Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chăm sóc răng miệng tốt là việc làm cần thiết để phòng tránh đau răng và giúp bạn có vẻ ngoài rạng rỡ. Điều này không khó thực hiện, nhưng đòi hỏi bạn phải tạo thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt, áp dụng chế độ ăn lành mạnh và đến nha sĩ để điều trị các vấn đề về răng.[1][2]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thực hành tốt vệ sinh răng miệng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh răng...
    Đánh răng mỗi ngày hai lần. Đánh răng là việc quan trọng và không nên bỏ qua hoặc thực hiện vội vàng. Bạn cần đánh răng ít nhất 2 phút mỗi lần. Thời gian này là đủ để bạn chải kỹ từng chiếc răng.[3]
    • Thay bàn chải đánh răng khi đã mòn. Sau khoảng 3 tháng sử dụng, lông bàn chải sẽ bị cong và giảm tác dụng làm sạch – thực tế là lông bàn chải sẽ trở nên sắc và làm tổn thương lợi, khiến lợi dễ chảy máu hơn. Một chiếc bàn chải mới sẽ giúp cho hàm răng của bạn sạch và sáng bóng.
    • Nếu dùng bàn chải đánh răng điện, bạn cần thay đầu bàn chải cách 3 tháng một lần.
    • Trẻ nhỏ nên bắt đầu đánh răng ngay khi bắt đầu mọc răng sữa. Răng sữa dễ bị sâu, và thói quen đánh răng sẽ dạy cho trẻ cách chăm sóc răng khi răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn.[4]
    • Bạn cũng có thể đem theo bàn chải khi đi học hay đi làm để chải răng nhanh sau bữa trưa. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vụn thức ăn dính vào răng và khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Tuy nhiên bạn không nên đánh răng ngay sau bữa ăn mà hãy chờ nửa tiếng trước khi đánh răng. Thức ăn trong miệng tạo ra a-xít làm mềm men răng khiến cho men răng dễ bị mòn.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng kem đánh răng có chứa fluor.
    Fluor là yếu tố quan trọng vì nó giúp men răng chắc hơn và bảo vệ răng khỏi sâu. Bạn nên tìm nhãn hiệu kem đánh răng có hàm lượng fluor 1.350–1.500 ppm. Trẻ em cũng có thể dùng loại kem đánh răng này, nhưng người lớn nên giám sát để đảm bảo trẻ không nuốt kem. Chỉ dùng một lượng kem nhỏ bằng hạt đậu cho trẻ nhỏ 2-6 tuổi.[6]
    • Kem đánh răng dành cho trẻ em không phải lúc nào cũng có đủ hàm lượng fluor để có hiệu quả ngăn ngừa sâu răng. Hàm lượng fluor ít nhất phải đạt 1.000 ppm mới có tác dụng.
    • Nặn một ít kem đánh răng lên bàn chải và chải khắp bề mặt răng. Nhổ kem ra sau khi đánh răng xong thay vì nuốt xuống.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.
    Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn tích tụ giữa các răng. Khi bắt đầu dùng chỉ nha khoa, lợi của bạn có thể chảy máu chút ít nhưng sẽ hết sau vài ngày.[7]
    • Tốt nhất là bạn nên dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng. Sợi chỉ sẽ làm sạch các mặt răng, giúp cho fluor dễ dàng ngấm vào và giúp làm chắc men răng.
    • Dùng khoảng 45 cm chỉ nha khoa. Quấn chỉ xung quanh ngón tay ở hai bàn tay, sau đó nhẹ nhàng trượt giữa hai chiếc răng. Vòng chỉ xung quanh từng chiếc răng và kéo lên xuống dọc theo chiếc răng. Không ấn quá mạnh khi bạn đang kéo chỉ bên dưới lợi. Động tác này sẽ không gây đau, tuy nhiên bạn có thể bị chảy máu nhẹ, và hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Bước này cũng sẽ giúp giảm tình trạng viêm vi thể.
    • Một số người thấy khó khăn khi dùng chỉ nha khoa. Nếu bạn là một trong số đó, hãy thử dùng bàn chải kẽ răng. Đây là dạng bàn chải nhỏ, dụng cụ có đầu nhọn hoặc que nhỏ có thể đưa vào các kẽ răng mà không phải dùng chỉ dài.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng nước súc miệng.
    Nước súc miệng có thể diệt vi khuẩn và kiểm soát mùi khó chịu. Bạn có thể mua các sản phẩm thương mại pha sẵn hoặc tự pha dung dịch muối tại nhà. Súc miệng với dung dịch ít nhất 2 phút.[9][10]
    • Hòa tan khoảng nửa thìa cà phê muối ăn vào một cốc nước. Muối sẽ tan nhanh hơn trong nước hơi ấm và được khuấy mạnh.
    • Kiểm tra các thành phần của nước súc miệng thương mại pha sẵn. Một số loại nước súc miệng có đặc tính diệt khuẩn hoặc có chứa fluor. Nước súc miệng có thể có hương vị khá mạnh, vì vậy bạn nên chọn loại nào tương đối dễ chịu đối với bạn.
    • Bạn vẫn cần phải đánh răng dù có sử dụng nước súc miệng.
    • Bạn cũng có thể rót nước súc miệng vào máy tăm nước để làm vệ sinh kỹ hơn giữa các kẽ răng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm sạch lưỡi.
    Bạn có thể làm sạch lưỡi bằng cây cạo lưỡi. Nhiều loại bàn chải đánh răng có phần cạo lưỡi ở mặt sau. Nếu cần, thậm chí bạn có thể dùng lông bàn chải để chải lưỡi. Động tác làm sạch lưỡi sẽ giúp loại bỏ các vụn thức ăn và vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.[11]
    • Cạo nhẹ từ sau ra trước dọc theo lưỡi, cẩn thận đừng để bị ọe.
    • Súc miệng khi đã cạo lưỡi xong. Đừng nuốt vi khuẩn mà bạn vừa cạo từ lưỡi ra.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Không hút thuốc.
    Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, các bệnh về lợi, khiến hơi thở hôi và làm ố răng. Thuốc lá cũng làm giảm khả năng tiết nước bọt, khiến cho vi khuẩn sinh sôi trong miệng. Nếu bạn có thói quen hút thuốc, việc cai thuốc lá sẽ cải thiện đáng kể tình trạng vệ sinh răng miệng. Có nhiều nguồn hỗ trợ nếu bạn cần được giúp đỡ trong quá trình cai thuốc lá, bao gồm:[12][13]
    • Các đường dây nóng, dịch vụ tư vấn và các nhóm hỗ trợ
    • Các phương tiện trợ giúp y tế như thuốc men, liệu pháp thay thế nicotine và các cơ sở điều trị nội trú
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Bảo vệ răng với chế độ ăn lành mạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hạn chế tiêu thụ đường.
    Đường bị phân hủy bởi nước bọt và vi khuẩn trong miệng và tạo nên a-xít. Các loại a-xít này làm mòn men răng. Bạn có thể hạn chế tổn thương do hiện tượng này bằng cách giảm ăn đường. Các thực phẩm nên tránh bao gồm:[14][15]
    • Các món ngọt như kẹo, bánh ngọt, kem, bánh nướng, sô cô la hoặc kẹo dẻo
    • Ngũ cốc ăn sáng có đường
    • Trà, cà phê và nước soda có đường
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giảm lượng cồn nạp vào cơ thể.
    Cồn làm hại men răng, từ đó nguy cơ sâu răng cũng tăng lên. Nếu uống rượu bia, bạn chỉ nên uống vừa phải. Khuyến cáo về lượng bia rượu giới hạn trong một ngày là:[16][17]
    • 350ml bia mỗi ngày đối với phụ nữ, và 350-700ml đối với nam giới.
    • Một cốc lớn (350ml) bia độ cồn 5% tương đương 1 cốc rượu vang hoặc một cốc nhỏ rượu mạnh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn những món ăn vặt có tác dụng làm sạch răng.
    Hoa quả và rau tươi, giòn là những món ăn lành mạnh có thể giúp bạn thỏa mãn cơn đói. Mặc dù không thể thay thế được cho việc đánh răng, chúng cũng giúp cạo sạch răng và mát-xa lợi khi ăn. Bạn có thể thử một số thức ăn sau:
    • Táo
    • Bông cải xanh
    • Cà rốt
    • Cần tây
    • Ớt
    • Rau diếp
    • Dưa chuột
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bớt ăn các thức ăn dính.
    Thức ăn dính để lại chất đường bám vào răng và rất khó làm sạch tại các kẽ răng, khiến răng dễ bị sâu. Bạn chỉ nên ăn vừa phải nếu có ăn các loại thức ăn sau đây:[18]
    • Nho khô, mận khô, xoài khô, dứa khô và các loại hoa quả khô khác, đặc biệt là các loại có bọc đường.
    • Kẹo bơ cứng, kẹo dẻo
    • Bánh yến mạch
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm sạch răng với kẹo cao su không đường.
    Việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn. Nước bọt sẽ phân hủy và loại bỏ các vụn thức ăn có thể còn lại trong răng.[19][20]
    • Bạn có thể mua kẹo cao su không đường tại các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi hoặc các hiệu thuốc.
    • Không dùng kẹo cao su có đường để thay thế cho kẹo cao su không đường. Kẹo cao su có đường sẽ để lại một lớp đường trên răng làm tăng nguy cơ sâu răng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm sự chăm sóc nha khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý các dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về răng.
    Rất nhiều rắc rối chỉ khởi phát từ sự khó chịu nhỏ, dần dần tiến triển nặng và khó xử lý hơn. Bạn hãy hẹn với nha sĩ nếu có các biểu hiện sau đây:[21]
    • Đau hoặc sưng trong hàm
    • Răng vĩnh viễn lung lay
    • Lợi đau, chảy máu hoặc sưng khi đánh răng hoặc làm sạch răng bằng chỉ nha khoa
    • Lợi tách ra khỏi răng
    • Răng nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh
    • Hơi thở luôn có mùi khó chịu
    • Đau hoặc khó chịu khi cắn
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhờ chuyên viên vệ sinh răng miệng làm sạch răng giúp bạn.
    Hẹn với chuyên viên nha khoa để được kiểm tra và làm sạch răng sáu tháng một lần. Đưa con đến nha sĩ ngay khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Nha sĩ hoặc chuyên viên nha khoa sẽ:[22]
    • Hướng dẫn bạn cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa sao cho hiệu quả nhất
    • Cạo sạch những mảng bám cứng hình thành ở những vị trí khó làm sạch
    • Kiểm tra lợi và các bệnh về lợi
    • Kiểm tra các lỗ sâu trên răng
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi nha sĩ về phương pháp sơn vecni fluor lên răng và trám bít các hố rãnh trên bề mặt răng.
    Các phương pháp này giúp bảo vệ răng về lâu dài và có thể áp dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em.[23]
    • Vecni fluor có thể sử dụng cách 6 tháng một lần. Chất fluor sẽ được bôi lên răng để làm chắc men răng.
    • Vật liệu trám bít các hỗ rãnh trên răng được sử dụng khoảng 10 năm một lần. Đây là một lớp vật liệu composite mỏng phủ lên răng để tạo bề mặt nhẵn và trơn, bảo vệ các vết nứt trên răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và vụn thức ăn có thể bị kẹt lại.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm dịch vụ chăm sóc răng vừa túi tiền.
    Nhiều người phải bỏ tiền túi cho dịch vụ nha khoa. Bạn có thể tìm các lựa chọn giá cả phải chăng bằng những cách sau:[24]
    • Gọi điện hoặc tìm kiếm trên mạng các website của các bệnh viện uy tín. Nếu ở Mỹ, bạn có thể tìm các website của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, sở Y tế của tỉnh hoặc bang, các trung tâm y tế cộng đồng. Những nơi này có thể mách cho bạn những cơ sở y tế tính phí linh hoạt dựa vào thu nhập của khách hàng.
    • Hỏi các trường đào tạo chuyên viên nha khoa gần nơi bạn ở để tìm kiếm các chương trình điều trị tính phí thấp hoặc các ngày điều trị miễn phí như một cách để thu hút bệnh nhân đến giúp sinh viên thực tập. Nếu ở Mỹ, bạn có thể tìm trên mạng tại trang web của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ hoặc Hiệp hội Chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tu Anh Vu, DMD
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tu Anh Vu, DMD. Vu Tu Anh là nha sĩ được ủy ban chứng nhận, cô điều hành phòng nha khoa tư nhân tại Brooklyn, New York. Tu Anh giúp người lớn và trẻ em mọi lứa tuổi vượt qua nỗi sợ hãi liên quan đến chăm sóc răng. Bác sĩ Tu Anh đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra cách chữa trị ung thư Kaposi Sarcoma và đã trình bày nghiên cứu của cô tại Hội nghị Hinman ở Memphis. Cô nhận bằng tốt nghiệp đại học của Đại học Bryn Mawr và bằng DMD của Trường Nha khoa thuộc Đại học Pennsylvania. Bài viết này đã được xem 2.729 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 2.729 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo