Cách để Giảm áp lực xoang bằng phương pháp xông hơi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Xông hơi là phương pháp truyền thống để giảm áp lực xoang mà không cần dùng đến hóa chất hoặc thuốc. Hơi nước giúp thông hốc mũi và làm loãng chất nhầy dày đặc trong mũi, nhờ đó giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi xoang một cách dễ dàng. Bạn có thể điều trị xoang bằng cách xông hơi kèm theo thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm do bác sĩ kê đơn. Nếu đang dùng thuốc điều trị xoang, bạn có thể vừa uống thuốc vừa áp dụng thêm phương pháp xông hơi. Nếu chưa đi khám bác sĩ, bạn hãy thử phương pháp xông hơi trước. Tuy nhiên, nếu xông hơi liên tục trong 5-7 ngày mà xoang vẫn không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xông hơi nước

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đổ nước ngập 1/4 nồi.
    Đun sôi nước và để nước sôi trong 1-2 phút hoặc cho đến khi nước sủi bọt lớn. Nhấc nồi ra khỏi bếp.[1]
    • Đặt nồi nóng lên rế cách nhiệt và để trên bàn.
    • Không để trẻ em lại gần nồi nước sôi đang bốc hơi. Tránh xông hơi khi xung quanh có trẻ nhỏ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chùm đầu lại.
    Phủ khăn bông lớn và sạch lên đầu và hướng đầu lại gần nồi nước đang bốc hơi.
    • Nhắm mắt và giữ cho mặt cách nước khoảng 30 cm để hơi nước có thể thông qua mũi và cổ họng mà không gây bỏng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hít thở.
    Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng trong 5 nhịp. Sau đó, giảm xuống 2 nhịp cho mỗi lần hít vào và thở ra.[2]
    • Hít thở liên tục trong 10 phút hoặc cho đến khi nước ngừng bốc hơi.
    • Cố gắng hỉ mũi trong và sau khi xông hơi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xông hơi thường xuyên.
    Bạn có thể xông hơi 2 tiếng một lần hoặc vào những lúc rãnh rỗi.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tận dụng xông hơi mọi lúc mọi nơi.
    Nếu không có thời gian đun sôi nước và ngồi xông, bạn có thể tận dụng hơi nước từ tách trà nóng hoặc bát súp khi bạn đang ở nơi làm việc hoặc ở những nơi khác. Mặc dù nguồn hơi nước khác nhau nhưng hiệu quả điều trị là tương tự.[3]
    • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm áp lực xoang.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xông hơi với thảo mộc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đổ nước ngập 1/4 nồi.
    Đun sôi nước và để nước sôi trong 1-2 phút hoặc cho đến khi nước sủi bọt lớn. Nhấc nồi ra khỏi bếp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho 1-2 giọt tinh dầu vào nồi nước.
    Bắt đầu với tỉ lệ 1 giọt tinh dầu cho ¼ nồi nước. Các loại tinh dầu sau chứa đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm hoặc sát trùng, nhờ đó giúp tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật khác gây viêm xoang:
    • Tinh dầu Bạc hà lục hoặc Bạc hà cay - Cả hai loại tinh dầu này đều chứa chất Menthol (Mentola) giúp sát trùng và tăng cường miễn dịch.[4]
    • Tinh dầu Cỏ xạ hương, Xô thơm và Oregano - Đây là các thảo mộc giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn và tăng lưu thông máu bằng cách mở rộng mạch máu.[5][6]
    • Tinh dầu Oải hương - Oải hương là thảo mộc dịu nhẹ và có tính kháng khuẩn. Bên cạnh đó, thảo mộc này còn tạo cảm giác tĩnh tâm, thoải mái, nhờ đó giúp giảm lo âu và trầm cảm.[7][8]
    • Tinh dầu Quả óc chó đen - Nếu bạn bị nhiễm trùng xoang do nấm, hãy thêm dầu tinh dầu Quả óc chó màu đen vào nước vì tinh dầu này chứa đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và khử trùng .[9]
    • Tinh dầu Trà - Tinh dầu Trà chứa đặc tính kháng vi-rút, kháng nấm và sát trùng, nhờ đó giúp giảm nhiễm trùng xoang hiệu quả.[10][11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng thảo mộc sấy khô.
    Nếu không có tinh dầu, bạn có thể cho ½ thìa cà phê thảo mộc sấy khô vào ¼ nồi nước.
    • Sau khi cho thảo mộc khô vào nồi, tiếp tục đun sôi thêm vài phút. Tắt bếp, nhấc nồi xuống, đặt nồi nước ở vị trí thuận tiện và bắt đầu xông hơi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Luôn kiểm tra độ nhạy cảm với thảo mộc.
    Trước khi thử một loại thảo mộc mới, bạn nên kiểm tra trước để phòng ngừa các phản ứng không mong muốn như hắt hơi hoặc kích ứng da. Xông hơi mặt bằng nước pha chế từ một loại thảo mộc mới trong khoảng một phút. Sau đó, ngừng xông trong 10 phút và chờ xem phản ứng.
    • Nếu không xuất hiện kích ứng hoặc các phản ứng khác, bạn có thể tiến hành xông hơi như bình thường.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Sử dụng các liệu pháp khác để giảm áp lực xoang

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng máy tạo độ ẩm.
    Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để cải thiện sức khỏe của xoang. Máy tạo độ ẩm tạo hơi nước và không khí ẩm, giúp làm sạch hốc mũi.[12]
    • Khi hốc mũi bị tắc, bạn nên tìm cách dưỡng ẩm hốc mũi và xoang. Nhiều người nghĩ không khí khô có thể giúp giảm chảy nước mũi. Tuy nhiên, không khí khô lại gây kích thích màng trong hốc mũi.
    • Máy tạo độ ẩm đặc biệt cần thiết vào mùa đông vì hệ thống sưởi ấm trung tâm thường làm khô không khí trong nhà.[13]
    • Đặt chai nước nóng gần tai có thể mang lại hiệu quả tương tự và giúp làm sạch dịch tai.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tắm nước nóng.
    Tắm lâu bằng nước nóng từ vòi hoa sen cũng mang lại hiệu quả tương tự như phương pháp xông hơi. Nước nóng từ vòi sen tạo không khí ấm và ẩm, nhờ đó giúp lưu thông hốc mũi bị tắc và giảm áp lực xoang. [14]
    • Bạn cũng có thể đắp một miếng gạc ấm lên mặt để khai thông hốc mũi và giảm áp lực xoang.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nhiều nước.
    Bạn nên uống nhiều nước (ít nhất 8 cốc đầy một ngày) để làm loãng chất nhầy, ngăn ngừa tắc nghẽn xoang và giảm áp lực trong xoang.[16]
    • Chất nhầy khi bị loãng sẽ dễ dàng loại bỏ hơn. Cố gắng uống nước thật nhiều mỗi khi cảm thấy nghẹt xoang.[17]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gối cao đầu.
    Gối cao đầu mỗi khi ngủ vào ban đêm giúp dễ thở hơn và ngăn ngừa áp lực xoang.[18]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Có thể kết hợp phương pháp xông hơi với uống thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm. Đối với trường hợp đang sử dụng thuốc xịt mũi, hơi nước có thể gây thêm kích thích ở mũi. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xông hơi nếu đang sử dụng thuốc xịt mũi.
  • Nên đi khám bác sĩ nếu xoang không được cải thiện sau 5-7 ngày điều trị bằng phương pháp xông hơi.

Cảnh báo

  • Không xông hơi bằng nước đang sôi để tránh bị bỏng.
  • Tránh áp mặt quá gần nồi nước xông. Cố gắng giữ mặt cách nước một khoảng cách an toàn là 30 cm.
  • Không để trẻ em lại gần nồi nước sôi.

Tham khảo

  1. http://www.emedicinehealth.com/sinus_infection/page6_em.htm
  2. http://www.emedicinehealth.com/sinus_infection/page6_em.htm
  3. http://www.sudafed.com/know/sinus-pain-headache-pressure
  4. Kamatou GP, Vermaak I, Viljoen AM, Lawrence BM., Menthol: a simple monoterpene with remarkable biological properties.Phytochemistry. 2013 Dec;96:15-25.
  5. Fournomiti M, Kimbaris A, Mantzourani I, Plessas S, Theodoridou I, Papaemmanouil V, Kapsiotis I, Panopoulou M, Stavropoulou E, Bezirtzoglou EE, Alexopoulos A. Antimicrobial activity of essential oils of cultivated oregano (Origanum vulgare), sage (Salvia officinalis), and thyme (Thymus vulgaris) against clinical isolates of Escherichia coli, Klebsiella oxytoca, and Klebsiella pneumoniae. Microb Ecol Health Dis. 2015 Apr 15;26:23289.
  6. Sienkiewicz, M.,Łysakowska, M., Ciećwierz, J.,Denys, P.,Kowalczyk, E.Antibacterial activity of thyme and lavender essential oils. Med Chem. (UAE); 7(6): 674-689, 2011.
  7. Ait Said L, Zahlane K, Ghalbane I, El Messoussi S, Romane A, Cavaleiro C, Salgueiro L.Chemical composition and antibacterial activity of Lavandula coronopifolia essential oil against antibiotic-resistant bacteria. Nat Prod Res. 2015;29(6):582-5.
  8. Sienkiewicz, M.,Łysakowska, M., Ciećwierz, J.,Denys, P.,Kowalczyk, E.Antibacterial activity of thyme and lavender essential oils. Med Chem. (UAE); 7(6): 674-689, 2011.
  9. Rathi,P. Ahmad, M., Tomar,A. Study on Antimicrobial and antioxidant properties of WALNUT (Juglans nigra) OIL.Int.J.Curr.Res.Chem.Pharma.Sci.1(7):51-55. 2014.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 1.812 lần.
Trang này đã được đọc 1.812 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo