Cách để Loại bỏ Vết loét trong miệng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Các vết loét trong miệng (dân gian còn gọi là nhiệt miệng) luôn gây khó chịu và có thể cực kỳ đau đớn. Các vết loét này có thể xuất hiện do nhiều yếu tố như bệnh, căng thẳng, hoặc đơn giản là cắn phải má. Tuy nhiên, có một số phương pháp đã được kiểm chứng có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các vết loét phiền toái này.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thử áp dụng các liệu pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Súc miệng nước muối.
    Hòa tan 1-2 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm. Súc nước muối trong miệng từ bên này qua bên kia, sau đó nhổ đi, nhớ đừng nuốt nước muối.[1]
    • Súc miệng vài lần mỗi ngày, thường là sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử súc miệng bằng dung dịch muối nở.
    Muối nở có thể dùng thay cho dung dịch muối. Hòa tan 1 thìa cà phê muối nở với nửa cốc nước ấm và súc miệng như nước muối.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng nước súc miệng nhẹ dịu.
    Bạn có thể súc miệng để loại bỏ mọi vi khuẩn vốn làm cho vết loét trầm trọng hơn và giúp giảm đau. Bất cứ loại nước súc miệng nào cũng có tác dụng. Súc miệng vào buổi sáng và tối hoặc cả sau bữa trưa.[3]
    • Không được nuốt nước súc miệng.
    • Trong một số trường hợp, các chất diệt khuẩn (bao gồm nước súc miệng) có thể gây loét trong miệng hoặc khiến vết loét trầm trọng hơn. Nếu nước súc miệng gây xót hoặc kích ứng, bạn hãy ngừng sử dụng cho đến khi vết loét lành lại. Bạn cũng có thể thử dùng nước súc miệng không chứa cồn.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng milk of magnesia.
    Mua milk of magnesia ở hiệu thuốc và chấm nhẹ một chút lên vết loét nhiều lần mỗi ngày. Sản phẩm này có công dụng làm dịu và giúp chữa lành vết loét.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chấm ô xy già lên vết loét.
    Pha dung dịch nửa nước, nửa ô xy già 3% – bạn chỉ cần một lượng nhỏ. Nhúng tăm bông vào dung dịch và chấm lên vết loét.[6] Chấm một lần để rửa sạch vết loét, sau đó nhúng một chiếc tăm bông mới vào dung dịch và áp lên vết loét vài giây. Cố gắng thực hiện mỗi ngày vào sáng và tối.
    • Không nuốt dung dịch – chỉ nhúng vừa đủ ướt tăm bông.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thoa mật ong lên vết loét.
    Chấm một lượng nhỏ mật ong nguyên chất lên vết loét. Mật ong có thể giúp giảm đau và giảm viêm.[7]
    • Dùng tăm bông sạch lau khô chỗ đau trước, sau đó dùng tăm bông mới để thoa mật ong.
    • Tìm mật ong Manuka vì loại mật ong này có công dụng diệt khuẩn mạnh nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm được mật ong Manuka thì loại mật ong nào cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn.[8]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Pha nước súc miệng thảo mộc.
    Pha các loại thảo mộc như cây xô thơm hoặc hoa cúc La Mã với một lượng nước tương đương. Khi nước nguội đến mức dễ chịu, bạn có thể dùng để súc miệng. Một số người thấy liệu pháp này giúp các vết loét trong miệng bớt đau, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện về đề tài này.[9]
    • Sử dụng nước súc miệng này 4-6 lần mỗi ngày.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Uống nước ép rau quả.
    Một số người nhận thấy nước ép cà rốt, cần tây và dưa vàng có thể giúp cải thiện tình trạng loét miệng. Tuy nhiên liệu pháp này chưa được nghiên cứu.[10] Bạn có thể ép riêng từng loại rau quả hoặc xay chung nhiều loại như sinh tố và uống hàng ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Giảm khó chịu và chữa lành vết loét

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mút đá viên.
    Nước đá có thể giảm sưng và làm tê vết loét. Nếu có thể, bạn hãy dùng lưỡi giữ một viên đá trên vết loét cho đến khi đá tan hết.[11]
    • Trữ đá viên trong bình cách nhiệt hoặc cốc xốp để đá không mau tan và dùng cả ngày.
    • Nếu thấy đá viên quá lạnh, ít nhất bạn cũng nên uống nước mát trong cả ngày. Ngậm nước trong miệng và súc nhẹ cho chạm vào vết loét trước khi nuốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh các món ăn có tính axit và thức ăn cay.
    Các thức ăn cay, chua và ráp có thể kích thích vết loét. Điều này sẽ gây đau và có thể khiến vết loét lâu lành. Bạn nên ăn thức ăn nhạt và mềm để giúp chữa lành vết loét.[12]
    • Tránh các thức uống có gas, nước hoa quả họ cam chanh và thức ăn cứng như bánh mì nướng và bất cứ thức ăn nào cay và mặn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhẹ nhàng khi đánh răng.
    Các vết trầy xước trong miệng do bàn chải đánh răng có thể gây loét và chắc chắn sẽ khiến các vết loét có sẵn càng đau hơn. Bạn cần tránh khiến các vết loét trầm trọng thêm bằng cách dùng bàn chải đánh răng mềm và cố gắng tránh đụng vào vết loét.[13]
    • Mua kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm như Biotene hoặc Sensodyne ProNamel để đánh răng cho đến khi lành vết loét.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc giảm đau không kê toa.
    Nếu không loại bỏ được vết loét trong miệng nhanh như mong muốn, ít ra bạn cũng có thể cố gắng giảm sự khó chịu bằng cách uống thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen hoặc dùng gel làm tê không kê toa. Các loại thuốc này có bán tại các hiệu thuốc.[14]
    • Nếu bạn có bệnh hoặc đang uống các loại thuốc khác, hãy trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi chọn một loại thuốc.
    • Không uống aspirin nếu bạn dưới 16 tuổi. Không cho trẻ em uống aspirin.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mút viên ngậm chứa kẽm.
    Bạn có thể mua viên ngậm chứa kẽm ở các hiệu thuốc. Mặc dù cách này chưa được chứng minh là có hiệu quả, nhưng một số người thấy nó có tác dụng giảm sự khó chịu và giúp các vết loét mau lành.[15] Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thử dùng thực phẩm bổ sung vitamin.
    Vitamin B và C có thể giúp trị các vết loét trong miệng, mặc dù tác dụng này vẫn còn cần được nghiên cứu thêm.[16] Bạn có thể mua thực phẩm bổ sung vitamin ở hiệu thuốc sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Chỉ sử dụng theo liều lượng được hướng dẫn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Uống thực phẩm bổ sung lysine.
    Lysine, một loại axit amin, có thể giúp trị các vết loét trong miệng. Tuy nhiên công dụng này còn cần được nghiên cứu thêm. Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem liệu có lý do nào khiến bạn không nên dùng lysine không.[17]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Uống echinacea (cây cúc dại).
    Echinacea là một lại thảo dược có dạng thực phẩm bổ sung bán tại các hiệu thuốc. Thảo dược này có tác dụng đối với hệ miễn dịch nên có thể giúp các vết loét mau lành. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ xem việc sử dụng echinacea có an toàn với bạn không.[18]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm phương pháp điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ nếu các vết loét to hoặc đau dữ dội.
    Hầu hết các vết loét nhỏ trong miệng sẽ tự khỏi trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, có thể bạn cần được điều trị y tế nếu có nhiều vết loét, vết loét rất to hoặc đau dữ dội, vết loét không khỏi sau 3 tuần hoặc lan rộng, hoặc bạn bị sốt.[19] Bạn nên đến bác sĩ hoặc nha sĩ – có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị có thể giúp ích.[20]
    • Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể giúp bạn xác nhận đó là các vết loét tronng miệng và loại trừ các trường hợp áp xe răng hoặc một dạng bệnh ung thư miệng hiếm gặp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đề nghị bác sĩ kê toa thuốc giảm đau tại chỗ.
    Bạn có thể mua một số loại thuốc giảm đau không kê toa, nhưng một số thuốc khác bán theo toa. Tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ loại thuốc nào phù hợp với bạn nhất. Trên thị trường có rất nhiều thuốc dạng kem, gel và chất lỏng có thể giảm đau và giúp các vết loét mau lành. Bạn có thể sử dụng sản phẩm có chứa một trong các thành phần sau:[21]
    • Fluocinonide (Lidex, Vanos)
    • Benzocaine (Anbesol, Kank-A, Zilactin-B, Orabase)
    • Ô xy già (Orajel Antiseptic Mouth Sore Rinse, Peroxyl)
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ về nước súc miệng chứa thuốc.
    Nếu bạn có nhiều vết loét trong miệng thì nước súc miệng sẽ dễ sử dụng hơn là thoa gel vào từng vết loét. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về loại nước súc miệng có chứa dexamethasone hoặc lidocaine. Cả hai chất này đều giúp giảm đau, và dexamethasone còn có tác dụng giảm viêm.[22]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc do bác sĩ kê toa nếu các vết loét không lành.
    Bạn có thể phải uống thuốc nếu các vết loét không lành sau khi đã sử dụng các phương pháp điều trị khác. Hãy nói với bác sĩ về các lựa chọn của bạn, cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh và bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng. Một số loại thuốc trị các bệnh khác có thể được sử dụng để điều trị các vết loét dai dẳng trong miệng, chẳng hạn sucralfate (Carafate) và colchicine.[23]
    • Bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid dùng đường uống nếu bạn có các vết loét nghiêm trọng không lành. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ và thường chỉ được sử dụng khi không còn cách nào khác. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc nếu bạn có bệnh tự miễn; bạn sẽ phù hợp hơn với phương pháp điều trị khác.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng phương pháp đốt.
    Bác sĩ có thể đốt các vết loét bằng hóa chất hoặc dụng cụ. Phương pháp này phá hủy các mô thương tổn, có thể giúp giảm đau và mau lành. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ xem cách này có phù hợp với bạn không.[24]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Uống thực phẩm bổ sung để ngăn ngừa tái phát.
    Nếu bạn thiếu hụt dưỡng chất nào đó, các vết loét trong miệng có thể xuất hiện trở lại. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu có nên uống thực phẩm bổ sung folate, vitamin B-12, vitamin B-6, kẽm hoặc bất cứ loại vitamin nào không.
    • Bác sĩ có thể kiểm tra sự thiếu hụt dưỡng chất bằng cách thử máu.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu các vết loét trong miệng có liên quan đến một bệnh lý khác, bạn sẽ phải chữa căn bệnh tiềm ẩn để ngăn ngừa tái phát.[25]
  • Các vết loét trong miệng KHÔNG giống như bệnh mụn rộp môi (herpes môi). Bệnh rộp môi do virus herpes gây ra –các vết loét trong miệng thì không.
  • Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong để chữa các vết loét trong miệng. Trộn một ít mật ong và nước cốt chanh vơi nhau và dùng tăm bông hoặc ngón tay sạch chấm lên chỗ đau. Bạn cũng có thể thoa nước cốt chanh không có mật ong. Cách này rất tốt và có tác dụng nhanh hơn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 15.333 lần.
Trang này đã được đọc 15.333 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo