Cách để Đối phó với con dâu khó tính

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bao lâu nay, người ta vẫn hay nói về mẹ chồng khó tính, nhưng nhỡ con dâu (hoặc con rể) mới là người gây ra sự lục đục và bất hòa trong gia đình thì sao? Nếu mối quan hệ với con dâu hoặc con rể không được cơm lành canh ngọt và bạn cảm thấy mỗi lần gặp mặt đều căng thẳng như đi gỡ bom thì hãy ứng xử cẩn trọng. Bạn cần chấp nhận sự thật rằng đây là người mà con bạn lựa chọn kết hôn cùng, và có nhiều điều mà bạn có thể làm để mọi chuyện “trơn tru” hơn nhằm điều hòa mối quan hệ vốn phức tạp này. Nếu người nhà hoặc “dâu rể” của bạn thật sự cần được trợ giúp về mặt tâm lý, bạn có thể giúp đỡ họ.

  • Để tiện theo dõi, hãy cứ coi dâu rể nhà bạn là một người con dâu khó tính.
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tôn trọng lựa chọn của con mình.
    Con của bạn yêu người này, cho dù bạn không thể hiểu nổi nó thấy người này có gì tốt đẹp. Chắc hẳn bạn biết ca khúc cũ này: "When a man/woman loves a woman...If she is bad, he can't see it, She can do no wrong, Turn his back on his best friend if he put her down". (Khi một chàng trai yêu một cô gái, cho dù cô ấy có tệ đến đâu, anh ta cũng không thể nhìn ra, cô ấy không bao giờ làm gì sai, anh ta sẵn sàng quay lưng lại với bạn bè nếu họ dám chê cô ấy). Đây là sự thật tuyệt đối, vì thế, khi ứng xử với cô gái này, dù cảm xúc thật sự của bạn là gì, đừng bao giờ chê trách cô ấy với con trai mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Luôn tỏ ra thân mật.
    Cô ấy có thể còn vụng dại và không biết gì. Cô ấy có thể có tính cách quá mức suồng sã. Cô ấy có thể chửi thề như dân xã hội trong khi gia đình bạn rất gia giáo và thanh lịch. Cô ấy có thể xấu tính, tàn độc hoặc là một kẻ ái kỷ thích thao túng và kiểm soát người khác, một kẻ dám áp đặt người khác miễn là đạt được điều mình muốn. Nhưng bạn chẳng thể làm gì với chuyện này. Hãy tỏ ra lịch sự như bạn vẫn làm với một người lạ.
    • Ngoại lệ duy nhất là nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ (con của anh chị em ruột của con bạn) và cô ấy không ngừng nói tục, khi đó, bạn có thể nói nhẹ nhàng: “Cháu có thể ăn nói lịch sự chút khi bọn trẻ con đang ở đây được không? Chúng mà bắt chước câu đó thì sẽ gặp rắc rối to đấy, mà cô thì không muốn thế. Cảm ơn cháu”. Dù cô ấy có đáng sợ đến đâu, hãy bình tĩnh, điềm đạm và lịch sự.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đặt ra ranh giới miễn là bạn cảm thấy thoải mái.
    Có thể bạn không muốn gặp mặt cô ấy chút nào, trừ những lúc thật sự cần thiết để duy trì mối quan hệ với con trai mình. Đó chắc chắn là lựa chọn của bạn. Vì thế, hãy làm sao cho mọi chuyện rõ ràng ngay từ đầu.
    • Nếu con dâu bạn đưa ra những lời nhận xét không hay hoặc ác ý về một thành viên khác trong nhà (chị em dâu của cô ấy chẳng hạn), hãy nói: “Em ấy có thể có gu thời trang không ổn lắm nhưng em ấy rất ngọt ngào và mẹ rất quý em ấy”. Bằng một cách bình tĩnh và ôn hòa, hãy cho cô ấy biết rằng bạn không thích nghe cô ấy nói xấu người này.
    • Nếu cô ấy đến nhà mà không thông báo trước, bạn không nên nói dối nhưng hãy chặn cô ấy lại trước cửa nhà và nói rõ: “Mẹ xin lỗi nhé, mẹ có việc phải ra khỏi nhà bây giờ đây. Tốt nhất lần sau con nên gọi trước nhé, để tránh đến vào lúc mẹ đang tắm hay thay quần áo”, sau đó mỉm cười và quay vào nhà. Nếu cô ấy nói là muốn đi cùng bạn, hãy nói rằng bạn sẽ đi đón một người bạn khác và đây là dịp mà bạn muốn dành riêng cho người đó. Hãy nói rằng bạn ít khi có thời gian đi chơi với người đó, và bạn cũng sẽ không vui nếu người đó mang theo người khác vào phút chót, và lần này bạn sẽ rất biết ơn nếu cô ấy có thể cư xử đúng mực. Ví dụ: “Lần sau đến thì con gọi trước nhé, mẹ có thể dời lịch hẹn với cô Thu hoặc hỏi cô ấy xem con có đi cùng được không - nhớ nhé!”.
    • Hãy giữ cho mọi thứ tích cực.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhớ rằng cô ấy có thể sẽ là mẹ của cháu bạn.
    Cô ấy sẽ là người kiểm soát sự thăm viếng của người khác đối với những đứa con chung khi kết hôn với con trai bạn. Để vẫn có thể đến chơi với các cháu, hãy duy trì một mối quan hệ thân mật và hòa nhã - giữ im lặng nếu cần để duy trì hòa khí. Không chê bai cách dạy con của cô ấy, không nổi giận khi cô ấy thay đổi kế hoạch vào phút chót trong khi bạn đã mong ngóng được các cháu ghé chơi vào cuối tuần. Đây là một trong những cách mà một số người dùng để kiểm soát tình huống cũng như kiểm soát người khác (hãy xem bài Cách để Nhận ra mối quan hệ thao túng hoặc kiểm soát) - điều tốt nhất mà bạn có thể làm là hiểu rằng cô ấy có quyền tối thượng đối với những đứa trẻ mà cô ấy sinh ra. Đừng tự cho rằng mình có rất nhiều quyền đối với các cháu: Tòa án thường không đứng về phía ông bà nội trừ khi mẹ hoặc cha đứa trẻ được kết luận là không đủ khả năng nuôi con hoặc bị bắt vì trọng tội. Hãy cố hết sức để duy trì một mối quan hệ chừng mực, bất kể bạn có thấy bất bình đến đâu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói chuyện với con đẻ của mình.
    Tuy nhiên, hãy cẩn thận. Đừng xả ra một loạt các tính cách không thể chấp nhận nổi của con dâu. Thay vào đó, hãy tiếp cận một cách khéo léo hơn và không chỉ trích. Đưa ra vấn đề và giải pháp mà bạn mong muốn:
    • Ví dụ 1: Lẽ ra con dâu phải đưa các cháu qua nhà bạn để ngủ lại vào tối thứ Sáu nhưng bạn không thấy cô ấy xuất hiện. Bạn đã chờ một tiếng rưỡi, cuối cùng, bạn đành phải gọi điện cho con trai mình, vừa lo lắng lại vừa buồn bực, để rồi phát hiện ra kế hoạch của gia đình các con đã thay đổi nên chuyến viếng thăm bị hoãn. Thông thái nhất là hãy đợi một ngày, sau đó, gọi điện cho con trai mình để thảo luận về một phương án xử lý tình huống phù hợp.
      • Bạn: "Huy à, tuần trước con hỏi bố mẹ có muốn trông các cháu vào cuối tuần không. Lẽ ra Nga phải đưa chúng tới vào 5 giờ chiều thứ Sáu và đón chúng vào trưa Chủ Nhật. Thế mà hôm thứ Sáu, Nga không đến và đến 6 rưỡi tối thì bố mẹ như ngồi trên đống lửa ấy. Mẹ đành phải gọi cho con, hóa ra các con thay đổi kế hoạch - và cả hai đứa đều biết việc đó từ thứ Năm cơ.”
      • Huy (con trai bạn) trả lời: "Mẹ à, con xin lỗi. Con tưởng Nga gọi cho mẹ rồi, còn cô ấy lại tưởng con gọi cho mẹ, rồi cả hai đứa quên luôn - bọn con bận quá và kế hoạch thì thay đổi vào phút chót, con xin lỗi mẹ.”
      • Bạn: “Mẹ hiểu rằng lần này có nhầm lẫn, nhưng chuyện này từng xảy ra rồi. Vấn đề là Nga chẳng bao giờ gọi điện khi thay đổi kế hoạch cả - toàn là mẹ phải gọi cho con thì mới biết là đang có chuyện gì đấy. Như thế rất là thiếu chu đáo, con biết mà. Bố và mẹ cũng có công việc riêng, bố mẹ cũng bận rộn chứ. Bố mẹ đã dẹp hết mọi việc vào cuối tuần để trông các cháu, bố còn phải từ chối đi câu cá với bạn bè nữa. Sau này, hãy gọi cho mẹ trước ít nhất một ngày nếu kế hoạch thay đổi - và mẹ muốn con là người làm việc đó chứ mẹ không tin là Nga sẽ gọi. Mẹ không muốn làm mẹ chồng khó tính và gây sự với vợ con. Nhưng mẹ cũng không muốn bị cho leo cây như thế, dù có cố ý hay không thì việc đó cũng làm mẹ thấy các con chẳng coi mẹ ra gì. Cho nên sau này, nếu kế hoạch thay đổi và các con không làm gì đó nữa, con sẽ là người thông báo, không phải là Nga nữa, nhé?”
    • Ví dụ 2: Vấn đề đối lập hoàn toàn - Nga liên tục xuất hiện và nhờ bạn trông các cháu, khiến bạn chẳng còn thời gian cho bản thân, cô ấy còn đối xử với bạn như người giúp việc kiêm trông trẻ - lúc nào bạn cũng phải nghe lời cô ấy.
      • Bạn: "Nga à, mẹ xin lỗi nhưng lúc này mẹ không trông cháu được đâu."
      • Nga: "Con biết là con báo hơi gấp (thực ra thì có báo đâu), nhưng mẹ giúp con với ạ, con có việc..." (Và cô ấy đẩy bọn trẻ vào nhà bạn).
      • Bạn: (Đứng chặn trước cửa) "Con à, mẹ xin lỗi nhưng thật sự lần này thì không được. Mẹ rất muốn trông lũ trẻ nhưng lẽ ra con phải báo trước sớm chứ. Mẹ có kế hoạch và không thể hủy được, mà đưa bọn trẻ theo cũng không được đâu".
      • Không nhịn để "giữ hòa khí". Như thế không có ích gì cả. Cô ấy sẽ tiếp tục làm vậy, còn bạn sẽ tiếp tục chìm trong giận dữ - và cuối cùng, có thể bạn sẽ bùng nổ và nói ra những điều không hay khiến mâu thuẫn lớn xảy ra trong gia đình. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng giữ vững ý kiến và đặt ra ranh giới rõ ràng. Sau đó, bạn hãy gọi cho con trai:
      • Bạn: "Chắc là hôm nay Nga nó nói với con là mẹ "khó tính" và không chịu trông cháu".
      • Huy: "Vâng." (Có lẽ con trai bạn hiểu và không giận bạn nhưng đang bực mình vì bị vợ cằn nhằn, và cậu ấy cũng không biết làm thế nào để cô ấy thôi than phiền về bạn).
      • Bạn: "Thật sự là mẹ rất tiếc nhưng mẹ cũng có cuộc sống riêng, mà dạo này có vẻ Nga cứ nghĩ rằng hễ nó muốn đi mua sắm với bạn bè hay đi đâu đó là mẹ có thể trông cháu được ngay ấy. Mẹ không thích bị coi nhẹ như vậy đâu. Mẹ cũng không muốn gây sự gì cả, và mẹ không muốn khiến nó buồn - mẹ yêu lũ trẻ và luôn thích chơi với chúng, nhưng lẽ ra các con phải báo trước cho mẹ. Các con cũng phải nghĩ rằng trông cháu không phải là việc dễ dàng đối với mẹ - mẹ yêu các cháu nhưng mẹ già rồi. Mẹ đã nuôi dạy các con của mẹ nên người, và thay vì cứ đương nhiên tống các cháu vào nhà mẹ, ít ra thì mẹ cũng xứng đáng được hỏi trước xem mẹ có rảnh để trông cháu không chứ. Con nói chuyện lại với vợ đi nhé? Mẹ nghĩ là nó sẽ chịu nghe con nói hơn - nhưng sau này, thật sự là nó nên gọi điện trước. Dù chỉ là gọi trước vài tiếng cũng được, ít ra mẹ cũng sẽ thấy vui hơn nếu được quyền nói đồng ý hay từ chối".
      • Một lần nữa, cho dù bạn tin rằng Nga đã vô ý và bất lịch sự đến đâu thì cũng sẽ tốt hơn khi bạn xử lý cảm xúc của mình thay vì chỉ trích cô ấy. Huy chắc chắn sẽ hiểu, và nếu bạn có thể khiến cậu ấy trao đổi lại với vợ thay vì để cho bạn liên tục phải từ chối con dâu mình, mọi chuyện giữa bạn và cô ấy sẽ êm đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu Huy đã cố gắng mà không cải thiện được tình hình vì vợ cậu ấy chỉ biết mỗi việc của bản thân và chẳng quan tâm người khác thấy bất tiện ra sao, bạn hãy đặt ra giới hạn rõ ràng và nhất định không lùi bước. Ví dụ: Không bao giờ nhận trông cháu nếu không được báo trước một ngày - nhưng đảm bảo rằng cả Huy và Nga đều đã biết điều này. Nói rõ rằng bạn có cuộc sống riêng và nếu được hỏi trước một ngày thì có khả năng cao bạn sẽ trông được các cháu, nhưng nếu quá thời hạn đó thì có thể bạn sẽ không trông được. Nói cách khác, nếu con dâu bạn gọi và nhờ bạn trông cháu trong vòng một tiếng nữa, hãy nói rằng bạn đã có kế hoạch khác rồi. Nếu bạn kiên định và không để cho cô ấy làm mình giận điên lên, đồng thời thông báo cho cô ấy biết một cách kiên nhẫn, bình tĩnh và không dài dòng, cô ấy sẽ nhanh chóng hiểu rằng mình không thể mong đợi gì ở bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chấp nhận thực tế.
    Nếu con trai bạn đã có con với cô gái này, dù bạn có nghĩ gì về cô ấy thì lũ trẻ vẫn cần tới mẹ của chúng. Khi bạn tìm cách phá hoại mối quan hệ giữa lũ trẻ và mẹ chúng, bạn cũng sẽ phá hoại luôn mối quan hệ giữa bạn và con trai mình - và cả các cháu nữa. Thay vào đó, hãy chấp nhận chuyện này: Cô ấy có thể không phải là cô con dâu trong mơ của bạn, nhưng cô ấy là cô con dâu mà bạn . Hãy chấp nhận mối quan hệ với cô ấy để duy trì quan hệ với con trai và các cháu.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nếu không có cách nào trên đây hiệu quả, hãy cư xử sao cho lịch sự nhất.
    Nếu bạn biết cô gái này là người rỗng tuếch, hãy nịnh cô ấy một chút. Nếu bạn biết cô ấy thích đưa chuyện, hãy đi ra một chỗ khác để khỏi dính vào thị phi. Nếu cô ấy hay chửi thề và khiến bạn phật ý, đừng góp ý với cô ấy trong nhà của cô ấy - tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu cô ấy ăn nói lịch sự trong nhà của bạn. Nếu cô ấy chê bai đồ ăn bạn nấu, cách bạn trang hoàng nhà cửa hay quần áo của bạn, hãy mặc kệ cô ấy. Học cách để đối phó với những người quá quắt. Hãy lắng nghe những điều cô ấy nói một cách lịch sự và cẩn thận, sau đó, bạn cứ tùy ý mình mà làm. Nếu cô ấy chỉ khó tính thì đây là điều tốt nhất mà bạn làm được. Tuy nhiên, nếu cô ấy là người nguy hiểm - đây là một câu chuyện khác (ví dụ: Lí do mà cô ấy luôn khó ở là do say rượu, nghiện thuốc, vân vân) và lúc này, bạn cần phải gọi tới cơ quan có thẩm quyền về chăm sóc trẻ em.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Thoải mái với mọi chuyện.
    Hãy học cách để trở nên thoải mái. Liên tục phàn nàn về cô ấy với con trai sẽ chẳng mang lại gì cho bạn. Nếu bạn đã bày tỏ cảm xúc của mình, đặt ra ranh giới rõ ràng và nhờ con trai can thiệp mà vẫn không đạt được kết quả khả quan, hãy mặc kệ và thoải mái với mọi chuyện. Tất cả những gì bạn có thể làm là không để cho cô ấy liên tục lấn lướt bạn với những kỳ vọng vô lý về chuyện trông cháu..., và nếu cô ấy là kiểu người thích chỉ trích hay nói xấu người khác, hãy mặc kệ. Ngoài ra, không bao giờ nói xấu cô ấy với các cháu - cô ấy là mẹ chúng, và dù bạn có ước cả ngàn lần rằng chuyện không phải như thế, Mẹ vẫn luôn đứng trên Bà, ít nhất là cho tới khi bọn trẻ đã đủ lớn để nhận ra mẹ chúng là người khó tính, khó chiều và ích kỷ. Hãy cố gắng hòa hợp vì bọn trẻ, nhờ đó bạn mới có thể đem lại sự ổn định và tình thương cho chúng, đồng thời, giảm bớt những tổn thương mà cô ấy gây ra cho chúng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không trách móc con trai mình.
  • Hãy nhận thức rằng bạn không thể thay đổi cô ấy - bạn chỉ có thể thay đổi phản ứng của mình với cô ấy - và điều này có thể giải phóng tâm lý cho bạn.
  • Không tiếp tục giận dữ trong nhiều giờ sau khi cô ấy đưa ra những lời nhận xét xấu tính hoặc ác ý. Hãy nhớ rằng những lời nhận xét xấu tính đó thể hiện tính cách của cô ấy nhiều hơn là của bạn.
  • Một thái độ tích cực và sẵn lòng hướng tới điều tốt nhất trong mọi tình huống xảy ra giữa bạn và con dâu sẽ đem lại hiệu quả cho bạn về lâu dài.
  • Luôn thể hiện sự tôn trọng dù cô ấy không xứng đáng với điều đó.
  • Nhận thức được rằng có thể là cô ấy nhút nhát, có vấn đề trong việc đặt lòng tin vào người khác hoặc quá háo hức trong việc được chấp nhận là người nhà, và sự háo hức này có thể khiến cô ấy vượt qua những ranh giới thông thường. Nghe có vẻ hơi ganh đua nhưng trong thực tế, điều này sẽ giảm dần theo thời gian khi cô ấy đã cảm thấy mình được chào đón và trở thành người nhà. Nếu bạn đã rất niềm nở nhưng bị khước từ, hãy cứ tiếp tục chào đón cô ấy cho tới khi cô ấy chấp nhận điều đó như một thành viên trong nhà chứ không phải như một đứa trẻ con hỗn hào hay một người lạ lạnh lùng.
  • Chấp nhận rằng có những người giống như dầu và nước - không thể nào hòa hợp được. Đây không phải là do cô ấy lạnh lùng hay ngược lại. Có thể đây chỉ là do hai người có cá tính khác biệt. Mọi người đều sẽ thiếu thiện cảm với vài người nhất định. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu có thể chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ quý mến nổi cô gái này và trân trọng những giây phút mà bạn có thể thấy vui vẻ cùng cô ấy.

Cảnh báo

  • Những bình luận khắc nghiệt của bạn về con dâu sẽ không được con trai ủng hộ. Hãy bình tĩnh.
  • Có thể bạn sẽ phải chấp nhận sự thiếu thiện cảm của mình đối với cô ấy. Nếu bạn có thể "giũ sạch đầu óc" mỗi lần gặp cô ấy - nói cách khác, bạn coi mọi lần gặp gỡ với cô ấy đều là lần đầu tiên - bạn sẽ không còn ghim lại những cơn giận dữ hoặc tích tụ sự thất vọng trong trái tim mình nữa.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Chloe Carmichael, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chloe Carmichael, PhD. Tiến sĩ Chloe Carmichael là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép, điều hành một phòng khám tư nhân ở thành phố New York, tập trung vào các vấn đề về mối quan hệ, kiểm soát căng thẳng và huấn luyện nghề nghiệp. Cô nhận bằng Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Long Island và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Amazon, Dr. Chloe’s 10 Commandments of Dating. Bài viết này đã được xem 5.501 lần.
Trang này đã được đọc 5.501 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo