Cách để Đối phó khi bị cha mẹ bạo hành tinh thần

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Sự bạo hành không chỉ biểu hiện qua những vết thâm tím và bầm dập. Có những kiểu bạo hành được thực hiện bằng lời nói, và chúng phổ biến hơn bạo hành thân thể rất nhiều. Không chỉ có vậy, chúng cũng gây ra tổn thương cho trẻ em ở mức độ tương đương, nếu không muốn nói là hơn nhiều so với bạo hành thân thể. Bạo hành tinh thần có thể gây ra hậu quả tiêu cực về lâu dài đối với sức khoẻ và sự phát triển xã hội, cảm xúc và thể chất. Nếu bạn đang bị cha mẹ bạo hành tinh thần, chúng tôi thấy phương pháp hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng là đặt ra ranh giới cho bản thân và duy trì khoảng cách nếu được. Ngoài ra, bạn cũng có thể giãi bày với người khác về hoàn cảnh khó khăn hiện tại của mình. Học cách để kiểm soát sự căng thẳng và củng cố lòng tự trọng cũng sẽ giúp bạn đối phó trong thời điểm hiện tại và về lâu dài.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chia sẻ trải nghiệm với bạn bè và người thân.
    Bạn sẽ thấy được an ủi khi có người để dựa vào mỗi khi bị bạo hành. Hãy giãi bày với họ và đề nghị được giúp đỡ. Họ có thể an ủi bạn bằng lời nói tích cực, ghi nhận cảm xúc của bạn hoặc cho bạn lời khuyên.[1]
    • Ví dụ, bạn có thể nói: “Tớ biết việc này có thể làm cậu sốc, nhưng cuộc sống gia đình của tớ rất tệ. Mẹ tớ toàn lên giọng với tớ và nói rằng lớn lên tớ sẽ chẳng làm được tích sự gì. Dù đó chỉ là lời nói nhưng nó khiến tớ cảm thấy rất tệ về bản thân”.
    • Hãy nhớ rằng bạo hành tinh thần thường có liên quan tới việc mọi người tẩy não bạn, khiến bạn tin rằng không có ai quan tâm, tin tưởng hoặc coi trọng bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng mình sẽ được ủng hộ nhiều tới mức nào khi chia sẻ nỗi niềm với người khác.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giãi bày với một người lớn đáng tin cậy.
    Nếu bạn còn nhỏ tuổi và đang bị bạo hành ở nhà dưới bất kì hình thức nào, hãy tìm tới một người thân, thầy cô giáo hoặc bất kì người lớn nào mà bạn tin tưởng. Đừng để cha mẹ đe doạ và ép buộc bạn giữ bí mật. Một người trưởng thành có thể can thiệp vào những tình huống mà trẻ em không có khả năng chống cự.[2]
    • Bạn có thể cảm thấy lúng túng hoặc xấu hổ khi kể ra mọi chuyện, nhưng điều quan trọng là bạn phải nói cho người khác biết việc mình bị bạo hành. Hãy bắt đầu bằng một câu nào đó như “Gần đây cháu gặp vấn đề ở nhà. Cháu có thể nói chuyện với bác về việc đó không ạ?”[3] Hoặc bạn có thể viết về cảm xúc của mình nếu thấy như vậy thoải mái hơn.
    • Nếu bạn đã kể với giáo viên hoặc huấn luyện viên mà họ không giúp đỡ, hãy lên kế hoạch gặp gỡ giáo viên tư vấn học đường và nói với họ.[4]
    • Nếu không muốn nói cho ai biết về chuyện bị bạo hành, bạn có thể gọi đường dây nóng 1-800-4-A-CHILD tại Mỹ. Đường dây này miễn phí, bảo mật và được mở 24 giờ trong ngày. Tại Việt Nam, hãy gọi số 111 để báo về các vụ bạo hành và xâm hại trẻ em (thay vì đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em trước đây là 18001567).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều trị sức khoẻ tâm lý.
    Bạo hành tinh thần có thể gây ra nhiều tổn hại. Nếu không được điều trị, bạn sẽ có nguy cơ cao bị hạ thấp lòng tự trọng, ngoài ra, bạn còn có thể gặp khó khăn trong việc hình thành những mối quan hệ lành mạnh khác. Rất khó để phá bỏ những niềm tin và lối suy nghĩ tiêu cực - hậu quả của bạo hành tinh thần, nhưng một chuyên gia tư vấn hoặc điều trị có thể giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn.[5]
    • Hãy tìm một nhà trị liệu chuyên về các vụ bạo hành ở trẻ em hoặc người lớn. Trong quá trình trị liệu, bạn sẽ chia sẻ về những trải nghiệm của mình khi dần trở nên thoải mái hơn với nhà trị liệu. Họ sẽ đặt câu hỏi và đưa ra quan điểm để định hướng cho những buổi trị liệu của bạn.
    • Nếu bạn là trẻ em, hãy nhớ là hầu hết các trường học đều cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí và bảo mật. Đi gặp giáo viên tư vấn ở trường và nói: “Em có vài vấn đề ở nhà. Bố em không đánh đập gì em, nhưng ông hay gọi em bằng những cái tên xấu và hạ thấp em trước mặt những người khác trong nhà. Cô có thể giúp em được không?”.
    • Nếu bạn là người trưởng thành, nhớ để ý xem bảo hiểm sức khoẻ của bạn có thể chi trả những gì.
    • Nhiều nhà trị liệu chấp nhận cho bạn tự chi trả bằng tiền mặt với chi phí dựa theo thang đối chiếu có sẵn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Giữ khoảng cách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Từ chối có mặt khi bị bạo hành bằng lời nói.
    Đừng quanh quẩn ở đó khi họ bắt đầu bạo hành bạn. Bạn không có nghĩa vụ phải ở lại, gọi điện, ghé thăm hoặc đẩy mình vào tình huống bị bạo hành dưới mọi hình thức. Đừng để cha mẹ khiến bạn cảm thấy mình có trách nhiệm phải chịu đựng sự ngược đãi này. Bạn cần thiết lập ranh giới và tuân thủ chúng.[6]
    • Ngừng đến thăm hoặc gọi điện nếu họ bạo hành bạn.
    • Nếu bạn sống chung với họ, hãy rút về phòng hoặc tới nhà bạn bè nếu họ quát tháo hoặc xúc phạm bạn.
    • Đặt ra giới hạn nếu bạn phải giữ liên lạc. Hãy nói “Con sẽ gọi điện mỗi tuần một lần, nhưng con sẽ gác máy ngay nếu cha mẹ xúc phạm con”.
    • Hãy nhớ rằng bạn không cần phải tham gia cãi lộn nếu không muốn. Bạn không cần phải đáp lại những gì họ nói hoặc cố gắng biện hộ cho mình bằng bất kì cách nào.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cố gắng độc lập về tài chính.
    Đừng sống cùng với cha mẹ khi họ bạo hành tinh thần của bạn, và đừng trao cho họ quyền được đàn áp bạn. Những người bạo hành thường sẽ duy trì sự kiểm soát bằng cách tạo ra sự lệ thuộc. Hãy tự kiếm tiền, có những người bạn riêng và sống độc lập. Đừng phụ thuộc bất kì điều gì vào cha mẹ.
    • Đi học nếu có thể. Bạn có thể nghiên cứu việc xin vay tiền để đi học mà không cần tới cha mẹ. Việc này thường yêu cầu bạn phải cung cấp giấy chứng nhận từ chuyên gia tâm lý, xác nhận rằng cha mẹ đã bạo hành bạn.
    • Dọn đi ngay khi đã có thể tự chủ tài chính.
    • Nếu bạn không đủ khả năng tài chính để học hết đại học nên phải ở cùng hoặc bị phụ thuộc vào cha mẹ, hãy đảm bảo là bạn sẽ tự chăm sóc bản thân và đặt ra ranh giới.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc việc từ mặt.
    Bạn có thể cảm thấy mình buộc phải hiếu thảo với cha mẹ. Tuy nhiên, nếu đã bị cha mẹ bạo hành, việc quan tâm chăm sóc những người đày đoạ tinh thần của bạn có thể cực kì căng thẳng, nhất là khi tình trạng bạo hành vẫn chưa chấm dứt. Hãy cân nhắc việc từ mặt cha mẹ nếu mối quan hệ này mang lại nhiều đau thương hơn là yêu thương. [7]
    • Bạn không có nghĩa vụ phải chăm sóc những người đã và đang bạo hành bạn.
    • Nếu mọi người không hiểu lý do mà bạn phải từ mặt cha mẹ, bạn cũng không có nghĩa vụ phải giải thích cho họ.
    • “Khép lại quá khứ” đôi khi là việc không khả thi khi trò chuyện với cha mẹ. Nếu bạn không muốn liên lạc gì với họ nhưng lại sợ bị lỡ mất cơ hội làm lành, hãy tự hỏi: họ đã thể hiện rằng họ sẵn lòng lắng nghe chưa? Họ đã chú ý tới cảm xúc của mình chưa? Nếu chưa, tốt nhất là bạn không nên liên lạc với họ.
    • Nếu bạn quyết định chăm sóc cha mẹ ở một mức độ nào đó, hãy chỉ tập trung thảo luận về việc đó thôi. Nếu họ bắt đầu xúc phạm hoặc bạo hành bạn bằng lời nói, hãy bỏ đi ngay lập tức để thể hiện rõ rằng bạn không chấp nhận kiểu hành xử đó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bảo vệ con cái của bạn.
    Đừng để chúng phải trải qua những điều giống như bạn đã từng. Nếu cha mẹ bạn mắng mỏ hoặc nặng lời với con bạn, hãy can thiệp ngay. Hoặc là kết thúc cuộc trò chuyện, hoặc là không tới thăm họ nữa.
    • Bạn có thể kết thúc cuộc trò chuyện bằng cách nói: “Bọn con không nói chuyện với bé Mai theo cách đó. Nếu mẹ thấy không ổn với cách ăn uống của cháu thì hãy nói với con”. Dù hầu hết những cuộc nói chuyện giữa người lớn với nhau nên được diễn ra ở chỗ riêng tư, các bé cũng cần phải được chứng kiến việc bạn bảo vệ chúng trong trường hợp bị bạo hành.
    • Các bé nhà bạn sẽ có một tuổi thơ hạnh phúc hơn nếu chúng không bị ông bà bạo hành tinh thần.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Chăm sóc bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Né tránh các yếu tố kích động đối với người bạo hành.
    Bạn có thể đã nhận ra những ‘yếu tố kích động’ nào (lời nói hoặc hành động) có thể khiến cha mẹ nổi giận. Nếu đã biết rồi, có thể việc tránh chúng đi hoặc lánh mặt cha mẹ sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể trò chuyện với bạn bè hoặc ghi chép lại để nhận diện những yếu tố gây kích động đối với cha mẹ.
    • Ví dụ, nếu mẹ luôn mắng bạn mỗi khi bà uống rượu, hãy đi ra khỏi nhà ngay khi nhìn thấy bà đang rót rượu.
    • Nếu cha bạn coi thường những gì mà bạn đạt được, đừng kể với ông ấy về những thành công của mình nữa. Thay vào đó, hãy kể với những người biết ủng hộ bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm những nơi an toàn trong nhà.
    Hãy tìm những địa điểm (ví dụ như phòng ngủ của bạn) để làm nơi trú ẩn an toàn. Tìm một nơi khác để lui tới, làm việc và dành thời gian như thư viện hoặc nhà của bạn bè. Bạn sẽ không chỉ nhận được sự ủng hộ của bạn bè vào thời điểm này mà còn tránh được những lời buộc tội và miệt thị của cha mẹ.
    • Dù việc tự bảo vệ chính mình khỏi sự bạo hành là rất quan trọng, bạn cũng nên biết rằng mình không có lỗi gì trong chuyện này. Dù bạn có nói hay làm gì, cha mẹ không được viện cớ đó để hành hạ tinh thần của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lên kế hoạch để giữ an toàn.
    Dù đây không phải là bạo hành thân thể nhưng như thế không có nghĩa là căng thẳng sẽ không gia tăng. Hãy lập kế hoạch để giữ an toàn trong trường hợp cha mẹ sử dụng vũ lực và bạn thấy tính mạng bị đe doạ.
    • Một kế hoạch để giữ an toàn bao gồm: có một nơi an toàn để đi tới, có một người để cầu cứu, và nắm được cách để nhờ pháp luật can thiệp trong trường hợp cần thiết. Bạn có thể ngồi với một người lớn khác, ví dụ như giáo viên tư vấn của trường và cùng lên kế hoạch để có thể sẵn sàng đối phó trong trường hợp có khủng hoảng.[8]
    • Kế hoạch giữ an toàn cũng có thể bao gồm cả việc giữ cho điện thoại di động luôn đầy pin và ở trong tầm với mọi lúc, đồng thời, luôn mang theo chìa khoá xe cộ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dành thời gian với những người khiến bạn cảm thấy tốt về bản thân.
    Khả năng tự đánh giá tốt về bản thân một cách lành mạnh chính là liều thuốc tốt nhất để chống lại bạo hành tinh thần. Không may là những người bị bạo hành tinh thần lại rất bi quan về bản thân, và họ luôn vướng vào những mối quan hệ với người chuyên bạo hành tinh thần. Để chống lại tình trạng tự đánh giá thấp bản thân, hãy ở bên những người tử tế, biết nâng đỡ bạn thay vì dìm bạn xuống.[9]
    • Bạn cũng có thể tự xây dựng lòng tự tôn bằng cách tham gia vào những hoạt động mà bạn làm tốt. Có thể đó là đội thể thao hoặc đoàn thanh niên của trường hoặc cộng đồng. Việc này vừa giúp bạn cảm thấy khá hơn, lại vừa khiến bạn ra khỏi nhà nhiều hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thiết lập ranh giới cá nhân với cha mẹ.
    Bạn có quyền đặt ra ranh giới trong các mối quan hệ. Nếu cảm thấy an toàn, hãy ngồi xuống với cha mẹ và nói với họ bạn chấp nhận hoặc không chấp nhận những hành vi nào.[10]
    • Khi giải thích về ranh giới đó, hãy quyết định xem nếu cha mẹ phớt lờ chúng thì hậu quả sẽ là gì. Một số kiểu người bạo hành nhất định có thể sẽ không tôn trọng ranh giới cá nhân của bạn. Nếu việc này xảy ra, đừng cảm thấy tội lỗi khi thực hiện lời cảnh báo của mình.[11] Quan trọng là bạn phải làm đúng những gì mình đã cảnh báo, vì kiểu đe doạ suông sẽ chỉ càng hạ thấp uy tín của bạn với người bạo hành.
    • Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ à, nếu mẹ còn về nhà trong tình trạng say xỉn và nạt nộ con lần nữa, con sẽ sang ở với bà ngoại. Con rất muốn ở với mẹ nhưng hành vi của mẹ làm con sợ”.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Học kĩ năng kiểm soát căng thẳng.
    Bạo hành tinh thần chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều căng thẳng, và đôi khi nó có thể mang lại hậu quả lâu dài như chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn và trầm cảm. Bạn cần tự chuẩn bị cho mình kĩ năng kiểm soát sự căng thẳng với những hoạt động tích cực.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhận ra và tập trung vào những phẩm chất tốt.
    Dù cha mẹ có nói xấu thế nào về bạn đi nữa, bạn vẫn là một người đáng quý với những phẩm chất tốt. Đừng nghe theo những lời miệt thị và chê bai của họ. Bạn có thể sẽ phải ngẫm nghĩ điều này một thời gian, nhưng quan trọng là phải xây dựng lòng tự tôn và biết yêu thương chính mình – nhất là nếu bạn không nhận được tình yêu từ cha mẹ.
    • Nghĩ xem bạn thích gì ở chính mình – bạn là một người biết lắng nghe? Bạn hào phóng? Thông minh? Tập trung vào những gì bạn thích ở chính mình, và tự nhắc nhở rằng bạn xứng đáng được yêu thương, tôn trọng và chăm sóc.[13]
    • Đảm bảo là bạn tham gia vào những hoạt động mà mình thích và có khả năng làm tốt để tăng cường lòng tự tôn và sự tự tin.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Nhận diện bạo hành tinh thần

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nắm được các yếu tố nguy cơ của việc bạo hành.
    Bạo hành tinh thần có thể xảy ra ở bất cứ gia đình nào. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bạo hành tinh thần hoặc thể chất đối với trẻ em. Con cái của những người lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích, bị bệnh tâm lý chưa được điều trị như chứng rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm, từng bị bạo hành khi còn nhỏ, sẽ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tình trạng bạo hành.[14]
    • Nhiều cha mẹ bạo hành không hề nhận ra những hành động của mình đã gây ra tổn thương cho con trẻ. Có thể họ không biết cách nuôi dạy nào khác tốt hơn, hoặc họ không nhận ra rằng việc trút giận lên con mình là bạo hành.
    • Cho dù cha mẹ có ý định tốt, họ vẫn có thể là người bạo hành.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận ra khi bị cha mẹ làm mất mặt hoặc coi thường.
    Người bạo hành có thể bảo rằng đó chỉ là đùa, nhưng kiểu bạo hành này không phải là chuyện để cười vui. Nếu cha mẹ thường xuyên lôi bạn ra làm trò đùa, hạ thấp bạn trước mặt người khác, hoặc phớt lờ những ý tưởng và nỗi băn khoăn của bạn, bạn thật sự đang bị bạo hành tinh thần.[15]
    • Ví dụ, nếu cha bạn nói “Mày là đồ bỏ đi. Tao thề là mày chẳng làm nên trò trống gì đâu”, đây chính là bạo hành bằng lời nói.
    • Cha mẹ có thể làm vậy khi không có ai hoặc có mặt người khác, khiến bạn cảm thấy rất tệ về bản thân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định xem bạn có thường xuyên cảm thấy bị cha mẹ kiểm soát không.
    Nếu cha mẹ luôn tìm cách kiểm soát mọi việc nhỏ nhặt mà bạn làm, nổi giận khi bạn tự quyết định, hoặc coi thường khả năng và ý chí của bạn, hành vi của họ chính là biểu hiện của bạo hành.
    • Những người bạo hành kiểu này thường đối xử với nạn nhân như thể nạn nhân là đồ kém cỏi, không thể tự đưa ra những lựa chọn tốt hoặc chịu trách nhiệm với bản thân.[16]
    • Cha mẹ có thể sẽ tìm cách đưa ra quyết định thay bạn. Ví dụ, mẹ bạn có thể tới trường và hỏi thăm giáo viên tư vấn hướng nghiệp về một ngôi trường đại học mà bạn không muốn đăng kí vào.
    • Cha mẹ có thể cảm thấy chắc chắn rằng họ chỉ đang “nuôi dạy” bạn thôi, nhưng đây lại là bạo hành.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tự hỏi xem bạn có thường xuyên bị đổ lỗi hoặc trách mắng vì làm sai không.
    Một số người đặt ra kì vọng cao tới mức không tưởng đối với nạn nhân nhưng lại không bao giờ chịu nhận sai khi mắc lỗi lầm.
    • Những người bạo hành kiểu này có thể luôn tìm ra cách để chê trách bạn vì mọi việc, kể cả những việc mà người biết điều sẽ không bao giờ lên tiếng chỉ trích. Họ có thể nói rằng bạn là nguyên nhân gây ra vấn đề cho họ, nhờ đó, họ có thể trốn tránh trách nhiệm với bản thân và cảm xúc của mình.[17] Họ cũng sẽ khiến bạn phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của họ.
    • Ví dụ, nếu mẹ đổ lỗi cho việc bạn sinh ra nên bà phải bỏ dở sự nghiệp ca hát, bà đang trách bạn vì một việc mà bạn không có lỗi.
    • Nếu cha mẹ nói cuộc hôn nhân của họ tan vỡ “do lũ trẻ”, như vậy là họ đang đay nghiến bạn vì khả năng sắp xếp cuộc sống yếu kém của họ.
    • Đổ lỗi cho người khác vì những việc mà họ không gây ra là sự bạo hành.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Để ý xem bạn có thường xuyên bị phạt phải im lặng không.
    Những bậc cha mẹ xa lánh con trẻ và không đáp ứng sự gần gũi về mặt cảm xúc theo nhu cầu của chúng cũng được coi là bạo hành trẻ em.
    • Cha mẹ có lờ bạn đi khi bạn làm gì đó khiến họ phiền lòng không? Họ có tỏ ra ít hứng thú với những hoạt động và cảm xúc của bạn, hoặc cố tình đổ lỗi cho bạn về sự xa cách không?[18]
    • Tình yêu không phải là thứ mà bạn phải giành giật mới có. Đây là sự bạo hành.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nghĩ xem liệu cha mẹ có quan tâm tới những điều tốt nhất dành cho bạn không.
    Một vài bậc phụ huynh, nhất là những người có xu hướng ái kỷ, có thể chỉ coi bạn là đồ trang sức của họ. Những người này không hề muốn đem lại những điều tốt nhất cho bạn, ngay cả khi họ tin rằng họ luôn quan tâm tới con cái.
    • Một vài dấu hiệu của cách nuôi dạy này bao gồm: không tôn trọng ranh giới của bạn, cố tình thao túng để bạn làm theo những gì chọ cho là “tốt nhất”, và cảm thấy buồn phiền khi bạn không tuân theo những tiêu chuẩn hà khắc của họ.[19]
    • Họ cũng thường cảm thấy không thoải mái khi bạn thu hút được sự chú ý, và họ sẽ cố để mọi việc phải tập trung vào họ.
    • Ví dụ, người cha hoặc người mẹ đơn thân có thể sẽ nói: “À, con thì cần phải đi chơi với bạn bè còn mẹ thì phải ngồi một mình ở nhà. Con lúc nào cũng bỏ bê mẹ”. Đây là một dạng bạo hành.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhận ra hành vi nuôi dạy con cái bình thường.
    Trẻ em và thanh thiếu niên đôi khi sẽ mắc lỗi; đó là bản chất tự nhiên của con người và là một phần trong quá trình trưởng thành. Vào những giai đoạn mà bạn cần được dẫn dắt, hỗ trợ hoặc kỷ luật, cha mẹ buộc phải can thiệp. Quan trọng là bạn phải phân biệt được việc rèn giũa kỷ luật với hành vi bạo hành.
    • Nói chung, bạn có thể phân biệt bạo hành và kỷ luật trong cách nuôi dạy của cha mẹ dựa vào mức độ giận dữ mà họ thể hiện. Thường thì cha mẹ sẽ nổi giận hoặc phiền lòng khi bạn phá vỡ nguyên tắc.
    • Tuy nhiên, nếu cơn giận là thứ chi phối hành vi hoặc hình phạt, cha mẹ sẽ dễ trở nên bạo hành đối với bạn. Bạo hành bao gồm những lời nói hoặc hành động được thực hiện một cách thô bạo, cố ý và cố tình gây ra thương tổn.[20]
    • Dù có thể bạn không thích kỷ luật hà khắc, hãy hiểu rằng cha mẹ áp đặt nguyên tắc và đưa ra cảnh cáo là để bảo vệ bạn, hướng bạn tới sự phát triển tích cực.
    • Bạn có thể nhìn vào bạn bè của mình, những người có mối quan hệ tốt với cha mẹ. Những mối quan hệ đó có đặc điểm gì? Cha mẹ họ đưa ra những hình thức hỗ trợ và kỷ luật như thế nào?
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Mental Health America
Cùng viết bởi:
Tổ chức phi lợi nhuận
Bài viết này đã được cùng viết bởi Mental Health America. Mental Health America là tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu quốc gia chuyên về giải quyết nhu cầu của những người mắc bệnh tâm thần và thúc đẩy sức khỏe tâm thần chung của công dân Mỹ. Công việc của họ tuân theo triết lý Before Stage 4 - nghĩa là các bệnh tâm thần nên được điều trị sớm trước khi đạt đến mức trầm trọng nhất trong quá trình bệnh. Bài viết này đã được xem 45.492 lần.
Trang này đã được đọc 45.492 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo