Cách để Chữa cứng khớp hàm: Các phương thuốc tự nhiên có lợi không?

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cứng khớp hàm là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng cứng và đau xung quanh các cơ hàm. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này xuất phát từ một vấn đề ở khớp thái dương hàm, khớp chính của hàm. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đây lại là vấn đề phổ biến và bạn có thể tự chữa trị. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cứng hàm cũng là một triệu chứng của bệnh uốn ván, một căn bệnh rất nguy hiểm. Trường hợp này hiếm xảy ra hơn bệnh viêm khớp thái dương hàm nhiều, nhưng nếu bạn bị cứng hàm kèm theo sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi và co thắt ở các cơ khác, hãy tìm dịch vụ cấp cứu ngay lập tức.[1] Nếu triệu chứng chỉ là đau và cứng, có lẽ vấn đề chỉ là viêm khớp thái dương hàm. Trong trường hợp này, bạn có thể thử áp dụng vài mẹo tự chữa trị tại nhà là sẽ thấy đỡ hơn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Giảm đau và cứng

Tải về bản PDF

Nếu bị viêm khớp thái dương hàm gây cứng hàm, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Các triệu chứng thường gặp là đau và cứng ở hàm, kèm theo đó là đau đầu và mệt mỏi. Các nha sĩ thường khuyên sử dụng thuốc kháng viêm không sterod để giảm đau cho đến khi hết viêm, nhưng cũng có một số biện pháp tự nhiên để giúp bạn đối phó với bệnh này.[2] Hãy thử áp dụng các mẹo sau đây để giảm đau và đỡ khó chịu khi bạn bị cứng khớp hàm.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mát-xa để thư giãn khớp hàm và các cơ hàm.
    Bước này có thể giúp bạn giảm cảm giác đau và cứng khi bị viêm khớp hàm.[3]
    • Liệu pháp mát-xa có thể hữu ích trong trường hợp bạn cảm thấy hàm bị siết chặt hoặc không mở to miệng được.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm tê cơn đau bằng cách chườm lạnh.
    Nếu bạn bị đau hàm thì liệu pháp chườm lạnh có thể giúp giảm đau.[4] Áp túi đá hoặc túi chườm lạnh lên mặt gần khớp hàm từng đợt 10 phút. Chườm vài lần trong ngày khi cần.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thư giãn khớp hàm bằng liệu pháp chườm nóng ướt.
    Thử đắp gạc nóng ướt lên mặt khoảng 5-10 phút.[6] Cách này có thể giảm đau và tăng độ linh hoạt cho hàm.
    • Không có nguyên tắc nhất định nào về việc nên chườm lạnh hay chườm nóng để chữa cứng hàm. Nói chung, bạn cứ áp dụng cách nào có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhất.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gọi cho bác sĩ nếu hàm bị “khoá” ở trạng thái mở hoặc đóng.
    Tình trạng hàm bị khoá hoàn toàn khi mở hoặc đóng có thể là một trường hợp nghiêm trọng. Đừng hoảng hốt, nhưng bạn phải hành động nhanh. Hãy gọi cho bác sĩ ngay hoặc đến phòng cấp cứu để được xử lý.[8]
    • Bác sĩ có thể phải dùng tay nắn chỉnh hàm để “mở khoá”. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng bạn sẽ được gây tê để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện thủ thuật.
    • Các biểu hiện đi kèm với cứng khớp hàm như sốt, đổ mồ hôi, tăng huyết áp và tim đập nhanh đều là các triệu chứng của bệnh uốn ván. Hãy nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thả lỏng hàm

Tải về bản PDF

Tình trạng cứng hàm gây rất nhiều áp lực cho các cơ và khớp hàm. Thả lỏng các cơ hàm là một cách hữu hiệu để điều trị cứng khớp hàm và ngăn ngừa xảy ra các vấn đề ở hàm. Điều này đòi hỏi bạn phải lưu tâm trong nếp sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể thử làm theo các lời khuyên sau đây để tránh gây căng thẳng cho hàm khi bị cứng khớp hàm.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn thức ăn mềm để không gây áp lực lên hàm.
    Thức ăn cứng hoặc giòn như bánh quy giòn hoặc hoa quả cứng đòi hỏi hàm phải làm việc nhiều và khiến cơn đau nặng hơn. Hãy ăn các thức ăn mềm như sữa chua, bánh pudding, cơm, trứng, cá hoặc khoai tây nghiền để ngăn ngừa bị viêm nặng hơn.[10]
    • Bạn cũng có thể hấp hoặc nướng hoa quả và rau củ cho mềm để dễ ăn hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn miếng nhỏ để khỏi phải kéo giãn hàm.
    Trước một bữa ăn ngon thì thật là khó kiềm chế, nhưng các miếng thức ăn lớn có thể khiến các cơ hàm phải kéo giãn quá mức. Hãy ăn từng miếng nhỏ hoặc cắt thức ăn thành các mẩu nhỏ để tránh bị đau thêm.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng mở miệng quá lớn khi ăn, khi nói chuyện hoặc ngáp.
    Đôi khi chúng ta dễ phấn khích, nhưng thả lỏng hàm là điều quan trọng khi bạn bị cứng khớp hàm. Tránh mở miệng to đến mức không thoải mái, nếu không, bạn có thể bị viêm nặng hơn.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng để hai hàm răng cắn vào nhau, ngoại trừ lúc ăn.
    Tránh cắn răng trừ khi đang nhai. Hãy để hai hàm răng tách ra một chút để giảm bớt áp lực cho các cơ hàm.[13]
    • Đôi khi bạn vô tình ép sát hai hàm răng vào nhau mà không biết. Nếu nhận ra mình đang làm vậy, bạn hãy tự nhắc mình hãy tách hai hàm răng ra.
    • Thử đặt lưỡi lên trên hàm răng dưới để buộc hai hàm răng phải tách ra.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Không nhai kẹo cao su.
    Cử động nhai buộc hàm phải làm việc quá sức và có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn. Tốt nhất là đừng nhai kẹo cao su.[15]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh nghiến răng hoặc siết hàm.
    Có thể bạn còn không nhận ra mình đang làm vậy, nhưng đó lại là tác nhân chính gây đau hàm. Nếu bạn thường nghiến hoặc gõ hai hàm răng vào nhau, hãy cố gắng bỏ thói quen này.[16]
    • Nếu không thể ngừng nghiến răng, bạn có thể đeo máng bảo vệ răng để đệm cho hàm được êm. Hãy đến nha sĩ để đặt làm máng bảo vệ răng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Giảm căng thẳng để giúp các triệu chứng thuyên giảm.
    Điều này dường như không liên quan, nhưng stress thực sự có thể gây đau hàm. Bạn hãy thử thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng trong đời sống hàng ngày để phòng tránh stress.[17]
    • Một số hoạt động thư giãn như thiền hoặc yoga có thể giúp giảm stress. Hãy thử dành thời gian cho một trong các hoạt động này mỗi ngày để thư giãn.
    • Làm những việc mình yêu thích cũng là cách để giảm căng thẳng.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đeo máng chống nghiến răng ban đêm nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ.
    Nghiến răng ban đêm là vấn đề mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi căng thẳng. Tình trạng này thường khó kiểm soát do đang ngủ, vì vậy bạn có thể dùng máng chống nghiến răng bằng nhựa đeo vào răng để bảo vệ hàm.[18]
    • Nha sĩ có thể phát hiện bạn có tật nghiến răng qua các vết trầy trên răng. Họ sẽ cho bạn biết nếu thấy có các dấu hiệu nghiến răng và đề nghị bạn đeo máng bảo vệ răng.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Tập thể dục hàm để giúp các cơ hàm khoẻ hơn.
    Một số bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh có thể giúp giảm đau và viêm ở hàm. Hãy hỏi nha sĩ về các bài tập có thể giúp ích cho bạn và tập luyện theo đúng hướng dẫn.[19]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Các phương pháp giảm đau thay thế

Tải về bản PDF

Có một số liệu pháp thay thế có thể giúp giảm đau khớp thái dương hàm. Tuy không được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học, nhưng nhiều người nhận thấy các liệu pháp này có hiệu quả, hơn nữa chúng cũng không gây hại gì, do đó bạn có thể thử áp dụng xem có công hiệu không.

  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Châm cứu để giảm căng thẳng.
    Chuyên gia châm cứu có thể giúp làm giảm chứng đau mãn tính như cứng khớp thái dương hàm bằng cách tác động lên các huyệt để giảm căng thẳng. Liệu pháp này không đảm bảo có hiệu quả, nhưng bạn có thể thử xem sao.[21]
    • Bạn nhớ tìm chuyên gia châm cứu có giấy phép và kinh nghiệm để đảm bảo được điều trị đúng chuyên môn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử dùng thực phẩm bổ sung glucosamine.
    Glucosamine là thuốc được ưa chuộng trong điều tri bệnh viêm khớp vì nó giúp tăng cường sức khoẻ của khớp, bao gồm cả khớp thái dương hàm. Bạn có thể thử uống mỗi ngày 1 viên xem có hiệu quả không.[22]
    • Liều dùng thông thường của glucosamine để điều trị viêm khớp là 1,5 g mỗi ngày, nhưng bạn hãy tuân theo hướng dẫn của nhãn hiệu sản phẩm cụ thể.[23]
    • Glucosamine có thể tương tác với thuốc chống đông máu và một số thuốc khác, do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thực phẩm bổ sung canxi và magie để tăng cường sức mạnh của khớp.
    Tuy không có liên hệ rõ ràng nào giữa canxi, magie và khớp thái dương hàm, nhưng một số người có vấn đề về khớp thái dương hàm bị thiếu hụt các khoáng chất này.[24] Nếu bạn không thu nạp đủ canxi và magie qua chế độ ăn, hãy thử uống thực phẩm bổ sung để tăng cường hai khoáng chất này cho cơ thể.[25]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bổ sung vitamin C.
    Vitamin C thực sự có lợi cho sụn trong cơ thể, do đó có thể cũng hiệu quả trong điều trị khớp thái dương hàm. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho tác dụng này, nhưng việc bổ sung vitamin C có thể giúp ích cho bạn.[26]
    Quảng cáo

Thông tin y khoa quan trọng

Hiện tượng bị cứng hàm có thể đáng lo ngại, nhưng hầu hết các trường hợp đều không nghiêm trọng. Tình trạng này thường do viêm khớp thái dương hàm, tức là khớp trong hàm bị viêm. Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đây là vấn đề mà nhiều người gặp phải, và bạn có thể tự chữa trị tại nhà. Lưu ý rằng, tuy hiếm gặp, nhưng hiện tượng cứng khớp hàm có thể là một triệu chứng của bệnh uốn ván, do đó bạn cần tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bị sốt. Nếu không, các biện pháp kiểm soát đau và viêm tại nhà sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu bạn vẫn không thấy đỡ, hãy đến gặp nha sĩ để tìm các phương án điều trị khác.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jennifer Boidy, RN
Cùng viết bởi:
Y tá được hành nghề
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jennifer Boidy, RN. Jennifer Boidy là y tá hành nghề tại Maryland. Cô đã nhận bằng liên kết khoa học về điều dưỡng của trường Cao đẳng Cộng đồng Carroll vào năm 2012. Bài viết này đã được xem 3.527 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 3.527 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo