Cách để Điều trị vết bọ đốt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tất cả các loài bọ hay cắn như muỗi, ruồi đen, ruồi trâu, bọ chét, mạt, bọ đỏ, rệp giường, ve, v.v... không loài nào hay ho cả. Mặc dù bản thân vết cắn hay vết đốt không quá khủng khiếp nhưng vết sưng và cơn ngứa sau đó lại có thể vô cùng khó chịu. Rất may mắn là có nhiều phương pháp (có thể sử dụng vật liệu y tế hoặc không) mà bạn có thể áp dụng để giảm đau ngứa do vết bọ đốt và cuối cùng là loại bỏ hoàn toàn vết đốt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Điều trị vết bọ đốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm vệ sinh vết đốt.
    Điều đầu tiên là bạn cần làm vệ sinh sạch sẽ vị trí bị đốt. Dùng xà phòng và nước ấm để rửa vết đốt. Nếu vết đốt bị sưng, bạn có thể chườm túi chườm lạnh hoặc túi đá viên lên để giảm sưng. Cảm giác lạnh cũng sẽ tạm thời giúp giảm đau và ngứa. [1]
    • Chườm túi chườm lạnh hoặc túi đá viên tối đa 10 phút một lần. Sau 10 phút, lấy túi chườm ra và nghỉ khoảng 10 phút. Tiếp tục như vậy trong thời gian tối đa 1 tiếng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không gãi vết đốt.
    Vết bọ đốt thường sẽ ngứa và bạn sẽ muốn gãi, nhưng đừng làm vậy. Cố gắng hết sức để kiềm chế không gãi. Không may là hành động gãi có thể gây nhiễm trùng khiến vấn đề tồi tệ hơn.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thoa lotion và kem chống ngứa.
    Nếu vết đốt vẫn ngứa, bạn có thể thoa lotion Calamine - một loại thuốc kháng histamine thoa ngoài - hoặc kem corticosteroid để giảm cơn ngứa. Tất cả các loại kem và lotion đều bán ở hiệu thuốc không cần toa bác sĩ. Nếu không chắc chắn nên dùng loại nào là tốt nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc.
    Bạn có thể uống acetaminophen (ví dụ như Tylenol), ibuprofen (ví dụ như Advil) hoặc thuốc kháng histamine (ví dụ như Claritin) nếu cần giảm đau hoặc ngứa.[4]
    • Nếu đang uống thuốc chữa dị ứng hàng ngày, bạn nên cẩn thận nếu muốn uống thêm thuốc kháng histamine. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ xem có thể tăng liều dùng hoặc kết hợp an toàn với một loại thuốc khác không.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng hỗn hợp muối nở.
    Hòa nước ấm với muối nở trong bát cho đến khi tạo thành hỗn hợp bột nhão. Thoa hỗn hợp trực tiếp lên vết bọ đốt. Cách này giúp giảm ngứa tạm thời. Rửa sạch hỗn hợp muối nở sau 15-20 phút. [5]
    • Nói chung, hỗn hợp này bao gồm 3 phần muối nở và 1 phần nước.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cân nhắc dùng bột làm mềm thịt.
    Trộn bột làm mềm thịt không gia vị với nước ấm cho đến khi tạo thành hỗn hợp bột nhão. Thoa hỗn hợp trực tiếp lên vết bọ đốt để giảm ngứa. Rửa sạch hỗn hợp sau 15-20 phút. [6]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Dùng túi trà ướt.
    Ngâm túi trà vào nước ấm trong một thời gian ngắn rồi chườm túi trà ướt lên vết bọ đốt để giảm ngứa. Nếu dùng túi trà trước đó được pha để uống, bạn cần đảm bảo túi trà đủ nguội trước khi chườm lên da. Để túi trà trên da khoảng 15-20 phút.[7]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cắt nhỏ một ít rau củ hoặc hoa quả.
    Có nhiều loại rau củ quả chứa các enzyme có thể giúp giảm sưng và giảm ngứa. Thử một trong các loại rau củ quả sau:[8]
    • Đu đủ - Đắp một lát mỏng lên vết bọ đốt khoảng 1 tiếng.
    • Hành tây - Chà một lát hành tây lên vết bọ đốt.
    • Tỏi - Nghiền nhuyễn một tép tỏi rồi đắp tỏi lên vết bọ đốt.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Ngâm vết đốt trong giấm táo.
    Ngay sau khi bị bọ đốt, bạn cần ngâm vết đốt vào giấm táo (nếu có thể) khoảng vài phút. Nếu vết đốt vẫn gây khó chịu, có thể đổ giấm táo lên viên bông gòn rồi dùng băng cá nhân dán bông gòn lên trên vết đốt. [9]
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Nghiền một viên aspirin.
    Dùng thìa hoặc chày cối để nghiền/giã một viên aspirin. Thêm vào một ít nước để bột thành hỗn hợp bột nhão rồi thoa lên vết đốt. Bạn có thể để hỗn hợp trên da (tương tự như khi thoa lotion Calamine) và rửa sạch trong lần tắm tiếp theo.[10]
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Dùng tinh dầu tràm trà.
    Nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm trà lên vết đốt mỗi ngày một lần. Cách này không giúp giảm ngứa nhưng có thể giúp giảm và hết sưng.[11]
    • Bạn cũng có thể dùng 1-2 giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu bạc hà để giảm ngứa.
  12. How.com.vn Tiếng Việt: Step 12 Tìm sự trợ giúp từ chuyên viên liệu pháp vi lượng đồng căn.
    Có nhiều liệu pháp vi lượng đồng căn đã được chứng minh là có hiệu quả đối với vết bọ đốt. Tuy nhiên, việc nên dùng liệu pháp nào và với liều lượng bao nhiêu sẽ khác nhau tùy từng người. Bạn nên đến gặp chuyên viên liệu pháp vi lượng đồng căn hoặc cửa hàng liệu pháp vi lượng đồng căn để được hỗ trợ trong việc lựa chọn liệu pháp tốt nhất.[12]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Xử lý vết ve đốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm ve.
    Ve sống ngoài trời và rất nhỏ. Khác với các loại bọ khác, chúng không chỉ cắn rồi bỏ đi mà thường bám vào da rồi tiếp tục sống trên cơ thể người. Chúng thích trú ngụ ở các ngóc ngách nhỏ, nhiều lông/tóc như da đầu, sau tai, trong nách hoặc bẹn, giữa các ngón tay và ngón chân. Khi tìm ve, bạn nên bắt đầu từ các vị trí này và kiểm tra toàn bộ cơ thể cho chắc chắn.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Loại bỏ ve.
    Bạn cần phải loại bỏ ve khỏi cơ thể. Người bị ve cắn thường cần sự hỗ trợ của người khác, đặc biệt là nếu ve trốn ở vị trí khó với đến. Không dùng tay trần để chạm vào ve. [14]
    • Nếu ở một mình, lo lắng, không chắc chắn hoặc không có công cụ phù hợp, bạn nên đến chuyên viên y tế để được giúp loại bỏ ve. Trừ khi xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn không cần nhập viện cấp cứu.
    • Dùng nhíp gắp lấy con ve ở phần miệng hoặc đầu của nó.
    • Gắp con ve càng sát da càng tốt.
    • Không dùng nhíp vặn người con ve.
    • Kéo con ve ra từ từ và nhẹ nhàng theo đường thẳng, không vặn.
    • Không dùng những thứ như sáp mỡ dưỡng ẩm, dung môi, dao hoặc diêm.
    • Nếu con ve bị đứt ra nhiều mảnh, bạn cần đảm bảo loại bỏ mảnh còn sót lại trên da.
    • Không vứt bỏ ve, ngay cả khi xác ve đã đứt rời ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ con ve lại.
    Phải, bạn nên tạm thời giữ lại xác con ve. Loài ve có thể mang các bệnh như bệnh Lyme, do đó bạn cần kiểm tra xác ve nếu có dấu hiệu bệnh hoặc ngay cả khi không có dấu hiệu. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, có thể bạn cần được điều trị y tế thêm.[15]
    • Cho xác ve vào túi ni lông hoặc hộp đựng nhỏ (ví dụ như hộp đựng thuốc rỗng,…)
    • Nếu ve còn sống, bạn có thể cất ve trong tủ lạnh tối đa 10 ngày.[16]
    • Nếu ve đã chết, bạn hãy cất ve trong tủ đông tối đa 10 ngày.
    • Vứt đi nếu không thể đem ve đi xét nghiệm trong vòng 10 ngày. Ve đông lạnh hoặc cất trong tủ lạnh quá 10 ngày không có giá trị xét nghiệm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến bác sĩ khám.
    Nếu ve bám sâu vào trong da hoặc chỉ được gắp bỏ một phần, bạn cần đến gặp bác sĩ để được giúp loại bỏ ve. Ngoài ra, bạn cũng cần đến bác sĩ khám nếu có triệu chứng bệnh Lyme.[17]
    • Dấu hiệu ban đầu phổ biến nhất của bệnh Lyme là phát ban dạng "mắt bò".
    • Các triệu chứng khác của bệnh Lyme là: mệt mỏi, sốt hoặc ớn lạnh, đau đầu, co thắt hoặc suy nhược, tê hoặc ngứa ran, sưng hạch bạch huyết và/hoặc phát ban trên da.[18]
    • Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: suy giảm chức năng nhận thức, rối loạn hệ thần kinh, triệu chứng viêm khớp và/hoặc nhịp tim bất thường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa sạch vết ve đốt.
    Dùng xà phòng và nước để rửa vết ve đốt. Thoa một ít sản phẩm sát trùng lên vết đốt để khử trùng. Bạn có thể dùng cồn isopropyl, nước rửa tay, v.v… Đảm bảo rửa tay sạch sau khi rửa vết ve đốt.[19]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đem con ve đi xét nghiệm.
    Công việc xét nghiệm thường được chuyên viên y tế cộng đồng tiến hành. Bạn nên hỏi trạm y tế gần nhà xem họ có xét nghiệm ve không. Phòng xét nghiệm sức khỏe cộng đồng sẽ bắt đầu bằng việc xác định loại ve vì chỉ có một số loại ve mang bệnh. Nếu con ve được gửi đến thuộc loại đáng lo ngại, chuyên viên có thể tiến hành các xét nghiệm hoặc gửi mẫu ve đến phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia để xét nghiệm thêm.[20]
    • Nếu trạm y tế gần nhà không xét nghiệm ve, bạn có thể gửi mẫu ve trực tiếp đến phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Tuân thủ hướng dẫn gửi mẫu xét nghiệm của phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
    • Nếu trạm y tế gần nhà có xét nghiệm ve, bạn cần tuân thủ quy trình nộp mẫu ve để tiến hành xét nghiệm. Tham khảo thông tin trên trang mạng để biết thêm hướng dẫn chi tiết.[21]
    • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng nhưng còn chờ kết quả xét nghiệm ve, bạn cần tiến hành điều trị ngay và nên nhớ xét nghiệm có thể đưa ra kết quả âm tính sai hoặc thậm chí bạn bị một loại ve khác đốt mà không biết.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Ngăn ngừa bọ đốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không dùng các sản phẩm có hương thơm.
    Một số loại bọ bị thu hút bởi một số mùi hương nào đó hoặc những mùi không quen thuộc với chúng. Tránh dùng nước hoa hoặc lotion và kem có hương thơm khi ra ngoài trời.[22]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng sản phẩm chống côn trùng.
    Sản phẩm chống côn trùng có ở dạng xịt và lotion. Xịt hoặc thoa sản phẩm chống côn trùng trước khi ra ngoài để ngăn bọ tiếp xúc với cơ thể ngay từ đầu. Sản phẩm xịt dễ che phủ toàn thân hơn và cũng có thể dùng xịt trực tiếp lên quần áo. Tuy nhiên lotion lại có thể dùng thoa trực tiếp lên da và tập trung vào những vùng da hở.[23]
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng lotion chống côn trùng xem có thể thoa lên mặt không. Tuyệt đối không thoa gần mắt.
    • Sản phẩm chống côn trùng chứa DEET là hiệu quả nhất.
    • Chờ ít nhất 30 phút sau khi thoa kem chống nắng rồi mới thoa sản phẩm chống côn trùng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mặc quần áo bảo vệ.
    Bên cạnh việc mặc áo dài tay và quần dài, bạn có thể mặc trang phục được thiết kế đặc biệt để chống côn trùng. Trang phục đặc biệt bao gồm mũ có lưới mỏng phủ xuống mặt, cổ và vai. Nếu bạn đến nơi có nhiều bọ, cách này có thể sẽ tốt hơn so với việc dùng sản phẩm chống côn trùng.[24]
    • Bạn có thể nhét gấu quần vào trong vớ (tất) để ngăn bọ cắn mắt cá chân.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dọn sạch nước đọng.
    Các vũng nước, rãnh nước tù đọng hoặc không lưu thông có thể là môi trường sinh sản của muỗi. Nếu có nước đọng trong nhà, bạn cần dọn sạch để ngăn ngừa muỗi. Nếu ở ngoài trời, bạn nên tránh những khu vực có nước lặng nếu có thể.[25]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thắp nến sả.
    Nến làm từ sả, linalool và geraniol đều được chứng minh là có tác dụng xua đuổi bọ, chủ yếu là muỗi. Trên thực tế, có nghiên cứu cho thấy sả giúp giảm lượng muỗi cái trong khu vực lên đến 35%, linalool giảm đến 65% và geraniol giúp giảm đến 82%.[26]
    • Thậm chí người ta còn sản xuất các huy hiệu hương sả để gắn trên quần áo.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tạo dung dịch chống côn trùng từ tinh dầu.
    Có một số loại tinh dầu có tác dụng chống bọ và khi hòa với nước có thể thoa lên da để xua đuổi bọ. Bạn cũng có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu thay vì thắp nến.[27]
    • Các loại tinh dầu có hiệu quả trong việc chống bọ gồm có: khuynh diệp, đinh hương, sả, tinh dầu hoặc kem neem (sầu đâu), gel tinh dầu long não và tinh dầu bạc hà.
    • Nếu thoa dung dịch trực tiếp lên da, bạn cần cẩn thận tránh thoa vào mắt.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Xác định nên làm gì

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết triệu chứng bọ đốt.
    Có vẻ như điều này khá hiển nhiên, nhưng bạn cần đảm bảo đó là vết bọ đốt chứ không phải do thứ gì khác gây ra, ví dụ như thường xuân độc. Bên cạnh đó, một số triệu chứng có thể tương tự như các bệnh lý khác, đặc biệt là nếu bạn dị ứng với loại bọ vừa cắn mình.[28]
    • Các triệu chứng sau thường xuất hiện gần hoặc trên vết bọ cắn thực sự: đau, sưng, đỏ, ngứa, ấm, nổi mề đay và/hoặc xuất huyết ít. Người bị đốt có thể xuất hiện một, một vài, tất cả các triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào, tùy vào phản ứng riêng của mỗi người đối với từng loại bọ và vết đốt cụ thể.[29]
    • Các triệu chứng sau nghiêm trọng hơn và có thể là phản ứng dị ứng với vết bọ đốt đe dọa đến tính mạng: ho, ngứa cổ họng, căng cổ họng hoặc ngực, khó thở, khò khè, buồn nôn hoặc nôn mửa, choáng váng hoặc ngất xỉu, đổ mồ hôi, hồi hộp và/hoặc ngứa và phát ban ở vị trí khác trên cơ thể ngoài vết đốt.[30]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết khi nào là tình huống khẩn cấp.
    Nếu nạn nhân bị bọ đốt trong miệng, mũi hoặc cổ họng, hoặc có thể xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn hãy gọi cấp cứu 115 hoặc đưa đối tượng đến phòng cấp cứu ngay. Người có các dấu hiệu trên cần được can thiệp y khoa để có thể thở được và sẽ cần một số loại thuốc để giảm triệu chứng (ví dụ như thuốc epinephrine, corticosteroid,…).[31]
    • Nếu có bệnh dị ứng với loài bọ nào đó, người bị bọ đốt có thể mang theo bút EpiPen (thuốc tiêm mang theo người để tiêm epinephrine). Trong trường hợp đó, bạn cần làm theo hướng dẫn ghi trên bút để tiêm thuốc cho nạn nhân ngay lập tức. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm hướng dẫn cách dùng bút EpiPen trên trang mạng bán sản phẩm.
    • Nạn nhân vẫn cần được đưa đến bác sĩ ngay cho dù đã tiêm epinephrine.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết khi nào nên đến bác sĩ khám lại.
    Người bị bọ đốt không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hoặc không bị bọ đốt trong đường hô hấp) có thể tạm ổn. Nếu đối tượng bắt đầu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn cần đưa đến bác sĩ khám để được điều trị thêm.[32]
    • Nhiễm trùng thứ cấp do ngứa và gãi gây vết rách trên da và bị vi khuẩn xâm nhập. Da là lớp bảo vệ đầu tiên chống lại nhiễm trùng.
    • Đau hoặc ngứa dai dẳng, sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng ở vết bọ đốt.
    • Nếu bị nhiễm trùng, đối tượng sẽ cần uống kháng sinh để chống nhiễm trùng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bị loài côn trùng biết bay như ong mật hoặc ong bắp cày đốt, bạn cần đảm bảo gắp ngòi ra khỏi da trước khi áp dụng các liệu pháp nêu trên. Có thể dùng nhíp để gắp nếu dùng ngón tay không được. [33]
  1. http://www.besthealthmag.ca/best-you/home-remedies/natural-home-remedies-insect-and-spider-bites
  2. http://www.besthealthmag.ca/best-you/home-remedies/natural-home-remedies-insect-and-spider-bites
  3. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/insect-bites-and-stings
  4. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  5. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  6. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  7. http://healthycanadians.gc.ca/diseases-conditions-maladies-affections/disease-maladie/lyme/ticks-removal-enlever-tiques-eng.php
  8. http://healthycanadians.gc.ca/diseases-conditions-maladies-affections/disease-maladie/lyme/ticks-removal-enlever-tiques-eng.php
  9. http://healthycanadians.gc.ca/diseases-conditions-maladies-affections/disease-maladie/lyme/symptoms-symptomes-eng.php
  10. http://healthycanadians.gc.ca/diseases-conditions-maladies-affections/disease-maladie/lyme/ticks-removal-enlever-tiques-eng.php
  11. http://healthycanadians.gc.ca/diseases-conditions-maladies-affections/disease-maladie/lyme/ticks-removal-enlever-tiques-eng.php
  12. http://www.doh.wa.gov/Portals/1/Documents/Pubs/333-179.pdf
  13. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/insect-bites-and-stings
  14. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/insect-bites-and-stings
  15. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/insect-bites-and-stings
  16. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/insect-bites-and-stings
  17. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/insect-bites-and-stings
  18. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/insect-bites-and-stings
  19. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  20. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  21. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  22. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  23. http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/adult/pediatrics/bites_and_stings_insects_85,p01032/
  24. http://www.medicinenet.com/bug_bite_treatment-page2/views.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 1.212 lần.
Trang này đã được đọc 1.212 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo