9 cách để nói lời tạm biệt mãi mãi dễ dàng hơn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có thể bạn vừa chấm dứt một mối quan hệ không mấy hạnh phúc, mất đi người thân yêu, nghỉ việc, sống xa nhà hay thậm chí là nói lời tạm biệt với thú cưng vốn gắn bó. Chia ly là thứ mà không sớm thì muộn, ai trong chúng ta cũng đều phải đối mặt trong đời, và điều đó lúc nào cũng khó khăn. Cho dù phải đối mặt với chuyện gì, hãy luôn nhớ rằng bạn không hề đơn độc. How.com.vn hôm nay sẽ giúp bạn sắp xếp những cảm xúc và vượt qua giai đoạn nói lời tạm biệt (hoặc vĩnh biệt).

1

Vượt qua những cảm xúc.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với sự chia ly.
    Có người cảm thấy buồn bã, cô đơn. Cũng có người thở phào bởi mối quan hệ khó khăn và phức tạp đã kết thúc, hay thậm chí là cảm thấy tội lỗi. Không quan trọng bạn cảm thấy thế nào, đừng gắn mác những cảm xúc đó là "tốt" hay "xấu". Tất cả đều là một phần tự nhiên trong quá trình nói lời tạm biệt, vì thế bạn chỉ cần nhận biết cảm xúc hiện tại và chăm sóc tốt bản thân khi rơi vào giai đoạn này.[1]
    • Để cảm xúc diễn ra tự nhiên, miễn là điều đó lành mạnh. Chẳng hạn, nếu bạn buồn và cảm thấy muốn khóc, hãy cứ khóc thật to. Nếu bạn tức giận, thử viết những cảm xúc này vào thư hoặc giải phóng cơn giận khỏi cơ thể bằng cách chạy bộ.
    Quảng cáo
2

Cho người đó biết họ có ý nghĩa như thế nào với bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cho người đó biết họ quan trọng với bạn như thế nào.
    Khi phải đối mặt với việc rời xa ai đó, hãy nói ra về cách mà họ tác động đến cuộc sống của bạn. Đi vào chi tiết bằng cách chia sẻ những kỉ niệm và nói về các quyết định của bạn mà có thể làm ảnh hưởng đến người đó.
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng: "Mẹ có nhớ lúc chúng ta làm bánh quy hồi con còn nhỏ không? Đó là khi con nhận ra mình yêu việc nấu nướng như thế nào và quyết tâm trở thành đầu bếp như ngày hôm nay."[2]
    • Hoặc là "Anh lúc nào cũng là một người anh, người bạn thú vị và hỗ trợ em hết mình. Em luôn cố gắng mỗi ngày để được giống như anh!"
3

Xin lỗi hoặc tha thứ cho người đó nếu bạn cảm thấy cần thiết.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chữa lành những nỗi đau cũ trước khi nói lời chia tay.
    Nếu có điều gì cần nói rõ với nhau thì đây là lúc thích hợp. Nếu bạn biết mình đã làm tổn thương người đó trong quá khứ, hoặc nếu có điều gì đó mà bạn hối tiếc vì chưa làm, hãy nói với họ lời xin lỗi chân thành. Và nếu bạn đã tích tụ nỗi oán giận nào đó quá lâu, hãy buông bỏ và cho người ấy biết rằng bạn tha thứ.[3]
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng: "Em xin lỗi vì thời gian qua em đã ở ngoài quá nhiều. Em quá tập trung vào công việc, trong khi đáng lẽ em nên dành nhiều thời gian hơn cho anh."
    • Hoặc đại loại như "Cha à, con biết từ trước đến giờ cha luôn cố gắng hết sức để lo cho con. Con không còn giận vì cha đã không ở bên khi con còn nhỏ. Thay vào đó, con thấy mừng vì từ giờ hai cha con sẽ có thể gần nhau hơn."
    • Suy nghĩ thấu đáo trước khi chia sẻ điều gì đó gây tổn thương. Hãy nghĩ về việc liệu người đó có nhất thiết phải biết điều này hay không, hay chỉ là bạn đang muốn lương tâm mình được thanh thản? Chẳng hạn, nếu người bạn thân nhất sắp chuyển đến nơi khác sống và sẽ không quay lại, bạn có thực sự cần phải thú nhận rằng bạn và anh trai cô ấy từng lén hôn nhau không?
    Quảng cáo
4

Tổ chức nghi lễ tùy tình huống.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Việc này có thể hữu ích nếu bạn không thể nói lời tạm biệt trực tiếp.
    Nếu một mối quan hệ chấm dứt ngoài ý muốn, hoặc người thân yêu đột ngột ra đi, có thể bạn sẽ không kịp nói lời tạm biệt. Sự thiếu sót này sẽ khiến bạn khó mà bước tiếp. Đám tang, lễ viếng và lễ tưởng niệm là những cách quan trọng để bày tỏ niềm tiếc thương khi người thân yêu qua đời. Tuy nhiên, có nhiều khi bạn sẽ muốn tự tổ chức nghi lễ riêng tư để nói lời tạm biệt theo cách của mình.[4]
    • Viết thư cho người đã khuất và đọc to ở nơi mà bạn cảm thấy gần gũi với họ cũng là một cách. Sau đó, bạn có thể xé lá thư, đốt hoặc cất vào ngăn kéo.[5]
    • Nếu một mối quan hệ chấm dứt, có thể bạn sẽ muốn đóng thùng những tấm ảnh và vật kỉ niệm cũ, sau đó đốt hoặc vứt đi.
5

Tập trung vào những khoảnh khắc hạnh phúc.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Trân trọng quãng thời gian người đó ở bên bạn.
    Những cuộc chia ly thực sự rất khó để chấp nhận và đau buồn là cảm xúc bình thường. Tuy nhiên, bạn cần cố gắng không để điều đó làm lu mờ mối quan hệ tuyệt vời từng có. Thay vào đó, hãy nghĩ về những thời khắc vui vẻ đã qua, đồng thời chiêm nghiệm về mặt tích cực mà họ đã tác động đến cuộc sống của bạn.[6]
    • Thử nói điều gì đó như: "Cảm xúc trong anh hiện đang rối bời và anh vẫn đang cố gắng để vượt qua. Nhưng anh vẫn muốn nói với em rằng anh luôn trân trọng những kỷ niệm đẹp mà chúng ta đã từng có."
    • Thậm chí, bạn sẽ có thể tìm thấy những điều tốt đẹp đến từ việc nói lời tạm biệt. Chẳng hạn như khi bạn chăm sóc cha hoặc mẹ vào lúc cuối đời, cả hai sẽ có cơ hội chữa lành những vết thương cũ trước khi vĩnh viễn lìa xa nhau. Tương tự, nếu hôn nhân chấm dứt, cánh cửa khác đến với mối quan hệ mới, lãng mạn và lành mạnh hơn sẽ mở ra.
    • Nếu có thể, bạn nên dành thời gian để tạo nên những ký ức vui vẻ với người đó trước khi phải nói lời chào mãi mãi.[7]
    Quảng cáo
6

Dựa vào những người bên cạnh.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nói với mọi người xung quanh những gì bạn cần.
    Không nên cố gắng vật lộn với nỗi đau một mình. Hãy tìm đến những người mang đến sự hỗ trợ cũng như quan tâm bạn trong cuộc sống và cho họ biết những gì bạn đang phải trải qua. Đồng thời, bạn cũng nên cởi mở về cách mà họ có thể giúp bạn.[8]
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng: "Kể từ khi chia tay, tớ không biết làm sao để bận rộn và vơi đi nỗi nhớ anh ấy. Trong tuần này có trưa nào cậu rảnh để đi cà phê với tớ không?"
    • Nếu bạn chỉ muốn được ai đó lắng nghe, hãy nói: "Không biết mình có thể tâm sự với bạn về những gì mình vừa trải qua không?"
    • Nếu như không có ai để bạn có thể thoải mái tâm sự, hãy tìm đến hội hỗ trợ những người đang đau buồn trong cộng đồng, hoặc tham gia các nhóm tương tự trên mạng.[9]
7

Chờ cho nỗi đau nguôi ngoai.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đau đớn do mất mát là cả một quá trình và không tuân theo bất kỳ quy luật nào.
    Có thể bạn sẽ cảm thấy ổn vào lúc nào đó, nhưng ngay sau đó lại bị choáng ngộp bởi nỗi đau. Hãy nhớ rằng điều này vốn dĩ bình thường, cũng như không có mốc thời gian cụ thể nào chắc chắn việc bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Trên thực tế, vẫn luôn có phần nào đó trong bạn cảm thấy buồn về mất mát này và điều đó hoàn toàn ổn. Chỉ cần tiếp tục chăm sóc tốt bản thân và không để nỗi đau cản trở bạn xây dựng những mối quan hệ mới và lành mạnh trong tương lai.[10]
    Quảng cáo
8

Giữ cho bản thân bận rộn với những việc khác.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Lắp đầy thời gian trống bằng những sở thích và hoạt động mà bạn thấy thú vị.
    Việc dành một chút thời gian để đau buồn là điều hết sức bình thường, nhưng quan trọng hơn hết chính là trở về với thực tại. Nếu bạn đánh mất mối quan hệ đã từng rất quan trọng, giờ là lúc nhìn lại mọi thứ ở một góc độ mới. May mắn là khi bạn đắm chìm vào những điều mang đến hạnh phúc, cuộc sống sẽ dần trở nên trọn vẹn và ý nghĩa.[11]
    • Bạn có thể đọc sách, đi uống cà phê với một người bạn cũ, đăng ký học kĩ năng mới nào đó hoặc làm thêm nghề “tay trái”.
9

Nói chuyện với nhà trị liệu.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một nhà trị liệu chuyên nghiệp có thể giúp bạn vượt qua những cảm xúc phức tạp.
    Nếu bạn đang mắc kẹt bởi những cảm giác đau buồn, mất mát hay giận dữ sau khi nói lời tạm biệt với ai đó quan trọng, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Hãy đến gặp nhà trị liệu có chuyên môn về lĩnh vực này để sắp xếp những cảm xúc và nhìn lại quá trình vừa qua ở một góc độ mới. Họ còn có thể giúp bạn tìm hiểu những kĩ thuật để bắt đầu quá trình chữa lành và bước tiếp.[12]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Peggy Rios, PhD
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn tâm lý (Florida)
Bài viết này đã được cùng viết bởi Peggy Rios, PhD. Peggy Rios là chuyên gia tư vấn tâm lý sống tại Florida. Với hơn 24 năm kinh nghiệm, tiến sĩ Rios chuyên điều trị các triệu chứng tâm lý như lo âu và trầm cảm. Bà chuyên về tâm lý học y học, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe hành vi thông qua lý thuyết trao quyền và điều trị sang chấn. Rios sử dụng các mô hình tích hợp thực chứng để hỗ trợ và cung cấp liệu pháp trị liệu cho những người có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe. Bà có bằng thạc sĩ và tiến sĩ về tâm lý học tư vấn của Đại học Maryland. Tiến sĩ Rios là nhà tâm lý học được cấp phép tại bang Florida. Bài viết này đã được xem 2.159 lần.
Chuyên mục: Quan hệ xã hội
Trang này đã được đọc 2.159 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo