Cách để Ngủ sau khi nhổ răng khôn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhổ răng khôn chắc hẳn không phải là trải nghiệm vui vẻ gì, và thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật thì lại còn kém vui hơn. Nướu đau và chảy máu khiến bạn không những ăn uống khó khăn mà còn khó dỗ giấc ngủ nữa. Thật may là có một số cách để giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng và an toàn, đồng thời hạn chế tối đa cảm giác khó chịu sau khi nhổ răng khôn.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Chuẩn bị trước khi ngủ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lấy ra hết những miếng gạc trong miệng.
    Bạn có nguy cơ bị nghẹn nếu vẫn để gạc trong miệng trước khi ngủ. Hãy cẩn thận lấy hết những miếng gạc mà nha sĩ để lại trong miệng trước khi nằm xuống ngủ.[1]
    • Sau khi nhổ răng khôn ít nhất nửa tiếng là bạn có thể lấy gạc trong miệng ra được.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc giảm đau do nha sĩ kê toa.
    Bạn sẽ rất đau sau khi phẫu thuật, nhất là trong ngày đầu. Thuốc giảm đau là cần thiết để làm tê cảm giác đau đủ lâu để bạn có thể ngủ được.[2]
    • Tuân theo chỉ định của nha sĩ về liều lượng khi uống thuốc giảm đau.
    • Uống thuốc giảm đau trước khi thuốc tê hết tác dụng (khoảng 8 tiếng). Nó sẽ giúp bạn kiểm soát cảm giác khó chịu sau phẫu thuật dễ dàng hơn.[3]
    • Việc duy trì liên tục tác dụng của thuốc giảm đau cũng sẽ giúp bạn có giấc ngủ yên lành hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nước mát khi có thể uống được.
    Bạn cần giữ ẩm trong miệng và ngăn ngừa chảy máu bằng cách uống nước mát. Tuy nhiên, đừng ăn hoặc uống thứ gì khiến bạn khó chịu trong miệng. Hãy chờ cho đến khi bớt đau và có thể uống được.[4]
    • Tránh uống nước bằng ống hút trong ít nhất 1 tuần sau khi phẫu thuật.[5]
    • Đừng uống nước nóng hoặc ăn thức ăn nóng trong thời gian hồi phục. Chỉ ăn hoặc uống những thứ mềm và mát khi cảm thấy không khó chịu.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chườm túi đá lên mặt dể giảm sưng nướu.
    Chườm lạnh lên má để làm tê cảm giác đau ở nướu và giúp bạn dễ ngủ hơn. Chườm đá lên má gần chỗ răng khôn vừa nhổ tối đa 30 phút trước khi ngủ.[7]
    • Nhớ bọc túi đá trong mảnh vải trước khi chườm lên mặt.
    • Nếu định chợp mắt trong 30 phút trở lại, bạn có thể cứ để túi đá trên mặt khi ngủ. Tuy nhiên, bạn nên tránh chườm đá lên mặt khi ngủ lâu hơn, vì nó sẽ khiến cho má của bạn bị lạnh rất khó chịu.
    • Tuyệt đối không chườm nóng lên mặt sau phẫu thuật nhổ răng.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh đánh răng, súc miệng hoặc chạm vào vết thương.
    Những việc này có thể làm bật cục máu đông hình thành trong vết thương và gây chảy máu lại. Bạn sẽ khó mà ngủ được khi miệng vừa đau vừa chảy máu.[9]
    • Nếu miệng bắt đầu chảy máu và phải đặt gạc lên vết thương, bạn nhớ đừng đi ngủ khi vẫn còn gạc trong miệng. Hãy chờ cho đến khi hết chảy máu (ít nhất 30 phút), lấy gạc ra và đi ngủ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Đi ngủ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gối cao đầu khi ngủ để giảm sưng.
    Dùng gối để nâng cao phần thân trên lên một góc 45 độ và đầu gối cao. Tư thế này sẽ giúp giảm sưng ở vết thương và bớt đau giật theo nhịp mạch đập, nhờ đó bạn sẽ dễ ngủ hơn nhiều.[10]
    • Mặc dù đây không phải là tư thế ngủ tự nhiên, nhưng cho đến giờ thì việc nâng cao đầu là cách tự nhiên tốt nhất để giảm đau trong miệng.[11]
    • Cân nhắc mua một chiếc gối nêm (gối hình tam giác tạo độ dốc khi nằm ngủ) để bạn duy trì tư thế này dễ dàng hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh ngủ trên bề mặt trơn như vải da.
    Tư thế nằm dốc sẽ khiến cho bạn dễ bị trôi xuống khi đang thiu thiu ngủ. Tránh nằm ngủ trên ghế sofa bọc da để có giấc ngủ yên lành và không vô tình gây đau bản thân.[12]
    • Bạn sẽ yên tâm hơn khi ngủ trên giường bình thường và gối cao đầu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ cho phòng ngủ tối và mát để tạo môi trường lý tưởng cho giấc ngủ.
    Tắt hết đèn trong phòng, dùng rèm cửa dày che cửa sổ và hạ thấp nhiệt độ trong phòng để tạo điều kiện tối ưu trong phòng ngủ.[13]
    • Duy trì nhiệt độ trong phòng trong khoảng 16-19 độ C để giúp cơ thể giảm nhiệt độ khi sẵn sàng vào giấc ngủ.
    • Nếu bạn để điện thoại cạnh giường ngủ, hãy đặt úp màn hình xuống trong khi ngủ. Như vậy bạn sẽ không bị làm phiền vì ánh sáng phát ra khi có thông báo mới hiện lên trên màn hình.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng liệu pháp mùi hương để cho dễ ngủ hơn.
    Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mùi hương nhất định có tác dụng giảm căng thẳng và giúp người ta ngủ ngon giấc hơn. Bạn có thể dùng nến, dầu hoặc chai xịt tạo hương thơm dễ chịu trong phòng ngủ.[14]
    • Mùi oải hương và vani là các hương thơm hiệu quả nhất cho giấc ngủ.[15]
    • Một cách nhanh chóng và đơn giản để sử dụng hương thơm là nhúng viên bông gòn vào dầu thơm và đặt cạnh gối.
    • Hãy cẩn thận khi thắp nến thơm trong phòng ngủ. Đừng ngủ thiếp đi khi nến vẫn cháy.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mở nhạc êm dịu để thư giãn.
    Bạn sẽ rất khó quên được cơn đau trong nướu đủ lâu để có thể ngủ được. Hãy mở nhạc êm dịu với nhịp chậm khi nằm trên giường để tâm trí tập trung vào một thứ khác thay vì cơn đau.[16]
    • Nhạc chậm thường là loại nhạc tốt nhất để giúp bạn dỗ giấc ngủ. Chọn nhạc có nhịp trong khoảng 60-80 beat/phút là tốt nhất.[17]
    • Một số thể loại nhạc giúp dễ ngủ bao gồm, nhạc jazz, nhạc cổ điển và nhạc dân ca.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không phải trường hợp nào cũng hoàn toàn giống nhau. Bạn luôn luôn phải tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật của nha sĩ/bác sĩ phẫu thuật.

Cảnh báo

  • Tránh hút thuốc, uống nước bằng ống hút, hoặc bất cứ hoạt động nào cần phải dùng miệng hút. Những hoạt động này có thể gây đau hoặc khó chịu và sẽ làm chậm quá trình hồi phục. Điều này còn có thể dẫn đến một tình trạng rất đau gọi là viêm ổ răng khô khiến cho thời gian hồi phục kéo dài. [18]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Alina Lane, DDS
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Alina Lane, DDS. Alina Lane là nha sĩ điều hành All Smiles Dentistry, một phòng nha khoa tại Thành phố New York. Sau khi lấy được bằng DDS của Đại học Maryland, Lane thực tập một năm về kỹ thuật trồng răng tại Đại học Maryland, tại đây cô tập trung vào kỹ thuật phục hồi nâng cao răng được cấy. Cô tiếp tục học nâng cao thông qua chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Woodhull, một chi nhánh của Trường Y khoa thuộc Đại học NYU. Cô tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Trung tâm Y tế Woodhull năm 2012-2013. Bài viết này đã được xem 2.783 lần.
Trang này đã được đọc 2.783 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo