Cách để Duy trì kỷ luật trong lớp học

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Các nhà giáo dục biết cách duy trì kỷ luật trong lớp qua quá trình đào tạo chuyên môn và qua kinh nghiệm nghề nghiệp. Người giáo viên giỏi thường biết vận dụng các kỹ thuật cơ bản để tìm ra phương thức tốt nhất phù hợp với lớp học của mình. Các phương thức này có thể thay đổi tùy vào các loại lớp học, học sinh và tình huống. Việc tìm ra cách duy trì kỷ luật hiệu quả nhất sẽ mất nhiều thời gian, nhưng các giáo viên giỏi luôn luôn có những sáng kiến mới để kết nối với học sinh, từ đó tạo một môi trường học tập an toàn và thoải mái.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 6:

Làm việc với lớp tiểu học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định các quy tắc quan trọng nhất.
    Bạn hãy nghĩ về các nguyên tắc giúp duy trì một môi trường học tập hứng khởi và an toàn. Đặt ra các các luật lệ hướng đến mục đích này. Các quy định sẽ khác nhau tùy vào lứa tuổi của học sinh và các loại lớp học mà bạn đang dạy. Một số quy tắc mẫu có thể bao gồm:
    • Tôn trọng mọi người.
    • Chăm sóc bản thân.
    • Giữ gìn tài sản của lớp.
    • Giơ tay khi muốn phát biểu hoặc khiến ai đó chú ý.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn không quá 5 quy tắc cho lớp học.
    Điều này sẽ giúp học sinh dễ nhớ hơn. Các quy tắc này sẽ hướng dẫn các hành vi trong nhiều tình huống khác nhau, như vậy bạn sẽ không phải nhắc lại mỗi khi sự việc xảy ra.[1]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo học sinh hiểu rõ các quy định.
    Dành ít thời gian trong ngày đầu tiên trẻ đến lớp để nói về các luật lệ trong lớp học. Giải thích ý nghĩa của từng điều trong quy định của lớp. Đưa ra ví dụ cho trẻ thấy như thế nào là tuân thủ đúng hoặc không đúng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đặt ra các hình phạt.
    Cho học sinh biết về các hình phạt nếu trẻ vi phạm quy định. Các hình phạt có thể tăng dần theo từng cấp độ, chẳng hạn như cảnh cáo, tiếp theo là ở lại sau giờ học, tiếp theo nữa là cấm túc, cao hơn nữa là lên gặp hiệu trưởng, v.v...
    • Bạn có thể đặt ra thời gian ra ngoài hoặc nghỉ giải lao cho học sinh ở lớp nhỏ. Các em học sinh còn nhỏ tuổi vi phạm quy định nên được đưa ra ngoài vài phút để lấy lại sự tập trung, sau đó có thể vào lớp.[2]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đăng các quy định trong lớp học.
    Làm một tấm bảng ghi các quy định và treo lên trong lớp học. Sử dụng những câu tích cực khi ghi quy định. Ví dụ, thay vì ghi “Không xô đẩy người khác”, bạn có thể ghi “Tôn trọng người khác.”[3]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Yêu cầu học sinh cam kết tuân theo quy định.
    Bạn hãy yêu cầu học sinh thể hiện sự đồng ý với bạn về các quy định. Học sinh có thể ký vào bản cam kết hoặc chỉ cần giơ tay. Như vậy là các em đã hứa tuân thủ quy định của lớp.[4]
    • Một cách khác để học sinh tin tưởng vào quy định là để cho các em làm chủ các quy định đó. Lấy ý kiến khi thiết lập các luật lệ cho lớp học.[5]
    • Thỉnh thoảng dành thời gian nói về các quy định và cùng ôn lại với học sinh.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sử dụng cách truyền đạt không lời.
    Việc sử dụng các ký hiệu bàn tay, cử chỉ cơ thể và các chiến thuật khác có thể hữu ích trong việc thu hút sự chú ý của học sinh. Ví dụ, bạn có thể tắt và bật đèn khi đến giờ kết thúc một hoạt động nào đó.[6]
    • Các ký hiệu bàn tay đặc biệt có hiệu quả đối với học sinh cấp tiểu học. Việc thỉnh thoảng thay đổi các tín hiệu không lời sẽ giúp trẻ không bị nhàm chán.[7]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Khen ngợi học sinh vì hành vi tốt.
    Nêu gương của các học sinh ngoan bằng cách cho các em biết mỗi khi các em tuân thủ quy định. Bằng cách chỉ ra một hành vi tốt là như thế nào, bạn sẽ giúp trẻ biết cách làm theo hành vi đó.[8]
    • Đảm bảo khen ngợi nhiều học sinh khác nhau. Đừng lúc nào cũng chỉ khen một số em nhất định.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh từ sớm.
    Việc liên lạc với cha mẹ trẻ sẽ giúp ích nếu các vấn đề kỷ luật xảy ra ở cấp tiểu học. Cân nhắc đến việc này trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Sự can thiệp sớm có thể uốn nắn các hành vi không phù hợp của trẻ.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Cung cấp cho học sinh các công cụ tương tác với nhau.
    Củng cố sự tương tác tích cực bằng cách trao cho trẻ các công cụ để giải quyết bất đồng và hiểu lầm. Các công cụ giao tiếp có thể giúp hóa giải các vấn đề tiềm tàng về mặt kỷ luật.
    • Ví dụ, bạn hãy dạy học sinh rằng các em phải xin phép bạn khi lấy một thứ gì đó. Em học sinh đó cần nhìn thẳng vào học sinh kia, chờ cho đến khi bạn mình lắng nghe, và hỏi một cách lịch sự.
    • Dạy học sinh cách giải quyết bất đồng. Ví dụ, bạn hãy bảo các em bình tĩnh nhìn vào nhau và nói, “Mình hiểu cảm giác của bạn”. Sau đó các em có thể nói lên ý kiến của mình một cách điềm tĩnh.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 6:

Quản lý lớp trung học cơ sở

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Vạch rõ các quy định về hành vi với mô hình CHAMPS.
    Mô hình CHAMPS là một phương pháp để xác định những điều mà bạn mong đợi học sinh cư xử trong lớp học. Phương pháp này có hiệu quả cao trong nhiều bối cảnh và nhiều mục đích học tập. Bạn hãy dùng những điểm sau đây như bản hướng dẫn để đặt ra quy định về hành vi của học sinh khi hoàn thành tốt một hoạt động nào đó:[9]
    • C – Conversation (Trò chuyện): Học sinh có được nói chuyện trong thời gian diễn ra hoạt động đó không? Với ai? Về vấn đề gì?
    • H – Help (Giúp đỡ): Học sinh nên làm thế nào để được chú ý khi cần sự giúp đỡ?
    • A – Activity (Hoạt động): Mục đích của hoạt động đó là gì?
    • M – Movement (Di chuyển): Học sinh có được ra khỏi chỗ ngồi trong thời gian hoạt động không?
    • P – Participation (Tham gia): Học sinh sẽ thể hiện sự tham gia của mình như thế nào?
    • S – Success (Thành công): Nếu học sinh hoàn thành sự mong đợi theo mô hình CHAMPS thì nghĩa là các em đã thành công và có hành vi tốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Duy trì nề nếp và trật tự trong lớp.
    Học sinh cần phải biết mình nên làm gì. Học sinh trung học đặc biệt tôn trọng sự mong đợi của bạn và các giới hạn mà bạn đặt ra. Điều quan trọng là phải tuân theo nề nếp. Duy trì một trật tự tương đối trong lớp để học sinh biết điều gì diễn ra sau đó.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thỉnh thoảng khuấy động bầu không khí.
    Học sinh trung học thường dễ bị xao lãng. Thỉnh thoảng xáo trộn thông lệ với các hoạt động ngẫu hứng và bất ngờ cũng là một ý hay. Bọn trẻ sẽ thích thú với các trải nghiệm học tập tích cực xuất hiện bất ngờ.[11]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xây dựng mối quan hệ với học sinh.
    Các em học sinh thường tò mò về bạn và muốn nghe những câu chuyện của bạn. Tất nhiên, bạn đừng chia sẻ mọi thứ, nhưng những câu chuyện có liên quan mà thỉnh thoảng bạn kể cho học trò của mình nghe sẽ giúp bạn trở nên gần gũi hơn với các em. Tương tự, bạn cũng nên tìm hiểu học trò của mình. Nhiều khả năng học sinh của bạn sẽ tôn trọng bạn hơn và ngoan ngoãn hơn nếu các em cảm thấy bạn quan tâm đến những sở thích của chúng.[12]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Có thái độ tích cực.
    Bạn hãy xem mỗi ngày như một cơ hội để đạt được thành công trong lớp học. Ở lứa tuổi này, học sinh trung học có thể thay đổi tâm trạng rất nhanh, vì vậy sự kiên nhẫn và thái độ tích cực sẽ khiến cho công việc của bạn càng thêm lý thú.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nói giọng bình thường.
    Khi bạn nói với giọng bình thường, các học sinh cũng sẽ đáp lại bằng giọng bình thường với âm lượng vừa phải. Nếu lớp ồn ào, bạn đừng phản ứng bằng cách nói to hơn. Thay vì thế, bạn hãy nói bình thường sao cho cả lớp phải im lặng để nghe được tiếng của bạn. Hoặc, bạn cũng có thể im lặng và chờ cho đến khi học sinh trật tự.[13]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sắp xếp lại chỗ ngồi của lớp mỗi tháng một lần.
    Bạn hãy xếp lại chỗ ngồi cho học sinh mỗi tháng. Điều này sẽ xáo trộn các học sinh ngồi cạnh nhau và có thể giúp giải quyết một số vấn đề về hành vi. Đặt thẻ ghi tên học sinh lên từng bàn để chỉ định chỗ ngồi.[14]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Giữ lớp học ngăn nắp.
    Một lớp học ngăn nắp gọn gàng cũng có thể giúp học sinh quy củ hơn. Nếu lớp học bừa bộn hoặc lộn xộn, có thể học sinh sẽ không xem trọng bạn.[15]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Soạn các bài giảng cuốn hút.
    Lớp sẽ rất dễ mất trật tự nếu học sinh buồn chán. Nếu bài giảng của bạn không rõ ràng, lộn xộn hoặc thiếu hấp dẫn, học sinh có thể sẽ mất tập trung. Bạn hãy khiến cho các em thích thú và tập trung bằng các bài giảng lý thú.[16]
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Di chuyển xung quanh lớp.
    Bạn nên đi vòng quanh lớp khi đang dạy và khi học sinh đang chia nhóm làm việc hoặc làm bài tập một mình. Học sinh sẽ biết rằng bạn đang chú ý hoạt động của chúng. Chỉ dẫn học sinh khi chúng gặp khó khăn khi làm bài.[17], [18]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 6:

Duy trì kỷ luật trong lớp trung học phổ thông

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Có thái độ tôn trọng học sinh.
    Học sinh bất cứ lứa tuổi nào cũng đều phải được đối xử một cách tôn trọng, và học sinh của bạn cũng sẽ đáp lại bạn bằng sự tôn trọng như vậy.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu học sinh.
    Bạn hãy bày tỏ sự quan tâm đến học sinh bằng cách tìm hiểu học trò của mình. Đảm bảo biết tên mọi học sinh, tìm hiểu thêm các thông tin khác về các em qua những câu hỏi.
    • Tuy nhiên, cần nhớ rằng bạn không nên trở thành bạn thân của học sinh. Duy trì một khoảng cách với học sinh ở mức độ nào đó là điều cần thiết để giữ uy quyền của bạn trong lớp học. Nếu không, học trò của bạn có thể mong chờ được đối xử đặc biệt hoặc được hưởng đặc ân, nhất là khi liên quan đến vấn đề kỷ luật.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo sự hứng thú và khuyến khích học sinh tham gia.
    Khi học trò của bạn thích thú với bài học, chúng sẽ có trách nhiệm hơn về hành vi của mình trong lớp. Bạn cần soạn các bài giảng thú vị và đem lại hứng khởi cho học sinh, đồng thời kết hợp các hoạt động vui nhộn để giúp học sinh tập trung.[20]
    • Ví dụ, bạn có thể mở cuộc thăm dò ý kiến đơn giản trong lớp học để biết học sinh cảm nhận như thế nào về một vấn đề cụ thể.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giúp đỡ học sinh trau dồi các kỹ năng cảm xúc – xã hội.
    Dù học sinh trung học phổ thông đã ở lứa tuổi vị thành niên, các em vẫn cần học các kỹ năng cảm xúc – xã hội. Bạn hãy giúp đỡ học sinh giải quyết các vấn đề với bạn bè và các học sinh khác trong lớp.[21]
    • Ví dụ, nếu một học sinh cư xử không hay hoặc khiến một học sinh khác tức giận, bạn hãy giúp em này nghĩ ra cách chuộc lỗi, thường sẽ là một giải pháp hiệu quả.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Công bằng và nhất quán.
    Đối xử công bằng với mọi học sinh. Mặc dù có thể bạn quý mến một số học sinh nào đó, nhưng đừng tỏ ra trước lớp. Bạn cần áp dụng kỷ luật đồng đều cho cả lớp.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Có thái độ tích cực.
    Xem mỗi ngày là một cơ hội mới để đạt được thành công trong lớp học. Đừng đặt giả thuyết xấu nhất về học sinh.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đi vòng quanh lớp học.
    Bạn nên di chuyển quanh lớp khi giảng bài và khi học sinh làm việc nhóm hoặc làm bài tập một mình. Hướng dẫn cho học sinh khi có vấn đề.[22], [23]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Không sỉ nhục học sinh.
    Nếu cần nói chuyện với một học sinh về kỷ luật, bạn đừng nói theo kiểu bêu xấu. Hãy gọi học sinh đó ra ngoài để nói chuyện. Không lợi dụng sự việc để làm bẽ mặt học sinh trước mặt bạn bè.[24]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 6:

Quản lý lớp đại học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đưa các quy định vào kế hoạch học tập.
    Lớp đại học gồm toàn sinh viên đã trưởng thành và không cần được bảo ban phải cư xử như thế nào. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nêu các quy định của bạn dành cho lớp thật rõ ràng.
    • Ví dụ, bạn có thể nêu ra các quy định về việc tham gia thảo luận trong lớp, trong đó yêu cầu sinh viên phải phát biểu với thái độ tôn trọng bạn học và không chỉ trích cá nhân.
    • Bạn cũng nên cân nhắc đặt ra các quy định về sự thiếu trung thực trong học tập, sử dụng công nghệ, nộp bài làm, v.v...
    • Kiểm tra lại với trường để ra các quy định phù hợp với chính sách của các trường đại học.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Phổ biến các quy định vào buổi học đầu tiên.
    Cho sinh viên biết những điều bạn trông đợi ở lớp ngay từ đầu. Đưa ra ví dụ cho thấy các quy định được áp dụng như thế nào và bạn sẽ thực hiện các hình phạt ra sao.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chăm chút vẻ ngoài và có tác phong chuyên nghiệp.
    Nếu muốn sinh viên xem trọng mình, bạn cần phải có ngoại hình và tác phong đĩnh đạc. Nếu xuất hiện với hình ảnh quá xuề xòa, sinh viên có thể hoài nghi về uy quyền của bạn.
    • Mặc dù nên duy trì tác phong chuyên nghiệp, bạn không cần phải hoàn toàn xa cách với sinh viên. Bạn có thể tiết lộ vài điều về bản thân, những chi tiết khiến bạn có vẻ gần gũi hơn để cho sinh viên hiểu hơn về bạn.[25]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Học tên của sinh viên.
    Thường thì lớp đại học là một nhóm rất đông sinh viên mà bạn không biết tên. Điều này tạo nên và duy trì một khoảng cách giữa sinh viên và giảng viên, khiến sinh viên có cảm giác xa cách. Nếu biết tên sinh viên, bạn có thể tạo nên một môi trường học tập mà trong đó sinh viên cảm thấy họ được quan tâm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem xét vấn đề kỷ luật trước khi hành động.
    Nếu một sinh viên gây phiền toái vì liên tục đi học muộn, bạn hãy nghĩ đến các nguyên nhân có thể xảy ra. Nói chuyện riêng với sinh viên đó vào cuối giờ học hoặc trong giờ hành chính. Có thể em sinh viên đó phải đi từ chỗ làm đến trường và không thể đến đúng giờ. Trong trường hợp này, bạn có thể đặc cách cho em này hoặc đề nghị em lấy lớp khác sao cho phù hợp với lịch làm việc của mình.[26]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giữ hồ sơ về các vấn đề kỷ luật.
    Nếu phải xử lý các vấn đề kỷ luật, bạn cần đảm bảo ghi lại từng bước mà bạn đã thực hiện. Trao đổi với bạn quản trị và cấp trên của bạn về thủ tục của khoa để xử lý các vấn đề kỷ luật.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 6:

Xử lý xung đột trong lớp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng hệ thống LEAST.
    Hiệp hội giáo dục quốc gia Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống LEAST để cung cấp cho giáo viên một chiến lược xử lý xung đột trong lớp học. Bắt đầu với bước đầu tiên, và nếu cần thiết, bạn hãy chuyển sang bước kế tiếp. Tiến hành qua từng bước để giải quyết xung đột trong lớp.[27]
    • L: Leave it alone (Để yên). Nếu sự lộn xộn trong lớp học chỉ là chuyện nhỏ và ít có khả năng tái diễn, bạn có thể lờ đi.
    • E: End the action indirectly (Chấm dứt hành động một cách gián tiếp). Khi một học sinh gây rối trong lớp, bạn hãy cho em ấy biết là bạn nhìn thấy hành vi đó. Ra một cử chỉ không lời như nhướng lông mày, xua tay hoặc bước về phía học sinh đó.
    • A: Attend more fully (Tìm hiểu sâu hơn). Yêu cầu học sinh đó kể lại sự việc. Hỏi xem điều gì đang xảy ra và những ai dính líu trong đó.
    • S: Spell out directions (Giải thích rõ các chỉ dẫn). Nhắc nhở học sinh về các quy định và hình phạt. Chuẩn bị áp dụng các hình phạt sau khi đã cảnh báo học sinh đó.
    • T: Treat student progress (Theo dõi tiến triển của học sinh). Ghi chú về các vấn đề về kỷ luật. Ghi lại sự việc xảy ra, những người có liên quan, thời gian xảy ra sự việc và phản ứng của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ bình tĩnh.
    Điều tốt nhất mà bạn có thể làm trong tình huống xung đột là duy trì sự điềm tĩnh. Đừng bộc lộ các cảm xúc tiêu cực hoặc giận dữ trước học sinh. Thay vì thế, bạn hãy bình tĩnh và tự chủ. Nói bằng giọng bình thường.
    • Hít thở vài hơi thật sâu cũng có thể giúp bạn giữ bình tĩnh.[28]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xử lý xung đột ở nơi không có mặt các học sinh khác.
    Gọi học sinh đó ra ngoài lớp để nói chuyện về sự việc. Điều này sẽ đưa học sinh đó ra khỏi hiện trường và cũng tách khỏi các em khác có thể cũng góp phần làm mất trật tự.[29]
    • Không đưa các học sinh khác vào cuộc xung đột.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Không bị cuốn vào cuộc tranh cãi với học sinh.
    Bạn cần giữ thái độ bình thản. Nếu có học sinh nào đó cố tình kích động bạn đấu khẩu với cậu ta, bạn cũng đừng mắc bẫy. Hãy giữ một lập trường kiên quyết nhưng điềm tĩnh.[30]
    • Nếu học sinh đó tiếp tục cố thử tranh cãi với bạn, bạn hãy nói “Chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này sau giờ học”. Cách này sẽ tạm thời khép lại xung đột.[31]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng sự xung đột như một bài học.
    Nếu trong lớp xảy ra cãi vã, bạn hãy nhắc đến vào buổi học kế tiếp. Hỏi các học sinh xem các em đã giải quyết như thế nào. Để cho học sinh suy nghĩ xem các em đã hiểu như thế nào về các quan niệm mà các em không đồng ý.[32]
    • Điều này đặc biệt hiệu quả khi bạn nói về những vấn đề nhạy cảm trong lớp. Nếu cuộc tranh luận bắt đầu nóng lên, bạn hãy yêu cầu học sinh im lặng và dành thời gian suy ngẫm về vấn đề, sau đó yêu cầu các em suy nghĩ xem tại sao cuộc thảo luận lại trở nên gay gắt như vậy.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 6:

Xử lý các học sinh đang tức giận trong lớp học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ an toàn cho các học sinh khác.
    Nếu một học sinh nổi cáu dữ dội, ưu tiên hàng đầu của bạn lúc đó sẽ là giữ an toàn cho các em khác.[33]
    • Nếu trong lớp có hiện tượng bắt nạt, bạn cần học các chiến thuật chấm dứt tình trạng bắt nạt.
    • Bạn có thể nghĩ đến việc kết thúc sớm giờ học nếu sự căng thẳng leo thang.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ thái độ bình tĩnh và trung lập.
    Không can dự vào cuộc xung đột cho đến khi học sinh đó lấy lại bình tĩnh. Bạn cũng cần duy trì sự điềm tĩnh và không nghiêng về bên nào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không đụng chạm vào học sinh.
    Có thể phản ứng tự nhiên của bạn là đặt tay lên vai học sinh để thử giúp em học sinh đó dịu xuống. Nhưng đối với một người đang nổi giận thì đôi khi bạn không thể biết được họ sẽ đáp lại bằng hành động gì. Hãy giữ khoảng cách với học sinh đó.[34]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhờ một học sinh khác đi tìm sự hỗ trợ.
    Nếu tình hình càng lúc càng căng thẳng, bạn hãy nhờ một học sinh khác đi tìm người giúp đỡ. Sự có mặt của một giáo viên khác hoặc một người có chức trách có thể giúp làm dịu căng thẳng và cho bạn sự hỗ trợ.[35]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ghi hồ sơ về sự cố.
    Nếu có sự cố xảy ra, chẳng hạn như một học sinh quá khích hoặc giận dữ quá mức, bạn nên ghi lại sự việc. Ngay sau khi sự cố xảy ra, bạn hãy ghi lại tình huống, bao gồm các chi tiết của sự việc, thời gian, tên của những học sinh có liên quan, v.v...
    • Nộp một bản sao cho ban quản trị nhà trường. Bạn cũng nên giữ một bản sao nữa để phòng khi cha mẹ học sinh cần xem.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Liên lạc với cha mẹ học sinh.
    Nếu sự cố xảy ra là nghiêm trọng, có thể bạn hoặc hiệu trưởng sẽ phải liên lạc với cha mẹ học sinh. Kể với họ về sự việc đã xảy ra, nhưng không thêm vào ý kiến của bạn mà chỉ bám vào các sự việc.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nói chuyện với các học sinh về sự cố.
    Sử dụng sự xung đột như một bài học. Đây cũng là dịp tốt để trấn an học sinh của bạn rằng các em luôn được bảo vệ khi ở trong lớp.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Biết rõ về các hướng dẫn của trường. Đảm bảo các quy định và luật lệ trong lớp học phải nhất quán với các chính sách và quy định của trường, kể cả các hình phạt nếu các học sinh vi phạm quy tắc.
  • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì kỷ luật của lớp học, hãy hỏi hiệu trưởng hoặc đồng nghiệp để có các gợi ý về các chiến thuật giúp bạn thành công.
  • Có các cuộc hội thảo và diễn đàn trên mạng về cách cải thiện kỷ luật trong lớp học. Bạn hãy hỏi hiệu trưởng hoặc ban quản trị xem trường có chi tiền cho bạn tham gia một trong số các cuộc hội thảo này không.

Cảnh báo

  • Học cách xử lý trong trường hợp xung đột hoặc vấn đề kỷ luật leo thang thành bạo lực với bài viết “Cách để ngăn ngừa bạo lực học đường”.
  1. http://www.edutopia.org/blog/art-of-managing-middle-schoolers-ben-johnson
  2. http://www.edutopia.org/blog/art-of-managing-middle-schoolers-ben-johnson
  3. http://www.edutopia.org/blog/art-of-managing-middle-schoolers-ben-johnson
  4. http://www.edutopia.org/blog/classroom-management-tips-novice-teachers-rebecca-alber
  5. http://www.cccoe.net/social/classroommanagement.htm
  6. https://www.njea.org/teaching-and-learning/classroom-tools/classroom-management/discipline/12-ways-to-maintain-classroom-discipline
  7. http://www.edutopia.org/blog/classroom-management-tips-novice-teachers-rebecca-alber
  8. http://www.teachercertification.org/a/maintaining-a-positive-classroom-environment.html
  9. http://www.nea.org/assets/docs/HE/mf_classdisckansasnea.pdf
  10. http://www.edweek.org/tm/articles/2013/10/14/cm_barnwell.html
  11. http://www.edweek.org/tm/articles/2013/10/14/cm_barnwell.html
  12. http://www.edweek.org/tm/articles/2013/10/14/cm_barnwell.html
  13. http://www.teachercertification.org/a/maintaining-a-positive-classroom-environment.html
  14. http://www.nea.org/assets/docs/HE/mf_classdisckansasnea.pdf
  15. https://www.njea.org/teaching-and-learning/classroom-tools/classroom-management/discipline/12-ways-to-maintain-classroom-discipline
  16. http://www.facultyfocus.com/articles/effective-classroom-management/classroom-management-discipline-pitfalls-in-the-college-classroom/
  17. http://coerll.utexas.edu/methods/modules/classroom/01/discipline.php
  18. http://www.nea.org/assets/docs/HE/mf_classdisckansasnea.pdf
  19. http://isites.harvard.edu/fs/html/icb.topic58474/hotmoments.html
  20. http://www.edutopia.org/blog/classroom-management-tips-novice-teachers-rebecca-alber
  21. http://www.smartclassroommanagement.com/2011/04/23/7-rules-of-handling-difficult-students/
  22. http://ueatexas.com/classroom-tips/classroom-discipline/ideas-for-improving-discipline/
  23. http://isites.harvard.edu/fs/html/icb.topic58474/hotmoments.html
  24. http://www.smartclassroommanagement.com/2010/05/08/how-to-handle-an-angry-verbally-aggressive-student/
  25. http://www.nea.org/assets/docs/HE/mf_classdisckansasnea.pdf
  26. http://www.nea.org/assets/docs/HE/mf_classdisckansasnea.pdf

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ashley Pritchard, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên viên tư vấn trường học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ashley Pritchard, MA. Ashley Pritchard là chuyên viên tư vấn học tập của Trường Phổ Thông Delaware Valley Regional tại Frenchtown, New Jersey. Ashley có hơn 3 năm làm việc cho trường phổ thông, đại học và có kinh nghiệm tư vấn nghề nghiệp. Cô có bằng MA về tư vấn trong trường học với chuyên ngành về Sức khỏe Tâm thần do Đại học Caldwell cấp và được Đại học California, Irvine chứng nhận là Chuyên gia Giáo dục Độc lập. Bài viết này đã được xem 14.868 lần.
Chuyên mục: Giáo dục
Trang này đã được đọc 14.868 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo