Cách để Cải thiện kỹ năng đọc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhiều người gặp khó khăn trong việc đọc. Để đọc sách hiệu quả, bạn cần có thời gian, sự kiên nhẫn và tập luyện! Điều quan trọng nhất là phải xác định mục đích đọc: xem bản hướng dẫn lắp đồ gỗ sẽ không giống như đọc sách giáo khoa! Một khi đã biết mục đích của mình, bạn có thể chọn phương pháp đọc phân tích vốn chú trọng vào những yếu tố như từ vựng và tốc độ đọc, hoặc áp dụng phương pháp đọc tổng hợp giúp người đọc hiểu sâu hơn về ý nghĩa của bài viết.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Chuẩn bị trước khi đọc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết thể loại bạn đang đọc.
    Hãy tự hỏi bản thân: Bài đọc này thuộc thể loại gì? Đó là bài viết cung cấp thông tin như báo chí, sách giáo khoa, sách hướng dẫn? Hay đó là tác phẩm văn học mang tính sáng tạo/ nghệ thuật như tiểu thuyết hoặc truyện ngắn? Điều này rất quan trọng![1]
    • Ví dụ, nếu bạn đang đọc một bản hướng dẫn (như công thức nấu ăn hoặc lắp ráp), bạn sẽ phải hiểu nghĩa chính xác của từng bước.
    • Nếu đang đọc một văn bản chứa đựng nhiều thông tin như sách giáo khoa, bạn sẽ đọc gần như toàn bộ để biết các thông tin mới mà bạn chưa biết hoặc chưa hiểu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định mục đích đọc.
    Mục đích đọc của bạn sẽ quyết định cách đọc. Ví dụ, đọc tiểu thuyết để làm bài ở lớp có thể sẽ khác với đọc tiểu thuyết để giải trí, vì bạn sẽ phải hiểu và nhớ thay vì chỉ tận hưởng trải nghiệm đọc. Hãy tự hỏi bản thân: Mình đọc để làm gì?
    • Nếu đọc để biết thông tin (chẳng hạn như để hoàn thành công việc hoặc yêu cầu của trường), có lẽ bạn nên dùng phương pháp đọc tổng hợp.
    • Nếu bạn đọc để thực hành phát âm, học từ mới hoặc nghiên cứu ngữ pháp, có lẽ bạn sẽ muốn thử áp dụng phương pháp đọc phân tích.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem lướt qua trước khi bắt đầu đọc.
    Bất kể mục đích đọc của bạn là gì, sẽ rất hữu ích nếu bạn dành vài phút để xem qua tác phẩm. Hãy xem bài đọc có cấu trúc và được trình bày như thế nào. Đó là những cách dễ dàng để giúp bạn hiểu hơn.[2]
    • Bài đọc có nhan đề không?
    • Bài đọc có phần mục lục để bạn xem qua không?
    • Bài đọc có được chia thành nhiều phần không?
    • Bài đọc có thêm các “phần phụ” như các từ khoá in đậm, hình mình hoạ hoặc biểu đồ không?
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Phương pháp đọc phân tích

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Áp dụng phương...
    Áp dụng phương pháp đọc phân tích nếu bạn muốn thực hành những quy tắc cơ bản và học từ vựng. Phương pháp đọc phân tích tập trung nhiều hơn vào từng chi tiết trong bài đọc. Nếu muốn luyện tập phát âm, nghiên cứu ngữ pháp hoặc học từ vựng, bạn nên đọc chậm và tập trung hơn vào từng từ và câu.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chỉ tìm ý chính của bài đọc.
    Với phương pháp đọc phân tích, không phải lúc nào bạn cần phải hiểu sâu về ý nghĩa. Bạn chỉ cần cố gắng nắm được ý chính của bài đọc. Trong khi đọc, bạn sẽ tập trung hơn vào các chi tiết như chính tả, phát âm và nhịp điệu của các câu.[4]
    • Đừng cố nghiền ngẫm những phần bạn không hiểu lắm. Nếu bạn có thể tóm tắt ý chính của nội dung đang đọc thì mọi thứ đều ổn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đọc thành tiếng.
    Phương pháp này có thể cải thiện kỹ năng đọc vì nó giúp bạn tập trung vào bài đọc qua hai cách: bằng mắt khi bạn nhìn vào câu từ và bằng tai khi bạn nghe những câu từ đó. Đọc thành tiếng cũng là điều cốt yếu nếu bạn đang thực hành phát âm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cố gắng đoán nghĩa của tất cả các từ mới.
    Khi bạn gặp một từ mới, đừng ngay lập tức mở từ điển. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng đoán nghĩa của từ đó dựa vào các từ xung quanh nó (ngữ cảnh).[5]
    • Ví dụ, giả sử bạn đang đọc câu sau đây và muốn biết từ "bi quan" có nghĩa là gì: Mẹ tôi luôn vui vẻ và lạc quan, trái ngược hoàn toàn với anh tôi, một người luôn bi quan.
    • Trong câu trên, bạn có thể hiểu rằng "bi quan" trái nghĩa với vui vẻ, tức là buồn rầu và bực bội.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Viết ra các từ mới mà bạn muốn học.
    Khi gặp một từ mà bạn không đoán được nghĩa của nó, hãy viết ra và tra nghĩa của nó trong cuốn từ điển tốt. Bằng cách này, bạn cũng học được các từ mới sau khi đọc.[6]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đọc càng thường xuyên càng tốt.
    Càng đọc nhiều thì bạn sẽ càng thấy dễ dàng hơn. Mỗi ngày tập luyện tối thiểu 15 -30 phút, rồi bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn như thế nào.[7]
    • Hãy đọc bất cứ thứ gì bạn thích nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng đọc cơ bản.
    • Bạn sẽ tự tin hơn khi đọc lại những gì đã đọc.
    How.com.vn Tiếng Việt: Soren Rosier, PhD

    Soren Rosier, PhD

    Giáo viên & Nhà nghiên cứu giáo dục
    Soren Rosier là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Giáo dục sau đại học thuộc Đại học Stanford. Ông nghiên cứu cách trẻ em dạy nhau và cách đào tạo giáo viên ngang hàng hiệu quả. Trước khi bắt đầu học tiến sĩ, ông là giáo viên trung học tại Oakland, California và là nhà nghiên cứu tại SRI International. Ông đã nhận được bằng tốt nghiệp đại học của Đại học Harvard vào năm 2010.
    How.com.vn Tiếng Việt: Soren Rosier, PhD
    Soren Rosier, PhD
    Giáo viên & Nhà nghiên cứu giáo dục

    Hãy khôn ngoan khi chọn sách để đọc.Nghiên cứu sinh và cựu giáo viên Soren Rosier cho biết: "Cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng đọc là đọc thật nhiều một cách thoải mái. Hãy tìm những cuốn sách mà bạn thích và phù hợp với trình độ của bạn. Nếu cuốn sách khó đến mức bạn phải vật lộn mới nuốt nổi thì bạn sẽ không có hứng thú để đọc."

    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Đọc tổng hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử áp dụng phương pháp đọc tổng hợp nếu bạn muốn đọc để hiểu.
    Phương pháp này có hiệu quả khi bạn muốn hiểu nghĩa của nội dung đang đọc. Phương pháp đọc tổng hợp tập trung vào nội dung tổng thể và phù hợp nhất khi bạn đọc sách giáo khoa, đọc một bài báo để lấy thông tin hoặc đọc sách để làm bài tập ở lớp.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ghi chú trong khi đọc.
    Nếu muốn đọc để hiểu một vấn đề nào đó ở một mức độ sâu hơn, chẳng hạn như đọc sách giáo khoa, bạn nên đọc một cách chủ động hơn. Hãy lấy vở ra và ghi chép những nội dung quan trọng trong khi đọc.[9]
    • Ví dụ, bạn có thể ghi các gạch đầu dòng để tóm tắt các ý chính.
    • Nếu có các thuật ngữ hoặc ngày tháng quan trọng trong bài đọc, bạn cũng nên viết ra.
    • Nếu có phần nào không hiểu, bạn hãy ghi ra các câu hỏi và sau đó xem lại.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ghi chú vào bài đọc.
    Nếu có thể viết hoặc đánh dấu vào cuốn sách đang đọc thì cách này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn. Ví dụ, bạn có thể gạch dưới hoặc tô đậm các đoạn quan trọng, khoanh tròn các thuật ngữ và ghi chú bên lề sách.[10]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem lại bài đọc bằng cách ghi tóm tắt.
    Thỉnh thoảng, bạn nên ngừng đọc và viết vài câu tóm tắt lại những nội dung vừa đọc. Ghi lại các ý chính bằng lời của mình là một cách để kiểm tra xem bạn có hiểu những gì đang đọc không. Đọc lại lần nữa cũng giúp bạn nhớ được những nội dung đã đọc.[11]
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tóm tắt hoặc nhớ lại bất cứ phần nào đó, hãy đọc lại lần nữa.
    • Bạn cũng có thể thử viết tóm tắt theo dạng dàn ý thay vì viết những câu văn đầy đủ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận biết những từ khoá và các khái niệm quan trọng.
    Khi bắt gặp một từ hoặc khái niệm có vẻ như quan trọng đối với ý nghĩa của bài đọc, bạn hãy ghi lại. Nếu bạn đang đọc sách giáo khoa, những từ này có thể được nhấn mạnh bằng chữ in đậm hoặc được in trong phần từ vựng riêng biệt. Bạn có thể viết các từ hoặc khái niệm đó để học sau, thậm chí làm một bộ thẻ học.[12]
    • Nếu có một từ hoặc khái niệm nào đó có vẻ quan trọng nhưng không được định nghĩa rõ ràng trong bài đọc, bạn có thể tra nghĩa của nó trong từ điển hoặc bách khoa toàn thư (cả trực tuyến và sách in).
    • Những từ ngữ được lặp đi lặp lại cũng là một dấu hiệu cho biết tầm quan trọng của chúng đối với bài đọc và đáng để tra cứu.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Giữ tập trung và động lực

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đọc cùng với một người bạn.
    Đọc sách sẽ là trải nghiệm dễ dàng và thú vị hơn nếu bạn không đọc một mình. Ví dụ, bạn và người bạn đó có thể cùng đọc một phần trong sách và sau đó thảo luận về nội dung đó để đảm bảo là cả hai đều hiểu những ý chính.[13]
    • Để cải thiện kỹ năng đọc thành tiếng, bạn có thể bắt cặp với ai đó có kỹ năng đọc tốt. Khi bạn của bạn đọc, hãy nghe cách phát âm, tốc độ đọc và nhịp điệu của họ. Sau đó là đến lượt bạn đọc và hỏi ý kiến phản hồi của bạn mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn môi trường đọc phù hợp.
    Nếu muốn hoàn toàn tập trung khi đọc, bạn cần tránh xa ti vi, âm nhạc, điện thoại và những người hay nói chuyện. Những thứ gây phân tâm đó sẽ khiến bạn khó tập trung, mất nhiều thì giờ và gây bực bội.
    • Nếu có thể, bạn nên chọn nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng và có bàn ghế thoải mái.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thước chặn nếu bạn khó tập trung vào trang sách.
    Dùng thước, thẻ đánh dấu sách hoặc một mảnh giấy nhỏ đặt lên trang sách đang đọc. Đặt thước dưới một dòng để đọc, sau đó trượt xuống để đọc dòng dưới và cứ thế tiếp tục. Như vậy bạn sẽ dễ kiểm soát hơn khi đọc.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đọc những thứ bạn thích nếu được lựa chọn.
    Chắc chắn là bạn sẽ có nhiều động lực hơn khi đọc một bài viết mà bạn thực sự quan tâm. Nếu bạn có thể chọn sách hoặc những bài đọc, hãy tìm những chủ đề mà bạn yêu thích.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Theo dõi sự tiến bộ của bản thân.
    Ghi chép lại những thứ như danh sách các cuốn sách hoặc bài viết mà bạn đã đọc và thời gian đọc mỗi ngày. Khi nhìn lại những điều mình đã đạt được, bạn sẽ có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực. [15]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Soren Rosier, PhD
Cùng viết bởi:
Giáo viên & Nhà nghiên cứu giáo dục
Bài viết này đã được cùng viết bởi Soren Rosier, PhD. Soren Rosier là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Giáo dục sau đại học thuộc Đại học Stanford. Ông nghiên cứu cách trẻ em dạy nhau và cách đào tạo giáo viên ngang hàng hiệu quả. Trước khi bắt đầu học tiến sĩ, ông là giáo viên trung học tại Oakland, California và là nhà nghiên cứu tại SRI International. Ông đã nhận được bằng tốt nghiệp đại học của Đại học Harvard vào năm 2010. Bài viết này đã được xem 13.077 lần.
Chuyên mục: Giáo dục
Trang này đã được đọc 13.077 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo