Cách để Trở thành người giáo viên tốt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dạy học là một trong những nghề nghệp quan trọng nhất trong xã hội ngày nay. Trong vai trò là một giáo viên, bạn sẽ định hình lối suy nghĩ của học trò và khuyến khích các em tư duy độc lập. Để trở thành người giáo viên tốt, bạn cần phải làm việc quy củ. Soạn giáo án, đề ra các mục tiêu, các hoạt động và lên kế hoạch đánh giá trước mỗi buổi học. Tạo môi trường tích cực và hỗ trợ trong lớp học nhưng có tính thách thức để giúp các em có hứng thú học tập. Bạn cũng nên tìm sự hỗ trợ từ các giáo viên khác nữa.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Tạo môi trường tốt trong lớp học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đề ra một mục tiêu hàng ngày cho học sinh.
    Đây là cách để cung cấp một lộ trình cho học sinh; nó cho các em biết rằng bạn đã xác định công việc của ngày hôm đó và bạn biết là cần phải hướng đến đâu. Tốt nhất là mục tiêu phải rõ ràng, ngắn gọn và thực tế. Mỗi khi hoàn thành một mục tiêu, bạn hãy nhắc lại cho học sinh nhớ về những gì các em đã cùng nhau hoàn thành.[1]
    • Ví dụ, trong tiết học văn ở cấp trung học, bạn có thể đặt ra mục tiêu là đọc hiểu sâu một bài thơ vào cuối giờ.
    • Nhiều giáo viên nhận thấy có hiệu quả khi ghi các mục tiêu của ngày lên bảng.
    • Thỉnh thoảng nếu không đạt được mục tiêu của mỗi ngày thì cũng không sao. Trong một số trường hợp, sẽ tốt hơn nếu bạn đi theo dòng chảy của cuộc thảo luận thay vì quay lại chủ đề ban đầu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lắng nghe học sinh.
    Đặt ra các câu hỏi mở sau khi học sinh phát biểu. Bạn cũng nên khuyến khích các em đặt câu hỏi. Cho học sinh thấy rằng bạn đang nghe bằng cách gật đầu hoặc ra hiệu cho các em tiếp tục. Giao tiếp bằng ánh mắt với học sinh khi các em phát biểu và cố gắng không ngắt lời, trừ khi bạn cần phải định hướng lại cuộc thảo luận.[2]
    • Qua thái độ lắng nghe tích cực của bạn, học sinh sẽ biết rằng bạn tôn trọng tiếng nói của các em trong lớp, từ đó các em cũng sẽ đáp lại bạn bằng sự tôn trọng.
    • Một ý hay nữa là làm gương cho học sinh về cách lắng nghe ngay cả khi không tán thành. Bạn có thể nói “Cô không thực sự đồng ý với ý kiến của em, em có thể giải thích thêm không? Hay là bạn nào có ý kiến khác?”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo học sinh tập trung vào nhiệm vụ được giao.
    Đặt ra thời hạn cho các bài tập hoặc các hoạt động trong lớp. Trong các buổi thảo luận, bạn hãy dùng sự phản hồi với ý kiến học sinh như một cách để dẫn dắt lớp. Ví dụ, bạn có thể nói “Thầy rất thích ý kiến của em. Em nghĩ nó liên quan như thế nào đến mục tiêu số 5?”[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thúc đẩy học sinh hướng đến thành công.
    Cố gắng tạo một môi trường luôn thách thức trí tuệ học sinh. Hãy cho các em biết rằng đôi khi có thất bại thì cũng là điều bình thường. Bạn nên duy trì sự cân bằng giữa việc đặt ra các mục tiêu quá cao và việc thúc đẩy học sinh. Dựa vào sự tiến bộ của học sinh làm hướng đi của bản thân. Học sinh của bạn sẽ dần dần tiến bộ, nhưng điều này đòi hỏi bạn phải tốn nhiều công sức.[4]
    • Ví dụ, bạn có thể gịao một bài đọc nâng cao ngắn cho học sinh trung học và yêu cầu các em dùng từ điển để tra các từ không quen thuộc. Nếu được áp dụng một cách vừa phải, đây sẽ là cách tuyệt vời để thử thách học sinh mở rộng vốn từ vựng.
    Trả lời của chuyên gia
    Hỏi

    Khi được hỏi "Anh yêu thích nhất điều gì trong việc dạy học?"

    How.com.vn Tiếng Việt: Timothy Linetsky

    Timothy Linetsky

    Nhà sản xuất và giáo dục âm nhạc
    Timothy Linetsky là DJ, nhà sản xuất và nhà giáo dục âm nhạc đã làm việc với âm nhạc trong hơn 15 năm. Ông đã tạo ra các video YouTube giáo dục tập trung vào sản xuất nhạc điện tử và có hơn 90.000 người đăng ký.
    How.com.vn Tiếng Việt: Timothy Linetsky
    LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA
    Câu trả lời từ Timothy Linetsky:

    Timmy Linetsky, một giáo viên âm nhạc có nhiều bài giảng trực tuyến, trả lời: Là nhìn thấy vẻ mặt của học trò khi có tiếng click. Mỗi lần như vậy, tôi lại nhớ lần đầu tiên tôi được phản hồi và cảm giác phấn khích trong khoảnh khắc đó. Bỗng nhiên, các em có thể diễn đạt được những điều mình muốn nói. Cảm giác rất vui sướng, cả khi dạy trực tuyến hay trực tiếp ngoài đời. Đó chính là điều mà tôi yêu thích nhất."

    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Xử lý những vấn đề trong lớp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Duy trì kỷ luật kịp thời và hợp lý.
    Đặt ra quy tắc cho lớp và từng nhiệm vụ một cách thật rõ ràng và nhất quán. Nếu một học sinh nào đó vi phạm, bạn hãy xử lý ngay trong lớp trước khi tiếp tục giảng bài. Tuy nhiên, một khi đã ra quyết định kỷ luật, bạn đừng băn khoăn mãi về việc đó để tránh phát sinh thêm vấn đề. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo hình phạt phải tương xứng với mức độ vi phạm.[5]
    • Ví dụ, nếu một học sinh vô tình phá vỡ “thời gian im lặng” được quy định, có thể bạn chỉ cần nhắc nhở trong lần đầu vi phạm.
    • Bạn cũng có thể yêu cầu học sinh đó ở lại sau giờ học để nói chuyện với bạn. Đây là một cách để giữ kỷ luật mà không làm gián đoạn giờ học.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giao vai trò lãnh đạo cho các học sinh có cá tính đặc biệt.
    Một số học sinh thường gây rối trong lớp do buồn chán hoặc mất kết nối với các bài giảng hoặc với giáo viên. Bạn có thể bắt đầu bằng việc giao cho học sinh đó các nhiệm vụ riêng nhỏ nhặt, sau đó giao thêm các trách nhiệm chung khó khăn hơn.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể giao cho một học sinh nhiệm vụ canh thời gian cho bài tập làm tại lớp.
    • Lưu ý rằng cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả với mọi học sinh “cá biệt”. Nếu những em này không làm tốt các nhiệm vụ đơn giản, bạn đừng giao thêm những việc khó hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thể hiện sự quan tâm đến mọi học sinh.
    Nếu bạn tỏ ra rằng bạn thích ở bên học trò và coi trọng ý kiến của các em, học sinh của bạn sẽ bớt đi đáng kể các hành vi thách thức trong lớp. Hãy hỏi về cuộc sống ngày thường và sở thích riêng của các em. Đáp lại, bạn cũng nên cho học sinh biết một số thông tin về bản thân bạn với thái độ chuyên nghiệp.
    • Ví dụ, bạn có thể nói chuyện với học sinh về những nơi các em sẽ đến trong giờ nghỉ sắp tới.
    How.com.vn Tiếng Việt: Timothy Linetsky

    Timothy Linetsky

    Nhà sản xuất và giáo dục âm nhạc
    Timothy Linetsky là DJ, nhà sản xuất và nhà giáo dục âm nhạc đã làm việc với âm nhạc trong hơn 15 năm. Ông đã tạo ra các video YouTube giáo dục tập trung vào sản xuất nhạc điện tử và có hơn 90.000 người đăng ký.
    How.com.vn Tiếng Việt: Timothy Linetsky
    Timothy Linetsky
    Nhà sản xuất và giáo dục âm nhạc

    Bạn đang dạy theo hình thức một thầy một trò? Timmy Linetsky, giáo viên dạy nhạc, gợi ý "Hãy thiết kế chương trình học cân bằng giữa những gì học trò muốn học và những gì mà bạn nghĩ là tốt nhất cho các em.” Anh nói thêm: "Đôi khi bạn phải lái học sinh đi đúng hướng và thuyết phục học sinh tin rằng một điều nào đó có liên quan đến các em, cho dù các em không nghĩ như vậy. Xác định tận gốc các điểm yếu của học sinh thay vì những điểm yếu theo suy nghĩ của các em."

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giữ bình tĩnh khi xử lý các học sinh hay tranh cãi.
    Bạn rất dễ mất bình tĩnh khi đối mặt với một học sinh hay cãi hoặc có thái độ thách thức. Hãy hít một hơi sâu và cố gắng nhìn sự việc từ góc độ của các em. Yêu cầu các em giải thích chi tiết hơn về quan điểm của mình. Khuyến khích các học sinh khác tham gia thảo luận.[7]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tạo nhiều cơ hội cho học sinh nhút nhát trong lớp tham gia.
    Có một số nguyên nhân có thể khiến một học sinh luôn in lặng trong lớp. Bạn hãy khuyến khích các em học bằng cách tạo một môi trường khuyến khích biểu đạt mọi ý kiến. Đưa ra nhiều lựa chọn cho học sinh khi làm bài, chẳng hạn như viết bài báo hoặc emai. Tránh hướng mọi sự chú ý của lớp vào các học sinh trầm lặng, trừ khi điều này phù hợp với phong cách dạy của bạn.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn.
    Cố gắng nhận biết các học sinh gặp khó khăn trong học tập ngay từ sớm. Bạn có thể tạo các cơ hội trong lớp cho học sinh, chẳng hạn như giao các bài tập cho từng cặp học sinh làm chung, hoặc gợi ý các em tham gia các lớp phụ đạo bên ngoài.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Giữ lối suy nghĩ đúng đắn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Luôn giữ tác phong chuyên nghiệp.
    Ăn mặc phù hợp với môi trường giáo dục. Sắp xếp lớp học và phương tiện giảng dạy ngăn nắp. Dành thời gian chuẩn bị cho mỗi ngày đến lớp. Giữ thái độ tôn trọng với đồng nghiệp và ban giám hiệu. Hãy nghĩ về hình ảnh của một giáo viên chuyên nghiệp và nỗ lực sống đúng với hình tượng đó.[9]
    • Nhớ về một trong những thầy cô cũ của mình từng được mô tả như một giáo viên gương mẫu cũng là điều có ích. Hãy nghĩ xem làm thế nào bạn có thể bắt chước các thầy cô của mình trong lớp học hoặc trong sự nghiệp giảng dạy.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vui cười và hài hước.
    Cố gắng giúp học sinh hiểu rằng học tập không phải lúc nào cũng cần nghiêm chỉnh. Nếu bạn làm gì đó buồn cười hoặc ngớ ngẩn, hãy tự châm biếm mình. Học sinh sẽ cảm thấy dễ gần gũi bạn hơn khi bạn tự hạ thấp mình xuống một chút. Nếu bạn kết hợp được sự hài hước hoặc các câu chuyện vui vào bài giảng, học trò của bạn cũng dễ nhớ bài hơn.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhắc đi nhắc lại câu “thần chú” tích cực vào những ngày không may.
    Không phải buổi dạy học nào của bạn cũng diễn ra tốt đẹp, thậm chí có những buổi biến thành thảm hoạ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải giữ thái độ tích cực; tránh để năng lượng tiêu cực truyền sang học sinh. Hãy ngừng lại một chút và tự nhủ “Mọi việc rồi sẽ ổn” hoặc “Ngày mai sẽ là một ngày mới”. Hãy mỉm cười và tiếp tục công việc.[11]
    • Thậm chí bạn có thể nói lên thành tiếng “Tôi thích dạy học vì…” và kể ra vài lý do. Ví dụ, hãy nghĩ về giây phút bạn thấy một học trò của mình có cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ những nỗ lực của bạn.
    • Học sinh của bạn đôi khi cũng có những ngày tồi tệ, và khi đó bạn có thể nói rằng bạn muốn “thiết lập lại”. Nói với các em rằng bạn muốn chính thức bắt đầu lại từ thời điểm đó trở đi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tạo mối quan hệ tốt với cha mẹ của học sinh.
    Sự giao tiếp là điều cốt yếu khi làm việc với phụ huynh học sinh. Bạn hãy giữ liên lạc với họ qua các buổi họp gặp mặt phụ huynh học sinh hoặc qua sổ liên lạc. Cho họ biết rằng bạn quan tâm đến ý kiến và quan điểm của họ về việc dạy các em. Bạn cũng có thể kêu gọi sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh trong các sự kiện và các dịp lễ lạt trong trường.[12]
    • Liên lạc với hội cha mẹ học sinh của trường và hỏi xem bạn có thể giúp được gì không.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Hoàn thiện bản thân trong vai trò giáo viên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm sự hỗ trợ của đồng nghiệp.
    Tìm các giáo viên khác trong trường sẵn sàng thảo luận với bạn về việc giảng dạy, thậm chí cho bạn dự giờ giảng của họ. Nếu họ quan tâm, bạn cũng có thể mời họ dự giờ của bạn, sau đó đề nghị họ gợi ý về những gì bạn có thể làm để trở thành người giáo viên tốt hơn.
    • Ví dụ, họ có thể góp ý rằng bạn nên đặt ra mục tiêu rõ ràng hơn. Sau đó, bạn có thể thảo luận với họ về cách làm điều đó như thế nào.
    • Trao đổi tài liệu giảng dạy với đồng nghiệp luôn là ý hay. Cho họ xem định dạng mà bạn dùng để đặt câu hỏi hoặc các bài kiểm tra và đề nghị họ cũng cho xem bản của họ. Cho dù không dạy cùng môn học, bạn cũng có thể học được những điều hữu ích khi nói chuyện với đồng nghiệp về cách giảng dạy.
    • Bạn cũng có thể tìm các cố vấn thông qua các tổ chức giáo dục, thậm chí ở các cuộc hội thảo. Hãy liên lạc với những người mà bạn đã gặp và tìm lời khuyên khi cần.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dành thời gian để suy ngẫm.
    Cuối mỗi học kỳ hoặc một thời gian giảng dạy, bạn hãy ngồi lại và đánh giá những gì làm tốt và những gì chưa tốt. Hãy thành thật với bản thân và suy xét một cách thực tế xem bạn có thể thay đổi điều gì trước khi dạy lại lớp đó lần sau. Nếu đang chuẩn bị cho một khoá học nào đó luôn xảy ra rắc rối, bạn có thể cân nhắc hỏi xin lời khuyên của cố vấn.[13]
    • Ví dụ, bạn có thể nhận thấy học sinh phản ứng tốt hơn đối với các dự án qua phương tiện truyền thông. Nếu vậy, hãy nghĩ xem bạn có thể kết hợp các hoạt động dựa trên phương tiện truyền thông trong lớp không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tận dụng các cơ hội nâng cao chuyên môn.
    Tham dự các cuộc hội thảo về giảng dạy và gặp gỡ các chuyên gia giáo dục. Viết bài về việc giảng dạy và gửi đăng trên báo hoặc tạp chí địa phương. Tham gia xếp loại cho các cuộc thi xếp lớp nâng cao. Hãy không ngừng học hỏi, và rồi bạn sẽ trở thành tấm gương cho học sinh.[14]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Học thuộc tên của học sinh càng nhanh càng tốt. Các em sẽ cảm kích nỗ lực của bạn, rồi bạn sẽ thấy dễ dàng giao tiếp với các em hơn.
  • Đối với các học sinh nhút nhát, bạn hãy khuyến khích các em tham gia bằng các câu hỏi mở. Bám vào các câu hỏi “tại sao” và “như thế nào”.[15]
  • Có thể bạn cảm thấy việc xếp loại bài làm không có nhiều việc để làm như đánh dấu các câu trả lời sai và chấm điểm, nhưng có sự khác biệt lớn giữa một bài làm có các nhận xét hữu ích và giảng giải về các thiếu sót với một bài làm chỉ đầy các dấu mực đỏ.

Cảnh báo

  • Nếu bạn cảm thấy lo ngại về sự an toàn của học sinh nào đó, đừng ngần ngại tìm đến ban giám hiệu hoặc các giáo viên khác để xin lời khuyên hoặc nhờ hỗ trợ. Hãy tin vào trực giác của mình.
  • Cho bản thân thời gian để trở thành người giáo viên tốt nhất trong khả năng của bạn. Đừng kỳ vọng thành công nhanh chóng, và hãy kiên nhẫn với bản thân trong thời gian rèn luyện.[16]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Timothy Linetsky
Cùng viết bởi:
Nhà sản xuất và giáo dục âm nhạc
Bài viết này đã được cùng viết bởi Timothy Linetsky. Timothy Linetsky là DJ, nhà sản xuất và nhà giáo dục âm nhạc đã làm việc với âm nhạc trong hơn 15 năm. Ông đã tạo ra các video YouTube giáo dục tập trung vào sản xuất nhạc điện tử và có hơn 90.000 người đăng ký. Bài viết này đã được xem 30.880 lần.
Trang này đã được đọc 30.880 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo