Cách để Đánh đòn Trẻ nhỏ An toàn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đánh đòn trẻ nhỏ là chủ đề gây rất nhiều tranh luận. Hầu hết chuyên gia tâm lý học trẻ em đều không ủng hộ việc đánh đòn để kỷ luật trẻ. Tuy nhiên, một số cha mẹ cho biết việc đánh đòn kèm theo sự công minh, yêu thương và quan tâm là phương pháp kỷ luật hiệu quả. Đánh đòn trẻ sao cho hiệu quả sẽ phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ và có sự cân nhắc dựa trên quy định lẫn luật pháp tại nơi họ sinh sống.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Kỷ luật không đòn roi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt đầu một cách từ tốn.
    Không đánh đòn ngay lập tức khi bạn thấy trẻ làm việc mà bạn không thích. Hãy trò chuyện với trẻ trước, và thử phương pháp kỷ luật ôn hòa nếu cần. Đánh đòn trẻ nên là lựa chọn cuối cùng sau khi các phương pháp khác đều không hiệu quả.
    • Theo một số nghiên cứu, việc đánh đòn trẻ có điều kiện (đánh nhẹ sau khi trẻ từ 2 đến 6 tuổi không điều chỉnh hành vi trước hình thức kỷ luật ít nghiêm khắc) có ít rủi ro hơn việc đánh đòn trẻ ngay lập tức.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhẹ nhàng hỏi vì sao trẻ lại thực hiện hành động nào đó.
    Có thể trẻ không nhận ra sai lầm của mình, hoặc bạn hiểu lầm chuyện đã xảy ra. Việc trò chuyện có thể giúp bạn hiểu rõ tình huống: bao gồm giúp trẻ nhận ra vì sao đó là quyết định sai lầm hoặc giúp bạn hiểu rằng trẻ không cố ý cư xử không đúng mực.
    • Nếu bạn giận đến mức không thể giữ bình tĩnh, hãy nói “Mẹ đang bực và cần một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh”. Ra khỏi phòng, hít thở sâu và sau đó trở lại.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giải thích hệ quả từ hành động của trẻ.
    Trẻ lớn hơn có thể tự xem xét và nhận ra sai lầm. Hỏi xem trẻ nghĩ người khác sẽ cảm thấy thế nào về lỗi sai đó, hoặc hành động của trẻ gây ra điều gì. Bạn có thể giao tiếp phi bạo lực và sử dụng ngôi thứ nhất như “Khi con…, bố/mẹ cảm thấy…”. Ví dụ:
    • “Con nghĩ chị sẽ cảm thấy thế nào khi con làm hỏng đồ chơi của chị?”
    • “Khi không thấy con ở cửa hàng, mẹ đã rất sợ. Mẹ muốn con luôn đi cạnh mẹ để mẹ biết con an toàn và không đi lạc”.
    • “Con nghĩ bố sẽ cảm thấy thế nào khi phải làm sạch phân trong bồn tắm?”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc việc có nên phạt trẻ hay không.
    Bạn không nhất thiết phải phạt để răn dạy trẻ.
    • Ví dụ, nếu trẻ quyết định làm khác đi sau khi trò chuyện với bạn, bạn không cần phạt trẻ: trẻ tự học theo cách riêng.
    • Đôi khi, bạn mới là người cần học. Có lẽ bạn đã mong đợi quá nhiều ở trẻ, hoặc bạn khiến trẻ cảm thấy căng thẳng đến mức không thể xử lý việc gì đó một cách bình tĩnh. Không phải lúc nào trẻ cũng có các công cụ cảm xúc để xử lý căng thẳng theo cách của người lớn. Hãy thử buông kiểm soát và luôn ghi nhớ hạn chế của trẻ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem xét việc áp dụng các biện pháp không ảnh hưởng đến thể chất (nếu cần).
    Cứng rắn và kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu điều gì cần xảy ra. Đánh đòn trẻ không nên là lựa chọn đầu tiên vì luôn có cách khác để dạy trẻ.[2][3][4][5]
    • Nói không một cách cứng rắn. Trả lời ngắn gọn và rõ ràng bằng giọng nghiêm nghị. Ví dụ, “Chúng ta không ném bóng vào mặt người khác”.
    • Vỗ tay - gằn giọng. Với trẻ nhỏ, bạn chỉ cần vỗ tay đủ to để khiến trẻ dừng việc đang làm, rồi cứng rắn nói "không". Tuy nhiên, đừng khiến trẻ giật bắn mình kẻo trẻ sẽ “ăn vạ” hoặc cãi lời.
    • Áp dụng hệ quả hợp lý. Yêu cầu trẻ dọn dẹp đống bừa bộn đã tạo ra, sửa thứ gì đó bị hỏng, hoặc chi trả cho món đồ không thể sửa chữa. Đây là cách dạy trẻ khắc phục sai lầm. (Nếu trẻ còn quá nhỏ để dọn dẹp hoặc chi trả, bạn có thể cùng trẻ thực hiện việc đó).
    • Đưa ra lựa chọn. Để trẻ chọn giữa hai hoặc ba lựa chọn mà bạn cảm thấy phù hợp. Ví dụ, nếu trẻ không chịu thay quần áo, bạn có thể nói “Con có thể chọn mặc áo trước hoặc mặc quần trước”.
    • Bù đắp lỗi lầm. Yêu cầu trẻ khắc phục lỗi lầm đã gây ra cho người khác. Ví dụ, nếu con trai đã nói điều khó nghe với chị gái, bạn sẽ yêu cầu con khắc phục sai lầm bằng cách làm điều tử tế cho chị. Đưa ra một số gợi ý nếu con không biết nên làm gì (chẳng hạn như “con có thể làm thiệp tặng chị”).
    • Phạt trẻ ngồi yên một mình. Việc này chỉ nên kéo dài trong số phút tương đương với số tuổi của trẻ (ví dụ: phạt trẻ 2 tuổi ngồi yên trong 2 phút).
    • Lấy đi các đặc quyền. Giả sử như trẻ liên tục đẩy các bạn trong khi chơi, bạn sẽ lấy lại đồ chơi và giải thích lý do.
    • Áp dụng hệ quả hiển nhiên. Ví dụ, trẻ không bỏ đồng phục vào sọt đựng quần áo bẩn thì sẽ không được chơi game, đây là hệ quả hiển nhiên.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cho bản thân thời gian ở một mình nếu bạn cảm thấy tức giận với trẻ.
    Làm cha mẹ là một việc khó khăn, và cũng không có gì khác thường nếu đôi khi bạn cảm thấy bực tức hoặc nổi giận. Nếu bạn cảm thấy như muốn nổ tung, hãy bước ra khỏi phòng để lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể kỷ luật trẻ khi đã “hạ nhiệt”.
    • Cho trẻ biết “Mẹ đang tức giận, và mẹ không biết phải làm gì! Mẹ cần một chút thời gian để xử lý cảm xúc của mình”.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Hỗ trợ trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện theo yêu cầu của bạn.
    Đôi khi, nếu trẻ không thường xuyên làm theo nguyên tắc, nguyên nhân có thể là vì trẻ gặp khó khăn (không phải vì trẻ muốn làm trái lời). Hãy hỏi “Vì sao con gặp khó khăn khi làm…?” và lắng nghe để giải thích lý do khiến trẻ khó thực hiện đúng quy định. Tiếp theo, bạn sẽ cùng trẻ hoàn thành những việc cần làm.
    • Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc dọn dẹp phòng riêng, có lẽ bạn nên cùng trẻ làm việc đó.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cho trẻ biết cách hành xử tốt hơn trong tương lai.
    Đôi khi, trẻ cư xử không đúng mực vì không biết cách làm tốt hơn. Hãy thử hỏi trẻ “Cách tốt hơn để thực hiện việc này là gì?” hoặc gợi ý một số cách mà trẻ có thể áp dụng cho tình huống tương tự trong tương lai. Việc trao đổi như vậy sẽ giúp trẻ hiểu nên làm gì về sau.
    • Nếu trẻ đồng ý cư xử tốt hơn trong lần tiếp theo, bạn không cần phải áp dụng hình phạt. Hoặc, đưa ra một số hệ quả hợp lý, chẳng hạn như yêu cầu trẻ dọn dẹp đống bừa bộn hoặc xin lỗi ai đó mà trẻ đã cư xử không đúng mực. Điều quan trọng là trẻ được học từ lỗi sai, và hình phạt không phải lúc nào cũng cần thiết cho việc học hỏi.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Khen trẻ vì hành động tốt.
    Cho trẻ biết bạn đánh giá cao việc trẻ biết cư xử phải phép và giúp trẻ cảm thấy tự hào về điều đó. Việc này khuyến khích trẻ tiếp tục phát huy điều tốt. Một vài lời khen mẫu như sau:
    • “Bố đã thấy con kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt chơi xích đu! Như thế là tốt lắm!”
    • “Mẹ để ý thấy con chơi rất vui vẻ với em. Con không còn đánh em nữa vì bây giờ con đã hiểu chuyện hơn rồi. Con đang dần trở thành một người tử tế”.
    • “Cảm ơn con đã mang giày một cách nhanh chóng! Bây giờ chúng ta sẽ có thêm thời gian ở công viên vì con chuẩn bị sẵn sàng sớm hơn”.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Trở thành hình mẫu tốt.
    Trẻ học cách hành xử qua việc quan sát bạn. Hãy cư xử theo cách mà bạn muốn trẻ làm theo, kể cả khi bạn không chắc trẻ có chú ý hay không. Theo thời gian, trẻ sẽ bắt chước thói quen của bạn.
    • Tránh hành xử mâu thuẫn. Ví dụ, nếu bạn đánh đòn trẻ và nói với trẻ rằng đánh người khác là sai, trẻ sẽ cảm thấy khó hiểu.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chuẩn bị trước khi đánh đòn trẻ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chỉ chọn đánh đòn trẻ khi bạn đã thử hết các lựa chọn khác.
    Đánh đòn chỉ nên là lựa chọn cuối cùng, sau khi bạn đã áp dụng các hình phạt không đòn roi như tách trẻ khỏi tình huống, bắt đứng yên hoặc tước các đặc quyền. Trước khi nói rằng bạn sẽ đánh đòn trẻ, hãy cảm thấy tích cực với quyết định của bạn.
    • Đánh đòn trẻ là hành vi phạm pháp tại nhiều đất nước phát triển. Kể cả khi đó là hành vi hợp pháp tại đất nước của bạn, có thể các cấp có thẩm quyền cũng cấm hành vi này.
    • Nhiều người xem việc đánh đòn trẻ là bạo hành, đặc biệt là khi bạn đánh mạnh tay. Không đánh mạnh tay, dùng vật dụng khác, hoặc để lại vết bầm trên cơ thể của trẻ. Những người xung quanh có thể báo cáo với hội bảo trợ trẻ em nếu lo ngại về hành động đánh con của bạn.
    • Hãy tìm hiểu thêm một số cách răn dạy trẻ không cần đòn roi.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu nghiên cứu về hệ quả của việc đánh đòn trẻ.
    Nhiều nghiên cứu mới được thực hiện trong thời gian dài cho biết việc đánh đòn khiến trẻ hành xử tồi tệ hơn thay vì tốt hơn. Sau khi bị đánh đòn, trẻ có thể cảm thấy bị chối bỏ, phẫn nộ và không được yêu thương. Thay vì học cách hành xử đúng mực, trẻ sẽ tìm cách làm việc gì đó một cách lén lút.[7] Trẻ bị đánh đòn, hoặc chịu hình phạt ảnh hưởng đến thể chất thường dễ gặp phải một số vấn đề sau:[8][9][10][11]
    • Lượng chất xám trong não giảm xuống
    • Gặp khó khăn trong việc học
    • Gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu và trầm cảm
    • Lạm dụng chất kích thích hoặc rượu bia
    • Không tin tưởng người khác
    • Bạo hành vợ/chồng
    • Thực hiện hành vi phạm tội khi lớn lên
    • Có tuổi thọ thấp

    Lời khuyên: Nếu bạn không muốn những điều này xảy ra với con, hãy cân nhắc thật kỹ về việc đánh đòn trẻ. Các bước trong phần "Kỷ luật không đòn roi" có thể giúp bạn tìm ra cách hiệu quả hơn để thay đổi hành vi của trẻ, chẳng hạn như việc áp dụng hệ quả hiển nhiên.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh đòn trẻ ở nơi riêng tư.
    Việc đánh đòn trẻ trước mặt người khác, đặc biệt là bạn bè hoặc anh/chị/em có thể khiến trẻ cảm thấy vô cùng xấu hổ. Hành động này khiến trẻ có cảm giác oán giận và không giúp trẻ học được cách cải thiện hành vi. Sự riêng tư cần được đặt lên hàng đầu khi bạn chọn đánh vào mông trần của trẻ.
    • Đánh đòn đã là một hình phạt nặng. Chắc hẳn bạn không muốn làm cho mọi việc tồi tệ hơn khi khiến trẻ cảm thấy bẽ bàng trước mặt người khác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cảnh báo rằng trẻ sẽ bị đánh đòn nếu làm việc gì đó.
    Có thể trẻ sẽ bực tức, nổi giận, phẫn nộ, lo lắng hoặc thậm chí sợ hãi. Bạn cần hiểu rõ những phản ứng này, kể cả khi bạn chắc chắn với quyết định của mình.
    • Trẻ khóc lóc trước, trong khi và sau khi bị đánh đòn là hoàn toàn bình thường, và trẻ không nên bị phạt vì điều đó.
    • Thử đưa ra lời cảnh báo cuối cùng, chẳng hạn như: “Nếu con không dừng nắm tóc bạn khi mẹ đếm đến 0, con sẽ bị đánh đòn”. Cách này có thể khiến trẻ dừng việc đang làm.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Thực hiện việc đánh đòn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh đòn bằng tay không và không dùng dụng cụ khác.
    Không nên sử dụng thêm vật khác vì việc này có thể nguy hiểm cho trẻ.
    • Nếu bạn cảm thấy mất kiểm soát, hãy rời khỏi phòng và không đánh đòn trẻ ngay lúc này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tháo hết nhẫn trên tay.
    Nhẫn có thể khiến trẻ bị đau và nguy hiểm cho tay của bạn. Chắc hẳn bạn không muốn gặp phải trở ngại khi đánh đòn trẻ hoặc khiến trẻ bị đau. Hơn nữa, hãy lấy hết những thứ trong túi quần ra để trẻ không bị khó chịu khi nằm trên đùi của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho trẻ cúi gập người trên đầu gối của bạn.
    Ngồi xuống và để trẻ nằm sấp trên đùi của bạn. Bạn có thể kéo quần và/hoặc quần lót của trẻ xuống, nếu muốn làm như vậy. Việc tiếp theo là yêu cầu trẻ nằm yên, không đứng dậy và cho bạn biết khi trẻ đã sẵn sàng.
    • Nếu bạn chọn đánh vào mông trần của trẻ, hãy nhớ rằng mặc dù việc này giúp bạn nhìn rõ tác động và tránh đi quá giới hạn, nhưng mông của trẻ đang không được che chắn và việc này có thể khiến một số trẻ cảm thấy xấu hổ. Nếu bạn cảm thấy khó mà đánh nhẹ vào mông trần của trẻ, hoặc nếu trẻ cảm thấy xấu hổ, bạn cứ đánh khi trẻ vẫn đang mặc quần.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thả lỏng bàn...
    Thả lỏng bàn tay và tất cả các chi, với một tay đặt trên lưng trẻ và tay còn lại đặt trên mông. Đảm bảo trẻ không ngọ nguậy và chân của trẻ không đung đưa.
    • Không nói gì cả trong khi bạn đánh đòn trẻ. Bạn sẽ trò chuyện với trẻ sau khi đánh đòn xong - lúc này đừng bận tâm đến việc đó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Vỗ nhẹ vào mông trẻ và không đánh mạnh.
    Bạn không cần dùng lực mạnh để thành công trong việc kỷ luật trẻ, và việc đánh quá mạnh có thể khiến trẻ bị chấn thương hoặc tổn thương tâm lý. Hơn nữa, tính biểu tượng của hành động cũng quan trọng như cảm giác đau mà nó gây ra.
    • Để tránh chấn thương, bạn nên giữ khoảng cách an toàn với bộ phận sinh dục, xương cụt và thận của trẻ.
    • Việc đánh đòn không nên kéo dài hơn 15 giây.
    • Tốt hơn hết, việc đánh đòn chỉ nên đem đến cảm giác hơi nhói thay vì đau đớn; vì vậy, bạn cần lắng nghe phản hồi của trẻ để không đánh trẻ quá mạnh tay. Bạn cũng nên chú ý đến dấu vết để lại trên mông trẻ; nếu bạn chọn đánh vào mông trần: không để lại bất kỳ dấu vết nào khác vết ửng đỏ nhẹ tạm thời. Nếu bạn đánh đòn trẻ theo cách này, hãy kéo quần và quần lót của trẻ lên ngay sau đó.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Trấn an trẻ sau khi đánh đòn xong.
    Cho trẻ biết rằng bạn luôn yêu trẻ, kể cả khi trẻ đưa ra những lựa chọn sai lầm. Nhấn mạnh rằng dù trẻ có đưa ra quyết định sai thì trẻ vẫn là một đứa trẻ ngoan. Không nên tiếp tục phạt trẻ sau khi đánh đòn xong; thay vào đó, bạn nên tha thứ cho trẻ.
    • Sau khi bị đánh đòn, trẻ sẽ nghĩ mình không ngoan, hoặc trẻ không còn được yêu thương. Cách nhìn nhận sai lầm này có thể dẫn đến những hành vi tồi tệ hơn.[12]
    • Không ép buộc trẻ đón nhận cử chỉ yêu thương của bạn sau khi bị đánh đòn, nếu trẻ không muốn điều đó. Nghiên cứu cho biết việc bạn thể hiện yêu thương với trẻ sau khi bị đánh đòn thực ra có thể khiến tình trạng lo âu của trẻ trở nên tồi tệ hơn.[13] Trẻ có thể cảm thấy bối rối và nghĩ rằng cha/mẹ rất khó đoán. Nếu trẻ muốn trở về phòng riêng và tránh mặt sau khi bị đánh đòn, bạn nên để trẻ làm điều đó.[14][15]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không nên đánh đòn trẻ thường xuyên. Nếu bạn luôn đánh đòn trẻ, có thể trẻ sẽ quen với việc đó và có cách hành xử tồi tệ hơn. Thay vào đó, khi bạn đã mệt mỏi với việc đánh đòn, hãy đánh nhẹ vào tay trẻ để răn dạy.
  • Bạn có thể áp dụng việc đánh đòn để kỷ luật trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 5. Không nên đánh đòn trẻ nhỏ tuổi hơn. Khi trẻ bắt đầu hiểu chuyện, bạn có thể thử giải thích trước khi đánh đòn.
  • Tránh thay đổi hình phạt dựa trên giới tính. Ví dụ, nếu bạn sẵn lòng giải thích khi bé gái hành xử không đúng mực, nhưng lại chọn đánh đòn bé trai trong trường hợp tương tự, điều đó không công bằng. Việc này có thể khiến bé trai cảm thấy phẫn nộ hơn.
  • Khi bạn đánh đòn trẻ, hãy đảm bảo trẻ hiểu lý do bị đánh.

Cảnh báo

  • Lưu ý, nếu chọn đánh đòn trẻ ở nơi công cộng, có thể bạn sẽ gặp những người phản đối hành vi đó, kể cả khi hành động của bạn hoàn toàn hợp pháp. Chắc chắn việc này sẽ xảy ra tại nơi không hoan nghênh việc đánh đòn trẻ.
  • Không đánh đòn trẻ trên mọi phương tiện đang di chuyển, đặc biệt là phương tiện công cộng.
  • Không đánh đòn trẻ trong khi bạn đang tức giận.
  • Nếu trường học của con bạn áp dụng hình phạt trên cơ thể, và trẻ bị đánh đòn tại trường, bạn không nên tiếp tục đánh đòn trẻ tại nhà! Nhiều cha mẹ vẫn làm việc này, nhưng đó là hình phạt kép thiếu công bằng.
  • Không đưa thêm hình phạt nào khác như bắt trẻ đứng yên hoặc cấm ra ngoài; đánh đòn là đã đủ.
  • Không đánh vào bộ phận cơ thể nào khác ngoài mông của trẻ, đặc biệt là mặt hoặc thân trên.
  • Nhiều người xem hành vi đánh đòn thanh thiếu niên hoặc đánh vào mông trần là quấy rối tình dục.
  • Tuân thủ các quy định hạn chế hoặc cấm hình phạt trên cơ thể.
  • Không đánh đòn trẻ khi bạn không phải là cha/mẹ của trẻ, trừ khi bạn được phép làm điều đó.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 191 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 111.184 lần.
Trang này đã được đọc 111.184 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo