Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thái nhân cách là một cấu trúc nhân cách bao gồm một tập hợp các đặc điểm mà các chuyên gia sức khoẻ tâm thần dùng để mô tả một người có sức thu hút, thủ đoạn, nhẫn tâm và có khả năng trở thành tội phạm. Dựa vào mức độ thường xuyên mà thuật ngữ này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, bạn có thể cảm thấy những kẻ thái nhân cách hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong thực tế, ước tính những người này chiếm một phần trăm dân số.[1] Tuy nhiên, kẻ thái nhân cách rất giỏi ngụy trang; nhiều người nhìn bề ngoài có vẻ bình thường và hấp dẫn. Bằng cách đánh giá một số nét tính cách cốt lõi, quan sát các phản ứng cảm xúc của người đó và để ý đến các mối quan hệ của họ, bạn có thể biết cách nhận diện một kẻ thái nhân cách giữa những người xung quanh bạn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Quan sát các tính cách cốt lõi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để ý sự cuốn hút giả tạo bề ngoài.
    Như một diễn viên đóng nhiều vai diễn, kẻ thái nhân cách mang một thứ mà các chuyên gia gọi là "chiếc mặt nạ" bình thường với vẻ đáng mến và dễ chịu. Họ nổi tiếng là ngôi sao của những buổi tiệc tùng và thường có sức thu hút mọi người. Kẻ thái nhân cách rất khéo lấy lòng người khác chỉ để dễ dàng thao túng họ sau đó.[2]
    • Kẻ thái nhân cách cách toát ra phong thái tự tin khiến những người xung quanh tự nhiên bị thu hút. Họ thường có nghề nghiệp ổn định và khá thành công. Thậm chí họ còn có người yêu hoặc bạn đời và con cái. Họ rất giỏi đóng vai một “công dân gương mẫu.”
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý đến tính tự cao tự đại.
    Kẻ thái nhân cách thường ảo tưởng rằng họ thông minh hoặc quyền uy hơn thực tế. Họ thích làm thân với những người thành đạt và quyền thế để nâng cao địa vị của mình. Họ tự cho mình được hưởng đặc quyền hơn mọi người.[3]
    • Thói quen thổi phồng tầm quan trọng của bản thân của kẻ thái nhân cách đôi khi làm hé lộ chếc mặt nạ “bình thường” mà họ đang đeo. Họ sẽ sẵn sàng làm tổn thương bạn nếu bạn không có giá trị hoặc địa vị nào đem lại lợi ích cho họ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát tính bốc đồng và thói vô trách nhiệm.
    Cả hai đặc điểm này là bằng chứng cho thấy một kẻ thái nhân cách. Họ không nhận ra bất cứ điều gì sai trái trong cách hành xử của mình. Kẻ thái nhân cách nổi tiếng là không hề có ý thức trách nhiệm về các quyết định của họ hoặc hậu quả của các quyết định đó. Trong thực tế, những người này không bao giờ chịu thừa nhận họ có liên quan đến hậu quả do hành vi của họ gây ra. Thái độ “vô trách nhiệm thường trực” như “Tôi không muốn đi làm” hoặc “Tôi sẽ bỏ cuộc họp và đi uống rượu” là những ý tưởng bốc đồng mà họ thường làm. Tính cách của họ trái ngược hoàn toàn với những người đáng tin cậy và có trách nhiệm.[4]
    • Những người này rất ích kỷ, thường hành động theo ý thích, tùy vào tâm trang của bản thân. Họ làm bất cứ điều gì và bất cứ khi nào họ muốn. Tính cách này có thể dẫn đến những hành vi như nói dối, gian lận và ăn cắp – nhiều khi chẳng vì mục đích gì. Họ có thể phóng túng trong quan hệ tình ái và thiếu chung thuỷ. Thậm chí họ còn bỏ việc một cách tuỳ hứng (dĩ nhiên là vì họ cho rằng nó không xứng với họ).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý xu hướng phá vỡ luật lệ của người đó.
    Nếu người mà bạn nghi ngờ thường nhất nhất tuân thủ các quy định thì có lẽ họ không có các đặc điểm thái nhân cách. Những kẻ thái nhân cách ghét cơ quan thẩm quyền và thường đặt bản thân bên trên luật lệ. Có lẽ đó là lý do vì sao 25% tù nhân là nam giới hội đủ đều kiện để xếp vào diện thái nhân cách.[5]
    • Tuy nhiên, nhiều kẻ thái nhân cách vẫn tránh được tù tội dù họ vẫn giẫm đạp lên luật pháp và không bận tâm gì về những việc họ đã làm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm hiểu xem họ có tiền sự vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên không.
    Các chuyên gia phát hiện được các điểm chung trong thời niên thiếu của những người trưởng thành đáp ứng tiêu chí của chứng rối loạn thái nhân cách. Những kẻ thái nhân cách thường có các hành vi phạm pháp khi còn niên thiếu, bao gồm các hành vi gây hấn với những người khác. Bên cạnh đó, họ có thể không phản ứng với sự đau khổ hoặc hình phạt như những trẻ khác.
    • Kiểm tra xem người mà bạn nghi ngờ là kẻ thái nhân cách có quá khứ thời trẻ rắc rối không. Điều này có thể là chỉ dấu của xu hướng thái nhân cách khi trưởng thành.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Theo dõi các biểu hiện cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét về chuẩn mực đạo đức hoặc đạo đức cá nhân.
    Nếu người mà bạn nghi ngờ dường như có lương tâm thì có lẽ họ không phải là kẻ thái nhân cách. Nói chung, những kẻ thái nhân cách không hề có ý niệm nào về đạo đức. Họ sẽ làm bất cứ điều gì họ cần để đạt lợi ích và không mảy may quan tâm rằng hành động của họ đã làm tổn thương những ai.[6]
    • Ví dụ, một kẻ thái nhân cách thường không sống theo một "chuẩn mực" như những người khác. Họ không thấy có vấn đề gì khi tán tỉnh người yêu của bạn mình hoặc tranh giành cơ hội thăng chức với bạn thân và hả hê vì điều đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xem xét về phản ứng cảm xúc.
    Những kẻ thái nhân cách có các phản ứng cảm xúc hời hợt và không phản ứng như người bình thường trước những cái chết, thương tích hoặc các sự việc mà những người khác có thể xúc động mạnh mẽ.
    • Sự khác biệt giữa phản ứng của kẻ thái nhân cách và của người tự kỷ là ở chỗ, người tự kỷ ban đầu có vẻ như tê liệt cảm xúc, nhưng sau đó họ có thể chìm ngập trong đau khổ hoặc cuống cuồng tìm sự giúp đỡ.[7] Những kẻ thái nhân cách không có cảm xúc sâu sắc nào ẩn bên trong.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Để ý đến cảm giác tội lỗi.
    Những kẻ thái nhân cách không hề có cảm giác tội lỗi hoặc ăn năn. Nhẫn tâm là một trong các tính cách điển hình của họ. Kẻ thái nhân cách có thể chỉ giả vờ hối lỗi để người khác không nổi giận.
    • Ví dụ, những người này có thể làm ra vẻ như day dứt vì đã gây tổn thương cho nạn nhân để rốt cuộc chính nạn nhân lại phải an ủi họ.
    • Lạ một điều là, tuy không có lòng thương cảm thực sự, những người mắc chứng rối loạn này lại rất giỏi đóng vai cảm thông. Họ không thể đồng cảm một cách tự nhiên nhưng lại có thể làm vậy theo ý muốn (để mê hoặc ai đó chẳng hạn).[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nghĩ xem có phải người đó không bao giờ chịu nhận trách nhiệm không.
    Kẻ thái nhân cách sẽ không bao giờ thành thật thừa nhận mình sai hoặc mắc lỗi lầm. Khi bị dồn ép, họ có thể thừa nhận là đã mắc sai lầm nhưng lại dùng mánh khoé thao túng những người khác để tránh phải chịu hậu quả.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cảnh giác với vẻ tội nghiệp đáng thương.
    Những kẻ thái nhân cách là bậc thầy trong việc thao túng cảm xúc của người khác để mọi người nhìn họ như nạn nhân. Điều này có thể khiến bạn không đề phòng và dễ bị lợi dụng sau này. Nếu tiền sử tâm lý của nạn nhân này liên tục dính líu đến những hành động xấu và không thể chấp nhận được, bạn nên cảnh giác với bản chất thực sự của họ.[9]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Quan sát những thói quen trong mối quan hệ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét tính cách thích làm lớn mọi chuyện.
    Kẻ thái nhân cách thích gây ồn ào và kịch tính. Họ thường dễ buồn chán nên cần phải làm gì đó để khuấy động không khí. Họ có thể khơi mào tranh cãi rồi sau đó lại đóng vai nạn nhân. Họ gây đau khổ cho những người khác và ngồi xem với vẻ vô tội.[10]
    • Nếu có một kẻ thái nhân cách hiện diện trong cuộc sống của bạn, đôi khi bạn sẽ cảm thấy nghi ngờ sự tỉnh táo của mình sau khi tương tác với họ. Ví dụ như, một kẻ thái nhân cách làm cùng công ty xúc xiểm với bạn rằng một đồng nghiệp nào đó đã nói xấu bạn. Họ khích bạn đến gặp người đó để nói chuyện phải trái. Chỉ sau khi nhận hậu quả của trận cãi vã thì bạn mới biết là cả người kia cũng bị kích động như bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết các dấu hiệu thao túng.
    Mọi người ai cũng bị thúc đẩy bởi mục tiêu đạt được điều mình muốn, nhưng những kẻ thái nhân cách cực kỳ xảo quyệt trong lĩnh vực này. Họ có khả năng khiến bạn làm những việc mà bình thường bạn không làm. Họ có thể sử dụng vỏ bọc để nguỵ trang, tìm cách khiến bạn cảm thấy có lỗi, ép buộc bạn và dùng các chiêu trò khác để nạn nhân làm theo ý muốn của họ.[11]
    • Ví dụ, bạn đang là quản lý cấp cao trong công ty. Kẻ thái nhân cách đến kết thân với bạn để moi thông tin và nắm được các nhược điểm của bạn. Đến một ngày, bạn nghe tin rằng có một vụ việc lùm xùm đang ảnh hưởng đến công ty. Rồi bạn bị đuổi việc. Hãy đoán xem ai là người sắp ngồi vào vị trí của bạn?
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá các mối quan hệ của họ.
    Một số kẻ thái nhân cách có nhiều cuộc hôn nhân ngắn ngủi. Họ sẽ đổ lỗi cho vợ/chồng cũ của họ và không bao giờ thừa nhận vai trò của họ trong việc đổ vỡ hôn nhân.
    • Mối quan hệ bắt đầu bằng việc họ lý tưởng hoá người kia, nhưng dần dần họ không còn thấy bạn đời còn giá trị nữa nên vứt bỏ để tìm người khác mới mẻ hơn, thú vị hơn. Họ chưa bao giờ có mối gắn bó thực sự với bạn đời; do đó rời bỏ cuộc hôn nhân với họ là việc khá dễ dàng.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận biết chứng nói dối bệnh lý.
    Kẻ thái nhân cách sẽ nói dối đủ kiểu – những lời nói dối lặt vặt để bạn mắc sai lầm, hoặc những câu chuyện bịa đặt trắng trợn để làm lạc hướng bạn. Ngay cả khi nói thật cũng không hại gì thì họ vẫn cứ nói dối. Thật ngạc nhiên là họ không hề cảm thấy xấu hổ. Họ tự hào vì tài nói dối của họ. Và khi bạn tưởng rằng đã bắt được quả tang họ nói dối, họ sẽ đánh tráo sự các sự việc để nghe có vẻ như là thật.[13]
    • Hơn nữa, họ không bao giờ lo lắng vì lời nói dối nào. Họ bình thản, thoải mái và rất giỏi tìm cách chống chế trong mọi việc. Họ không bao giờ lúng túng về bất cứ điều gì.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận biết lời xin lỗi gượng gạo và giả dối.
    Nếu kẻ thái nhân cách bị dồn vào chân tường và bị buộc phải tỏ ra hối hận, họ có thể cố gắng làm theo yêu cầu. Tuy nhiên, vì cảm xúc của kẻ thái nhân cách rất kém, họ không thể đưa ra lời xin lỗi thuyết phục.[14]
    • Bạn có thể thấy sự thiếu nhất quán khi họ nói “Nói thật là tớ không có ý làm hại cậu” với nụ cười tự mãn thoáng qua trên nét mặt và giọng nói thiếu sự chân thành.
    • Nếu bạn có vẻ như khó bỏ qua, họ có thể nổi cơn giận dữ. Họ có thể nói những câu như “Cô nhạy cảm quá thế” hoặc “Tôi cứ tưởng chúng ta đã bỏ qua chuyện này rồi!”
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 52.617 lần.
Trang này đã được đọc 52.617 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo