Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mụn nước là các túi chứa chất lỏng trên bề mặt da, hình thành do ma sát hoặc bỏng. Mụn nước xuất hiện chủ yếu ở bàn tay và bàn chân. Mặc dù hầu hết mụn nước đều tự lành mà không cần điều trị tại nhà, nhưng các mụn nước lớn và đau sẽ cần được trợ giúp. Rất may mắn là có rất nhiều cách để điều trị mụn nước lớn tại nhà và ngăn ngừa mụn nước xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ lần lượt hướng dẫn bạn cách điều trị mụn nước tại nhà, cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên và cách phòng ngừa mụn nước.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Điều trị mụn nước

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để yên mụn nước nếu không đau đớn.
    Phần lớn mụn nước đều lành tự nhiên mà không cần dẫn lưu dịch. Lý do là vì phần da chưa bị vỡ trên mụn nước sẽ hình thành một lớp bảo vệ mụn nước khỏi nhiễm trùng. Sau vài ngày, cơ thể sẽ hút lại chất dịch trong mụn nước (gọi là huyết thanh) và mụn nước sẽ biến mất. Đây là cách xử lý tốt nhất nếu mụn nước không gây đau vì ít có nguy cơ nhiễm trùng.
    • Nếu mụn nước xuất hiện trên bàn tay hoặc nơi ít chịu ma sát, bạn có thể để mụn nước tiếp xúc với không khí cho nhanh lành. Nếu mụn nước xuất hiện ở bàn chân, bạn nên dùng băng gạc hoặc miếng dán moleskin để bảo vệ mụn nước nhưng vẫn thoáng khí.
    • Nếu mụn nước tự vỡ, bạn nên để dịch chảy ra, sau đó làm vệ sinh mụn nước và dùng băng gạc khô vô trùng để băng lại cho đến khi mụn nước lành. Cách này giúp phòng ngừa nhiễm trùng.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dẫn lưu dịch nếu mụn nước gây đau.
    Mặc dù các bác sĩ thường khuyên tránh làm vỡ mụn nước, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần dẫn lưu dịch, đặc biệt nếu mụn nước gây đau nhiều hoặc tức. Ví dụ, vận động viên chạy đua cần dẫn lưu dịch mụn nước lớn ở lòng bàn chân nếu sắp có cuộc thi chạy. Nếu quyết định dẫn lưu dịch mụn nước, bạn cần tuân thủ đúng quy trình để tránh nhiễm trùng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm sạch mụn nước bằng xà phòng và nước.
    Đầu tiên, bạn cần làm sạch vùng da bên trên và xung quanh mụn nước bằng nước ấm và xà phòng. Xà phòng nào cũng được nhưng loại kháng khuẩn là tốt nhất. Bước này giúp loại bỏ mồ hôi hoặc bụi bẩn từ mụn nước trước khi tiến hành dẫn lưu dịch.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Khử trùng kim.
    Chuẩn bị kim nhọn, sạch và khử trùng bằng một trong những cách sau: lau bằng cồn isopropyl; đun trong nước sôi; hơ kim trên ngọn lửa cho đến khi kim chuyển màu cam.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chích mụn nước.
    Dùng kim đã khử trùng để chích xung quanh mụn nước. Dùng miếng gạc sạch hoặc khăn giấy ấn nhẹ lên mụn nước cho dịch chảy ra. Không gỡ phần da còn dính trên mụn nước vì phần da này giúp bảo vệ mụn nước.[2]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thoa thuốc mỡ kháng khuẩn.
    Sau khi dẫn lưu dịch, bạn nên thoa một ít kem hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn lên mụn nước. Bất kỳ sản phầm kháng khuẩn không kê đơn nào cũng giúp ích, ví dụ như Neosporin, Polymyxin B hoặc Bacitracin. Thuốc mỡ giúp tiêu diệt vi khuẩn quanh mụn nước và chống nhiễm trùng, đồng thời ngăn băng gạc dính vào da.[3]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Băng lỏng hoặc đặt gạc che mụn nước.
    Sau khi thoa thuốc mỡ, bạn nên đặt miếng gạc hoặc thuốc dán chứa gel lên mụn nước đã dẫn lưu dịch. Các sản phẩm này giúp ngăn bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào mụn nước hở và giúp bạn dễ chịu hơni khi di chuyển nếu mụn nước ở bàn chân. Bạn nên thay thuốc dán mới mỗi ngày, đặc biệt là nếu thuốc dán trở nên ẩm hoặc bẩn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cắt bỏ phần da chết và băng lại.
    Sau 2-3 ngày, bạn có thể gỡ băng gạc và dùng kéo đã khử trùng để cắt bỏ phần da lỏng đã chết. Tuy nhiên, bạn không nên lột khi da còn dính. Làm vệ sinh vùng da một lần nữa, thoa thuốc mỡ và dùng băng gạc sạch che lại. Mụn nước sẽ lành hoàn toàn sau 3-7 ngày.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Đi khám nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
    Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đã cố tránh. Nếu vậy, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh mạnh (thuốc uống hoặc thuốc thoa) để điều trị nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm: da đỏ và sưng quanh mụn nước, tích tụ mủ, vệt đỏ xuất hiện trên da và sốt.[3]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Sử dụng nguyên liệu tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thoa dầu tràm trà.
    Dầu tràm trà là loại tinh dầu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn. Dầu tràm trà cũng là chất làm se giúp làm khô mụn nước. Bạn có thể nhúng đầu tăm bông vào dầu và thoa lên mụn nước đã được chích hoặc dẫn lưu dịch, mỗi ngày một lần, sau đó dùng băng gạc sạch che lại.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng giấm táo.
    Giấm táo là nguyên liệu tại nhà truyền thống dùng điều trị nhiều vấn đề nhỏ, bao gồm mụn nước. Giấm táo có thể dùng để chống nhiễm trùng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Thoa giấm táo có thể gây xót, vì vậy bạn cần pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 trước khi dùng tăm bông thoa giấm táo lên mụn nước.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử dùng lô hội.
    Nhựa cây lô hội có đặc tính xoa dịu và chữa lành. Lô hội là nguyên liệu kháng viêm và dưỡng ẩm tự nhiên nên rất thích hợp để điều trị mụn nước do bỏng. Bạn có thể sử dụng lô hội bằng cách bẻ lá lô hội và thoa phần gel trong suốt lên trên và quanh mụn nước. Lô hội đặc biệt hữu ích khi mụn nước đã được dẫn lưu dịch, vì nó giúp đầy nhanh quá trình chữa lành.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ngâm mụn nước trong trà xanh.
    Trà xanh có đặc tính kháng viêm tự nhiên nên bạn có thể ngâm mụn nước trong bát hoặc chậu nước trà xanh mát để xoa dịu vùng da sưng, viêm quanh mụn nước.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng vitamin E.
    Vitamin E giúp da lành nhanh hơn và ngăn ngừa sẹo. Vitamin E có bán ở dạng dầu và dạng kem tại các hiệu thuốc. Bạn chỉ cần thoa một ít vitamin E lên mụn nước mỗi ngày để kích thích quá trình chữa lành.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Làm gạc chườm từ hoa cúc La Mã.
    Hoa cúc La Mã có đặc tính xoa dịu và giúp giảm đau do mụn nước sưng. Bạn có thể ủ một tách trà hoa cúc đặc khoảng 5-6 phút. Chờ trà nguội rồi nhúng khăn sạch vào, sau đó vắt bớt nước. Chườm khăn lên mụn nước khoảng 10 phút hoặc đến khi bớt đau.[6]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Ngâm mụn nước trong muối Epsom.
    Muối Epsom giúp làm khô mụn nước chưa vỡ và kích thích chảy dịch. Bạn chỉ cần hòa tan một ít muối trong bồn nước ấm rồi ngâm mụn nước vào. Nên cẩn thận vì nếu mụn nước vỡ ra, muối Epsom có thể gây xót dữ dội.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Phòng ngừa mụn nước

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn giày vừa chân.
    Nhiều mụn nước hình thành do ma sát khi mang giày không vừa chân. Khi chà xát hoặc cọ lên chân, giày sẽ kéo da tới lui, khiến lớp da ngoài tách khỏi lớp da trong, tạo ra một túi nhỏ mà sau đó trở thành mụn nước. Để ngăn mụn nước dạng này, bạn nên mua giày chất lượng cao, vừa chân và giúp chân được thông thoáng.
    • Nếu là vận động viên chạy đua, bạn nên mua giày ở cửa hàng giày chuyên dụng để được chuyên gia tư vấn và đảm bảo mua đúng giày vừa chân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mang đúng vớ (tất).
    Vớ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn nước vì vớ giúp giảm độ ẩm (độ ẩm kích thích hình thành mụn nước) và giảm ma sát. Bạn nên chọn vớ nilông thay cho vớ cotton để giúp chân được thoáng hơn. Vớ sợi - một dạng vớ có chất liệu len pha cũng là lựa chọn phù hợp vì giúp hút ẩm trên bàn chân.[7]
    • Vận động viên chạy đua có thể tìm mua vớ chuyên dụng để tạo độ đệm cho những vùng da dễ bị phồng rộp..
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng sản phẩm giảm ma sát.
    Các sản phẩm này có bán ở dạng không kê đơn và được thoa lên chân trước khi đi hoặc chạy để giảm ma sát và độ ẩm tích tụ. Bạn có thể rắc bột phấn vào vớ trước khi mang để giữ chân được khô ráo, hoặc thoa kem để vớ và giày lướt nhẹ trên da thay vì tạo ma sát.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mang găng tay.
    Mụn nước thường mọc trên bàn tay ở người phải lao động tay chân, ví dụ như khi dùng dụng cụ lao động hoặc xẻng, hoặc khi làm vườn. Bạn có thể tránh mụn nước ở tay bằng cách đeo găng tay bảo hộ khi làm các công việc trên.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thoa kem chống nắng.
    Mụn nước có thể dễ dàng hình thành trên vùng da cháy nắng. Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh bị cháy nắng ngay từ đầu bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao, mặc quần áo dài và nhẹ. Nếu bị cháy nắng, bạn có thể phòng ngừa mụn nước bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, kem dưỡng cho da bị cháy nắng và lotion calamine.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cẩn thận với nhiệt độ và hóa chất.
    Mụn nước có thể hình thành sau khi bị bỏng nước nóng, bỏng hơi, nhiệt khô hoặc hóa chất. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi xử lý các đồ vật nóng như ấm nước hoặc bếp lửa, hoặc khi sử dụng hóa chất, ví dụ như thuốc tẩy.[1]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không được lột da trên mụn nước hay gãi mụn nước để tránh gây kích ứng thêm.
  • Chỉ chạm vào mụn nước bằng dụng cụ đã khử trùng. Nếu không, vi khuẩn và vi trùng có thể gây nhiễm trùng.
  • Tránh để mụn nước tiếp xúc với ánh nắng để mụn nước không bị nung nóng.
  • Cho mụn nước tiếp xúc với không khí để được khô thoáng.
  • Nếu có bóng nước nổi lên, bạn có thể thoa kem kháng nấm (ví dụ như Lotramin) để làm khô bóng nước.
  • Không được chọc thủng mụn nước.
  • Dùng kem trị mụn Asepxia. Nghe có vẻ lạ nhưng sản phẩm này sẽ giúp ích nếu bạn muốn loại bỏ mụn nước.
  • Thoa kem trị mụn lên mụn nước rồi dán miếng dán lên trên.
  • Che chân lại có thể giúp bạn thấy thoải mái hơn.
  • Nếu phương pháp tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến bác sĩ khám trước khi bị nhiễm trùng.

Cảnh báo

  • Không gãi, lột da hoặc chà xát lên mụn nước để tránh gây nhiễm trùng.
  • Đi khám ngay nếu mụn nước chảy ra dịch lỏng không trong suốt. Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể có dấu hiệu ban đầu là mụn nước nhỏ.
  • Không thoa vitamin E khi mụn nước chưa lành. Vitamin E kích thích sản sinh collagen, tuy có tác dụng lành sẹo nhưng sẽ làm chậm quá trình chữa lành da.
  • Mụn nước do bỏng dễ bị nhiễm trùng.
  • Không được đâm thủng hoặc nặn mụn nước chứa máu. Thay vào đó, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
  • Nếu muốn dẫn lưu dịch trong mụn nước, bạn nên cố gắng tạo lỗ nhỏ nhất có thể, khử trùng tay/dụng cụ/mụn nước bằng cồn hoặc ngọn lửa xanh, và dùng kem kháng sinh. Vết nhiễm trùng nhỏ cũng có thể rất nguy hiểm.
  • Áp dụng phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng một cách thận trọng. Các phương pháp trong mục "nguyên liệu tại nhà" đều mang tính ngụy khoa học và không có bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng. Tồi tệ hơn, chúng có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ sản phẩm hay phương pháp điều trị lạ nào.
  • Không "xuyên chỉ" qua mụn nước. Sợi chỉ được để ngoài không khí lâu ngày có thể mang bụi bẩn và vi khuẩn. Hành động xuyên chỉ qua mụn nước đã lành sẽ khiến hàng triệu vi khuẩn xâm nhập và có thể gây nhiễm trùng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 26.978 lần.
Trang này đã được đọc 26.978 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo