được tiền do thói quen mua sắm online tuỳ tiện không thể kiềm chế được. Có thể bạn chọn cách đối phó dễ dàng hơn bằng cách tự bảo mình rằng mọi thứ đều ổn và bạn sẽ không gặp vấn đề gì. Để thực sự tìm được một giải pháp cho việc này và tránh nói dối với bản thân (và với những người khác), bạn phải suy ngẫm một cách trung thực về những điều mà bạn không muốn thừa nhận.[8]
    • Mọi người ai cũng có lúc sai lầm. Việc nhìn nhận lại một cách trung thực về hành vi của mình có thể giúp bạn chữa lành và ngăn ngừa phạm lại sai lầm cũ trong tương lai. Nói dối sẽ không giúp ích gì cho bạn về lâu dài.[9]
7

Ghi lại mỗi lần bạn nói dối trong nhật ký

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Điều này có thể giúp bạn nhận biết mọi quy luật và ngăn chặn hành vi đó.
    Để ngừng nói dối, bạn phải nhận biết những khi nào bạn làm vậy. Hãy viết ra những lời nói dối bạn thốt ra trong ngày và ngẫm nghĩ xem vì sao bạn lại nói những lời đó. Điều này có thể giúp bạn hiểu hơn về các động cơ xui khiến bạn nói dối, dù là do bạn bất an hoặc chỉ muốn làm vừa lòng người khác.[10]
    • Việc ngẫm nghĩ một cách trung thực có thể rất hiệu quả trong trị liệu. Hãy coi cuốn nhật ký là một nơi an toàn để bạn xử lý các cảm xúc và nhận ra điều mà bạn có thể làm để cải thiện.
    Quảng cáo
8

Trò chuyện với chuyên gia sức khoẻ tâm thần

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một chuyên gia...
    Một chuyên gia trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý có thể giúp bạn hiểu được gốc rễ bệnh nói dối của bạn. Có nhiều yếu tố khiến cho người ta nói dối, chẳng hạn như sự tự ti, cảm giác ngượng ngùng khi giao tiếp và tính bốc đồng.[11] Bạn nên tìm sự giúp đỡ của chuyên gia để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn khiến bạn nói dối. Nhờ bác sĩ gia đình giới thiệu hoặc lên mạng tìm một chuyên gia trị liệu trong vùng.[12]
    • Có lẽ sẽ khó khăn, nhưng bạn hãy thành thật khi nói chuyện với chuyên gia trị liệu hoặc tư vấn. Chuyên môn của họ là giúp đỡ bạn, và họ sẽ không phán xét về những khó khăn hoặc hành vi của bạn.
9

Tìm sự giúp đỡ khi gặp vấn đề tiềm ẩn về sức khoẻ tâm thần

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nói dối bệnh lý cũng có thể là một triệu chứng của một chứng rối loạn sức khoẻ tâm thần.
    Các chứng bệnh này bao gồm rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn nhân cách ranh giới. Nếu bạn nghĩ rằng thói quen nói dối của bạn có thể là một triệu chứng tiềm ẩn, hãy nhớ là bạn luôn có thể tìm được sự giúp đỡ. Các chuyên gia sức khoẻ tâm thần như chuyên gia tư vấn tâm lý, nhà trị liệu hoặc bác sĩ tâm thần có thể cung cấp nguồn hỗ trợ mà bạn cần.[13]
    • Các triệu chứng khác của rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm: ảo tưởng rằng mình vượt trội hơn những người khác, gặp khó khăn trong việc duy trì tương tác lành mạnh với mọi người, tiềm ẩn mặc cảm tự ti và cảm giác hổ thẹn nặng nề.[14]
    • Các đặc điểm của rối loạn nhân cách chống đối xã hội bao gồm: gạt bỏ khái niệm đúng và sai, có các hành vi tàn bạo hoặc hung hăng, các mối quan hệ bạo hành hoặc không lành mạnh.[15]
    • Các triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới bao gồm: nỗi sợ bị bỏ rơi mãnh liệt, trầm cảm và thay đổi tâm trạng liên tục tái diễn.[16]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 3.930 lần.
Trang này đã được đọc 3.930 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo