Cách để Điều trị khối tụ máu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hematoma là thuật ngữ y học chỉ khối tụ máu rỉ ra từ các mạch máu bị tổn thương. Không như các vết bầm tím, khối tụ máu thường kèm theo hiện tượng sưng đáng kể.[1] Độ nặng nhẹ của khối tụ máu tùy thuộc hoàn toàn vào vị trí của nó. Một số trường hợp cần được dẫn lưu bằng phương pháp y khoa và có thể phải mất một thời gian dài mới lành. Bạn nên đi khám ngay nếu các khối tụ máu ở vị trí trên đầu hoặc gần các cơ quan nội tạng.[2] Không tự điều trị các dạng tụ máu như trên tại nhà. Các khối tụ máu dưới da ở cánh tay và chân có thể điều trị tại nhà sau khi đã được bác sĩ đánh giá để đảm bảo không xảy ra các biến chứng nào khác.[3]

Phần 1
Phần 1 của 2:

Điều trị khối tụ máu tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thực hiện phương pháp R.I.C.E.
    R.I.C.E. là những chữ cái đầu viết tắt của các từ tiếng Anh Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (gạc ép) và Elevation (nâng cao). Các bước này có thể dùng để điều trị khối tụ máu trên cánh tay hoặc chân tại nhà và cần thực hiện hàng ngày để có kết quả tốt nhất.[4]
    • Cố gắng áp dụng phương pháp R.I.C.E. ngay khi khối tụ máu xuất hiện để tối đa hóa hiệu quả hồi phục và chữa lành.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Duy trì trạng thái nghỉ ngơi ở tay hoặc chân.
    Bạn cần để yên vùng tổn thương trong 24-72 tiếng đầu tiên khi khối tụ máu xuất hiện. Cách này sẽ ngăn ngừa chảy máu thêm và giúp làm lành vùng bị thương.[5]
    • Một số bác sĩ khuyến nghị rằng bạn nên để cho các chi có khối tụ máu nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào kích thước của khối tụ máu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chườm đá lên vùng tổn thương mỗi ngày nhiều lần, mỗi lần 20 phút trong 48 giờ đầu.
    Quấn túi đá trong khăn và chườm lên da, hoặc dùng đá mát-xa trên chân hoặc tay bị thương. Cách này sẽ giúp giảm đau và sưng ở khối tụ máu.[6]
    • Để mát-xa bằng đá, bạn hãy đông lạnh nước trong cốc nhựa xốp. Lót một mảnh vải lên vùng tổn thương và cầm cốc đá áp lên.
    • Không bao giờ được chườm đá hoặc túi đá trực tiếp lên da, vì điều này sẽ tăng nguy cơ bỏng lạnh.
    • Sau 48 tiếng đầu tiên, bạn có thể chườm gạc nóng, chẳng hạn như tấm sưởi hoặc một chiếc khăn thật ấm, 2-3 lần mỗi ngày để giúp cơ thể hút lại lượng máu trong khối tụ máu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng băng ép để giảm sưng.
    Dùng băng quấn hoặc băng ép đàn hồi băng lên khối tụ máu cho đến khi bớt sưng. Bạn có thể tìm mua băng quấn và băng ép đàn hồi tại các hiệu thuốc.[7]
    • Bạn cần duy trì băng ép trên vùng tổn thương ít nhất 2-7 ngày. Đảm bảo băng đúng và chặt nhưng không chặn dòng máu lưu thông đến các chi.
    • Băng quấn quá chặt đến mức cắt đứt dòng lưu thông máu sẽ gây cảm giác nhói hoặc da đổi màu, chẳng hạn như tím đậm hơn hoặc tái nhợt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nâng cao vùng tổn thương.
    Bước này giúp giảm đau và sưng. Kê tay hoặc chân có khối tụ máu lên ghế hoặc chồng gối sao cho cao hơn mức tim.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Uống thuốc giảm đau hoặc kháng viêm không kê toa.
    Các thuốc này sẽ giúp giảm đau và sưng vốn có thể xảy ra trong thời gian khối tụ máu đang hồi phục.[9][10]
    • Ibuprofen (Advil, Motrin) là một loại thuốc giảm đau và kháng viêm rất hiệu quả. Sử dụng theo liều lượng chỉ dẫn trên vỏ hộp thuốc và không uống quá hai viên mỗi lần. Cách 4-6 tiếng uống một liều.
    • Naproxen sodium (Aleve) là một loại thuốc kháng viêm khác. Bạn có thể uống thuốc này cách 12 tiếng một lần để giảm đau và giảm sưng.
    • Acetaminophen (Tylenol) là một loại thuốc giảm đau khác cũng rất hiệu quả giúp làm dịu đau.
    • Nếu mắc chứng rối loạn đông máu, bạn cần tránh uống các thuốc kháng viêm không steroid, trong đó có aspirin, vì các thuốc này có thể tác động lên tiểu cầu và gây chảy máu kéo dài.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chờ vài tháng để khối tụ máu thuyên giảm.
    Nếu có khối tụ máu trên cánh tay hoặc chân, bạn nên đều đặn áp dụng các liệu pháp tại nhà và kiên nhẫn trong thời gian máu được hút lại vào cơ thể. Sau vài tháng, khối tụ máu sẽ tự thuyên giảm và bớt đau.[11]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tìm sự chăm sóc y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến bệnh viện gần nhất nếu bạn có khối tụ máu trên đầu hoặc ở cơ quan nội tạng.
    Bất cứ tổn thương nào không ở tay hoặc chân cần phải được khám sớm do nguy cơ tụ máu bên trong.[12]
    • Tình trạng máu tụ dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng cấp tính ở não có thể tiến triển chỉ trong vài phút hoặc vài giờ. Cả hai trường hợp này đều xảy ra xung quanh não hoặc trong não, đều do chấn thương và đều phải được khám chuyên khoa. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Trường hợp máu tụ dưới màng cứng thường đi kèm với cơn đau đầu như “sét đánh”.
    • Tụ máu dưới màng cứng có thể phát triển thành mãn tính. Dạng tụ máu này có thể tiến triển trong thời gian khoảng vài ngày đến nhiều tuần, và có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cho đến khi khối tụ máu phát triển. Khi có khối tụ máu trên đầu hoặc ở cơ quan nội tạng, điều quan trọng là bạn phải đến bác sĩ khám để loại trừ mọi biến chứng nghiêm trọng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến cơ sở y tế gần nhất nếu vùng da bên trên khối tụ máu bị rách.
    Bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu da bị rách trên khối tụ máu. Bác sĩ sẽ phải xem xét khối tụ máu và quyết định liệu có nên dẫn lưu máu ra khỏi khối tụ máu không.
    • Nếu xuất hiện các vết bầm tím mới không rõ nguyên nhân thì có thể đây là một dấu hiệu của vấn đề y khoa khác. Bác sĩ sẽ phải khám và xác định nguyên nhân nào có thể gây ra các vết bầm tím mới này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến bác sĩ nếu các triệu chứng không được cải thiện sau hai tuần.
    Bạn cần hẹn gặp bác sĩ nếu khối tụ máu ở các chi không đỡ trong vòng hai tuần dù đã đều đặn áp dụng các liệu pháp điều trị tại nhà. Khối tụ máu thường sẽ bớt sưng và đau trong vòng hai tuần nếu được chăm sóc tốt tại nhà. Bác sĩ sẽ xem xét khối tụ máu và xác định liệu có vấn đề nào khác đang làm chậm quá trình chữa lành không.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Đá
  • Băng ép
  • Thuốc kháng viêm không kê toa
  • Gối
  • Tấm sưởi/khăn ấm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Victor Catania, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Victor Catania, MD. Bác sĩ Catania là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Pennsylvania. Ông đã nhận bằng MD của Đại học Y khoa Châu Mỹ năm 2012. Bài viết này đã được xem 2.012 lần.
Trang này đã được đọc 2.012 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo