Cách để Giải quyết Vấn đề

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thành công và hạnh phúc của bạn tùy thuộc phần lớn vào cách bạn xử lý khó khăn. Nếu bạn cảm thấy bí khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết, hãy thử xác định vấn đề và chia nó thành những phần nhỏ hơn. Cân nhắc xem liệu bạn nên tiếp cận vấn đề dựa trên tư duy logic hay nên suy nghĩ đến cảm giác của bạn về kết quả. Hãy tìm ra những phương pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề bằng cách phối hợp với những người khác và tiếp cận vấn đề từ một góc nhìn khác.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tiếp cận vấn đề

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định vấn đề.
    Tìm ra vấn đề thực sự, không chỉ là các hiện tượng phát sinh từ vấn đề đó. Khi xác định một vấn đề, bạn đừng xét những yếu tố bên ngoài mà nên tìm ra vấn đề thực sự. Bạn có thể cân nhắc đến những rắc rối đó sau. Hãy xem xét và hiểu kỹ vấn đề.[1]
    • Ví dụ, căn phòng của bạn luôn bừa bộn có thể không phải vì bạn là người hay bày bừa. Có lẽ vấn đề chỉ là bạn thiếu các vật đựng hoặc không có đủ chỗ để sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng.
    • Cố gắng xác định vấn đề thật rõ ràng và thấu đáo. Nếu đó là vấn đề cá nhân, bạn cần trung thực với bản thân khi xác định căn nguyên của vấn đề. Nếu đó là vấn đề hậu cần, hãy xác định chính xác thời gian và địa điểm vấn đề xảy ra.
    • Xác định xem liệu vấn đề đó là thật hay do bạn tự tạo ra. Vấn đề này thực sự cần phải giải quyết hay đó chỉ là điều bạn muốn? Một góc nhìn khách quan sẽ giúp bạn định hướng quá trình giải quyết vấn đề.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ra những quyết định quan trọng trước.
    Xác định các quyết định mà bạn cần phải đưa ra và vai trò của chúng trong việc giải quyết vấn đề. Việc ra quyết định có thể giúp bạn đạt được bước tiến trong quá trình xử lý. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu bằng việc nhận biết điều gì cần phải tập trung vào, điều gì cần hoàn tất và cách thức thực hiện là gì.[2]
    • Giả sử bạn có nhiều vấn đề cần giải quyết và phải quyết định nên xử lý việc gì trước. Một vấn đề được giải quyết có thể giúp giải tỏa căng thẳng hoặc giảm bớt áp lực cho một vấn đề khác.
    • Một khi đã quyết định, bạn đừng nghi ngờ bản thân. Hãy sẵn sàng nhìn về phía trước và đừng băn khoăn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chọn cách khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đơn giản hóa vấn đề.
    Một vấn đề quá phức tạp có thể gây cho bạn cảm giác choáng ngợp và khó giải quyết. Nếu có nhiều vấn đề cần giải quyết, bạn hãy phân chia chúng thành những phần nhỏ hơn và xử lý từng phần một. Nếu bạn có thể chia một vấn đề thành các phần nhỏ nhất thì điều này sẽ giúp bạn hiểu và tìm ra giải pháp.[3]
    • Ví dụ, nếu bạn cần nộp nhiều bài luận để hoàn thành một môn học, hãy tập trung vào số lượng bài luận cần làm và thực hiện lần lượt từng bài một.
    • Cố gắng tranh thủ kết hợp và giải quyết các vấn đề mỗi khi có thể. Ví dụ, nếu thời gian học không còn nhiều, bạn hãy thử nghe bản ghi âm bài giảng trong khi đi bộ đến lớp hoặc lật xem các thẻ ghi chú trong khi chờ bữa tối.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ghi lại những điều bạn biết và không biết.
    Làm quen với các kiến thức và thông tin bạn đã biết, sau đó hãy xác định xem bạn cần gì. Tìm hiểu mọi thông tin có thể và sắp xếp lại một cách hợp lý.[4]
    • Ví dụ, nếu bạn đang chuẩn bị cho một bài kiểm tra quan trọng, hãy xác định những điều bạn đã biết và những điều cần phải học. Xem lại mọi kiến thức bạn đã biết và bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn từ vở ghi chép, sách giáo khoa hoặc các nguồn thông tin hữu ích khác.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dự liệu trước về kết quả.
    Lập một kế hoạch B (hoặc nhiều hơn) để bạn khỏi bị khóa chặt vào một giải pháp. Khi đã tìm ra các giải pháp khả dĩ, bạn hãy nghĩ xem mỗi giải pháp sẽ diễn tiến như thế nào. Dự tính về kết quả và ảnh hưởng của nó đối với bạn và những người xung quanh. Hình dung ra kịch bản tốt nhất và xấu nhất trong trí tưởng tượng của bạn.[5]
    • Chú ý đến cảm giác của bạn trong các kịch bản đó.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Phân bổ các nguồn lực.
    Các nguồn lực của bạn có thể bao gồm thời gian, tiền bạc, công sức, khả năng di chuyển, v.v… Nếu việc giải quyết vấn đề là ưu tiên hàng đầu, có thể bạn sẽ cần huy động thêm các nguồn lực để xử lý. Nghĩ về các nguồn lực sẵn có mà bạn có thể tập trung cho việc giải quyết vấn đề.[6]
    • Ví dụ, nếu bạn có một dự án cần hoàn thành gấp, có thể bạn phải bỏ qua việc nấu bữa tối hoặc đến phòng tập gym để có thời gian cho dự án đó.
    • Cắt giảm các nhiệm vụ không quan trọng mỗi khi cần. Ví dụ, có thể bạn nên đặt mua thực phẩm giao tại nhà để khỏi mất thời gian đi chợ và dành thời gian đó cho các nhiệm vụ khác.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghĩ ra các giải pháp khác nhau.
    Hãy nghĩ ra các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Nếu biết rằng không chỉ có một cách để giải quyết vấn đề, bạn sẽ nhận thấy rằng mình có nhiều lựa chọn. Một khi đã nghĩ ra vài cách thay thế, bạn hãy xác định các phương án nào có vẻ hợp lý và các phương án nào nên quên đi.[7]
    • Khi cần ra một quyết định quan trọng, bạn hãy viết ra các phương án thay thế. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ sót các phương án đã nghĩ ra và có thể gạch đi các phương án không hợp lý.
    • Giả sử như bạn đang đói và cần có thứ gì đó để ăn. Hãy cân nhắc xem bạn nên nấu một món gì đó hay mua thức ăn nhanh, gọi thức ăn đến nhà hay nên đến nhà hàng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử nhiều cách tiếp cận khác nhau cho một vấn đề.
    Nếu đó là vấn đề đơn giản thì các kỹ năng phân tích và logic sẽ hữu ích nhất. Trong các trường hợp khác, có thể bạn cần phải để cảm xúc dẫn dắt. Các vấn đề cần giải quyết thường đòi hỏi sự kết hợp của các kỹ năng tư duy và cảm xúc, thậm chí cả trực giác để đi đến giải pháp. Đừng ngại sử dụng các cách giải quyết vấn đề trên, nhưng hãy linh hoạt ứng biến và xem cách nào có hiệu quả nhất.[8]
    • Một số vấn đề có nhiều cách giải quyết khác nhau, chẳng hạn như việc bạn nhận một công việc ở tỉnh khác trả lương cao nhưng phải xa gia đình. Hãy cân nhắc về giải pháp hợp lý nhưng cũng nên tính đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn cũng như ảnh hưởng của quyết định đó đến người thân của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm lời khuyên từ những người khác.
    Nếu vấn đề của bạn không cấp bách lắm, bạn có thể xin lời khuyên của những người khác. Có thể bạn biết một người cũng từng đối mặt với vấn đề tương tự và họ có thể chia sẻ kinh nghiệm với bạn. Bạn có thể làm theo lời khuyên của họ hoặc không, nhưng việc tham khảo các cách nhìn khác nhau cũng hữu ích.
    • Ví dụ, nếu bạn đang tìm mua nhà và đang phân vân chưa quyết định được, hãy nói chuyện với các chủ nhà khác xem họ nghĩ như thế nào và những điều họ hối tiếc khi mua nhà.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Theo dõi tiến trình.
    Nếu bạn đang phấn đấu đạt một mục tiêu, bạn nên lưu ý xem mọi việc diễn tiến ra sao. Nếu công việc có tiến triển và đang đi đúng hướng, hãy tiếp tục. Nếu nhận thấy cách xử lý của mình không tốt lắm, bạn cần tìm các cách khác. Có thể bạn phải nghĩ ra một số chiến lược mới để giải quyết vấn đề tốt hơn.[9]
    • Ví dụ, nếu bạn đang giải quyết khó khăn về tài chính, hãy xét xem những nỗ lực của bạn có tác động ra sao đến thu nhập và chi tiêu của bạn. Nếu việc lập ngân sách chi tiêu gia đình đem lại hiệu quả, bạn hãy tiếp tục. Nếu việc chỉ dùng tiền mặt khiến bạn đau đầu, hãy thử cách khác.
    • Viết nhật ký về những bước tiến bộ, thành công và thách thức. Bạn có thể nhìn vào đó để giữ động lực khi cảm thấy nản chí.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Kiểm soát cảm xúc khi đối mặt với khó khăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm dịu...
    Làm dịu cảm xúc. Sự lo âu hoặc hồi hộp về viễn cảnh có thể xảy ra sẽ gây khó khăn cho bạn khi ra quyết định và giải quyết vấn đề. Nếu nỗi sợ hãi làm suy giảm khả năng giải quyết vấn đề của bạn, hãy dành thời gian để lấy lại bình tĩnh, hít một hơi sâu để bình tâm và thư giãn trước khi xử lý vấn đề.[10]
    • Bạn cũng có thể đi bộ hoặc viết nhật ký. Mục tiêu ở đây là giảm bớt nỗi sợ hãi và tăng cảm giác an tâm.
    • Bước đầu tiên thường đáng sợ nhất. Bạn hãy thử làm một việc nhỏ trước. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng năng động hơn, hãy bắt đầu bằng cách đi bộ hàng ngày.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm ra các vấn đề tiềm ẩn.
    Một vấn đề hiển nhiên có thể bao gồm một số vấn đề ẩn bên dưới cần được giải quyết. Nếu bạn đã từng xử lý một vấn đề tương tự như vấn đề bạn đang gặp nhưng nó vẫn tiếp tục xảy ra, hãy tìm hiểu xem liệu có nguyên nhân tiềm ẩn nào không. Có thể bạn sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề.[11]
    • Ví dụ, nếu bạn bị choáng ngợp trước một danh sách những việc cần làm dài dằng dặc, có thể vấn đề không nằm ở bản danh sách, mà vấn đề là bạn không thể từ chối những việc bạn không làm được.
    • Khi căng thẳng, tức giận hoặc quá tải, bạn có thể bị kiệt sức. Hãy liệt kê những thứ khiến bạn căng thẳng hoặc thất vọng và sau này hãy cắt giảm những thứ đó. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá tải trở lại, có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn phải cắt bớt công việc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp chuyên gia trị liệu.
    Nếu bạn thấy mình luôn gặp khó khăn khi ra quyết định hoặc nghi ngờ bản thân sau khi đã xử lý một vấn đề, có lẽ bạn nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Có thể mặc cảm tự ti khiến bạn nghi ngờ bản thân hoặc có cảm giác thất bại. Chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn có cái nhìn thấu đáo để từ đó đánh giá bản thân một cách tích cực và thực tế hơn.
    • Tìm một chuyên gia trị liệu bằng cách gọi cho cơ sở y tế ở địa phương hoặc công ty bảo hiểm y tế. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ hoặc bạn bè giới thiệu.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn bắt đầu cảm thấy choáng ngợp hoặc nản lòng, hãy thực hành bài tập thở. Đừng quên rằng mọi vấn đề đều có một cách giải quyết, nhưng đôi khi bạn bị sa lầy và không thể nhìn thấy thứ gì khác ngoài vấn đề đó.
  • Đừng trốn tránh vấn đề. Không sớm thì muộn, nó sẽ quay trở lại và sẽ càng khó giải quyết. Óc suy xét thông thường sẽ giúp bạn giảm mức độ căng thẳng của vấn đề.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Rachel Clissold
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống
Bài viết này đã được cùng viết bởi Rachel Clissold. Rachel Clissold là huấn luyện viên cuộc sống và chuyên gia tư vấn tại Sydney, Úc. Với hơn sáu năm kinh nghiệm huấn luyện và hơn 17 năm đào tạo cho doanh nghiệp, Rachel chuyên giúp lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua các khó khăn nội bộ, tăng cường sự tự do và minh bạch, tối ưu hiệu suất của công ty. Rachel sử dụng nhiều kỹ thuật, bao gồm việc huấn luyện, hướng dẫn trực quan, lập trình ngôn ngữ tư duy và bẻ khóa sinh học để giúp khách hàng vượt qua nỗi sợ, phá vỡ các giới hạn và đưa những hình ảnh lý tưởng của họ vào đời thực. Rachel là chuyên gia ứng dụng kỹ thuật Reiki, người thực hành các kỹ thuật NLP, EFT, Thôi miên & Thôi miên soi kiếp. Cô đã tổ chức các sự kiện với 500 người tham gia trên khắp nước Úc, Anh Quốc, Bali và Costa Rica. Bài viết này đã được xem 21.500 lần.
Trang này đã được đọc 21.500 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo