Cách để Hạ Nồng độ Prostaglandin: Thay đổi chế độ ăn có lợi không?

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Prostaglandin là chất giống hoóc môn do cơ thể tiết ra tự nhiên khi các mô bị tổn thương và giúp điều hoà các chức năng của cơ thể.[1] Mặc dù cơ thể chúng ta cần có prostaglandin, nhưng rắc rối có thể xảy ra khi nồng độ prostaglandin tăng quá cao, vì chúng có thể gây đau, viêm và sốt. Trong trường hợp này, bạn có thể hạ nồng độ prostaglandin một cách tự nhiên bằng thực phẩm. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn khi thay đổi chế độ ăn và sử dụng thảo mộc. Ngoài ra, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang điều trị một căn bệnh mãn tính khiến nồng độ prostaglandin tăng cao.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chọn thực phẩm thích hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn thêm các axit béo omege-3 để giảm sản xuất prostaglandin.
    Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các axit béo omega-3 có khả năng kháng viêm, chống đông máu và chống loạn nhịp tim. Dầu cá cũng được biết đến với tác dụng ức chế sản xuất và giảm hiệu lực của một số loại prostaglandin[2].
    • Các axit béo omege-3 sẽ cạnh tranh với các axit béo omege-6 để chiếm vị trí liên kết gọi là enzyme COX 1, một loại enzyme chuyển hoá các axit béo omega-6 thành prostaglandin. Càng có nhiều axit béo omega-3 ngăn chặn enzyme COX 1 thì càng ít axit béo omega-6 được chuyển hoá thành prostaglandin [3].
    • Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm: cá mòi, cá hồi, cá thu, đậu nành, hạt lanh, quả óc chó, và đậu phụ. Liều lượng khuyến nghị của axit béo omeaga-3 là 0,3 g -0,5 g mỗi ngày.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn thực phẩm giàu vitamin E để giảm viêm.
    Một nhóm hợp chất gọi là vitamin E đã được chứng minh là có đặc tính giống như các chất chống ô xy hoá.[5] Vitamin E cũng nổi tiếng với tác dụng kháng viêm nhờ khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin, từ đó giúp hạ nồng độ prostaglandin trong cơ thể.[6].
    • Các thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: hạt và dầu hướng dương, hạt hạnh nhân, dầu cây rum, hạt phỉ, bơ lạc, rau bó xôi, bông cải xanh hoặc dầu mầm lúa mạch.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn ngũ cốc nguyên hạt để kiểm soát phản ứng viêm.
    Nghiên cứu đã cho thấy các thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm tác dụng hỗ trợ quá trình kháng viêm trong cơ thể.[8] Như vậy nghĩa là loại thực phẩm này gián tiếp giảm nồng độ prostaglandin.
    • Các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: lúa mạch, diêm mạch, yến mạch, bột mì, gạo lứt và mì hoặc bánh mì làm từ 100% lúa mì nguyên hạt.[9]
    • Các loại ngũ cốc tinh chế đã được xử lý quá mức và mất đi nhiều dưỡng chất quý giá. Bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì trắng, gạo trắng và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn măng cụt để ngăn chặn việc sản xuất và tổng hợp prostaglandin.
    Măng cụt là một loại hoa quả nhiệt đới có xuất xứ từ Thái Lan. Quả có các múi màu trắng bên trong, vị ngọt và thơm.[10] Ở Thái Lan, loại quả này từ lâu đã được dùng như một vị thuốc, và một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng măng cụt có tác dụng ức chế sản xuất hoặc tổng hợp prostaglandin trong cơ thể.[11]
    • Măng cụt tươi có thể làm món ăn nhẹ hoặc món tráng miệng bổ dưỡng. Bạn cũng có thể cho măng cụt vào món salad hoặc làm mứt.[12]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bổ sung lựu vào chế độ ăn để thu nạp thêm các hoá chất thực vật.
    Lựu là một loại quả ngon, bên trong chứa đầy hạt nhỏ xíu màu đỏ như ngọc có vị ngọt. Loại quả này có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhờ có hàm lượng cao các hoá chất thực vật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lựu có khả năng ức chế sản xuất và tổng hợp prostaglandin, từ đó giúp hạ nồng độ prostaglandin.[13]
    • Bạn có thể ăn hạt lựu tươi, trộn hạt lựu vào các món tráng miệng hoặc các món mặn như salad hoặc các loại sốt.
    • Nếu bạn không thích ăn hạt lựu, hãy thử uống nước ép lựu nguyên chất. Đừng mua hỗn hợp nước ép quả, các loại cocktail hoặc nước ép quả cô đặc.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ăn thêm dứa để tăng lượng bromelain nạp vào cơ thể.
    Loại quả vàng rực này chứa một loại enzyme gọi là bromelain. Bromelain đã được chứng minh là có tác dụng giảm nồng độ prostaglandin qua việc ức chế sản xuất và tổng hợp prostaglandin.[14] Dứa là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp bromelain.
    • Ăn dứa tươi như món ăn vặt, trộn vào món salad, sữa chua hoặc phô mai tươi là một cách tuyệt vời để bổ sung bromelain.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tăng cường ăn cà chua để tận dụng chất chống ô xy hoá lycopene.
    Cà chua là loại rau quả rất thông dụng, có chứa một hợp chất carotenoid gọi là lycopene với hàm lượng cao. Đây là chất chống ô xy hoá cho rằng có khả năng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim mạch và giảm viêm. Lycopene được cho rằng có tác dụng giảm viêm bằng cách tác động đến các hoá chất trung gian trong cơ thể vốn chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc sản xuất prostaglandin và các chất trung gian gây viêm khác.[15]
    • Nấu các món ăn với cà chua, hoặc sử dụng các sản phẩm cà chua chế biến sẵn hoặc được xử lý bằng nhiệt (chẳng hạn như cà chua đóng hộp hoặc sốt cà chua). Quá trình nấu và đun nóng cà chua sẽ chuyển hoá lycopene sang dạng dễ hấp thụ hơn đối với cơ thể.[16]
    • Bạn có thể ăn cà chua nấu nhừ, rưới sốt cà chua lên món mì hoặc rau củ. Cho cà chua đóng hộp vào các món súp, món hầm và sốt.
    • Cà chua sống có thể đem trộn vào salad, hoặc bạn chỉ cần rắc thêm chút muối và rưới dầu ô liu lên trước khi ăn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Ăn thêm tỏi và hành để giảm viêm.
    Hành và tỏi có chứa allicin, một hoạt chất đóng vai trò như một chất kháng viêm, giúp ngăn chặn sản xuất prostaglandin.[17] Bên cạnh đó, hai loại rau gia vị này cũng được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, chống u bướu, chống đông máu và chống viêm khớp.[18]
    • Sử dụng nhiều hành tỏi khi nấu nướng. Đây là loại gia vị tuyệt vời cho nhiều món ăn như súp, món hầm hay các loại sốt, bên cạnh đó là các món om, các món nấu trong nồi đất hoặc nồi hầm.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Nấu ăn với thảo mộc và gia vị để cải thiện sức khoẻ tổng thể.
    Nhiều loại thảo mộc và gia vị nổi tiếng với các đặc tính tốt cho sức khoẻ, một trong số đó là tác dụng chống viêm. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm chống viêm này vào chế độ ăn bằng cách sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị tươi hoặc khô.
    • Chế biến các món ăn với nghệ. Nghệ là một loại củ màu vàng tươi hoặc cam, được biết đến nhiều nhất như một nguyên liệu trong bột cà ri. Trong nghệ có một hợp chất gọi là curcumin đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sản xuất prostaglandin.[19] Bên cạnh đó, nghệ còn có tác dụng giảm đau và viêm liên quan đến bệnh thoái hoá khớp.[20]
    • Bạn có thể mua nghệ dạng củ tươi hoặc bột khô. Thử dùng bột nghệ trong món trứng bác, món rau củ đút lò, trộn với các món cơm, rắc vào salad hoặc làm nước sốt rưới salad, thậm chí cho vào món sinh tố.[21]
    • Nhiều nền văn hoá còn dùng nghệ dưới dạng trà. Bạn có thể pha trà nghệ bằng cách đun sôi liu riu củ nghệ trong nước khoảng 5 phút. Lọc trà và uống mỗi ngày 3-4 lần.
    • Thêm gừng vào chế độ ăn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng gừng có tác dụng chống loét, kháng viêm và chống ô xy hoá.[22].
    • Dùng gừng tươi trong các món súp, nước ướp, món xào hoặc cà ri. Bạn cũng có thể ủ gừng tươi trong nước nóng để làm trà gừng.
    • Gừng khô rất thích hợp để cho vào gia vị ướp khô, làm bánh nướng và các loại sốt.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Uống trà xanh để tận dụng hợp chất polyphenol.
    Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể hạ nồng độ prostaglandin trong cơ thể. Hợp chất polyphenol trong trà xanh có đặc tính chống ô xy hoá, giúp giảm tổn thương do các gốc tự do gây ra ở các tế bào.
    • Pha trà xanh bằng cách ủ 1 thìa cà phê lá trà xanh khô trong 240 ml nước nóng. Đừng khuấy trà xanh trong nước sôi, vì nhiệt độ cao sẽ phá huỷ các thành phần có lợi trong trà.[23]
    • Thêm chút mật ong vào trà xanh. Các nghiên cứu cho thấy mật ong có thể giúp hạ nồng độ prostaglandin trong huyết tương. [24].
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Lập thực đơn để đảm bảo đi đúng hướng.
    Một bản thực đơn sẽ rất hữu ích khi bạn muốn bổ sung các thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn. Nó sẽ giúp bạn biết nên kết hợp các thực phẩm kháng viêm vào bữa ăn nào trong từng ngày và tuần.
    • Dần dần bổ sung các thực phẩm khác nhau vào thực đơn mỗi tuần. Như vậy bạn sẽ dễ thích nghi hơn là tự ép buộc mình ăn nhiều loại thức ăn mới ngay một lúc.
    • Bạn cũng nên chọn các đồ ăn thức uống có thể dùng hàng ngày. Một cốc trà xanh uống vào mỗi buổi sáng có thể là bước đầu tiên mà bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng.
    • Nhớ rằng bạn không cần phải ăn tất cả các loại thực phẩm kháng viêm mỗi ngày. Hãy chọn nhiều loại thực phẩm đa dạng ăn trong cả tuần.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tránh ăn các thực phẩm gây viêm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hạn chế các chất béo bão hoà có hại cho sức khỏe.
    Các chất béo bão hoà được dùng để tổng hợp prostaglandin trong cơ thể.[25].
    • Thực phẩm chứa các chất béo bão hoà bao gồm: thịt chế biến sẵn (như xúc xích, bánh mì kẹp xúc xích hoặc thịt muối xông khói), thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh và các sản phẩm từ sữa nguyên kem (như phôi mai hoặc bơ).[26]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giới hạn các thức uống có cồn ở mức 1-2 cốc mỗi ngày.
    Ngừng uống hoặc giảm uống bia rượu. Nồng độ cồn cao sẽ làm gia tăng sản xuất prostaglandin.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hạn chế đường phụ gia vì đường có thể gây viêm.
    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng đường phụ gia kích thích giải phóng một số hóa chất có đặc tính gây viêm.[28] Việc hạn chế các thức ăn này có thể giúp giảm viêm, đặc biệt nếu bạn đang ăn thường xuyên.
    • Các thực phẩm nên hạn chế bao gồm: kẹo, bánh ngọt, nước ngọt và các món tráng miệng có chứa nhiều đường.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giảm ăn các chất béo omega-6, vốn là các chất góp phần vào việc sản xuất prostaglandin.
    Các chất béo này chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất. Bạn có thể giảm sản xuất prostaglandin bằng cách hạn chế các chất béo omega-6.[29]
    • Các chất béo omega-6 được tìm thấy trong các thức ăn như: dầu ngô, dầu cây rum, mayonnaise, nước sốt, dầu đậu nành, dầu lạc và dầu thực vật.[30]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Khi nào cần điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ trước khi bạn tìm cách hạ nồng độ prostaglandin.
    Cơ thể chúng ta cần có prostaglandin để được khoẻ mạnh. Nó giúp cơ thể hồi phục sau tổn thương, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng, duy trì các cơ bắp khoẻ mạnh xung quanh phổi và đường tiêu hoá bên cạnh các tác dụng khác. Đừng tìm cách giảm nồng độ prostaglandin khi chưa biết chắc là nó quá cao. Bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính thức trước khi bắt đầu thay đổi.[31]
    • Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ prostaglandin của bạn. Việc lấy mẫu xét nghiệm sẽ không đau nhưng có thể gây khó chịu.
  2. 2
    Trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc sử dụng thảo mộc. Việc thay đổi chế độ ăn hoặc dùng thảo mộc thường là an toàn, nhưng đôi khi các thay đổi này cũng gây hại. Một số thức ăn và thực phẩm chức năng có thể phản ứng xấu với các loại thuốc bạn đang uống hoặc làm trầm trọng thêm một số bệnh nhất định. Hãy trao đổi với bác sĩ trước để đảm bảo các thay đổi này là an toàn đối với bạn.[32]
    • Cho bác sĩ biết về các thực phẩm mà bạn thêm vào và loại bỏ khỏi chế độ ăn. Tương tự, bạn cũng nên hỏi bác sĩ về các loại thực phẩm bổ sung mà bạn muốn uống cũng như các loại thuốc và thực phẩm bổ sung đã uống.
    • Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang điều trị hoặc kiểm soát một bệnh lý tiềm ẩn.
  3. 3
    Làm việc với bác sĩ để điều trị bệnhh lý tiềm ẩn. Nồng độ prostaglandin cao thường do một số bệnh gây ra, chẳng hạn như bị thương hoặc thoái hoá khớp gối. Nếu gặp trường hợp này, bạn sẽ phải điều trị bệnh để hạ nồng độ prostaglandin. Đến gặp bác sĩ để lập phác đồ điều trị.[33]
    • Nếu bạn coi trọng các phương pháp điều trị tự nhiên, hãy nói với bác sĩ là bạn đang tìm cách điều trị tự nhiên. Lưu ý rằng bác sĩ vẫn có thể đề nghị bạn điều trị y tế nếu cần thiết.
    • Một số bệnh lý có thể trở nặng theo thời gian, vì vậy tốt nhất là bạn cần được bác sĩ theo dõi.
  4. 4
    Hỏi bác sĩ về các thuốc kháng viêm nếu chế độ ăn không có hiệu quả. Dựa vào nguyên nhân gây tăng nồng độ prostaglandin, một số loại thuốc kháng viêm có thể giúp ích. Bác sĩ có thể xác định thuốc có thích hợp với bạn không và liều lượng cần uống là bao nhiêu. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc uống thuốc kháng viêm nếu việc thay đổi chế độ ăn không giúp bạn khá hơn.[34]
    • Ví dụ, bác sĩ có thể khuyên bạn uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) nếu bạn bị đau nhiều do bị thương hoặc viêm khớp.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ sự thay đổi nào trong chể độ ăn để đảm bảo an toàn.
  • Chọn các phương pháp nấu ăn tốt cho sức khoẻ hơn, chẳng hạn như hấp hoặc nướng thay vì chiên rán. Dùng dầu ô liu và các loại dầu thực vật lành mạnh hơn thay cho bơ hoặc mỡ lợn.
  • Tìm nhiều loại thực phẩm kháng viêm khác nhau và dần dần kết hợp vào chế độ ăn.
  • Ăn nhiều hơn hoặc thường xuyên hơn các loại thực phẩm kháng viêm mà bạn đã sẵn ưa thích.
  1. http://www.nytimes.com/2003/09/24/dining/forbidden-fruit-something-about-a-mangosteen.html
  2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12230104
  3. http://www.nytimes.com/2003/09/24/dining/forbidden-fruit-something-about-a-mangosteen.html
  4. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1541-4337.2010.00131.x/full
  5. http://nopr.niscair.res.in/bitstream/123456789/5694/1/NPR%207(4)%20359-363.pdf
  6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20491642
  7. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-554-lycopene.aspx?activeingredientid=554&activeingredientname=lycopene
  8. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6425866
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10780871
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16008121
  11. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-662-turmeric.aspx?activeingredientid=662&activeingredientname=turmeric
  12. http://www.thekitchn.com/7-ways-to-eat-drink-turmeric-198696
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92775/
  14. http://www.webmd.com/food-recipes/health-benefits-of-green-tea?page=2
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12935324
  16. http://lpi.oregonstate.edu/ss11/fats.html
  17. http://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/top-food-sources-of-saturated-fat-in-the-us/
  18. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/alcohol/art-20044551
  19. http://www.arthritis.org/living-with-arthritis/arthritis-diet/foods-to-avoid-limit/food-ingredients-and-inflammation-2.php
  20. http://www.arthritis.org/living-with-arthritis/arthritis-diet/foods-to-avoid-limit/food-ingredients-and-inflammation-5.php
  21. http://www.arthritis.org/living-with-arthritis/arthritis-diet/foods-to-avoid-limit/food-ingredients-and-inflammation-5.php
  22. https://www.yourhormones.info/hormones/prostaglandins/
  23. https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/herbal-medicine
  24. https://www.yourhormones.info/hormones/prostaglandins/
  25. https://www.yourhormones.info/hormones/prostaglandins/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 8.956 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 8.956 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo