Cách để Đối phó với Người Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Những người có nhân cách chống đối xã hội (Sociopath) thường có vẻ rất quyến rũ và duyên dáng, nhưng một khi bạn đã hiểu họ, tính cách thật sự của họ lúc đó mới được bộc lộ. Nếu bạn có quen ai đó thích thao túng và không thương xót người khác, bạn cần phải biết cách để đối phó với họ sao cho cảm xúc của mình không bị kiệt quệ. Tranh cãi với một người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ không có ích lợi gì cả. Tốt hơn là bạn nên thể hiện cho họ thấy rằng bạn đủ thông minh để không bị họ lôi kéo.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Hiểu một người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận ra những dấu hiệu của một người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
    Đây là một loại bệnh rối loạn tâm lý khiến người bệnh không thể đạt tới sự thấu cảm với người khác. Dù họ có vẻ rất thân thiện và dễ mến, họ thường dùng sự quyến rũ của mình để bắt người khác làm theo ý mình. Một người bị rối loạn nhân cách dạng này thường có những nét tính cách tiêu biểu sau:[1]
    • Cực kỳ lôi cuốn; dường như ai cũng yêu mến họ.
    • Không biết ăn năn; họ không cảm thấy có lỗi khi làm sai.
    • Không có sự thấu cảm; họ không quan tâm khi ai đó bị tổn thương.
    • Có xu hướng nói dối; họ thường xuyên nói dối như thế đó là chuyện nhỏ.
    • Không biết yêu thương; những người thân thiết nhất với họ thường nhận ra có điều gì đó bị thiếu.
    • Tự coi mình là trung tâm; họ cảm thấy phấn chấn khi được làm trung tâm của sự chú ý.
    • Ảo tưởng sức mạnh; họ tự đánh giá bản thân mình tuyệt vời hơn người khác.
    How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD

    Liana Georgoulis, PsyD

    Nhà tâm lý học
    Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng.
    How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
    Liana Georgoulis, PsyD
    Nhà tâm lý học

    Người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội không có khả năng thay đổi. Chuyên gia tâm lý học Liana Georgoulis cho rằng: "Có rất nhiều chứng cứ cho thấy người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ không bao giờ thay đổi. Thật ra, biện pháp trị liệu và các phương pháp điều trị khác có thể khiến tình hình tồi tệ hơn. Thời điểm duy nhất có thể can thiệp là vào độ tuổi thiếu niên. Can thiệp ở giai đoạn thiếu nhi hay thiếu niên có thể hữu ích và ngăn chặn bệnh này phát triển toàn diện, nhưng với người trưởng thành thì vô tác dụng."

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu động cơ của những người bị bệnh này.
    Những người mắc bệnh không có nhu cầu biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác hoặc trở nên đáng tin cậy trong những mối quan hệ thân thiết nhất. “Làm điều đúng đắn” không phải là động lực của họ; thay vào đó, họ muốn có quyền lực để thống trị người khác và dùng nó để giành lấy những gì mình muốn, đó là: nhiều quyền lực hơn, tiền bạc, tình dục...[2]
    • Cho dù một người chống đối xã hội có làm một việc gì đó tốt đẹp, họ thường sẽ có một lý do bí mật ẩn giấu đằng sau.
    • Những người đó thường lừa dối bạn đời của mình bởi vì họ không cảm thấy tội lỗi khi làm vậy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Những người bị...
    Những người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường là những chuyên gia thao túng người khác. Họ rất nguy hiểm bởi vì họ có khả năng khiến người khác làm theo ý mình. Họ thường dùng nhiều kiểu chiến lược để sai khiến người khác làm việc cho mình. Họ thường chia rẽ mọi người để giành được thứ mình muốn, hoặc khiến ai đó nói dối thay mình để che đậy sự thật.
    • Những người này thường có một mối tình tay ba hoặc là thủ phạm phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác.
    • Trong công sở, họ có thể sẽ bôi nhọ đồng nghiệp để khiến mình trở nên tuyệt vời hơn trước mặt sếp.
    • Đối với bạn bè, họ sẽ gây ra những rắc rối và gây chia rẽ nhóm bạn, còn họ sẽ hoàn toàn kiểm soát được tình hình.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng mong đợi...
    Đừng mong đợi một người rối loạn nhân cách chống đối xã hội biết quan tâm tới cảm xúc của bạn. Họ không quan tâm nếu có ai đó đang bị lợi dụng hoặc tổn thương, bởi vì họ không cảm thấy lăn tăn gì với việc lợi dùng lòng tốt của bạn. Nét tính cách đặc trưng nhất của họ là: họ không hiểu rằng người khác cũng có cảm xúc hoặc có thể bị hành động của họ gây tổn thương.
    • Người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội không thể thay đổi để trở nên biết thương xót người khác. Không có cuộc nói chuyện thẳng thắn nào hoặc bất kỳ cơ hội nào có thể biến họ trở thành một con người tốt hơn.
    • Nếu bạn có thể tránh xa người đó đủ để nhận ra rằng: vấn đề không nằm ở mình, bạn sẽ có đủ dũng khí để đứng lên chống lại người bị rối loạn nhân cách đó.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Để có thể đối phó với một người mắc chứng bệnh này, hãy suy nghĩ như họ.
    Khi bạn nhận ra người quen của mình bị bệnh này, bạn sẽ thấy được những động lực cũng như những điểm yếu của họ. Nếu bạn cư xử với họ như với một người có tâm lý bình thường, bạn sẽ chỉ rơi vào trạng thái bối rối hoặc bị lôi kéo vào những bi kịch.[3]
    • Khi giao tiếp với một người bị mắc bệnh, hãy luôn tỉnh táo và tránh tìm cách nói chuyện để thay đổi người đó.
    • Hãy nhớ rằng động lực của họ không phải là tình yêu mà là quyền lực. Do đó, bạn nên thể hiện rằng bạn sẽ không để cho họ điều khiển mình.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Giao tiếp hiệu quả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét việc tránh mặt người đó hoàn toàn.
    Những người bị rối loạn tâm lý chống đối xã hội rất khó giao tiếp, vì thế bạn bên tránh xa người đó ra, như vậy là tốt nhất. Mối quan hệ với người đó sẽ không bao giờ cải thiện được. Nếu bạn đang hẹn hò một người có vẻ bị mắc chứng Sociopath, hoặc nếu đó là bạn bè của bạn, bạn vẫn nên mạnh mẽ chấm dứt mối quan hệ này.
    • Việc này sẽ rất có ích nếu bạn thuộc tuýp người thấu cảm hoặc nhạy cảm. Sociopath rất hay đeo bám những người có tính cách như vậy, vì thế, hãy chạy ngay đi khi còn kịp.[4]
    • Trong một vài trường hợp, bạn không thể chấm dứt mối quan hệ được. Có thể người bị bệnh lại là sếp của bạn, hoặc tệ hơn là bố mẹ hoặc con cái hoặc anh em của bạn. Nếu vậy, bạn cần phải học cách giao tiếp hiệu quả khi ở bên họ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy luôn phòng thủ.
    Đừng để bản thân trở nên dễ bị tổn thương khi ở bên cạnh một người rối loạn nhân cách như vậy. Khi bạn thể hiện cảm xúc thật của mình, bạn rất dễ trở thành mục tiêu của họ, bởi vì họ sẽ nhận ra rằng bạn rất dễ bị thao túng. Khi phải giao tiếp với một người bị rối loạn nhân cách dạng này, hãy luôn thể hiện sự tự chủ.
    • Hãy luôn thể hiện một vẻ mặt vui vẻ khi người đó hiện diện. Dù ban không cảm thấy thật sự vui vẻ, nhưng bạn không bao giờ nên thể hiện cảm xúc thật của mình cho người đó biết.
    • Thể hiện rằng mình không dễ bị gục ngã hay tổn thương cũng rất quan trọng. Nếu hôm đó bạn cảm thấy thật sự không vui, hãy tránh mặt người đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hãy cẩn trọng với mọi thứ mà người đó kể.
    Hãy nhớ rằng họ cực kỳ giỏi việc khiến người khác bộc lộ cảm xúc. Nếu bạn có thể tiên đoán được điều này, bạn sẽ tránh được sự thao túng của người đó. Hãy luôn bình tĩnh và tự nhiên, dù người đó có nói gì đi nữa..
    • Ví dụ, bạn đang có một buổi sáng tuyệt vời ở công ty, đột nhiên, người đồng nghiệp đó xuất hiện và nói rằng sếp đang rất tức giận vì bản báo cáo của bạn. Đừng tin điều đó cho tới khi chính sếp bạn nói ra.
    • Có thể một người bạn trong nhóm bị bệnh này và thường kể cho bạn về một bữa tiệc mà bạn không được mời đến dự. Đừng phản ứng gì cho tới khi bạn được nghe câu chuyện này từ một người khác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hãy trò chuyện một cách bình thản.
    Thay vì để cho người đó nói luôn mồm, hãy lên tiếng và lái câu chuyện theo hướng bạn muốn. Như vậy, bạn có thể vừa giữ cho mình an toàn, lại vừa không để người kia có cơ hội chọc tức bạn. Hãy tỏ ý đồng tình và khen ngợi người đó bất kỳ lúc nào có thể.
    • Hãy nói về bất kỳ chuyện gì có chủ đề an toàn và chung chung, ví dụ như chính trị, thời tiết, tin tức, thể thao...
    • Thường xuyên thay đổi chủ đề nói chuyện (nhất là khi người đó đang nói gì đó xúc phạm bạn) và đừng để sự im lặng kéo dài quá lâu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đừng bao giờ chia sẻ những thông tin cá nhân.
    Đừng kể về gia đình, bạn bè, công việc, tài chính, ước mơ, mục tiêu… Những người đó muốn lợi dụng bạn, người thân của bạn, tài chính cũng như các mối quan hệ khác của bạn. Để ngăn chặn không cho họ lấy được thứ họ muốn, bạn phải thể hiện rằng mình không có những thứ mà họ cần.
    • Nếu người đó muốn tiền của bạn, đừng để họ dễ dàng phát hiện ra là bạn có tiền. Họ có thể tra cứu sao kê tài khoản của bạn mà không có sự cho phép của bạn. Vì thế, hãy giữ thông tin về tài khoản thật an toàn. Hãy tạo ra ấn tượng rằng bạn không có nhiều tiền, cả bạn bè và người thân của bạn cũng thế, nhờ vậy, bạn sẽ không trở thành mục tiêu của họ.
    • Nếu họ muốn quyền lực, hãy thể hiện rằng bạn chẳng có mối quan hệ nào to tát cả.
    • Nếu họ muốn lợi dụng bạn, hãy thể hiện bản thân mình chẳng có gì cho họ lợi dụng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh nói về những điều khiến bạn hạnh phúc hoặc đau khổ.
    Nếu người đó biết những điều bạn yêu hoặc những gì bạn ghét, họ sẽ dùng thông tin đó làm vũ khí chống lại bạn.
    • Tránh than vãn với họ, vì mọi thứ liên quan tới điểm yếu của bạn, những thứ khiến bạn đau khổ, bực mình, bối rối hoặc tổn thương đều có thể bị họ dùng để khủng bố bạn.
    • Đừng để họ biết những lúc bạn đau buồn. Họ có thể sẽ làm lại hành động đó để khiến bạn bị tổn thương lần nữa.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tự bảo vệ bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bảo mật toàn bộ kế hoạch.
    Nếu người rối loạn nhân cách chống đối xã hội biết trước những kế hoạch của bạn, người đó sẽ dùng những thông tin đó để hạ nhục, xem thường, ngăn cản hoặc xúc phạm bạn. Nếu bạn đang định làm gì đó, đừng kể trước với người kia. Hãy để tới khi bạn làm xong việc rồi mới chia sẻ thông tin cho họ.
    • Ví dụ, nếu bạn định thay đổi công việc, hãy cứ đi thi, phỏng vấn, nhận việc mới, nghỉ việc cũ trước khi chia sẻ thông tin với người mắc chứng bệnh tâm lý này. Khi mọi sự ở vào thế đã rồi, người đó sẽ không có cách nào để khiến bạn thất bại nữa.
    • Nếu bạn ở cùng nhà hoặc làm cùng chỗ với người bị rối loạn nhân cách dạng này, hãy dùng những lúc người đó đi ra ngoài để mua sắm, thay đổi hoặc hoàn thiện việc của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy thể hiện cho người đó biết rằng bạn biết tỏng động cơ của họ.
    Nếu bạn muốn người đó biến khỏi cuộc đời mình mãi mãi, người đó phải nhận ra rằng bạn không phải đối tượng dễ bị thao túng. Người đó sẽ bỏ cuộc và chuyển sang một đối tượng khác dễ thao túng hơn.
    • Đừng phản ứng nếu người đó xúc phạm bạn.
    • Hãy bình tĩnh đề nghị giải thích khi người đó đang nói dối trắng trợn.
    • Hãy thể hiện rằng bạn không dễ bị thao túng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng mắc nợ Sociopath bất cứ thứ gì.
    Họ thường thao túng người khác bằng cách tạo ra những tình huống khiến họ được đứng ở vị trí có quyền lực. Đừng làm bất kỳ việc gì khiến người đó có cơ sở dùng nó để điều khiển bạn sau này. Ví dụ:
    • Đừng vay mượn tiền bạc của họ.
    • Đừng nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu người đó muốn khen ngợi bạn với sếp, cứ lịch sự từ chối.
    • Từ chối nhận sự giúp đỡ.
    • Đừng làm bất kỳ điều gì khiến bản thân bạn cảm thấy có lỗi với họ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lưu lại những hành vi xúc phạm của họ.
    Nếu bạn cảm thấy người đó đang cố làm hại thanh danh của bạn, bạn nên thu thập bằng chứng của việc này. Những người đó thường khá có tiếng nên có thể sẽ không ai tin lời bạn nói, trừ khi bạn có chứng cớ để chứng minh điều ngược lại. Hãy lưu lại e-mail và những hình thức bằng chứng khác để có thể chia sẻ với các bên có liên quan trong trường hợp cần thiết.[5]
    • Khi thu thập bằng chứng, hãy hành động cẩn trọng. Ghi âm lời nói của người khác mà không báo cho họ biết có thể được coi là phạm pháp tại một số địa phương. Nếu bạn bị xúc phạm và cần thu thập bằng chứng, bạn có thể nói chuyện với luật sư của ình để tìm ra phương hướng tốt nhất.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia.
    Nếu bạn bị phụ thuộc vào người đó về mặt cảm xúc, và người đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn, bạn có thể nói chuyện với một người thứ ba không liên quan tới các bạn. Hãy tìm một bác sĩ trị liệu tâm lý để vượt qua những rắc rối và tìm ra cách tốt nhất để đối phó với người kia.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Học cách từ chối. Không gì khiến một Sociopath chuyển hướng sang một mục tiêu dễ tiếp cận hơn là việc bạn tỏ ra “thiếu nguồn cung cấp” cho họ (tiền bạc hoặc sự giúp đỡ).
  • Họ cần phải được biết rằng đâu là giới hạn. Đừng tỏ ra thích thú với những gì họ nói, bởi vì họ rất tài giỏi trong việc thao túng người khác, và khiến người khác nghĩ rằng mọi cách mà họ bày ra mới là tốt nhất. Hãy luôn cẩn trọng và luôn cảnh giác với họ.
  • Đừng bao giờ nói với họ rằng họ đã sai. Những người đó luôn tự cho rằng họ đúng và luôn tìm cách để chiến thắng. Nếu bạn nói rằng họ đã sai hoặc tìm cách phản bác họ, rất có thể sẽ xảy ra một trận cãi nhau hoặc ẩu đả.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ là một việc quan trọng. Nhất là khi người đó đã cô lập bạn trong mối quan hệ và bạn không thể tìm tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân được nữa. Các chuyên gia cho biết: khi bạn nghĩ rằng người đó đang bộc lộ triệu chứng rối loạn tâm lý với bạn, và bạn thì hoàn toàn “bình thường”, việc đó sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.
  • Hãy luôn vững vàng, không thể hiện cảm xúc, không lên giọng và không khóc lóc. Hãy luôn tự nhủ điều này nếu người đó đang cố khiến bạn thay đổi quyết định của mình. Đừng chịu thua. Hãy nói những điều như: “Không, việc đó không hiệu quả với tớ, cảm ơn. Tớ không thích thế. Tớ sẽ xem xét, cảm ơn”. Hãy tiếp tục trả lời mông lung hoặc nói những câu gây cụt hứng khác. Đừng để họ bắt thóp được bạn.
  • Sociopath cũng là con người. Họ không hề nguy hiểm như những gì truyền thông nói về họ. Thực tế, có 4% số CEO được ghi nhận là bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Họ chỉ đơn giản là thiếu một số đức tính nên người khác thường dán mác họ là “những kẻ nguy hiểm”. Vì thiếu lòng từ bi, đầy tự tin và quyến rũ, họ đều trở thành những CEO tài năng cũng như những công ty đầy quyền lực khác.
  • Hãy tìm hiểu mọi điều họ nói. Những người mắc bệnh này thường nói dối về mọi thứ, ngay cả khi việc đó không có lợi lộc gì.
  • Cách phòng vệ tốt nhất là "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Hãy tìm một việc khác và tránh xa người đó ra! Đừng chia sẻ những thông tin cá nhân và chuyện riêng tư. Hãy cảnh giác khi tâm trạng không tốt và sự phòng thủ của bạn bị yếu đi.
  • Nếu đó là người nhà của bạn, đừng kể sự thật về người đó cho gia đình biết. Họ sẽ không tin bạn và kết quả là bạn sẽ trở thành người xấu. Thay vào đó, hãy kể với bạn bè hoặc một người không có quan hệ gì với người bị rối loạn tâm lý kia.

Cảnh báo

  • Tránh mặt là cách đối phó tốt nhất. Nếu bạn không thể tránh mặt họ hoàn toàn, hãy tạo dựng những mối quan hệ mật thiết với những người có thể bảo vệ được bạn, và thường xuyên nhắc tới họ trước mặt người bị rối loạn tâm lý kia. Hãy nói rằng bạn luôn kể mọi việc với những người đó. Người bị chứng Sociopath không cảm thấy thoải mái khi ở gần cảnh sát hoặc các bác sĩ tâm lý.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 9.473 lần.
Trang này đã được đọc 9.473 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo