Cách để Nhận biết Ngón chân bị Gãy

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn có cảm thấy ngón chân mình giống như bị gãy nhưng không dám chắc? Gãy ngón chân là chấn thương khá phổ biến khi có vật nặng rớt lên chân, khi bạn gặp tai nạn hay vấp mạnh ở ngón chân. Hầu hết các trường hợp gãy ngón chân đều lành dễ dàng, nhưng cũng có khi bạn phải tới bệnh viện để điều trị. Bạn cần học cách nhận biết khi nào ngón chân gãy để quyết định có nên đi khám bệnh hay không.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Kiểm tra Ngón chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá mức độ đau.
    Nếu ngón chân gãy bạn sẽ cảm thấy đau khi đè trọng lượng cơ thể lên chân, hoặc khi nhấn vào nó. Có thể bạn vẫn bước đi được, nhưng nếu cố gắng thì cơn đau càng trở nên trầm trọng. Khi bạn bị đau cũng chưa chắc ngón chân đã gãy, nhưng nếu cơn đau kéo dài thì khả năng là xương đã bị rạn hay gãy.[1]
    • Nếu bạn cảm thấy đau kinh khủng mỗi khi đè trọng lượng cơ thể lên ngón chân thì tình trạng chỗ gãy có thể khá nặng, khi đó bạn nên đi khám ngay lập tức. Đối với các vết gãy nhỏ thì không đau nhiều, và bạn cũng không nhất thiết phải tới bệnh viện.
    • Đau kết hợp với cảm giác ngứa ran là dấu hiệu xương bị rạn, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Bạn cần xác định ngón chân có bị sưng không, vì đây là dấu hiệu phổ biến khi xương rạn. Nếu chỉ đơn giản là vấp chân thì cơn đau chỉ kéo dài một lúc và ngón chân cũng không sưng. Nhưng nếu xương rạn thì gần như chắc chắn ngón chân sẽ sưng.
    • Đặt ngón chân bị thương bên cạnh ngón chân bình thường ở cùng vị trí bên bàn chân còn lại. Nếu nó to hơn hẳn ngón khỏe mạnh thì khả năng đã bị rạn xương.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Khi so sánh ngón bị thương với ngón bình thường ở chân bên kia, bạn có thấy nó biến dạng hay lệch không? Nếu xảy ra tình trạng này thì rất có thể ngón chân bị gãy khá nặng và bạn phải tới bệnh viện ngay lập tức. Vết rạn nhỏ không thể làm thay đổi hình dạng ngón chân.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Khi ngón chân rạn xương, không giống như khi vấp ngã thông thường, vết bầm thường xuất hiện và làm màu ngón chân thay đổi, chuyển sang màu đỏ, vàng, xanh hay đen. Bên cạnh đó ngón chân bị chảy máu, và tất cả những dấu hiệu này chứng tỏ ngón chân đã gãy.
    • Nếu bạn có thể nhìn xuyên qua da và thấy xương gãy bên trong ngón chân, đó là dấu hiệu chắc chắn nhất và bạn phải tới gặp bác sĩ ngay.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Nếu bạn cảm nhận được xương đang di chuyển bên trong, hay có chuyển động bất thường bên trong ngón chân (ngoài ra cảm thấy rất đau!), thì khả năng cao là ngón chân đã gãy.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Nếu ngón chân bị đau, đổi màu và sưng liên tục trong vài ngày thì bạn nên đi khám bệnh. Có thể bạn cần phải chụp x-quang để biết chắc có gãy hay không, có nhiều trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn không chạm đến nó và để ngón chân tự khỏi. Nhưng nếu tình trạng chỗ gãy nghiêm trọng thì phải có biện pháp điều trị bổ sung.
    • Nếu quá đau đến độ không thể tự bước đi thì bạn nên đi khám bệnh ngay lập tức.
    • Nếu ngón chân dường như bị lệch hướng hay méo quá mức thì bạn cũng phải tới bệnh viện ngay.
    • Bạn cần hỗ trợ cấp cứu nếu ngón chân trở nên lạnh hay ngứa ran, hoặc khi chuyển sang màu xanh do thiếu ôxi. [3]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Chăm sóc Ngón chân gãy

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Bỏ đá cục vào một túi nhựa và dùng tấm vải bọc quanh túi đá, sau đó đặt túi đá lên trên ngón chân bị thương. Mỗi lần chườm trong 20 phút và thực hiện cho tới lúc được bác sĩ thăm khám. Đá lạnh giúp giảm sưng và ổn định tình trạng ngón chân. Bạn cần nâng cao bàn chân bất kì khi nào có thể và không nên đi bộ xa trên chân bị chấn thương.[4]
    • Không chườm đá liên tục quá 20 phút vì bạn có thể làm tổn thương da ngón chân nếu để quá lâu.
    • Nếu muốn bạn nên uống thuốc giảm đau như ibuprofen hay aspirin.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Trong khi khám bệnh, bác sĩ sẽ chụp x-quang và hướng dẫn bạn cách chăm sóc ngón chân. Trong một số trường hợp bác sĩ phải nắn lại xương, còn nếu chỗ gãy quá nặng họ phải phẫu thuật để đặt ghim kẹp hay bắt ốc vào ngón chân, cố định xương bên trong.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Đầu tiên bạn không được tham gia vào hoạt động đã gây ra chấn thương đó, đồng thời tránh làm các công việc khiến áp lực đè lên ngón chân. Đi bộ nhẹ, bơi lội hay đạp xe có thể được, nhưng bạn không được chạy bộ hay chơi những môn thể thao va chạm trong nhiều tuần sau đó. Nói chung bạn nên để ngón chân nghỉ ngơi theo lượng thời gian bác sĩ yêu cầu.
    • Khi ở nhà bạn nên kê cao chân để giảm sưng.
    • Sau nhiều tuần dưỡng bệnh bạn hãy bắt đầu sử dụng lại ngón chân một cách từ từ. Nếu cảm thấy đau thì bạn nên giảm cường độ để ngón chân có thời gian nghỉ ngơi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Hầu hết các ca rạn hay gãy xương đều không cần bó bột, thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ bạn cách "băng chung" ngón chân gãy với ngón bên cạnh. Đây là cách để ngón chân gãy không lúc lắc và tránh bị tái chấn thương. Bạn nên nhờ bác sĩ hay y tá hướng dẫn cách thay băng dính và gạc y tế sau vài ngày để giữ khu vực chấn thương sạch sẽ.
    • Nếu sau khi băng, ngón chân mất cảm giác hoặc thay đổi màu sắc thì có thể do băng dính cột quá chặt. Nếu vậy bạn phải tháo ra ngay và nhờ bác sĩ hướng dẫn buộc lại.
    • Người mắc bệnh tiểu đường không nên băng ngón chân, thay vào đó họ phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách đi loại giày chỉnh hình đặc biệt đế phẳng.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Watermark How.com.vn to Nhận biết Ngón chân bị Gãy
    Nếu vết gãy khá nặng và buộc phải bó bột, nẹp hay phải đi loại giày đặc biệt, khi đó bạn cần để ngón chân nghỉ ngơi hoàn toàn từ 6 tới 8 tuần. Những vết gãy phải phẫu thuật thậm chí còn cần thời gian dưỡng bệnh lâu hơn. Ngoài ra trong thời gian nghỉ ngơi bạn phải tái khám nhiều lần để đảm bảo chỗ gãy đang lành theo dự tính.
    • Tuyệt đối làm theo lời bác sĩ khi chăm sóc vết thương nặng, nếu không bạn phải tốn rất nhiều thời gian hơn mức cần thiết để chỗ gãy có thể lành.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Túi đá
  • Băng dính và gạc y tế

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Allan Evangelista, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật chân và mắt cá chân
Bài viết này đã được cùng viết bởi Allan Evangelista, MD. Tiến sĩ Evangelista là bác sĩ phẫu thuật chân và mắt cá chân thuộc Hội chuyên gia chỉnh hình Mountaineer ở West Virginia. Ông đã tốt nghiệp từ Đại học Y Temple nằm 2002 và hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Sarasota Orthopa Associates vào năm 2006. Bài viết này đã được xem 53.252 lần.
Trang này đã được đọc 53.252 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo