Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn dễ dàng thôi miên ai đó nếu bản thân họ muốn được thôi miên, vì xét cho cùng tất cả các phương pháp thôi miên đều là tự thôi miên. Ngược lại với nhận thức sai lầm phổ biến, thuật thôi miên không phải là khả năng kiểm soát suy nghĩ hay năng lực thần bí nào đó. Với vai trò người thôi miên, bạn chủ yếu cung cấp các hướng dẫn để giúp họ thư giãn và rơi vào trạng thái nhập định, hay ngủ tỉnh. Phương pháp thư giãn theo tiến trình được trình bày dưới đây là một trong những cách dễ học nhất, có thể áp dụng cho những người mong muốn được thôi miên dù chưa có kinh nghiệm.[1]

Phần 1
Phần 1 của 4:

Tìm Người để Thôi miên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm ai đó muốn được thôi miên.
    Bạn rất khó thôi miên một người mà họ không muốn hay không tin vào thôi miên, đặc biệt khi bạn là người đang tập. Bạn nên tìm một đối tác sẵn lòng và muốn được thôi miên, người này phải kiên nhẫn và muốn cảm nhận trạng thái thư giãn.[2]
    • Không thôi miên người có tiền sử bệnh tâm thần hay bệnh về thần kinh, vì có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm ngoài ý muốn.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn một căn phòng yên tĩnh, thoải mái.
    Để khiến đối tác cảm thấy an toàn và tránh bị xao nhãng, bạn cần chuẩn bị căn phòng sạch sẽ, để ánh đèn dịu. Cho họ ngồi vào chiếc ghế dễ chịu và loại bỏ tất cả những thứ có thể gây xao nhãng, như tivi hay những người không liên quan.
    • Tắt điện thoại di động và nhạc.
    • Đóng cửa sổ nếu có tiếng ồn bên ngoài.
    • Cho những người khác đang sống cùng trong nhà biết họ không nên làm phiền cho tới khi hai bạn ra khỏi phòng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho đối tác biết thôi miên có thể mang lại điều gì.
    Nhiều người có ý tưởng rất sai lầm về thôi miên, bắt nguồn từ phim ảnh và các chương trình tivi. Thực tế đó chỉ là kỹ thuật thư giãn giúp con người nhận thức sáng tỏ đối với những vấn đề hay rắc rối của họ trong tiềm thức. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta vẫn thường rơi vào trạng thái thôi miên, như khi chìm đắm trong âm nhạc hay phim ảnh, hoặc lúc "đang mơ màng". Với thôi miên thật sự thì:
    • Bạn không ở trong trạng thái ngủ hay bất tỉnh.
    • Bạn không bị bùa mê hay bị ai đó kiểm soát.
    • Bạn sẽ không làm bất kì điều gì mà mình không muốn làm.[4][5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi về mục tiêu của họ khi được thôi miên.
    Thôi miên đã cho thấy tác dụng trong việc giảm các suy nghĩ lo âu, và thậm chí tăng cường hệ miễn dịch.[6] Đây là công cụ tuyệt vời để tăng khả năng tập trung, đặc biệt trước khi tham gia bài kiểm tra hay một sự kiện lớn nào đó, hoặc bạn có thể sử dụng nó để đi vào trạng thái thư giãn sâu khi bị căng thẳng. Biết được mục tiêu mà đối tác mong muốn khi được thôi miên sẽ giúp bạn đưa họ vào trạng thái nhập định dễ hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi đối tác xem họ đã từng được thôi miên chưa và cảm giác thế nào.
    Nếu có, bạn tìm hiểu họ đã được yêu cầu làm những gì và phản ứng của họ đối với những việc làm đó. Việc thăm dò này giúp bạn dự đoán được đối tác sẽ phản ứng thế nào với những gì bạn chuẩn bị yêu cầu họ làm, và tìm ra những việc bạn nên tránh.
    • Những người trước đây đã từng được thôi miên sẽ dễ bị thôi miên hơn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Dẫn dắt vào Trạng thái Thôi miên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói bằng giọng nhỏ, chậm và êm dịu.
    Bạn phải nói với tốc độ chậm, trầm lắng và bình tĩnh. Kéo dài câu nói ra hơn mức bình thường một chút, tưởng tượng bạn đang cố trấn an một người nào đó bị sợ hãi và lấy giọng nói của mình ra ví dụ. Trong suốt quá trình tương tác bạn phải giữ giọng nói như vậy. Bạn nên bắt đầu với một số câu nói như sau:
    • "Hãy để lời nói của tôi vang vẳng bên bạn, và làm theo đề nghị của tôi nếu bạn muốn."
    • "Mọi thứ ở đây đều an toàn và bình yên. Hãy ngồi đó và thả lỏng cơ thể vào trạng thái thư giãn."
    • "Đôi mắt bạn cảm thấy nặng trĩu và muốn nhắm lại. Hãy để toàn cơ thể chìm đắm tự nhiên khi thả lỏng cơ bắp. Lắng nghe cơ thể bạn và tiếng nói của tôi khi bắt đầu cảm thấy trấn tĩnh."
    • "Bạn hoàn toàn kiểm soát về thời gian. Bạn sẽ chỉ chấp nhận những đề nghị có lợi cho bạn và sẵn lòng thực hiện chúng."
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Yêu cầu đối tác tập trung hít thở sâu và đều đặn.
    Bạn phải hướng dẫn họ hít vào sâu và thở ra với nhịp độ đều đặn, bằng cách làm mẫu và yêu cầu họ bắt chước nhịp thở của bạn. Bạn phải nói cụ thể như sau: "Bây giờ hít sâu vào cho tới khi đầy khí trong lồng ngực và phổi", đồng thời lúc đó bạn cũng đang hít vào, tiếp đó là thở ra và nói "từ từ đẩy khí ra khỏi lồng ngực cho đến khi phổi trống hoàn toàn".
    • Việc tập trung vào hơi thở giúp tăng cường ôxi lên não và tạo đối tượng để thu hút suy nghĩ của họ, thay vì để mặc họ nghĩ về vấn đề thôi miên, áp lực cuộc sống hay ngoại cảnh xung quanh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu họ nhìn tập trung vào một điểm cố định.
    Nhìn thẳng vào trán bạn nếu bạn đang đứng trước mặt họ, hoặc yêu cầu họ nhìn vào một vật nào đó đang phát sáng lờ mờ trong phòng. Nói chung họ phải nhìn cố định vào một vật. Đây là lý do vì sao người được thôi miên thường nhìn vào chiếc đồng hồ quả lắc vì hình ảnh đó thực sự không gây nhàm chán lắm. Nếu họ cảm thấy nhắm mắt lại là ổn nhất thì cứ để họ làm.
    • Thỉnh thoảng chú ý nhìn mắt họ. Nếu đối tác dường như đang liếc mắt ngó quanh thì bạn phải hướng dẫn anh ấy hay cô ấy. "Tôi muốn anh tập trung nhìn vào cuốn lịch treo trên tường", hay "cố gắng tập trung nhìn vào khoảng trống giữa hai hàng lông mày của tôi". Cho họ biết phải "để mắt và mí mắt thả lỏng, khiến chúng ngày càng nặng trĩu".
    • Nếu bạn muốn họ tập trung nhìn mình thì bản thân bạn phải ngồi yên trước tiên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hướng dẫn họ thả lỏng từng phần cơ thể.
    Một khi bạn đã đưa họ vào trạng thái tương đối trầm tĩnh, hơi thở đều và phối hợp nhịp nhàng với giọng nói của bạn, bắt đầu hướng dẫn họ thả lỏng ngón chân và bàn chân. Yêu cầu họ tập trung thả lỏng các cơ này, dần dần tiến tới bắp chân. Cho đối tác biết phải thả lỏng nửa chân dưới, tới nửa chân trên và cứ từ từ tiến tới cơ mặt. Từ cơ mặt bạn lại quay xuống cơ lưng, hai vai, cánh tay và ngón tay.
    • Mọi việc phải tiến hành từ tốn, giữ giọng nói chậm và bình tĩnh. Nếu họ dường như bị bối rối hay căng thẳng thì bạn phải giảm nhịp độ, làm lại quá trình theo trình tự đảo ngược.
    • "Thả lỏng bàn chân và mắt cá chân. Cảm nhận các cơ được thả lỏng nơi bàn chân, tưởng tượng như không còn tí lực nào tích lũy trong đó."
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khuyến khích họ thư giãn.
    Bằng các gợi ý của mình, bạn điều khiển sự tập trung và cho họ biết cần phải giữ tâm trạng thoải mái, trấn tĩnh. Dù bạn có rất nhiều điều để nói nhưng mục tiêu cuối cùng là khiến họ ngày càng chìm đắm vào trong suy nghĩ của chính họ, do đó phải tập trung vào nhịp hít vào, thở ra.
    • "Bạn có thể cảm thấy mí mắt đang trĩu nặng, hãy để chúng tự động đóng sập xuống."
    • "Bạn đang thả mình trôi dần vào trạng thái nhập định, yên bình và tĩnh lặng."
    • "Giờ đây bạn đang cảm thấy rất thư giãn. Một cảm giác thư giãn sâu bao trùm lấy bạn. Và ngay bây giờ khi bạn đang nghe tôi nói thì cảm giác ấy ngày càng mãnh liệt hơn, nó đưa bạn vào trạng thái yên bình sâu lắng."[7]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Để ý dấu...
    Để ý dấu hiệu trong hơi thở và ngôn ngữ cơ thể của đối tác để biết trạng thái tinh thần của họ. Lập lại các hướng dẫn trên vài lần, cố gắng lập lại nhiều lần giống như bạn đang đọc thơ hay điệp khúc của bài hát, cho đến khi đối phương tỏ ra thư giãn hoàn toàn. Để ý phát hiện các dấu hiệu căng thẳng trong mắt họ (có đang đảo mắt không?), các ngón tay và ngón chân (có đang gõ tay hay đu đưa chân?), tiếp tục sử dụng kỹ thuật thư giãn để làm họ thả lỏng tối đa.
    • "Mọi lời nói tôi đang thốt ra sẽ đưa bạn chìm sâu hơn và nhanh hơn vào trạng thái thư giãn yên bình, trầm lắng."
    • "Chìm xuống và đóng lại. Chìm xuống và đóng lại. Chìm xuống và đóng lại, đóng lại hoàn toàn."
    • "Càng chìm sâu thì bạn càng có thể chìm sâu hơn. Càng chìm sâu thì bạn càng muốn chìm sâu hơn, trải nghiệm càng hấp dẫn hơn."
  7. Step 7 Dẫn họ đi xuống "chiếc cầu thang thôi miên".
    Đây là kỹ thuật mà các nhà thôi miên cũng như những người tự thôi miên thường dùng nhằm mang lại trạng thái nhập định sâu. Bạn yêu cầu cô ấy tưởng tượng ra cảnh đang đứng trên đỉnh cầu thang trong căn phòng ấm áp, yên tĩnh. Khi bước xuống, cô ta dường như đang chìm vào trạng thái thư giãn, mỗi bước đi sẽ nhấn chìm cô ấy sâu hơn vào trong tư duy của chính mình. Khi dẫn họ đi, bạn phải cho họ biết cầu thang có mười bậc và hướng dẫn cô ấy bước xuống từng bậc.
    • "Hãy bước xuống bậc đầu tiên và cảm nhận mình đang chìm sâu vào trạng thái thư giãn. Mỗi bậc thang là một bước đi tiến gần tới trạng thái vô thức. Bước xuống bậc thứ hai và cảm nhận bản thân ngày càng trấn tĩnh hơn, và khi bước tới bậc thứ ba thì cơ thể bạn cảm thấy như đang trôi dạt đi xa v.v…"
    • Bạn có thể hướng dẫn họ tưởng tượng ra một cánh cửa tại chân cầu thang, dẫn họ đi vào trạng thái thư giãn thuần khiết.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Dùng Thôi miên Giúp đỡ Người khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bạn nên biết...
    Bạn nên biết việc yêu cầu người khác làm việc theo ý mình khi họ đang bị thôi miên là rất khó xảy ra, hơn nữa đó là việc lạm dụng lòng tin của người khác. Đa phần mọi người đều nhớ những gì họ làm khi bị thôi miên, vì vậy ngay cả khi bạn có thể khiến họ hành động như một con gà thì lúc thoát khỏi trạng thái thôi miên họ sẽ giận bạn về điều đó. Tuy nhiên, thôi miên có nhiều lợi ích về mặt trị liệu, chứ không đơn thuần chỉ là kỹ thuật để bạn trình diễn. Bạn nên dùng nó để giúp anh ấy hay cô ấy giải trừ căng thẳng, buông xuôi những phiền toái và lo âu trong cuộc sống, thay vì cố gắng trêu đùa họ.
    • Ngay cả những gợi ý với chủ đích tốt cũng có thể mang lại kết quả không như mong muốn nếu bạn không biết mình đang làm gì. Đó là lý do vì sao các chuyên viên thôi miên có bằng cấp có thể hướng dẫn bệnh nhân tìm ra hướng đi đúng, thay vì chỉ biết gợi ý cho họ cần phải làm gì.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng thôi miên căn bản để giảm lo lắng.
    Thôi miên có khả năng giảm cảm giác bồn chồn lo lắng cho dù bạn có gợi ý như thế nào, vì vậy bạn không nên có tư tưởng phải "chữa bệnh" cho ai. Đơn giản chỉ cần đưa họ vào trạng thái nhập định và đó là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và lo âu. Bạn không cần cố gắng "giải quyết" bất kì thứ gì, vì trạng thái thư giãn sâu rất hiếm khi xảy ra trong cuộc sống hằng ngày nên chỉ chừng ấy cũng đủ xua tan những lo lắng phiền toái.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu họ mường tượng ra các biện pháp giải quyết vấn đề.
    Thay vì nói cho họ biết phải xử lý vấn đề như thế nào thì bạn nên hướng dẫn họ tưởng tượng ra mình đã giải quyết thành công khó khăn đó. Họ có cảm nhận thế nào đối với sự thành công? Bằng cách nào họ đã đạt được điều đó?
    • Họ muốn tương lai của mình thế nào? Điều gì đã thay đổi để đưa họ tới đó?
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thôi miên có thể trị nhiều nỗi phiền muộn khác nhau.
    Mặc dù bạn nên nhờ chuyên gia về sức khỏe tâm thần tư vấn, nhưng từ lâu thôi miên đã là liệu pháp để trị chứng nghiện, giảm đau, sự sợ hãi, các vấn đề về lòng tự trọng, và nhiều hơn thế.[9] Dù bạn không nên cố gắng "chữa" cho ai, nhưng thôi miên có thể là công cụ tuyệt vời để giúp họ tự mình khắc phục vấn đề.
    • Giúp họ hình dung ra một thế giới không còn tồn tại các vấn đề, chẳng hạn như việc trải qua một ngày mà không cần hút thuốc, hay khoảnh khắc họ tự hào khi lòng tự trọng dâng cao.
    • Quá trình điều trị bằng thôi miên luôn luôn dễ dàng hơn nếu người đó mong muốn xử lý vấn đề của mình trước khi họ hoàn toàn rơi vào trạng thái nhập định.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thôi miên chỉ là một phần nhỏ trong bất kì giải pháp nào về sức khỏe tâm thần.
    Lợi ích chính của thôi miên đó là sự thư giãn và thời gian để bạn ngẫm nghĩ thông suốt về một vấn đề. Đó là lúc bạn đồng thời đạt được trạng thái thư giãn sâu và sự tập trung cao độ vào vướng mắc đang cần giải quyết. Tuy nhiên thôi miên không phải là thần dược, mà chỉ là cách để người ta đi sâu vào trong suy nghĩ của chính mình. Cách tư duy này là yếu tố thiết yếu để có sức khỏe tinh thần mạnh mẽ, nhưng các vấn đề nghiêm trọng hoặc mãn tính thì luôn luôn cần được điều trị bởi một chuyên gia có bằng cấp.[10]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Kết thúc Thôi miên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Từ từ đưa họ ra khỏi trạng thái nhập định.
    Bạn không nên bất ngờ xốc họ ra khỏi trạng thái thư giãn, mà giúp họ dần dần nhận thức về thế giới xung quanh. Cho anh ta biết anh ta sẽ phục hồi nhận thức hoàn toàn và trở về thực tại sau khi bạn đếm tới năm. Nếu bạn cảm thấy anh ấy đang ở trong trạng thái thôi miên quá sâu thì nên hướng dẫn họ cùng với bạn đi ngược lên "cầu thang", lấy lại nhận thức từ từ sau mỗi bậc.[11]
    • Bắt đầu bằng câu nói: "Tôi sẽ đếm từ một tới năm, và khi tôi đếm đến năm bạn sẽ hoàn toàn tỉnh giấc, tỉnh táo và sảng khoái".
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thảo luận về thôi miên với đối tác để tìm cách giúp bạn cải thiện trong tương lai.
    Hỏi họ cách làm thế nào để phù hợp hơn, điều gì tạo nguy cơ khiến họ thoát khỏi trạng thái thôi miên, và cảm nhận của họ thế nào. Việc tìm hiểu như vậy có thể cải thiện kỹ năng thôi niên của bạn hiệu quả hơn vào lần sau, và giúp đối tác tìm ra điều họ thích trong quá trình thôi miên.
    • Không nên miễn cưỡng họ phải nói liền sau khi thoát khỏi trạng thái thôi miên. Bạn chỉ cần trò chuyện một cách bình thường, và nếu thấy họ dường như vẫn còn thư thái hay muốn được ngồi yên một lúc thì bạn nên chờ một lát hãy nói chuyện.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị trả lời trước các câu hỏi thường gặp.
    Bạn nên chuẩn bị trước ý tưởng để trả lời các câu hỏi dưới đây, vì sự tự tin và lòng tin rất quan trọng đối với kết quả của quá trình thôi miên diễn ra sau đó. Sau đây là các câu hỏi mà bạn có thể gặp vào bất kì lúc nào trong quá trình thôi miên:[12]
    • Bạn định làm gì?. Tôi sẽ yêu cầu bạn mường tượng ra những hình ảnh đẹp và yên bình, đồng thời nói cho bạn biết về cách sử dụng sức mạnh tinh thần sao cho hiệu quả hơn. Bạn luôn có thể từ chối làm những gì mà bạn không muốn làm, và bạn có thể tự mình thoát khỏi trải nghiệm thôi miên khi có tình huống khẩn cấp.
    • Cảm giác bị thôi miên như thế nào?. Mọi người trong chúng ta đều trải qua những thay đổi trong nhận thức rất nhiều lần trong ngày nhưng không hề biết. Bất kì khi nào bạn để trí tưởng tượng bay xa cùng với điệu nhạc hay vài câu thơ, hoặc khi chìm đắm trong một bộ phim hay vở kịch thay vì chỉ là một khán giả ngồi xem, khi đó bạn đang ở trong một trạng thái xuất thần nào đó. Thôi miên chỉ là cách giúp bạn tập trung và nhận ra những thay đổi này trong trạng thái tỉnh táo, nhằm sử dụng năng lực tinh thần hiệu quả hơn.
    • Nó có an toàn không?. Thôi miên không phải là trạng thái tỉnh táo được biến đổi (ngủ chính là trạng thái này), mà đó là trải nghiệm được biến đổi trong lúc tỉnh táo. Bạn sẽ không bao giờ làm điều gì mà mình không muốn làm, hay không bị nhồi nhét vào đầu các suy nghĩ mà mình không mong muốn.
    • Nếu tất cả chỉ là sự tưởng tượng thì có gì là tốt?. Bạn không nên hiểu nhầm từ tưởng tượng vì trong tiếng Anh hay trong nhiều ngôn ngữ khác thường có khuynh hướng cho rằng từ "tưởng tượng" ngược lại với ý nghĩa của từ "có thật", và cũng không được hiểu nhầm nó với thuật ngữ "hình ảnh". Khái niệm tưởng tượng bao gồm một tập hợp các năng lực tinh thần rất thật, mà hiện nay người ta chỉ mới đang tìm hiểu về tiềm năng này, nó vượt xa khả năng đơn thuần là tạo ra các hình ảnh trong tâm trí chúng ta.
    • Bạn có thể khiến tôi làm điều mà tôi không muốn làm không?. Khi bạn ở trong trạng thái thôi miên, bạn vẫn có cá tính của riêng mình và bạn vẫn là bạn, vì vậy bạn sẽ không nói hay làm bất kì điều gì mà bạn không muốn làm trong hoàn cảnh đó khi không bị thôi miên, và bạn cũng dễ dàng từ chối bất kì lời gợi ý nào mà mình không thích. (Đó là lý do vì sao chúng tôi gọi là "gợi ý".)
    • Tôi có thể làm gì để thôi miên có hiệu quả tốt hơn?. Thôi miên rất giống với lúc bạn để tâm trí trôi dạt khi đang ngắm nhìn hoàng hôn hay nhìn vào lớp than hồng của lửa trại, hoặc giống với cảm giác bạn đang tham gia vào trong vai diễn của bộ phim, thay vì đơn thuần là một khán giả ngồi xem. Tất cả phụ thuộc vào khả năng và sự sẵn lòng của bạn để làm theo các hướng dẫn và gợi ý được cung cấp.
    • Giả sử tôi quá thích thú và tôi không muốn quay trở về thì sao?. Các gợi ý thôi miên về căn bản là bài tập cho tâm trí và khả năng tưởng tượng, cũng giống như kịch bản của phim. Nhưng bạn vẫn quay trở về cuộc sống hằng ngày sau khi phiên tập kết thúc, cũng như bạn quay về vào cuối bộ phim. Tuy nhiên, có thể chuyên viên thôi miên cần phải cố gắng vài lần mới lôi bạn ra được trạng thái thôi miên. Cảm giác rất tuyệt vời khi được thư giãn hoàn toàn, nhưng bạn chẳng thể làm được gì nhiều khi đó.
    • Nếu thôi miên thất bại thì sao?. Khi còn nhỏ đã bao giờ bạn quá mê chơi đến độ không nghe thấy tiếng mẹ gọi về ăn tối? Hoặc có phải bạn là một trong những người có thể tự thức tỉnh vào một giờ cố định nào đó mỗi sáng, đơn giản bằng cách vào đêm hôm trước bạn quyết định sẽ thức dậy vào giờ đó? Tất cả chúng ta đều có khả năng vận dụng sức mạnh tinh thần theo cách mà chúng ta không nhận ra, và một số người đã phát triển khả năng này mạnh hơn những người khác. Nếu bạn cho phép suy nghĩ của mình phản ứng tự do và tự nhiên với lời nói hay hình ảnh trong quá trình thôi miên, bạn có thể đi tới bất kì nơi đâu mà tâm trí mình muốn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhớ rằng trạng thái thư giãn chính là chìa khóa thành công. Nếu bạn có thể giúp ai đó thư giãn thì cũng dễ đưa họ vào trạng thái thôi miên hơn.
  • Không để mình bị đánh lừa bởi sự phóng đại quá đáng về thôi miên trên các phương tiện truyền thông, họ thường muốn người ta nghĩ rằng thôi miên có thể khiến người khác hành động như một gã khờ, chỉ bằng cái búng ngón tay.
  • Trước khi bắt đầu, bạn phải làm họ cảm thấy như đang ở một nơi an bình và hạnh phúc. Ví dụ như ở suối nước khoáng, bờ biển, công viên, hoặc bạn có thể mở nhạc và bật âm thanh sóng biển, gió thổi, hay bất cứ âm thanh gì tạo cảm giác êm dịu.
  • Đảm bảo đối tác của bạn không có tâm trạng quá rộn ràng. Họ không nhất thiết phải mệt mỏi, chỉ cần không quá điên cuồng là được.
  • Giữ tinh thần thả lỏng, bình tĩnh.
  • Không được thường xuyên thôi miên một người vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.

Cảnh báo

  • Không sử dụng thôi miên để trị các tình trạng bệnh về thể chất và tâm thần (kể cả các triệu chứng đau) trừ khi bạn là chuyên gia đã được đào tạo để xử lý những vấn đề đó. Bạn không bao giờ được sử dụng thôi miên làm biện pháp thay thế cho việc khám bệnh hay phương pháp tâm lý trị liệu, hoặc để cứu vãn một mối quan hệ đang gặp rắc rối.
  • Không yêu cầu người khác làm những hành động như khi họ còn nhỏ. Nếu muốn bạn nên nói họ hãy 'hành động như đứa trẻ mười tuổi'. Một số người có những ký ức bị đè nén mà bạn thật sự không nên khơi dậy (như bị lạm dụng, bắt nạt v.v…). Họ khóa kín chúng như cách để tự vệ tự nhiên.
  • Dù nhiều người đã thử, nhưng bạn không nên tin rằng hiện tượng mất trí nhớ sau thôi miên là cách để bảo vệ người thôi miên trước hành động sai trái của họ. Nếu bạn thử dùng thôi miên để khiến người khác làm việc mà bình thường họ không muốn làm, thông thường họ sẽ thoát khỏi trạng thái thôi miên.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Julia Lyubchenko, MS, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia thôi miên trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Julia Lyubchenko, MS, MA. Julia Lyubchenko là chuyên gia tư vấn tâm lý và chuyên gia thôi miên trị liệu tại Los Angeles, California. Điều hành một cơ sở có tên Therapy Under Hypnosis, Julia có hơn tám năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và trị liệu, chuyên giải quyết các vấn đề về tình cảm và hành vi. Cô có bằng chứng nhận về thôi miên lâm sàng của Bosurgi Method School và được chứng nhận về Thôi miên trị liệu và Tâm lý trị liệu theo định hướng tâm động học. Cố có bằng thạc sĩ về tư vấn tâm lý và liệu pháp hôn nhân và gia đình của Đại học Quốc tế Alliant và bằng thạc sĩ khoa học về tâm lý học phát triển và trẻ em của Đại học Bang Moscow. Bài viết này đã được xem 156.996 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế
Trang này đã được đọc 156.996 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo