Cách để Móng chân bầm tím mau lành

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Móng chân bị bầm tím có thể khiến bạn khó khăn khi đi lại và gây đau nhức đến mấy ngày. Những người chạy nhiều hoặc chơi các môn thể thao đòi hỏi bàn chân phải vận động mạnh như bóng đá hoặc khiêu vũ có nguy cơ bầm tím móng chân cao hơn. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn vô ý đá hoặc vấp phải vật cứng hoặc làm rơi vật nặng lên ngón chân. Móng chân bị bầm tím dần dần rồi cũng khỏi, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để đẩy nhanh quá trình hồi phục và giúp vết thương dễ chịu hơn. Nếu ngón chân của bạn bị bầm tím, cứng ngắc và đau nhiều thì có thể là nó đã bị gãy.[1] Trong trường hợp này, bạn phải đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Làm dịu đau và sưng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chườm đá lên ngón chân khoảng 10-20 phút mỗi đợt.
    Chườm đá lên ngón chân mỗi ngày ít nhất 3 lần để giảm sưng. Dùng khăn bọc túi đá để da không tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.[2]
    • Chườm lạnh là liệu pháp giúp giảm sưng công hiệu nhất ngay sau khi bị thương nhờ tác dụng giảm lưu lượng máu đến vết thương.
    • Thử ngâm ngón chân trong nước đá lạnh nếu bạn muốn chườm lạnh toàn bộ vùng bị thương.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kê bàn chân cao trên mức tin mỗi khi nằm.
    Dùng vài chiếc gối hoặc đồ gác chân để kê cao bàn chân khi ngồi hoặc nằm. Đảm bảo ngón chân phải cao hơn mức tim để giảm sưng nhanh hơn.[3]
    • Kê cao chân là để giảm lượng máu lưu thông đến vùng bị thương, nhờ đó vết thương cũng bớt đau và sưng.
    • Cố gắng kê cao chân mỗi ngày ít nhất 2-3 tiếng để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giảm đau và ngăn ngừa chấn thương thêm ở ngón chân.
    Ngừng tập thể dục một thời gian và chỉ đi lại khi thực sự cần thiết. Nếu cần phải đi ra ngoài, bạn hãy dùng giày có độ nâng đỡ và không bị bó ngón chân hoặc bít mũi bàn chân.[4]
    • Giày xăng đan có độ nâng đỡ vòm lòng bàn chân là một lựa chọn tốt. Nhớ cẩn thận khi đi giày vào chân và khi tháo giày.
    • Tránh đi giày xăng đan xỏ ngón nếu bạn bị thương ngón chân cái.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chườm nóng 15 phút mỗi đợt sau 48-72 tiếng.
    Dùng túi chườm nóng hoặc gạc nóng chườm lên ngón chân chỉ sau khi đã hết sưng, thường là 2-3 ngày sau khi bị thương. Chỉ chườm 15 phút mỗi lần, mỗi ngày 3 lần.[5]
    • Không chườm nóng trước khi vết thương hết sưng mà chỉ chườm đá. Sức nóng sẽ tăng lưu lượng máu khiến cho vết thương càng sưng thêm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Uống thuốc giảm đau không kê toa để làm dịu đau.
    Uống 1-2 viên (200 - 400 mg) thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen với 240 ml nước sau mỗi 4-6 tiếng để giảm đau. Nếu ngón chân hoặc vùng xung quanh móng chân bị sưng thì thuốc ibuprofen là tốt nhất vì trong thuốc có chất kháng viêm.[6]
    • Nếu đang mang thai, bạn hãy tránh uống ibuprofen vì nó có thể gây biến chứng trong thai kỳ.
    • Không uống ibuprofen với liều cao hoặc uống hàng ngày quá 1 tuần vì điều này có thể gây nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Liều lượng tối đa là 800–1.200 mg/ngày trong trường hợp đau nhức nhẹ.
    • Mỗi viên acetaminophen có hàm lượng khoảng 325 mg— không uống nhiều hơn 4.000 mg trong vòng 24 giờ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh đụng vào vết thương và không đi giày dép bó chân.
    Không cậy hoặc chạm vào ngón chân bị thương và tránh đi tất hoặc giày dép chật, vì việc này có thể gây kích ứng và tạo áp lực lên vết thương. Cơ thể chúng ta có khả năng đối phó với các vết bầm tím, do đó tốt nhất là đừng đụng vào và để cho nó tự lành.[7]
    • Nếu bạn thường chạy nhiều hoặc chơi các môn thể thao sử dụng bàn chân nhiều, hãy nghỉ ngơi tối thiểu 5-7 ngày để móng chân có thời gian lành.

    Lời khuyên: Nếu bạn không thể tránh đi giày bít ngón một thời gian, hãy cân nhắc dùng miếng lót mũi giày bảo vệ ngón chân. Đảm bảo là nó không quá chật và không cọ xát vào da hoặc móng khi bước đi.[8]

  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Rửa và băng ngón chân nếu bị chảy máu.
    Nếu có máu chảy ra dưới móng, bạn hãy để ngón chân dưới vòi nước lạnh để rửa. Dùng khăn sạch thấm khô xung quanh ngón chân và để ngón chân khô tự nhiên. Quấn băng sạch quanh ngón chân khi đã khô.[9]
    • Băng gạc đàn hồi có thể dễ chịu hơn và cố định tốt hơn băng dính thông thường. Dùng một miếng gạc nhỏ đắp lên ngón chân và quấn gạc xung quanh sao cho hơi chặt nhưng không quá chặt đến mức cảm thấy tức ngón chân.
    • Khi thấy máu đã ngừng chảy, bạn có thể tháo băng ra để cho vết thương được “thở”.
    • Bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc sáp dầu (kem Vaseline) vào ngón chân trước khi băng để giúp vết thương mau lành.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Đẩy nhanh quá trình hồi phục tự nhiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống ít nhất 2,8 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
    Nước sẽ giúp vết thương mau lành, vậy nên hãy uống nước! Nếu là nữ, bạn nên cố gắng uống ít nhất 2,8 lít nước mỗi ngày. Nếu là nam, bạn nên uống ít nhất 3,1 lít.[10]
    • Một cách khác để tính toán lượng nước lý tưởng nên uống là chia trọng lượng cơ thể (tính theo pound) cho 2. Kết quả sẽ là số ounce nước nên uống mỗi ngày. Ví dụ, nếu bạn cân nặng 140 pound (64 kg), bạn sẽ cần uống 70 ounce (2,1 lít) nước mỗi ngày.
    • Tránh các thức uống chứa cồn và caffeine hàm lượng cao như cà phê và trà đen khi ngón chân đang trong thời gian hồi phục, vì các thức uống này sẽ chỉ khiến cho cơ thể mất nước và vết thương lâu lành.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn rau quả giàu vitamin C để hỗ trợ quá trình bình phục.
    Ăn vặt bằng các thức ăn lành mạnh như hoa quả họ cam quýt, dứa, ớt chuông, rau lá xanh và mận để giúp ngón chân bị bầm tím mau lành hơn. Cố gắng nạp vào 65 – 90 mg vitamin C mỗi ngày.[11]
    • Khoai lang, cà chua, bí ngô, bông cải xanh, cải mầm brussel và súp lơ cũng là các nguồn dồi dào của dưỡng chất thiết yếu này.
    • Nếu bác sĩ chấp thuận, bạn cũng có thể uống thực phẩm bổ sung vitamin C để tăng lượng vitamin nạp vào.
    • Liều lượng vitamin C mỗi ngày tối đa là 2.000 mg. Uống nhiều hơn thì cũng không có hại gì, nhưng thuốc có thể gây khó chịu trong dạ dày nếu cùng một lúc bạn uống cả liều đối đa trong cả ngày.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bôi lô hội để làm tan vết bầm nhanh chóng.
    Xoa một chút gel lô hội cỡ bằng hạt đậu lên ngón chân bầm tím mỗi ngày 3-4 lần. Kiểm tra thành phần trên mặt sau bao bì sản phẩm để đảm bảo nó là 100% gel lô hội. Các chất phụ gia sẽ làm loãng hàm lượng lô hội, nghĩa là gel sẽ kém hiệu quả.[12]
    • Lô hội có thể giúp làm dịu da bị viêm ở ngón chân và xung quanh. Nó cũng giúp sửa chữa các mạch máu bị vỡ ngay dưới da.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bôi gel arnica vào vết bầm 3 lần mỗi ngày.
    Bóp một lượng nhỏ gel cỡ hạt đậu lên ngón tay sạch hoặc tăm bông và xoa nhẹ lên ngón chân bầm tím. Xoa 3 lần mỗi ngày để giúp vết thương mau lành.[13]
    • Bạn cũng có thể uống arnica bằng cách ngậm 2 viên cho tan dưới lưỡi cách 6 giờ một lần hoặc uống 2-3 cốc trà arnica mỗi ngày.
    • Lưu ý rằng arnica là một liệu pháp vi lượng đồng căn và không phải tất cả các nghiên cứu khoa học đều cho thấy nó có hiệu quả chữa lành các vết bầm tím nhanh chóng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Tìm sự chăm sóc y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá mức độ đau để xác định liệu ngón chân có bị gãy không.
    Nếu bạn không thể duỗi thẳng hoặc cử động ngón chân, nếu ngón chân bị tê hoặc bị cong rõ rệt, có thể là ngón chân của bạn đã bị gãy. Ngoài ra, nếu ngón chân còn bị sưng nhiều và tiếp tục sưng hoặc nếu cơn đau trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ (lý tưởng nhất là bác sĩ chuyên khoa chân) càng sớm càng tốt.[14]
    • Làm rơi vật nặng vào ngón chân hoặc vấp ngón chân vào vật cứng là 2 trong số các tai nạn thường gặp gây gãy ngón chân.
    • Thường thì ngón chân gãy sẽ mất khoảng 4-6 tuần để lành hẳn.
    • Nếu ngón chân có thể bị gãy không phải là ngón cái, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị ở nhà trước.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhờ bác sĩ dẫn lưu máu dưới móng để giám áp lực.
    Nhờ bác sĩ dẫn lưu máu dưới móng nếu bạn bị đau đến mức khó ngủ. Bác sĩ sẽ dùng một chiếc kim nhỏ vô trùng chọc một lỗ vào móng để dẫn lưu máu ra bớt. Điều này sẽ giảm áp lực trên móng, và hy vọng là nó sẽ giúp giảm đau đáng kể.[15]
    • Bạn có thể thực hiện việc này ở nhà, nhưng tốt nhất là nên đến bác sĩ (đặc biệt nếu bạn sợ máu hoặc kim).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhờ bác sĩ tháo móng nếu nó bị nứt hoặc bị long.
    Nếu móng chân của bạn bị nứt hoặc gần long ra, bạn hãy để cho bác sĩ tháo móng để nó có thể lành và mọc lại mà không gặp biến chứng. Sau khi tháo móng, bạn sẽ bôi thuốc mỡ kháng sinh mỗi ngày 2 lần và quấn băng vô trùng. Thay băng nếu bạn nhìn thấy dịch hoặc máu thấm qua.[16]
    • Quấn băng ngón chân trong 1 tuần sau khi tháo móng và trao đổi với bác sĩ nếu bạn thấy chảy máu, sưng hoặc đau nhiều.
    • Nghỉ ngơi 2 tuần sau thủ thuật tháo móng – nghĩa là không chạy, nhảy hoặc chơi thể thao một thời gian.
    • Sẽ mất 6 đến 18 tháng để móng chân mọc lại.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến phòng cấp...
    Đến phòng cấp cứu hoặc tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng. Chú ý đến các vệt đỏ hoặc mủ chảy ra từ móng chân. Ngoài ra, hãy gọi cấp cứu nếu bạn bị sốt hoặc móng chân nóng khi sờ vào.[17]
    • Nếu có nhiều mủ rỉ ra và vết thương bị viêm, có thể bạn cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật cắt hình chêm là kiểu phẫu thuật phổ biến nhất trong trường hợp này (và trường hợp móng mọc quặp).[18]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Ngăn ngừa bầm tím móng chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cắt móng chân thường xuyên sao cho chỉ còn một dải nhỏ màu trắng trên đầu móng.
    Bấm móng chân cách 1-2 tuần một lần để móng không mọc dài hơn đầu ngón chân. Đừng cắt góc móng quá sát, vì điều này có thể khiến móng mọc chọc vào da xung quanh giường móng.[19]
    • Bạn cũng có thể giũa móng cho ngắn bớt, nhưng có thể hơi mất thời gian.
    • Với móng ngón chân út, bạn nên dùng bấm móng nhỏ hơn nếu có.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi giày không quá chật hoặc quá lỏng ở phần mũi giày.
    Mũi giày quá chật có thể khiến các ngón chân bị ép vào phần trên, trước và hai bên giày, do đó bạn cần có một khoảng trống tối thiểu khoảng 1,3 cm từ ngón cái đến phần trước của mũi giày. Khoảng trống này cũng không nên rộng hơn 2,5 cm, vì bàn chân trượt tới lui trong giày sẽ khiến cho các móng chân bị đẩy về phía trước mũi giày.[20]
    • Bạn cần có khoảng trống trong mũi giày đủ để các ngón chân có thể cử động thoải mái.
    • Nếu trước đây bạn có tiền sử móng chân bị bầm tím vì chạy, hãy mua giày lớn hơn nửa số hoặc một số so với cỡ giày thường đi. Nhớ đi tất êm và kiểm tra khoảng cách từ ngón cái đến đầu mũi giày.
    • Đi mua giày mới vào cuối ngày khi bàn chân nở to nhất.

    Lời khuyên: Thử các kỹ thuật thắt dây giày khác nhau để ngăn ngừa bầm tím ngón chân. Ví dụ, cách xỏ dây giày thành hình chữ "X" lớn từ lỗ cuối cùng đến lỗ đầu tiên trước khi thắt chéo có thể nhấc mũi giày lên để ngón cái có thêm không gian rộng rãi.[21]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng tất đúng cỡ và có chất liệu tổng hợp.
    Chọn tất không quá rộng hoặc quá chật xung quanh các ngón chân để các ngón chân không bị ép chặt khi đi hoặc chạy. Chọn loại tất làm bằng sợi tổng hợp như acrylic và polyester thay vì cotton để giảm độ ẩm đến mức tối thiểu.[22]
    • Quan trọng là phải dùng tất có khả năng thoát ẩm tốt, vì độ ẩm có thể khiến cho tất trượt trên bàn chân hoặc đế trong của giày, tạo áp lực lên các ngón chân và gây ma sát không cần thiết.
    • Khi bạn đi tất vào chân, đường may phía trước tất phải nằm ngang qua các ngón chân. Nếu tất của bạn thường bị trượt trong giày và đường may bị dịch xuống phía dưới móng chân hoặc ở đầu ngón chân thì bạn cần mua đôi tất khác vừa chân hơn.
    • Phần gót của tất phải giãn ra ôm xung quanh gót chân mà không bị dúm hoặc chùng.
    • Nếu bạn thường đi ủng đi bộ đường dài, hãy chọn tất dày hoặc trung bình làm từ chất liệu pha như len lông cừu, ni lông, lycra, và elastane.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tiếp đất bằng phần giữa bàn chân khi đi bộ hoặc chạy xuống dốc.
    Giữ thẳng thân mình và tiếp đất bằng phần giữa bàn chân – không tiếp đất bằng gót chân hoặc mũi chân. Nhớ giữ đầu gối lỏng và không bao giờ khoá đầu gối trong khi bước đi.[23]
    • Tiếp đất bằng phần trước bàn chân có vẻ hợp lý, nhưng thực ra động tác này khiến bàn chân dịch chuyển trong giày, khiến cho các ngón chân bị dồn về phía trước mũi giày.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thắt dây giày chặt hơn một chút để bàn chân không bị trượt trong giày và bị đẩy về phía trước mũi giày (nhưng không quá chặt đến mức tạo nhiều áp lực lên mu bàn chân).

Cảnh báo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 8.922 lần.
Trang này đã được đọc 8.922 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo