Cách để Làm tan huyết khối

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, trong máu sẽ hình thành huyết khối – các tiểu cầu dính lại tạo thành nút chặn trong thành mạch, và cơ thể sẽ tiết ra các hóa chất kích hoạt các yếu tố đông máu. Bình thường thì đây là phản ứng lành mạnh, có tác dụng chống chảy máu quá nhiều trong thời gian cơ thể tự sửa chữa cũng như khôi phục chức năng bình thường của hệ tuần hoàn, và các huyết khối sẽ tự động tan ra ngay khi vết thương lành. Tuy nhiên, đôi khi huyết khối không tự tan, hoặc chúng hình thành khi không cần thiết. Trong các trường hợp này, huyết khối có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu lưu thông, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Nhận biết các triệu chứng huyết khối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết rằng các huyết khối ở vùng bụng có thể gây đau dữ dội và các vấn đề về tiêu hóa.
    Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy vào vị trí của huyết khối trong cơ thể. Nếu huyết khối hình thành trong động mạch chịu trách nhiệm vận chuyển máu trong ruột, các triệu chứng sẽ kèm theo đau bụng dữ dội. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:[1]:
    • Nôn. Huyết khối ở bụng kích thích niêm mạc dạ dày, và cơ thể phản ứng bằng cách nôn.
    • Tiêu chảy. Nguồn cung cấp máu thiếu hụt làm thay đổi chức năng của hệ tiêu hóa và thường dẫn đến tiêu chảy.
    • Tiêu ra máu. Mọi sự kích thích tác động đến niêm mạc hệ tiêu hóa đều có thể gây xuất huyết, do đó bạn có thể nhận thấy máu khi đi tiêu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu rằng huyết khối hình thành tại các chi có thể gây đau, sưng và các triệu chứng rõ rệt khác.
    Sự hình thành huyết khối ở cánh tay hoặc chân có thể ngăn chặn dòng máu chảy về tim. Tình trạng này còn dẫn đến viêm tĩnh mạch. Bạn có thể nhận thấy cơn đau nhói đột ngột bởi sự thiếu hụt ô xy do thiếu nguồn cung cấp máu. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:[2]:
    • Sưng. Tĩnh mạch bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng ứ dịch và sưng ở vùng huyết khối.
    • Đau. Ngoài cảm giác đau nhói (hoặc thay vì đau nhói), bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau tức ở vùng bị ảnh hưởng. Tình trạng này xảy ra là do viêm.
    • Chuyển màu. Các huyết khối ngăn chặn dòng máu lưu thông đến vùng tổn thương, do đó vùng da trên cánh tay hoặc chân có thể bị thâm tím hoặc đỏ.[3]
    • Cảm giác ấm nóng. Khi bị viêm, cơ thể tăng cường lưu thông máu đến vùng bị ảnh hưởng. Máu sẽ đem thân nhiệt từ vùng trung tâm của cơ thể đến vùng tổn thương, gây cảm giác ấm nóng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hiểu rằng huyết khối có thể hình thành bên ngoài hoặc bên trong động mạch hoặc tĩnh mạch.
    Khi xuất hiện bên trong mạch máu, các huyết khối có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu lưu thông, hoặc bị đánh bật ra và dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, thuyên tắc phổi hay đau tim. Khi huyết khối hình thành bên ngoài mạch máu, nó vẫn có nguy cơ làm tắc hoàn toàn hoặc một phần quá trình lưu thông máu bằng cách chèn ép lên các mạch máu gần đó.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lưu ý rằng các huyết khối trong não có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nguy kịch.
    Não là cơ quan điều khiển các hoạt động của cơ thể. Nếu huyết khối cản trở dòng máu dẫn lên não, nó sẽ ảnh hưởng đến thị giác, khả năng phát âm và hầu như toàn bộ các chức năng khác của cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến đột quỵ. Khi đó, bạn có thể có các biểu hiện sau:[5]:
    • Rối loạn thị giác
    • Yếu sức
    • Tê liệt
    • Co giật
    • Mất khả năng nói
    • Mất phương hướng
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hiểu rằng các...
    Hiểu rằng các triệu chứng đau ngực, thở gấp và đổ mồ hôi có thể báo hiệu tình trạng huyết khối trong tim. Các huyết khối hình thành trong tim có thể gây loạn nhịp tim và làm tắc nghẽn lưu thông máu. Tình trạng này dẫn đến đau ngực (có thể lan đến cánh tay, lưng, cổ hoặc hàm), thở nhanh và đổ mồ hôi.[6]
    • Các huyết khối có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm đe dọa tính mạng, chẳng hạn như đau tim.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Biết rằng huyết khối trong phổi có thể gây đau ngực và nhiều triệu chứng khác.
    Tương tự như huyết khối trong tim, các huyết khối trong phổi thường gây đau nhói ngực dữ dội, có thể lan đến cánh tay, lưng, cổ hoặc hàm. Ngoài ra còn có các biểu hiện sau:
    • Mạch nhanh. Tim sẽ phải bù lại bằng cách đập nhanh để cung cấp đủ máu cho cơ thể, từ đó dẫn đến mạch nhanh.
    • Ho ra máu. Huyết khối có thể gây kích ứng phổi và gây chảy máu. Bạn có thể bị ho ra máu.
    • Thở nhanh. Huyết khối có thể chặn đường dẫn không khí vào phổi, dẫn đến khó thở.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Hiểu nguyên nhân gây huyết khối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý nguy cơ của tình trạng bất động trong thời gian dài.
    Các huyết khối đôi khi hình thành mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có một số yếu tố và tình huống làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Yếu tố đầu tiên là tình trạng bất động lâu. Nếu bạn nằm trên giường hoặc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài, rủi ro huyết khối hình thành sẽ tăng cao, đặc biệt là ở cánh tay và chân.[7]
    • Việc di chuyển trong thời gian dài trên máy bay hoặc ô tô có thể hạn chế đáng kể khả năng vận động của cơ, làm tăng nguy cơ huyết khối hình thành trong tĩnh mạch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý nguy cơ cao liên quan đến thai nghén và hậu sản.
    Ở phụ nữ mang thai, sự gia tăng kích thước của tử cung làm chậm quá trình máu tuần hoàn về tim. Tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối, đặc biệt ở chân và vùng chậu. Phụ nữ mới sinh con vẫn có nguy cơ cao.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết rằng tình trạng mất nước có thể gây huyết khối.
    Cơ thể cần có đủ nước để tuần hoàn máu hiệu quả. Nếu cơ thể bị mất nước, máu có thể trở nên đặc hơn khiến huyết khối dễ hình thành hơn.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận biết nguy cơ của liệu pháp hoóc môn và tránh thai.
    Các hoóc môn estrogen và progesterone có thể làm gia tăng các yếu tố đông máu, dẫn đến nguy cơ huyết khối tăng cao. Các biện pháp tránh thai bằng hoóc môn (như viên uống ngừa thai) và liệu pháp hoóc môn đều đưa các loại hoóc môn này vào cơ thể.[10]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hiểu rằng đặt ống thông tĩnh mạch lâu ngày có thể dẫn đến huyết khối.
    Ống thông tĩnh mạch là dị vật đối với cơ thể. Khi được luồn vào tĩnh mạch, ống thông có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dẫn đến hình thành huyết khối.[11]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nhớ rằng một số bệnh lý có thể gây ra huyết khối.
    Một số bệnh lý có thể kích thích niêm mạc bàng quang, gây xuất huyết và hình thành các huyết khối, sau đó có thể được đào thải qua nước tiểu. Các bệnh này bao gồm:[12]:
    • Ung thư
    • Bệnh gan
    • Bệnh thận
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Xem xét ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật và tổn thương gần đây.
    Khi cơ thể tổn thương do chấn thương hoặc phẫu thuật, tình trạng chảy máu (và đông máu) quá mức có thể xảy ra. Bên cạnh đó, thời gian nằm nghỉ dài ngày sau phẫu thuật và chấn thương cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.[13]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Biết rằng tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ.
    Những người thừa cân đáng kể hoặc béo phì thường tích tụ cholesterol trong cơ thể. Hậu quả là động mạch bị thu hẹp và dẫn đến sự hình thành huyết khối.[14]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Nhận biết nguy cơ của việc hút thuốc lá.
    Thuốc lá có thể khiến các mảng bám hình thành trong các mạch máu, thu hẹp mạch máu và dẫn đến huyết khối.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Lưu ý về tiền sử gia đình.
    Nếu có tiền sử cá nhân hoặc gia đình về chứng rối loạn đông máu, bạn cũng có nguy cơ cao hình thành các huyết khối. Chứng rối loạn đông máu có thể khiến mạch máu bị thu hẹp hoặc giảm khả năng chống đông máu tự nhiên, cả hai trường hợp trên đều dẫn đến huyết khối.[15]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Chẩn đoán huyết khối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
    Nếu có các triệu chứng của huyết khối, bạn cần nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế. Huyết khối có thể dẫn đến các tình trạng nguy kịch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cung cấp cho bác sĩ toàn bộ hồ sơ sức khỏe.
    Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, lối sống và tiền sử bệnh cũng như tiền sử gia đình của bạn. Bạn cần trả lời càng chi tiết càng tốt để giúp tăng khả năng chẩn đoán nhanh và chính xác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khám lâm sàng.
    Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn diện, tìm mọi dấu hiệu hoặc các triệu chứng báo hiệu sự hiện diện của huyết khối.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tuân thủ các xét nghiệm do bác sĩ chỉ định.
    Dựa vào các triệu chứng, bác sĩ thường sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu tổng quát cũng như các xét nghiệm có thể giúp phát hiện đông máu.[16] Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu:
    • Siêu âm. Với máy siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện sự hình thành các huyết khối trong mạch máu.
    • Chụp X-quang tĩnh mạch. Khi chụp X-quang tĩnh mạch, thuốc nhuộm cản quang được tiêm vào một tĩnh mạch nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân. Bằng phương pháp nội soi huỳnh quang, bác sĩ có thể quan sát đường đi của thuốc nhuộm và tìm các huyết khối.
    • Chụp X-quang động mạch. Khi chụp X-quang động mạch, thuốc nhuộm được tiêm trực tiếp vào động mạch. Tương tự như phương pháp chụp X-quang tĩnh mạch, chụp X-quang động mạch sẽ cho phép bác sĩ quan sát đường đi của thuốc nhuộm và xác nhận sự hiện diện của huyết khối.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xét nghiệm hình ảnh và/hoặc kiểm tra lưu lượng máu và không khí trong phổi.
    Nếu nghi ngờ có huyết khối trong phổi (còn gọi là thuyên tắc phổi), bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm hình ảnh và/hoặc kiểm tra lưu lượng máu và không khí trong phổi. Các xét nghiệm hình ảnh cũng có thể được sử dụng để quan sát huyết khối trong não hoặc trong động mạch vành. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:
    • Chụp X-quang ngực. Hình ảnh X-quang không phát hiện được sự hiện diện của huyết khối nhưng có thể cho biết một số bệnh lý gây ra bởi huyết khối dẫn đến đau ngực và thở gấp.
    • Điện tâm đồ (EKG). Điện tâm đồ là một phương pháp xét nghiệm không đau. Nó chỉ đơn giản ghi lại hoạt động của dòng điện trong tim và cho biết các bất thường liên quan đến chứng thuyên tắc phổi.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Với phương pháp chụp cắt lớp vi tính, thuốc nhuộm cản quang được tiêm vào tĩnh mạch, đồng thời não và phổi được chụp để phát hiện các dấu hiệu của huyết khối.[17]
    • Chụp mạch máu não. Xét nghiệm này sử dụng một ống thông, hình ảnh X-quang và thuốc nhuộm cản quang để có hình ảnh rõ ràng của các mạch máu trong não.[18]
    • Siêu âm động mạch cảnh. Xét nghiệm không đau này cho thấy hình ảnh của động mạch cảnh bằng các sóng âm để tìm những vị trí tắc nghẽn hoặc thu hẹp làm tăng nguy cơ đột quỵ.[19]
    • Kiểm tra lưu lượng máu và không khí trong phổi. Trong xét nghiệm này, một hóa chất được sử dụng để xác định luồng không khí hít vào phổi, sau đó được so sánh với dòng máu lưu thông trong động mạch để phát hiện tình trạng thuyên tắc phổi.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tiếp nhận chẩn đoán cụ thể.
    Khi mọi xét nghiệm cần thiết đã được tiến hành, bác sĩ có thể chẩn đoán dạng huyết khối cụ thể. Phương pháp điều trị, về mức độ nào đó, sẽ dựa trên vị trí và dạng huyết khối. Các dạng huyết khối chính bao gồm:
    • Thrombus. Thrombus là một huyết khối phát triển trong tĩnh mạch hoặc động mạch.
    • Embolus. Embolus là một huyết khối di chuyển từ dòng máu đến một vị trí khác.
    • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). DVT là một huyết khối phổ biến và nguy hiểm, thường hình thành trong tĩnh mạch chủ ở chân (mặc dù đôi khi cũng xuất hiện ở cánh tay, vùng chậu hoặc các bộ phận khác trong cơ thể), ngăn chặn dòng máu, gây đau và sưng.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Điều trị huyết khối bằng phương pháp y khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt đầu điều trị ngay.
    Tình trạng huyết khối có thể đe dọa đến tính mạng, vì vậy sự can thiệp y tế cần phải tiến hành càng sớm càng tốt
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc chống đông máu.
    Thuốc chống đông máu ngăn chặn quá trình hình thành huyết khối. Có nhiều loại thuốc chống đông máu trên thị trường, trong đó bao gồm:[20]:
    • Enoxaparin (Lovenox). Enoxaparin là một loại thuốc tiêm làm loãng máu ngay lập tức. Liều lượng thông thường cho người lớn là 40 mg tiêm vào vùng mỡ của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc bụng.
    • Warfarin (Coumadin). Warfarin là thuốc uống chống đông máu, có tác dụng làm loãng máu. Liều dùng tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Để xác định liều lượng và cách dùng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm đông máu, còn gọi là INR.
    • Heparin. Heparin là thuốc chống đông máu thông thường, được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa sự phát triển của huyết khối. Liều lượng tùy vào từng trường hợp cụ thể; bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để quyết định liều dùng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ về thuốc tiêu sợi huyết.
    Thuốc tiêu sợi huyết, còn gọi là thuốc tiêu huyết khối, có tác dụng làm tan các sợi tơ huyết liên kết các huyết khối. Liều lượng sử dụng khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể và phác đồ điều trị. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng thích hợp với mình.[21]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc phương án phẫu thuật.
    Nếu không loại bỏ được huyết khối chỉ bằng cách dùng thuốc, bạn sẽ cần đến phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật bao gồm:
    • Thông tim. Đối với các huyết khối trong tim, phẫu thuật thông tim sẽ được tiến hành để xử lý huyết khối. Một quả bóng sẽ được đưa vào để nong chỗ tắc nghẽn, sau đó người ta sẽ đặt ống giá đỡ (stent) để giữ cho mạch máu mở đúng mức. Áp lực từ bóng và stent đánh tan huyết khối thành các mẩu nhỏ và khôi phục tuần hoàn máu.[22]
    • Điều trị tiêu sợi huyết động mạch trực tiếp qua ống thông. Đây là một thủ thuật đưa ống thông trực tiếp vào huyết khối và phóng thích thuốc để làm tan huyết khối.[23]
    • Phẫu thuật lấy huyết khối. Đây là phẫu thuật loại bỏ các huyết khối. Phẫu thuật này thường được tiến hành khi phương pháp điều trị tiêu sợi huyết động mạch không có hiệu quả, hoặc trong các trường hợp cấp cứu đòi hỏi phải can thiệp khẩn cấp.[24]
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tập thể dục ít nhất 30-45 phút mỗi ngày.
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động aerobic thường xuyên có thể ngăn ngừa và đảo ngược sự hình thành huyết khối nhờ tác dụng tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể thử đi bộ, đạp xe, chèo chuyền, chạy, bơi lội hoặc nhảy dây, bất cứ hoạt động nào khiến bạn vận động mỗi ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết dạng bài tập nào an toàn nhất với mình.[25]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống nhiều nước.
    Tình trạng mất nước khiến máu đặc lại và có thể dẫn đến các biến chứng. Bạn nhớ uống nhiều nước, vì việc duy trì đủ nước có thể ngăn ngừa huyết khối hình thành.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn thực phẩm giàu nattokinase.
    Nattokinase là một loại enzyme có tác dụng làm tan tơ huyết, giúp ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và làm tan các huyết khối bắt đầu xuất hiện. Nattokinase có trong natto (một món ăn lên men của người Nhật làm từ đậu nành), đậu đen lên men, mắm tôm lên men và tương nén.[26]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bổ sung thực phẩm giàu rutin.
    Rutin nhắm vào protein disulfide isomerase, một loại enzyme tham gia vào quá trình đông máu. Rutin có trong táo, cam, chanh, bưởi (lưu ý rằng bưởi tương tác với một số loại thuốc làm loãng máu), kiều mạch, hành và trà. Bạn nên ăn một trong số thực phẩm này trong mỗi bữa ăn như món tráng miệng, hoặc kết hợp ngay trong bữa ăn.[27]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn nhiều bromelain.
    Bromelain tương tác với fibrinogen để giúp loại bỏ tơ huyết liên kết các huyết khối. Bromelain chỉ được tìm thấy trong dứa. Nếu bạn có nguy cơ cao hình thành huyết khối, hãy cân nhắc dùng dứa làm món tráng miệng càng nhiều càng tốt.[28]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thêm tỏi vào chế độ ăn.
    Tỏi ngăn chặn sự sản xuất thromboxane, một chất có liên quan đến huyết khối. Nó cũng chứa ajoene và adenosine, vốn có tác dụng ngăn ngừa và làm tan huyết khối.[29]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Ăn cá để đáp ứng nhu cầu protein.
    Lượng protein quá nhiều (đặc biệt là thịt đỏ và các sản phẩm sữa) dường như kích thích huyết khối hình thành. Thay vào đó, bạn nên cố gắng ăn nhiều cá. Các axit béo omega-3 có thể giảm cholesterol, làm loãng máu và giảm đông máu, mặc dù bằng chứng hiện tại vẫn chưa rõ ràng.[31]
    • Để có kết quả tốt nhất, bạn nên tập trung vào cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá mòi.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu nghi ngờ mình có huyết khối, bạn đừng chần chừ đi khám bệnh. Hãy tìm cách điều trị y tế ngay để tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
  1. https://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/travel.html
  2. https://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/travel.html
  3. https://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/travel.html
  4. https://www.healthline.com/health/how-to-prevent-blood-clots-after-surgery# 1
  5. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/deep-vein-thrombosis/symptoms-causes/syc-20352557
  6. http://www.ihtc.org/patient/blood-disorders/clotting-disorders/inherited-causes-of-thrombosis/
  7. https://labtestsonline.org/tests/d-dimer
  8. https://www.radiologyinfo.org/en/info.cfm?pg=bloodclot
  9. https://www.radiologyinfo.org/en/info.cfm?pg=angiocerebral
  10. https://www.radiologyinfo.org/en/info.cfm?pg=us-carotid
  11. https://www.healthline.com/health/anticoagulant-and-antiplatelet-drugs
  12. https://www.healthline.com/health/anticoagulant-and-antiplatelet-drugs# drug-list
  13. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/SymptomsDiagnosisofHeartAttack/Cardiac-Catheterization_UCM_451486_Article.jsp
  14. http://www.angiodynamics.com/products/catheter-directed-thrombolysis
  15. https://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/test_procedures/cardiovascular/surgical_thrombectomy_135,372
  16. https://www.cdc.gov/physicalactivity/basics/adults/index.htm
  17. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7784396
  18. https://news.harvard.edu/gazette/story/2012/05/flavonoid-compound-can-prevent-blood-clots/
  19. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3529416/
  20. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3529416/
  21. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2111084
  22. https://chriskresser.com/should-you-really-be-taking-fish-oil/
  23. http://www.hematology.org/Patients/Clots/
  24. http://www.mayoclinic.org/symptoms/blood-clots/basics/when-to-see-doctor/sym-20050850
  25. http://www.webmd.com/stroke/news/20030508/exercise-can-help-dissolve-blood-clots
  26. https://mywiserhealth.com/heart/blood-clot/compare/wearing-compression-stockings/?return_url=/heart/blood-clot/decide/
  27. http://theconsciouslife.com/foods-dissolve-blood-clots.htm
  28. http://www.jci.org/articles/view/61228
  29. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11577981
  30. http://www.strokeassociation.org/STROKEORG/LifeAfterStroke/HealthyLivingAfterStroke/ManagingMedicines/Anti-Clotting-Agents-Explained_UCM_310452_Article.jsp
  31. http://www.aviva.co.uk/health-insurance/home-of-health/medical-centre/medical-encyclopedia/entry/drug-action-how-thrombolytic-drugs-work/
  32. http://www.hematology.org/Patients/Clots/
  33. http://www.earthclinic.com/CURES/blood-clot-treatment.html
  34. http://circ.ahajournals.org/content/106/20/e138.full

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 3.312 lần.
Trang này đã được đọc 3.312 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo